Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm

docx 69 trang Thu Mai 03/03/2023 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm

  1. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 1 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM MÙA THU CỦA EM Mùa thu của em Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Rước đèn họp bạn Như nghìn con mắt Hội rằm tháng Tám Mở nhìn trời êm. Chị Hằng xuống xem. Mùa thu của em Ngôi trường thân quen Là xanh cốm mới Bạn thầy mong đợi Mùi hương như gợi Lật trang vở mới Từ màu lá sen. Em vào mùa thu. QUANG HUY II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những sự vật được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là: A. hoa cúc, cốm, lá sen B. hoa cúc, cốm, đèn ông sao C. hoa cúc, cốm, đèn ông sao D. hoa cúc, cốm, lá sen, đèn ông sao 2. Những niềm vui được bạn nhỏ mong chờ khi đến mùa thu là: A. Bạn nhỏ được đi rước đèn ông sao cùng với các bạn. B. Bạn nhỏ được tựu trường, gặp lại thầy cô giáo và các bạn sau mùa hè. C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 3. Cốm là: A. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, có màu xanh B. món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường được gói trong lá sen) 4. Viết 2 – 3 câu chia sẻ những điều em thích nhất của mùa thu:
  2. III. LUYỆN TẬP 4. Điền c/k vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh: im ương ính ận ánh ửa ì nhông iềm chế ì ọ ảm úm èm ặp 5. Gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, 2 gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong các câu thơ dưới đây: Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. 6. Quan sát tranh các bạn đang vui chơi. a) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ sự vật: b) Tìm và viết lại ít nhất 5 từ ngữ chỉ hoạt động: 7. Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu giới thiệu và câu nêu hoạt động: Đây là Cô đang Bố em là Bố đang 8. Viết: a. Câu nêu hoạt động của em và bạn trong ngày đầu quay lại trường học. c. Tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông bà: . . .
  3. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 2 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP? Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô. - Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến : - Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói : - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. Thế rồi mặt trời cũng lặn, chúng đi đến tổ kiến. - Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. (Ô-xê-ê-va - Thúy Toàn dịch) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? A. 2 nhân vật, đó là: B. 3 nhân vật, đó là: C. 4 nhân vật, đó là: 2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì? A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt. B. Cảnh như thế nào là đẹp. C. Ngày như thế nào là đẹp.
  4. 3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp? A. Giun Đất B. Châu Chấu C. Bác Kiến 4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì? A. Một ngày đẹp là ngày không mưa, nắng đẹp rực rỡ. B. Ngày được nghỉ không phải đi làm là một ngày tuyệt đẹp. C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp. 5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao? . . . III. LUYỆN TẬP 6. Điền g/gh vào chỗ chấm: - Dù đoạn đường ồ ề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn ắng sức vượt qua. - Cả đàn é vai, cùng ánh mẩu bánh mì to về tổ. 7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau: huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp 8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm: 9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm: A B Mặt hồ hiền hòa, xanh mát. Bầu trời xanh trong và cao vút. Dòng sông rộng mênh mông và lặng sóng. 10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?” Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.
  5. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 3 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM KHU VƯỜN TRÊN SÂN THƯỢNG Ngày cuối tuần, bố và Bon cùng mang những chiếc chai nhựa thu gom được lên sân thượng làm thành những chậu cây nhỏ, sau đó hai bố con cùng đổ đất rồi gieo hạt, trồng cây. - Một khu vườn trên sân thượng, tuyệt vời quá bố ạ! - Bon hào hứng nói với bố. Hằng ngày, Bon theo bố lên sân thượng, chăm sóc cho khu vườn của hai bố con. Đang chăm chú nhổ cỏ dại và bắt sâu xanh, Bon ngạc nhiên khi thấy bố dùng chai nhựa làm bình tưới. Bố mỉm cười giải thích: - Mình phải tái sử dụng những chai nhựa này để tưới cây, vừa để bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm đó con! Đến một ngày, bố và Bon yêu cầu mẹ nhắm mắt rồi cả hai cùng dắt mẹ lên sân thượng. - Bây giờ thì mẹ mở mắt ra đi! - Bon khe khẽ nói với mẹ. - Khu vườn này bố và con dành tặng mẹ đấy! Từ hôm đó, mẹ thường lên sân thượng hái rau sạch để nấu ăn cho cả nhà. (Hạt giống tâm hồn) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Bố và Bon dùng chai nhựa thu gom được để làm gì? A. để bán ve chai B. để làm chậu trồng cây, bình tưới cây C. để trang trí sân thượng 2. Việc tái sử dụng chai nhựa có những ý nghĩa gì? A. bảo vệ môi trường B. tiết kiệm C. có vườn cây đẹp 3. Bon làm những việc gì để cùng bố chăm sóc khu vườn trên sân thượng? A. tưới cây B. nhổ cỏ C. bắt sâu xanh 4. Bố và Bon đã tặng khu vườn trên sân thượng cho ai? Người đó đã sử dụng món quà này thế nào? . .
  6. III. LUYỆN TẬP 4. Điền ng/ngh vào chỗ chấm để tạo từ hoàn chỉnh: ây ô ạo ễ oằn oèo ập ừng uệch oạc ặt ẽo 5. Điền từ ngữ chỉ hoạt động nấu ăn ở trong khung phù hợp với mỗi tranh: pha trộn luộc thái nướng cán bột chiên (rán) phết rót nạo 6. Viết câu nêu hoạt động nấu ăn phù hợp với mỗi tranh: . 7. Điền từ ngữ chỉ hoạt động vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn kể về việc em làm cùng người thân: (xem phim, đi chợ, tưới, nấu ăn, lau nhà, dọn dẹp) Mỗi cuối tuần, gia đình Khôi lại quây quần bên nhau để cùng . và .nhà cửa. Sáng, mẹ . thật sớm để mua được thức ăn tươi ngon. Sau đó bố và mẹ cùng vào bếp nấu cơm. Chị Phương ., cọ ấm chén sạch bóng. Bà nội quét sân và cho vườn cây nhỏ xinh trước nhà. Còn em Hưng mới lên ba, em ngồi ngoan ở phòng khách . hoạt hình, thỉnh thoảng lại cười phá lên thích thú. Ngày nghỉ của gia đình Khôi trôi qua như thế đấy! Thật bình yên và ấm áp.
  7. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 4 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : -Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. (Sưu tầm) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. giàu sang, sung sướng B. vất vả, nghèo khó C. đầy đủ, đáng mơ ước 2. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Tất cả những việc làm trên.
  8. 3. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. 4. Nội dung câu chuyện là: A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà. III. LUYỆN TẬP 6. Điền ch/tr vào chỗ chấm: Miệng và chân . Anh cãi rất lâu, ân nói : – Tôi hết đi lại ạy, phải ịu bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá! Miệng từ tốn ả lời: – Anh nói i mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào? 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm thời tiết hoặc sự vật tiêu biểu của mùa hè có trong đoạn văn dưới đây: Mùa hạ năm nay đến muộn nhưng không vì thế mà cái oi nồng, nóng bức lại dịu đi. Thậm chí có những hôm, trận mưa rào xối xả cũng không thể cuốn trôi được hơi nóng trong bầu không khí. He hé cánh cửa sổ, Ngát thấy chùm hoa phượng nở đầu tiên vẫn chưa phai sắc. Được nghỉ hè đã hai tuần rồi nhưng ngắm sắc đỏ của phượng hòa cùng ánh nắng chói chang khiến cho Ngát tưởng như ngày mai em sẽ tung tăng đến tham dự buổi tổng kết cuối năm học. 8. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau: a) Cơn mưa rào làm cho mọi thứ trên đường phố trở lên sạch đẹp hơn con đường bóng loáng, cây cối xanh mướt, không khí trong lành, b) Vùng Hòn với những vòm lá với đủ các loại cây trái mít, dừa, cau, mẵng cầu, lê-ki-ma măng cụt sum sê nhẫy nhượt. c) Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước dần hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi
  9. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 5 NGÀY KHAI TRƯỜNG Sáng đầu thu trong xanh Từng nhóm đứng đo nhau Em mặc quần áo mới Thấy bạn nào cũng lớn Đi đón ngày khai trường Năm xưa bé tí teo Vui như là đi hội. Giờ lớp ba, lớp bốn. Gặp bạn cười hớn hở Tiếng trống trường gióng giả Đứa tay bắt mặt mừng Năm học mới đến rồi Đứa ôm vai bá cổ Chúng em đi vào lớp Cặp sách đùa trên lưng. Khăn quàng bay đỏ tươi. Nguyễn Bùi Vợi Nhìn các thầy các cô Ai cũng như trẻ lại G i Sân trường vàng nắng mới ờ Lá cờ bay như reo. l ớ V p u II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu b i cầu): a n 1. Vì sao bạn nhỏ nói ngày khai trường “vui như hội”? (chọn nhiều ý) , h l A. vì được gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng nghỉ hèư ớ B. vì được mặc quần áo mới l p à C. vì được tham gia nhiều trò chơi hay b đ ố 2. Khổ thơ thứ hai cho em biết điều gì? i n A. Niềm vui của các bạn học sinh khi có cặp sách mới. h B. Niềm vui của tác giả khi được gặp lại các bạn của mình.ộ i C. Các bạn học sinh rất hiếu động. 3. Trong khổ thơ thứ tư, các bạn làm gì khi gặp lại nhau? A. đo xem ai cao hơn, ai chóng lớn B. kể cho nhau nghe những chuyện vui trong hè C. thấy có bạn vẫn bé tí teo
  10. 4. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối thúc giục các bạn học sinh bước vào năm học mới với cảm xúc như thế nào? A. phấn khởi, háo hức B. lo lắng C. bồn chồn 5. Nội dung của bài thơ "Ngày khai trường" là: A. Niềm trăn trở của học sinh trong ngày khai trường. C. Niềm băn khoăn của học sinh trong ngày khai trường. D. Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường. III. LUYỆN TẬP 6. Nối song/xong để tạo từ thích hợp: S song xong hành xuôi ca chuyện hỷ song cửa việc 7. Sắp xếp các từ sau vào 3 nhóm tương ứng: thật thà, trắng tinh, hài hước, thấp bé, vui vẻ, cân đối, ngoan ngoãn, vuông vắn, mũm mĩm, hiền hậu, đanh đá, vàng tươi, keo kiệt, béo, nâu, đen, xanh biếc, cao lớn, xanh dương, tròn xoe, đo đỏ, đỏ tươi, tím biếc, trắng ngần, lùn, gầy gò Từ chỉ hình dáng Từ chỉ màu sắc Từ chỉ tính tình . . . . . . . . 8. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong mỗi câu văn dưới đây: a) Cây bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh! b) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt. 9. Tìm trong bài thơ “Ngày khai trường”: a) 6 từ ngữ chỉ đặc điểm: b) 6 từ ngữ chỉ hoạt động: 10. Đặt 2 câu với các từ chỉ đặc điểm em tìm được ở bài tập 8:
  11. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 6 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM BẠN MỚI Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình chơi với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy. “Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liền dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình chơi với!”. Nhưng khi đến lượt làm người đuổi bắt, A-i-a không bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!” − Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng. Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”. Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức tranh đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!” − Các bạn trong trường bàn tán xôn xao. Một hôm, Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”. Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào? A. vì em chạy chậm quá, các bạn không muốn chơi cùng B. vì em là học sinh mới, chưa quen ai C. vì em nói bé quá, các bạn không nghe thấy tiếng gọi xin chơi cùng của em 2. Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè? A. chơi thơ thẩn ngoài sân một mình B. nói (gọi) nhỏ quá, các bạn không nghe thấy C. chạy chậm, không đuổi kịp các bạn 3. Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào? A. Gọi các bạn và yêu cầu các bạn chơi cùng cô bé. B. Đứng quan sát các học trò chơi. C. Treo các bức tranh do A-i-a vẽ dọc hành lang để các bạn biết về thế mạnh của cô bé.
  12. 4. Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi? A. Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế. B. Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn. C. Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới. III. LUYỆN TẬP 5. a) Điền r/d/gi vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ: – ây mơ ễ má. – Rút ây động rừng. – ấy trắng mực đen. – ương đông kích tây. – eo gió gặt bão. – ãi gió ầm mưa. b) Điền an/ang vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ: – Đen như hòn th . – Đi một ngày đ ` – Bắc th lên hỏi ông trời. Học một s .` khôn. 6. Xếp các từ ngữ về nhà trường vào nhóm thích hợp: thư viện, cột cờ, hiệu trưởng, căng – tin, tổng phụ trách, sân trường, cột cờ, sao đỏ, ghế đá Người làm việc ở trường Cảnh vật ở trường . . 7. Quan sát tranh và sử dụng từ ngữ ở bài tập 6 để đặt câu: Các bạn đang mượn sách ở Chúng em cùng ăn trưa tại . 8. Khoanh vào chữ cái trước câu hỏi: a. Giờ ra chơi giúp chúng mình được thư giãn và gắn kết với nhau hơn. b. Bạn cho rằng những giờ ra chơi có ý nghĩa như thế nào? c. Giờ ra chơi thật là vui biết bao!
  13. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 7 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NGƯỜI MẸ HIỀN Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!" Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo: - Tớ biết có một chỗ tường thủng. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên. Bỗng có tiếng cô giáo: - Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp. Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi: - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? Hai em cùng đáp: - Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô. Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài. Theo NGUYỄN VĂN THỊNH II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu 1.cầ uVào): giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu? A. Minh rủ Nam chui qua chỗ tường thủng. B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố. C. Minh rủ Nam trốn ra ngoài cổng trường để đi chơi. 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? .
  14. 3. Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng? A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và tóm chặt lấy hai chân. B. Minh và Nam bị bác bảo vệ phát hiện và đưa về gặp cô giáo. C. Cô giáo và bác bảo vệ đã phát hiện khi Nam đang cố gắng chui qua lỗ thủng. 4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai? A. là mẹ của bạn Minh B. là mẹ của bạn Nam C. là cô giáo 5. Bài đọc muốn nói với em điều gì? người mẹ hiền, yêu thương, phiền lòng, nghiêm khắc Cô giáo rất nhưng cũng dạy bảo học sinh nên người. Cô như . của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải III. LUYỆN TẬP 6. a) Điền l/n vào chỗ chấm: Hoa thảo quả ảy dưới gốc cây kín đáo và ặng ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ửa, chứa ắng. b) Tìm tiếng có chứa vần ăn/ăng: - Nước đông cứng ở trong thiên nhiên, thường ở nơi khí hậu lạnh là - Vật hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường dùng để rửa mặt là 7. Câu kể là câu dùng để kể, tả, giới thiệu và kết thúc bằng dấu chấm. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những câu kể trong các câu sau: a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố. b. Nam ơi, gánh xiếc biểu diễn hay quá! c. Cổng trường đang khóa rồi, trốn ra sao được? d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn. e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh. 8. Trong các câu kể em vừa tìm được ở bài tập 7, hãy viết lại câu: - Câu giới thiệu: - Câu nêu hoạt động: - Câu nêu đặc điểm: I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
  15. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 8 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM LỚP HỌC CUỐI ĐÔNG Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy giáo và các bạn quây quần bên đống lửa. Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. Theo Lục Mạnh Cường II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Những chi tiết nào cho thấy trời rất rét? A. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. B. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. C. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. 2. Các bạn nhỏ kể cho thầy giáo nghe về điều gì? A. về cuộc sống của mình B. về đoạn đường đi học của mình C. về nhà của mình 3. Nối để biết mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe chuyện gì? Bạn Mua Bạn Chơ Bạn Súa
  16. 4. Các bạn nhỏ trong bài có những điểm gì đáng khen? A. Biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống. B. Không ngại khó khăn, thời tiết xấu vẫn cố gắng đi học. C. Biết kể chuyện về cuộc sống của mình cho mọi người nghe. 5. Hãy kể lại việc tốt em đã làm hoặc việc em đã làm để giúp đỡ gia đình. , III. LUYỆN TẬP 6. a) Chọn truyền/chuyền điền vào chỗ chấm để tạo từ đúng: Chim non tập cành. Dây sản xuất. Bạn Trang có giọng đọc . cảm. Em mới biết chơi bóng b) Điền ân/âng vào chỗ chấm để tạo từ: b khuâng ng nga th thiết nhân n đỡ kết th 7. Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm thích hợp: thủ thư, đọc sách, thẻ mượn sách, tuân thủ nội quy, giá sách, tạp chí, bảng nội quy, mượn sách Sự vật có ở thư viện Hoạt động ở thư viện 8. Đặt câu cảm cho mỗi tình huống sau: - Em bé chạy nhảy, nô đùa trong thư viện gây ồn ào. - Em tìm được cuốn sách mình yêu thích trong thư viện. - Thư viện trường em mới được nhà xuất bản Kim Đồng tặng thêm 500 cuốn sách hay.
  17. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 9 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM PHẦN THƯỞNG Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào. Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo. Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay. Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói: - Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý. Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. Phỏng theo BLAI-TƠN (Lương Hùng dịch) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Na đã làm những việc tốt gì giúp các bạn trong lớp? A. gọt bút chì giúp Lan B. gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy C. gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt 2. Vì sao khi nghe cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng Lan chỉ lặng yên? A. Vì Na biết mình học chưa giỏi. B. Vì Na không tham gia được vào buổi tổng kết. C. Vì Na là một cô bé tốt bụng, ai cũng mến em. 3. Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
  18. 4. Vì sao các bạn và cô giáo muốn trao phần thưởng cho Na? A. Vì Na đã rất nỗ lực trong học tập. B. Vì lòng tốt của Na dành cho mọi người. C. Vì Na là người duy nhất không có phần thưởng 5. Câu chuyện Phần thưởng muốn nói với em điều gì? A. Hãy làm việc tốt và giúp đỡ mọi người. B. Hãy đoàn kết với bạn bè. C. Hãy cố gắng học tập tốt để nhận được phần thưởng. III. LUYỆN TẬP 6. Xếp các từ được gạch chân dưới đây vào nhóm thích hợp: Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe. - Từ ngữ chỉ sự vật: . - Từ ngữ chỉ hoạt động: - Từ ngữ chỉ đặc điểm: 7. Viết tiếp để có câu giới thiệu, câu nêu hoạt động và câu nêu đặc điểm: a) Na là b) Giờ ra chơi, các bạn trong lớp . c) Đôi mắt của mẹ Na . 8. Đặt câu kể phù hợp với mỗi tranh sau: 9. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp: a) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, b) Khi Na bước lên bục nhận thưởng, ai nấy đều mừng vui các bạn vỗ tay vang dậy, mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
  19. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 10 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM BÀ TÔI (Trích) Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà chỉ cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa. Hàng ngày chỉ có tôi và bà tôi là ở gần nhau và hay chuyện trò với nhau nhiều nhất. Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu, bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối. Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào” Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu c1.ầu Khi): ăn cơm, bà thường ngồi ở đâu? A. ngồi phía trong B. ngồi đầu nồi để xới cơm C. ngồi giữa 2. Vì sao bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cháu? A. Vì bát cơm trên thường cứng, cơm sau sẽ mềm dẻo hơn. B. Vì bà muốn ăn trước cho xong nhanh để đi làm việc khác. C. Bà xới ra trước để nguội cơm bà mới ăn. 3. Những chi tiết nào cho thấy bà ăn ít và ăn rất đơn giản? A. Bà chỉ ăn một lưng cơm, một miếng cháy. B. Bà chan một ít nước dưa hoặc ăn với một vài quả cà pháo là xong bữa. C. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau. 4. Câu “Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ít ăn món ấy.” cho ta thấy điều gì? .
  20. 5. Nội dung đoạn 2 cho em biết điều gì? A. Bạn nhỏ rất chăm chỉ làm việc nhà. B. Bà thuộc rất nhiều thơ vần. C. Bạn nhỏ rất yêu thương bà và luôn quấn quýt bên bà. III. LUYỆN TẬP 6. Điền iêu/ươu vào chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu có) để tạo từ: liêu x . con kh h thảo ốc b k . ngạo cái s 7. Xếp các từ im đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp: Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tôi còn nhớ là bà nằm rất ít chỗ, có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, còn tôi thì vùng vẫy, xoay xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen nằm hẹp như vậy. - Từ ngữ chỉ hoạt động: - Từ ngữ chỉ đặc điểm: 8. Đặt 2 câu với hai từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 7: 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu khiến: a. Bà ơi, sao bà ăn ít thế ạ? b. Bà ơi, bà ăn thêm cơm nữa đi! c. Bà nấu ăn ngon quá! 10. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, nhé, đi, thôi, nào để đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau: Cô giáo nói: Bạn nữ nói:
  21. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 11 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM HOA TẶNG MẸ Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc . Cô bé nức nở: - Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la. Người dàn ông mỉm cười nói: - Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà để trao tận tay bà bó hoa. Theo Truyện đọc 4, NXB Giáo dục – 2006 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì? A. Mua hoa về nhà tặng mẹ. B. Mua hoa gửi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện. C. Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè. 2. Vì sao cô bé khóc? A. Vì cô bé bị lạc mẹ. B. Vì mẹ cô bé không mua cho cô bé một bông hồng. C. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ. 3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé? A. Mua cho cô một bông hồng để tặng mẹ. B. Chở cô bé về nhà để tặng hoa cho mẹ.
  22. 4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa? A. Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ. B. Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa. C. Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng để tặng cho người mẹ đã mất. III. LUYỆN TẬP 5. Viết từ chứa vần iu/ưu phù hợp với mỗi tranh: . . 5. Tìm 4 - 5 từ ngữ chỉ gộp những người họ hàng: M: cô chú 6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu: đùm bọc quan tâm chăm lo đoàn kết che chở 7. Đặt hai câu nói về tình cảm gia đình có sử dụng từ ngữ ở bài tập 6: 8. Đọc câu văn dưới đây và cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì? a. Giờ đây, cô Ve xanh có một thân hình bề ngoài giống hệt các cô Ve khác: một cái đầu mượt như nhung tơ, một dáng vẻ cân đối thon thả, một bộ cánh sành điệu, mỏng tang. b. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới đỉnh cao sự tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh, nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.
  23. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 12 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng bốn phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”. Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi: − Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu! Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông. Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha: − Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà! (Thanh Giang dịch) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu 1.cầ Chuyệnu): gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất? A. Ngôi trường chỉ còn lại một phần nhỏ nguyên vẹn. B. Ngôi trường chỉ còn là một đống đổ nát. C. Ngôi trường đang có rất nhiều người đào bới. 2. Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng? A. Vì ông nghe thấy tiếng gọi của cậu con trai từ phía dưới đống đổ nát. B. Vì ông nhớ được vị trí lớp học của con. C. Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”.
  24. 3. Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì? A. Ông đã tìm thấy, cứu thoát được con trai và các bạn. B. Ông đã tìm thấy con trai mình. C. Ông đã lật được mảng tưởng lớn lên. 4. Viết lại câu nói cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình? III. LUYỆN TẬP 6. Điền s/x vào chỗ chấm: – Đường á rộng rãi, phố á đông đúc. – Triển vọng áng ủa, tương lai án lạn. – Cố tránh cọ át để giảm ma át. 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ dưới đây: bàng hoàng, san lấp, đào bới, an ủi, trận động đất, lật mảng tường, ào đến, cứu thoát 8. Tìm trong bài đọc 5 từ ngữ chỉ hoạt động (khác từ ở bài tập 7): 9. Đặt câu nêu hoạt động với các từ: a) gào thét: b) nhớ: 10. Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu kể: a. Cậu bé ôm chầm lấy cha. b. Trận động đất kinh hoàng quá! c. Trận động đất xảy ra trong bao lâu? d. Một người cha chạy vội đến trường học của con. e. Người cha rất kiên nhẫn, đào bới từng chút một. 11. Dựa vào nội dung bài đọc, viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu kể. a. Người cha nhớ lời hứa với con nên b. Bọn trẻ rất khi được cứu thoát. c. Nhờ có niềm tin vào lời hứa của cha nên
  25. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 13 CHIẾC GỐI Ngày ấy, gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm, mẹ tôi còn nhận thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một hôm, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn và lẩm nhẩm: - Cái này làm được gì nhỉ? Lúc sau, mẹ quay sang tôi, nói: - A, phải rồi! Mẹ sẽ làm cho Cún một cái gối. Nghe mẹ nói vậy, tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối. Đầu tiên mẹ lựa các mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với với một mảnh vải vải màu khác. Còn bao nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối. Tôi thắc mắc: - Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ? - Bởi vì như thế nó sẽ không mềm. Mẹ sợ con không ngủ được. Cứ thế, tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối. Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào không hay, chỉ biết rằng đôi lúc chập chờn, tôi vẫn cảm thấy có ánh điện. Chắc mẹ vẫn chưa ngủ. Ba ngày sau, chiếc gối hoàn thành, một chiếc gối bằng vải màu xanh xen lẫn một vài miếng vải đỏ và vàng. Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy. Bởi vì khi mẹ may cho tôi chiếc gối, mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, nơi đó có vầng thái dương chói lọi dẫn bước tôi đi tới nhiều chân trời mới mang một hành trang đặc biệt. Đó là tình yêu bao la của mẹ. (Phan Thu Hương) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu c1.ầu Vì): sao ngoài hai buổi đi làm, mẹ Cún còn nhận thêm vải để may? A. vì gia đình khó khăn nên mẹ muốn tăng thêm thu nhập B. vì thời gian đi làm của mẹ ngắn C. vì mẹ rất thích công việc may vá 2. Mẹ đã may cho Cún chiếc gối bằng nguyên liệu gì? A. mảnh vải mới và bông gòn trắng muốt B. vải vụn (vải thừa) sau khi mẹ may xong C. miếng vải vuông mẹ không dùng đến 3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương con của người mẹ khi làm cho con chiếc gối? A. Nhận may thêm ngoài giờ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. B. Cắt nhỏ những miếng vải để gối êm, con ngủ ngon giấc. C. Thức rất khuya để may gối cho con.
  26. 4. Vì sao với Cún: “chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, là một hành trang đặc biệt?” 5. Nếu em là Cún, em có thích chiếc gối mẹ làm từ vải vụn không? Vì sao? III. LUYỆN TẬP 6. r, d hay gi? S Nắng vàng . át mỏng sân phơi Vê tròn thành . ọt nắng rơi bồng bềnh Nắng đùa với cỏ ngây thơ Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà . u Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu Nắng cùng với . ó hát . u quê mình. NGUYỄN TIẾN BÌNH 7. Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: a. Bạc phơ mái tóc như mây trong vườn. b. Hoa lựu như lửa lập loè Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày. (Trần Đăng Khoa) 8. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: (trung thành, bay, tinh nghịch, con voi) - Con ngựa phi nhanh như - Con mèo rất - kéo gỗ rất khỏe. - Con .là loài vật trung thành. 8. Viết tiếp để có câu văn chứa hình ảnh so sánh về bạn trong nhà: hai mảnh vỏ trấu, pha lê, cục bông gòn a. Chú gà con có bộ lông vàng như b. Cái mỏ chú nhỏ xíu, xinh xinh như c. Đôi mắt chú tròn xoe, long lanh như .
  27. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 14 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NHÀ RÔNG Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát, Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông. LƯU HÙNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật? A. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng B. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh C. hình dáng không giống nhau 2. Vì sao thanh niên cần phải ngủ ở nhà rông? A. để bàn bạc việc chung B. để đón tiếp khách đến làng C. để trực chiến, bảo vệ làng 3. Vì sao có thể nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên?
  28. 4. “Già làng” là: A. Người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà rông. B. Người tài giỏi và có sức khỏe nhất làng. C. Người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung. III. LUYỆN TẬP 6. Quan sát đặc điểm của sự vật trong tranh, nêu cặp từ trái nghĩa tương ứng: . . . 7. Thay từ được gạch chân trong mỗi câu bằng từ trái nghĩa tương ứng sau đó viết lại câu: a. Quyển sách yêu thích của em ở bên dưới kệ sách thứ ba. b. Ở đây có một con đường rộng men theo chân núi. c. Mùa này, cây cối, hoa trái ở trang trại rất phong phú. 8. Với mỗi từ “chín” dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa: - lúa chín : - quả chín: - thịt chín: 9. Viết lần lượt các từ trái nghĩa với những từ sau: dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh 10. Viết câu khiến cho mỗi tình huống dưới đây: a. Em muốn bố mẹ cho tới Tây Nguyên để thăm nhà rông. b. Kêu gọi mọi người tới tham quan, khám phá nét độc đáo của nhà rông: c. Yêu cầu mọi người cùng bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên.
  29. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 15 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM TRẠNG LƯỜNG Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống. Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu. Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi chia cho số trang để biết độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt. Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng. Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Những lí do nào khiến mọi người nể phục Lương Thế Vinh? A. Ông có sức khỏe và trí nhớ phi thường. B. Ông vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống. C. Ông đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. 2. Lương Thế Vinh đã vượt qua những thử thách nào của sứ thần Trung Hoa? A. thử thách cân voi, đo độ dày một trang sách B. thử thách cân số đá bên bờ sông C. thử thách đo độ dày quyển sách 3. Lương Thế Vinh đã làm gì để những quy tắc tính toán trở nên dễ nhớ? A. viết những quy tắc tính toán một cách ngắn gọn B. viết những quy tắc tính toán vào một cuốn sổ C. tóm tắt mỗi quy tắc tính toán thành một bài thơ
  30. 4. Lúc đầu, ông Lương Thế Vinh làm ra bàn tính bằng chất liệu gì? A. gỗ B. đất C. trúc 5. Đố em vì sao Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường”? III. LUYỆN TẬP 6. Dấu hỏi hay dấu ngã? Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ, Đa nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất va, Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay. VŨ QUẦN PHƯƠNG 7. Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n: lũ lúc nước nao lo náo . nặng lỉu 8. Đặt câu nói về nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc của mỗi người: 9. Chọn các từ đã cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống thích hợp trong các câu dưới đây: (chuyên gia máy tính, bác sĩ, nhà bác học, kiến trúc sư) a. Là một giàu sáng kiến, Ê-đi-xơn đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. b. Tại các trạm y tế xã, các đang khám bệnh cho mọi người. c. Cha tôi là một Để có được những bản thiết kế mẫu nhà ưng ý, ông đã phải thức trắng rất nhiều đêm. d. Công việc bề bộn khiến anh phải thường xuyên ngồi hàng giờ bên chiếc máy vi tính. Anh là một hàng đầu của đất nước.
  31. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 16 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM ONG XÂY TỔ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Tập đọc 3, 1980 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào ? A. chăm chỉ, đoàn kết B. ngay thẳng C. có kỉ luật, tiết kiệm 2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong? A. Một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. B. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc. C. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ. 3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong? A. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. B. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. C. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ.
  32. 4. Nối: Các bác ong thợ già, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, những anh ong non trộn với nước bọt thành một chất đặc biết để xây thành tổ. Các chú ong thợ trẻ dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. III. LUYỆN TẬP 6. Điền s/x vào chỗ chấm: - Chim . áo, chim .ẻ đều được .inh ra từ những chiếc tổ .inh .ắn. - Buổi . ớm mùa đông trên núi cao, . ương .uống lạnh thấu ương. 7. Xếp các từ ngữ được gạch chân vào hai nhóm thích hợp: Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ sự vật . . . . . . . . 8. Dựa vào bài đọc, em viết câu hỏi hoặc câu trả lời cho mỗi câu sau: a) Những bác ong thợ già, những anh ong non làm gì? Trả lời: b) Các chú ong thợ trẻ lấy cái gì ở dưới bụng mình tiết ra, trộn với nước bọt để xây tổ? Trả lời: c) Hỏi: ? Trả lời: Cả bầy ong lúc nào cũng hết sức tiết kiệm vôi vữa. d) Hỏi: ? Trả lời: Cả bầy ong làm việc thật đông vui.
  33. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 17 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM QUÊ HƯƠNG Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. (Theo Văn học và tuổi trẻ, 2007) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Quê hương Thảo ở đâu? A. Thành phố B. Miền núi C. Nông thôn 2. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà? A. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem múa lân. B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, bắt đom đóm. C. Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay. 3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm? A. Con châu chấu B. Con cào cào C. Con đom đóm
  34. 4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và yêu quê hương tha thiết. 5. Em thích cuộc sống ở thành phố hay ở nông thôn? Vì sao? III. LUYỆN TẬP 6. Trong các câu ca dao dưới đây, các tên riêng đều chưa được viết hoa, em hãy gạch chân và viết hoa lại các tên riêng ấy. Đồng đăng có phố kì lừa Có nàng tô thị có chùa tam thanh. 7. Tìm 5 - 7 từ ngữ và viết vào bảng (theo mẫu): Khu vực Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Ở thành thị Chung cư, . cao ngất, Ở nông thôn vườn ra, xanh mơn mởn . 8. Gạch dưới hình ảnh so sánh có trong những câu sau: a) Tiếng chim buổi sáng như bản hòa ca rộn ràng. b) Bốn cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng. c) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời. d) Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 9. Viết tiếp để tạo câu có hình ảnh so sánh : a) Nhìn từ xa, những tòa nhà cao tầng giống như . b) Mặt hồ rộng mênh mông như c) Tai voi tựa như d) Con trâu là .của bà con nông dân.
  35. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 18 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người. Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp. Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc. Theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hi vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. (Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu c1.ầu Theo): bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì: A. Tên địa danh B. Tên riêng C. Tên đệm 2. Khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên? A. Họ, tên, tên đệm B. Họ, tên, phụ danh C. Phụ danh, tên đệm 3. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để: A. làm tên cho con B. làm họ cho con C. không để làm gì cả 4. Một số người dân vùng nào lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái? A. Hà Tây B. Cao Bằng C. Lạng Sơn 5. Ai là người đã đặt tên cho em? Tên của em có ý nghĩa gì?
  36. III. LUYỆN TẬP 6. Đọc đoạn văn, viết từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp: HỌ TÊN: LỚP: 3 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền láTI xanhẾNG mượt VI. ỆGiữaT - đầm,TUẦ mẹN con19 bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó(1) thành từng bó(2), ngoài bọc một chiếcI. láLUYỆN rồi để ĐỌC nhè nhẹDIỄN vào CẢM lòng thuyền. CƠN DÔNG Từ ngữ chỉ sự vật Gió bắt đầu thổi mạnh. BỗngT cơnừ ng ữdôngchỉ h ùnoạt ùnđộn thổig tới. MâyT ừở nđâugữ c dướihỉ đặc rừngđiểm xa . ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp. 7. GạchGió dưới càng những thổi mạ hìnhnh, ầ mảnh ầm so ù sánhù. Cây có đa trong cổ thụ khổ cành thơ lá r sau:ậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió Quê hương là con diều biếc mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa. Tuổi thơ con thả trên đồng Một lúc sau gió dịuQuê dần, hương mưa tạnh là con hẳn. đò Trênnhỏ ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảyÊm nhót, đềm hót khua líu nước lo. Nắng ven vàngsông. màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh. (Đỗ Trung Quân) (Đoàn Giỏi) Trong khổ thơ trên, em tìm và ghi lại: - Từ ngữ chỉ sự vật: -II. Từ ĐỌ ngữC - HIchỉỂ hoạtU VĂ động:N BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1.- Từ Bài ngữ văn chỉ miêu đặc điểm:tả cảnh vào thời điểm nào? A.8. Điềntrong dấu cơn câudông thích hợp vào B.chỗ bắt chấm: đầu cơn dông đến lúc hết C. sau cơn dông 2.Hai Dấu đứa hiệunhỏ trongnào cho nhà thấy chạy cơn ra [ giông ]Chúng rất ríu lớn? rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện: A.- Bố Gió có thổimua mạnh, quà cho sóng con chồm không lên, ạ [cây ] cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời B. - Có, Vũ bốtrụ cóquay quà cuồng cho các con đây [ ] C. Cả hai đáp án trên 3. Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên Bỗng cu Hùng hét toáng lên : điều gì? - Ôi con rắn [ ] Con rắn to quá [ ] Nó có cắn con không hả bố [ ] A. Cây đa rất to lớn. B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông. C. – Không,Mưa giông đó làto conđến rắnnỗi giảlàm đấy cả cây[ ] cbốổ thmuaụ c ũchong phHùngải lay để chuy Hùngển. chơi [ ] 4.9. TrongĐặt câu đoạn sử dụngvăn trên, cặp táctừ tráigiả đã nghĩa: sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông?a) sáng – tối: A.b) gầyThính – béo: giác, khứu giác B. Thị giác, khứu giác C. Thị giác, thính giác
  37. III. LUYỆN TẬP 5. Câu: “Trời mỗi lúc một tối sầm lại.” thuộc kiểu câu: A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu: Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa. 7. Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: dông, lốc, tối sầm, đen xì, chớp, sấm, bồng bềnh, cầu vồng, bão, mây, sáng lóe Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên Từ ngữ chỉ đặc điểm 8. Khoanh vào chữ đặt trước câu cảm, gạch dưới câu khiến trong các câu sau: a. Nhìn kìa! Cơn dông to quá! b. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng! c. Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi. d. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé! 9. Chuyển câu kể dưới đây thành câu cảm và câu khiến: Câu kể Câu cảm Câu khiến a. Minh chơi đá bóng. . . . . b. Lâm viết đẹp. . . . . 10. Đặt câu cảm có chứa các từ: - cầu vồng: - mưa đá: - sét: .
  38. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 20 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM MƯA (Trích) Sắp mưa Lá khô Sấm Sắp mưa Gió cuốn Ghé xuống sân Những con mối Bụi bay Khanh khách Bay ra Cuồn cuộn Cười Mối trẻ Cỏ gà rung tai Cây dừa Bay cao Nghe Sải tay Mối già Bụi tre Bơi Bay thấp Tần ngần Ngọn mùng tơi Gà con Gỡ tóc Nhảy múa Rối rít tìm nơi Hàng bưởi Mưa Ẩn nấp Đu đưa Mưa Ông trời Bế lũ con Ù ù như xay lúa Mặc áo giáp đen Đầu tròn Lộp bộp Ra trận Trọc lốc Lộp bộp Muôn nghìn cây mía Chớp Rơi Múa gươm Rạch ngang trời Rơi Kiến Khô khốc Hành quân Trần Đăng Khoa Đầy đường II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Các loài vật báo hiệu trời sắp mưa bằng những hoạt động nào? A. Mối thi nhau bay ra. B. Gà con tìm nơi ẩn nấp. C. Bưởi bế lũ con đu đưa. D. Kiến hành quân (đi) đầy đường. 2. Viết tiếp hoạt động của sự vật: - Ông trời - Cây mía - Cây dừa - Lá khô - Bụi tre - Hàng bưởi 3. Tìm các từ ngữ miêu tả âm thanh có trong khổ 3: . .
  39. III. LUYỆN TẬP 4. Gạch dưới từ có nghĩa giống nhau trong các câu sau: a) Bầm ơi, liền khúc ruột mềm Có con có mẹ, còn thêm đồng bào. b) Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Cũng vội vàng sang thu. c) Vào đây con cá diếc Hay vơ vẩn rong chơi Nhung nhăng khoe áo trắng Và nhẩn nha rỉa mồi. 5. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. (Lộc nõn - Trần Hoài Dương) b) Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. c) Tháng năm, bầu trời giống như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: a. Sáng mồng Một, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại. . b. Đúng bảy giờ tối, gia đình em lại quây quần bên mâm cơm. . c. Nghỉ hè, em được về quê thăm bà. . d) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. .
  40. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 21 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. (Thạch Lam) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì? A. Cánh đồng xanh B. Cốm C. Bông lúa non 2. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? A. Vì cốm dẻo và thơm ngon. B. Vì cốm có mùi thơm của sữa và hoa cỏ. C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. 3. Em hiểu cụm từ “truyền từ đời này sang đời khác” xuất hiện trong bài có nghĩa là gì? A. Nghề nghiệp được truyền đi rộng rãi trong cộng đồng. B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau. C. Trong gia đình ai cũng biết làm cốm.
  41. III. LUYỆN TẬP 4. Câu nêu hoạt động là: A. Các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. B. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại. C. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm? A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch B. sự bí mật, dẻo, thơm C. tinh khiết, bát ngát, giản dị 6. Những câu nào có hình ảnh so sánh? A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ. C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm. 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: a) Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non. b) Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về.” 8. Viết lại những tên riêng có trong bài: 9. Đặt câu câu có sử dụng hình ảnh so sánh:
  42. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 22 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM DŨNG SĨ CỦA RỪNG XANH Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác. Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”. (Theo Thiên Lương) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu c1.ầ uĐoạn): văn tả con vật nào? A. khỉ B. chim C. đại bàng 2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì? A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe 3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì? A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng. B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng. B. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân. 4. Vì sao đại bàng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”? A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc. B. Vì đại bàng chiến đấu với kẻ thù nào cũng giành chiến thắng. C. Vì đại bàng to lớn, cao khỏe.
  43. III. LUYỆN TẬP 5. Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng? A. Tiếng gió rít trong không khí. B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng. C. Tiếng kêu của đại bàng. 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau: Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau: Núi cao ngủ giữa chăn mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh (Quang Huy) 8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau: Cứ vào mùa đông Khi vào mùa nóng Gió về rét buốt Tán lá xoè ra Cây bàng trụi trơ Như cái ô to Lá cành rụng hết Đang làm bóng mát. Chắc là nó rét! Xuân Quỳnh 9. Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau: a) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. . b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác. .
  44. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 23 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA 1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. 2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. 3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu c1.ầ uNgày): xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? A. lạnh nhạt B. tệ bạc, thờ ơ C. ghen ghét nhau. D. hòa thuận. 2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào? A. Giúp đỡ, quan tâm nhau B. Hòa thuận với nhau C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau D. Không yêu thương nhau 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. khóc thương B. tức giận C. thờ ơ D. buồn phiền 4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con? A. cho thừa hưởng cả gia tài B. trách phạt C. lấy ví dụ về bó đũa. D. giảng giải đạo lí của cha ông
  45. 5. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? A. Ông dùng dao để cưa. B. Ông bẻ gãy từng chiếc một. C. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa. D. Ông thuê lực sĩ về bẻ 6. Câu chuyện khuyên em điều gì? A. Anh em mạnh ai người nấy sống. B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau. C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa. D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa. III. LUYỆN TẬP 7. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm. gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ • Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà: 8. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới: mắc cỡ cảm động tuyên dương khen ngợi xúc động xấu hổ 9. Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó. M: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ. 10. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu một trong những tác dụng của dấu gạch ngang: a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Bộc lộ cảm xúc, đặt ở cuối câu. c. Dùng để kết thúc câu kể.
  46. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM ĐÀN CHIM SẺ Giữa đường phố vui Nếp trở vào bao Hoa đào báo Tết Như chưa hề đổ Có bà cụ già Xách bao gạo nếp. Bà cụ tươi cười Nhìn đàn cháu nhỏ Bao không buộc kỹ Nhìn đàn chim sẻ Nếp đổ trắng đường Gọi nhau, đàn trẻ Truyện “Tấm Cám” xưa Ùa ra nhặt giùm. Nay thành đông đúc Cháu ngoan Bác Hồ. Những bàn tay nhỏ Nhìn dễ thương sao Phạm Hổ Tíu ta, tíu tít Nhặt vội, nhặt mau. N g II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu u cầu): 1. Bà cụ gặp chuyện gì khi xách bao gạo nếp của mình? ồ A. bao gạo bị mất B. bao gạo bị đổ C. bao gạo bị bỏ quên n 2. Ai đã giúp đỡ bà cụ? : A. đàn chim sẻ B. anh thanh niên C. các bạn nhỏ P 3. Theo em, bà cụ cảm thấy thế nào khi nhận được sự giúp đỡ? h A. hạnh phúc, xúc động B. phiền lòng C. lo lắng ạ 4. Hình ảnh các cháu nhỏ khiến bà cụ liên tưởng đến nhân vật nào trong câu m chuyện “Tấm Cám”? H A. Tấm B. đàn chim sẻ của ông bụt C. Cám ổ 5. Các bạn nhỏ trong bài thơ có những đức tính nào đáng khen? , . . C h ú b ò t ì m b ạ n , N X B K i m Đ ồ n g , 1 9 7 0
  47. III. LUYỆN TẬP 7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau: a. Bằng nỗ lực phi thường, anh ấy đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua. b. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn. c. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc. 8. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu: A B Voi hút nước bằng tình yêu thương của cha mẹ. Em lớn lên bằng vòi. Chiếc chiếu được làm bằng sợi cói. 9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có câu hoàn chỉnh: (đôi bàn tay, kiên nhẫn, pha lê) a. Chiếc bình hoa được làm bằng trong suốt. b. Những chú rối được điều khiển bằng khéo léo của các cô chú nghệ sĩ. c. Bằng ., Nen – li đã chinh phục được bài kiểm tra Thể dục. 10. Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ phù hợp ở mỗi câu sau: a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà. b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng. c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi! c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ đông như kiến thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
  48. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 25 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê: – Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá. Bác nông dân nghe thấy có lí bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo: – Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá . Bác nông dân nghe có lí hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói: – Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay. Bác nông dân nghe lại có lí hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.” Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Bác nông dân muốn làm một cái cày thật tốt để làm gì? A. để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn B. để có chiếc cày đẹp hơn C. để khoe mọi người 2. Theo dự định, chiếc cày của bác nông dân được làm bằng gì? A. bằng gỗ vụn B. bằng cây gỗ tốt, quý C. bằng cây gỗ hiếm 3. Có mấy người qua đường đã góp ý để bác nông dân sửa cái cày? A. 3 người B. 2 người C. 1 người
  49. 4. Kết quả cuối cùng khi bác nông dân đẽo cày là: A. bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa B. cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn C. Cả 2 đáp án trên đều đúng 5. Em hiểu câu “Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói điều gì? III. LUYỆN TẬP 5. Tìm từ có âm đầu s/x theo gợi ý: a) Khoảng rộng dùng để đá bóng là . b) Loại côn trùng thường ăn lá cây, trái cây là . c) Chất lỏng dùng để chạy máy (động cơ) là d) Loại cây sống ở nơi khô cằn, có nhiều gai là 6. Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau: a) Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. b) Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. Pa- xcan nói. c) Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! - Pa-xcan nghĩ thầm. 7. Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: - Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch! Chúng tôi đồng thanh đáp: - Dạ vâng ạ! .
  50. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU Chú Kiến nọ ra sông chảy xiết Sau đó thì bất ngờ xuất hiện Uống thật nhiều cho hết khát khô. Người bẫy chim cạnh kiến đang bò. Nào ngờ sóng cuốn khỏi bờ Bác cầm cục đá vôi to Ngoi lên chìm xuống chỉ chờ cá xơi. Giơ lên nhằm ném vào bồ câu kia. Bồ Câu đậu ngay nơi cành lả Kiến hiểu rõ chuyện gì chờ đón Liền ngắt một chiếc lá thả rơi. Nên cắn ngay vào ngón chân người. Theo dòng lá lướt tới nơi Giật mình, bác ta đánh rơi Kiến leo lên, an toàn trôi vào bờ. Đá tòm xuống nước, chim thời bay đi. Làm điều tốt sẽ thường khi Nhận về việc tốt, nhớ ghi điều này. (Nguồn: 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp Ngọc Châu dịch) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Kiến đã gặp phải điều không may gì? A. Kiến ra sông uống nước và bị sóng cuốn khỏi bờ. B. Kiến ra sông uống nước và bị quên đường về. C. Kiến ra sông uống nước và bị đàn cá đuổi bắt. 2. Bồ Câu đã cứu giúp Kiến bằng cách nào? A. sà xuống quắp Kiến lên B. thả chiếc lá xuống cho Kiến leo lên C. gọi người đến cứu Kiến 3. Kiến đã giúp bồ câu thoát nạn bằng cách nào? A. bò đi chỗ khác đánh lạc hướng người bẫy chim B. gọi các bạn khác đến giúp Bồ Câu C. cắn bất ngờ vào chân người bẫy chim cho hòn đá rơi xuống nước
  51. 4. Bài thơ muốn nói với em điều gì? 5. Kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc người khác giúp đỡ em. III. LUYỆN TẬP 6. a) Chọn rang/giang/dang điền vào chỗ chấm để tạo từ: - cơm ; .sơn; cánh; giỏi ; lạc; cây . b) Chọn rao/dao/giao điền vào chỗ chấm để tạo từ: - con ; tiếng ; bạn tâm ; cầu ; bàn ; bán 7. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu: A B Mai khoanh tay và cúi đầu chào khi tạm biệt chị gái. Nam vẫy tay, miệng mỉm cười khi nhìn thấy cô giáo. Việt lịch sự bắt tay khi gặp người bạn quốc tế tới thăm trường. 8. Chọn từ đúng với nghĩa: (lịch sự, cởi mở, lễ phép) a. cách giao tiếp chân thành và hồn nhiên là b. có lời nói, hành động đẹp trong giao tiếp là c. thái độ cư xử kính trọng với người lớn tuori hơn là 9. Đặt câu với mỗi từ ngữ ở bài tập 8 (đặt trong hoàn cảnh giao tiếp):
  52. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 27 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng. I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I- ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. Theo VŨ BỘI TUYỀN II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì? A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít? B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào? C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? 2. Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy? A. I – ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích. B. I – ren không quan tâm tới chủ đề đó. C. I – ren im lặng suy nghĩ. 3. I – ren đã làm gì khi trở về nhà? A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói
  53. 4. Sau này, nhờ đâu I – ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi B. nhờ thật thà C. nhờ chăm học 5. Em ấn tượng nhất với hình ảnh/câu văn nào trong bài? Vì sao? . . . III. LUYỆN TẬP 6. Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải: Tiếng chim như tiếng nhạc. So sánh sự vật với sự vật Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. So sánh âm thanh với âm thanh Bà như quả ngọt chín rồi. So sánh hoạt động với hoạt động Ngựa phi nhanh như bay. So sánh sự vật với con người 7. Hãy tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước trong bảng dưới đây: Từ chăm chỉ thích thú thoải mái béo may mắn Cùng nghĩa chịu khó Trái nghĩa lười biếng 8. Dùng những cặp từ cùng nghĩa và trái nghĩa ở bài tập 7 để đặt câu: M: Cò chăm chỉ bao nhiêu, Vạc lười biếng bấy nhiêu. 9. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng. . b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
  54. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 28 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Tổ quốc em đẹp lắm Ôi! Việt Nam! Việt Nam! Cong cong hình lưỡi liềm Tổ quốc bao thương mến Trên: núi cao trùng điệp Yêu từng khóm tre làng Dưới: biển sóng mông mênh. Từng con đò vào bến. Những cánh đồng bình yên Càng yêu thêm sông núi Nằm phơi mình ở giữa Sinh ra những anh hùng Những con sông xanh, hồng Em không nói ai biết Uốn quanh trăm dải lụa. Nhưng em sướng vô cùng. Tổ quốc em giàu lắm Em là công dân nhỏ Đồng ruộng: vựa thóc thơm Nước Việt Nam anh hùng! Biển bạc: đặc cá tôm Rừng vàng: đầy quặng, gỗ. PHẠM HỔ II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầ1.u): Bạn nhỏ đã miêu tả những cảnh vật nào ở đất nước ta? A. núi, sông, biển, cánh đồng B. núi, rừng, sông, biển, cánh đồng C. rừng, núi, sông, biển 2. Em hiểu từ “giàu” trong câu thơ “Tổ quốc em giàu lắm” như thế nào? 3. Đọc khổ thơ 4 và 5 em thấy bạn nhỏ yêu những gì ở Tổ quốc ta? A. núi, sông B. khóm tre, con đò C. khóm tre, con đò, núi, sông 4. Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi được là công dân nước Việt Nam? A. vui sướng, tự hào B. thú vị C. yên tâm
  55. III. LUYỆN TẬP 5. a) Chọn chống/trống điền vào chỗ chấm để tạo từ: - chọi; dịch; đồng; trải; gà .; vắng b) Chọn chuyền/truyền điền vào chỗ chấm để tạo từ: - tin; tuyên ; gia .; bệnh; dây ; dịch 6. Nối các cặp từ có nghĩa giống nhau: phân vân siêng năng đỡ dần huyên náo khoan khoái cần mẫn nhộn nhịp lưỡng lự thoải mái hỗ trợ 7. Dựa vào hình ảnh so sánh có ở mỗi câu, điền vào cột thích hợp: a. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. b. Xen vào giữa nhứng đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Đặc điểm giống nhau 8. Quan sát tranh, viết câu có hình ảnh so sánh. . .
  56. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 29 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM RỪNG TRƯA Quanh co trong rừng, chừng một giờ sau, tôi ngồi nghỉ dưới một gốc cây to. Những ngày nắng ráo thế này, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh nắng mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời cao, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới muôn màu sặc sỡ vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ. Theo ĐOÀN GIỎI II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Hình ảnh cây trám được miêu tả thế nào? A. Vươn thẳng lên trời, đầu lá bay phất phơ, lao xao trong gió nhẹ. B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương. C. Thân to cao lực lưỡng, lá ngát dậy mùi hương, xanh mượt mà. 2. Âm thanh gì xuất hiện liên tục trong rừng? A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay B. tiếng chim hót, tiếng gió thổi ào ào C. tiếng gió thổi ào ào, tiếng côn trùng kêu rả rich 3. Vì sao ở trong rừng người ta dễ buồn ngủ? A. vì trong rừng mát mẻ, lại có mùi thơm của lá tràm B. vì trong rừng có nhiều tiếng chim hót, côn trùng kêu C. vì có mùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng 4. Dòng nào ghi 3 từ giống nghĩa với từ “vàng óng”? A. vàng tươi, vàng ròng, vàng thỏi B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt C. vàng tươi, vàng rực, vàng bạc
  57. III. LUYỆN TẬP 5. Gạch dưới tên riêng chưa viết hòa trong bài thơ dưới và viết hoa lại các tên riêng ấy. Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông trấn vũ canh gà Thọ xương. Mịt mờ khói toả ngàn sương, Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ. 6. Điền thông tin còn thiếu vào chỗ chấm: a) Đất nước em tên là , có tỉnh, thành phố; với . dân tộc anh em cùng sinh sống. b) Đất nước em có miền: ., , Nam. Thủ đô nước em là c) Trang phục truyền thống của người Việt là , thường được mặc trong các dịp lễ, Tết, 7. Kể tên: a) 5 tỉnh, thành phố của nước ta: b) 3 vị anh hùng của dân tộc: c) 3 lễ hội truyền thống: 8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ về đất nước dưới đây: a) .vàng, bạc. b) gấm vóc. c) .xanh, .biếc. d) hữu tình. 9. Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm và một câu khiến: a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em. . . b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em: . .
  58. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 30 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển khoác chiếc áo mới. Cảnh vật mờ ảo. Sóng ầm ầm, lao xao. Hàng thùy dương xào xạc, vi vu như đang trò chuyện. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. Vũ Tú Nam II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Khi nắng chiếu vào, những cánh buồm trên biển có sự thay đổi về màu sắc như thế nào? A. Từ trắng chuyển sang nâu B. Từ nâu chuyển sang hồng C. Từ trắng chuyển sang vàng 2. Khi nào biển lặng đỏ đục? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều 3. Tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào trên biển? A. Thuyền buồm, mặt biển B. Thuyền buồm, bãi cát C. Mây trời 4. Em hiểu câu “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.” có nghĩa là gì? A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu. B. Biển đẹp là nhờ trên mặt biển có mây trời và ánh sáng. C. Biển, mây trời, ánh sáng lúc nào cũng đẹp.
  59. III. LUYỆN TẬP 6. Chữ s hay x? Mùa xuân, khi mưa phùn và ương ớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm áng bừng một góc trời. Tiếng chim áo về ríu rít. Nghe mà ốn ang mãi. Theo BĂNG SƠN 7. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau: a. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.” Dấu ngoặc kép để b. Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.” Dấu ngoặc kép để c. Bỗng một tiếng “kít ít” làm cậu sững lại. Dấu ngoặc kép để 8. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó. Hùng: − Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó! Hiếu: − Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói. Hùng: − Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt. Hiếu: − Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi! HÀ THU 9. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang: Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!”
  60. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 31 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo. Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”. (Phỏng theo truyện Quả táo của Bác Hồ, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu 1.cầ uCâu): chuyện quả táo là câu chuyện về ai? A. về nước Pháp B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp C. về Bác Hồ 2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ? A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri. B. một bé gái nhỏ C. một bé trai nhỏ 3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác? A. Giữ khư khư trong tay B. Để quả táo lên bàn học C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm 4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao? .
  61. 1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai? A. về nước Pháp B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp C. về Bác Hồ 2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ? A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri. B. một bé gái nhỏ C. một bé trai nhỏ 3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác? A. Giữ khư khư trong tay B. Để quả táo lên bàn học C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm 4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao? . III. LUYỆN TẬP 5. Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, có nghĩa như sau: − Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải, đắp lên người khi ngủ cho ấm: − Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống: − Đồ dùng để uống nước, uống rượu, thường bằng sành, sứ, nhỏ và sâu lòng: 6. Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau: Hội Lim Hội Lim được vào ngày 13 tháng Giêng, là một sinh hoạt văn hoá mang đậm chất trữ tình của người dân Kinh Bắc, gắn với những dân ca quan họ nổi tiếng. Người ta trên đồi Lim, trong nhà và trên thuyền. Hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, đến các như đấu vật, , đấu cờ. (làn điệu, hát quan họ, trò chơi, hát, đu tiên, lễ tế, hát, tổ chức) 7. Ghi lại những từ ngữ chỉ các hoạt động có trong lễ hội trên. – Hội Lim: . . 8. Nối tên các lễ hội truyền thống ở nước ta với mỗi tranh tương ứng: Lễ hội Cầu Ngư Hội vật Lễ hội đua voi Lễ hội đua thuyền 9. Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào ô trống: Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ: Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con. Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại: Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được.
  62. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 32 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM CHỒI BIẾC Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân. Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã này ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau. Theo Bùi Sĩ Can II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Bài văn tả cảnh gì? A. Tả chồi biếc vào mùa xuân. B. Tả lá cây ở thời kì phát triển nhất. C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa. 2. Những từ ngữ nào đã được dùng để tả sức sống,niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến? A. Giăng giăng thả bụi, ngủ đẫy giấc B. Ngủ đủ giấc, nhú chồi biếc C. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân 3. Viết tiếp vào chỗ chấm để có hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian: a. Khi nắng non chan hòa khắp đó đây b. Khi tiếng ve cưa miết vào không gian c. Khi mùa thu, mùa đông đến .
  63. 4. Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé? A. Chồi mới nứt nanh B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra C. Lá có màu xanh nõn 5. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ảnh III. LUYỆN TẬP 6. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: a. Vì tin rằng sư tử xuất hiện đầu năm là điềm lành một số dân tộc ít người thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b. Do một cơn bão bất ngờ ập đến cả đoàn tàu phải nghỉ lại trên hoang đảo. c. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong mỗi câu sau: a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai. b. Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp. c. Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương. d. Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà dặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu. e. Các em nhỏ thả chim bồ câu trắng lên trời xanh để thể hiện khát vọng hòa bình. 8. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào chỗ trống: Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên [ ] “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy [ ] Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết [ ] “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.” Theo HOÀNG TRANG
  64. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 33 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM BÀI CA MÔI TRƯỜNG Mẹ! mẹ ơi cô dạy Giữ trong xanh nước biển Bài bảo vệ môi trường Cho không khí trong lành Mỗi khi đi tắm biển Cho mực, tôm, cá, ghẹ Phải nhớ mang áo phao. Phát triển và sinh sôi Không làm ồn gây ào Cung cấp cho con người Không vứt rác bừa bãi Thức ăn giàu dinh dưỡng. Vỏ bim bim bánh kẹo Đồng thời giúp phát triển Vỏ bánh gói, ni lông. Tiềm lực về giao thông Các bé nhớ nghe không Đường biển lại hàng không Phải bỏ vào thùng rác Tàu bè đi tấp nập Bỏ đúng nơi quy định Người du lịch, nghỉ mát Để bảo vệ môi trường. Cảm thấy rất vừa lòng Biển đẹp, nước lại trong. Có công của bé đấy Vì bé nhớ lời cô Biết bảo vệ môi trường. Nguyễn Thị Loạt II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo: A. bim bim B. bánh kẹo C. kính bơi D. áo phao 2. Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu? A. gốc cây B. thùng rác C. túi quần, túi áo. 3. Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ? A. mực B. ốc C. cua D. sao biển 4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người: .
  65. III. LUYỆN TẬP 5. Chữ r, d hay gi? Đây con sông xuôi òng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn ừa ó đưa phe phẩy Duyên dáng khoe sắc màu. HOÀI VŨ 6. Dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm? Dòng suối nho trôi nhanh, Sân rộng, còn vút cao, Chơ niềm vui đi mai Tiếng cười vang khắp ban Cây nêu vừa dựng lại Đu quay tròn, loáng thoáng Duyên dáng khoe sắc màu. Các em mừng, vây tay. NGUYỄN LONG 7. Điền dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu chấm than, dấu ngoặc kép) vào ô trống trong đoạn văn dưới đây: Ông Biển hướng về đất liền, thấy một bãi cát [ ] Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ [ ] Không thể loanh quanh mãi thế này [ ] - Ông Biển thở dài Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. [ ] Cứu tinh đây rồi![ ] [ ] Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất. 8. Với bức tranh dưới đây, hãy đặt câu theo yêu cầu: Câu kể: Câu khiến: Câu cảm:
  66. 1. Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo: A. bim bim B. bánh kẹo C. kính bơi D. áo phao 2. Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu? A. gốc cây B. thùng rác C. túi quần, túi áo. 3. Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ? A. mực B. ốc C. cua D. sao biển 4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người: . HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 34 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM CẦU TREO Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu. Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt. Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên : - Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo. Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện. (1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu ) (2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt? A. Dòng sông quá rộng và sâu B. Không thể xây được trụ cầu C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu 2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì? A. Quan sát hai cành cây B. Quan sát con nhện chạy C. Quan sát tấm mạng nhện 3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện? A. Người kĩ sư tài năng B. Con nhện và cây cầu C. Một phát minh vĩ đại 4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo? A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có B. Vì ông đã làm hoàn thành nhiệm vụ được giao. C. Vì ông đã tìm ra cái mới trên cơ sở tiếp thu cái đã có.
  67. III. LUYỆN TẬP 5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: 6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: phân loại rác trồng cây đi xe đạp dùng túi ni-lông chặt phá rừng nhặt rác 7. Điền từ trong ngoặc vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn sau: (tươi sáng, thảm họa, chiến đấu, cải thiện, trách nhiệm) Ngày 20 tháng 12 hằng năm là Quốc tế Đoàn kết nhân loại. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng dành thời gian suy ngẫm, thảo luận, thống nhất những quy định, quy tắc về việc: cấm nổ mìn; sức khỏe của người dân và đảm bảo rằng thuốc sẽ đến tay những người có nhu cầu; nỗ lực cứu trợ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của tự nhiên hoặc nhân tạo; phổ cập giáo dục; . chống lại đói nghèo, tham nhũng và khủng bố. Ngày Quốc tế Đoàn kết nhân loại là dịp để phản ánh về cách mỗi người trong chúng ta phải chịu đối với hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian không xa, chúng ta có thể tiến tới một tương lai hơn. 8. Em hãy quan sát và đặt tên cho mỗi bức tranh:
  68. HỌ TÊN: LỚP: 3 TIẾNG VIỆT - TUẦN 35 I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM SỰ TÍCH SÔNG HỒ Ở TÂY NGUYÊN Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm. Một hôm, Cá Sấu từ xa đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo mọi người cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hoá thành sông, suối. (Theo Truyện cổ Tây Nguyên) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu): 1. Già làng Voi tức giận vì điều gì? A. Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng. B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. C. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. 2. Già làng Voi làm thế nào để đánh thắng cá Sấu? A. Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại. B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. C. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành. B. Do dấu chân của Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. C. Do dấu chân dân làng và dấu chân muông thú tạo thành. 4. Vì sao mọi người đồng lòng cùng già làng Voi đánh đuổi Cá Sấu? .
  69. 5. Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện là: A. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên. B. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của già làng Voi. C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên. III. LUYỆN TẬP 6. Xếp các từ được gạch chân vào nhóm từ ngữ thích hợp: Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ đặc điểm 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu dưới đây: a. Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa. b. Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc. c. Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước. 8. Đặt câu hỏi (Ở đâu? Khi nào? Bằng gì?) cho bộ phận in đậm: a. Sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn. b. Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ.