Bài soạn môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_soan_mon_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trin.docx
Nội dung text: Bài soạn môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm
- BÀI SOẠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC CẢ NĂM BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ SOẠN BÀI 1 VĂN BẢN ĐỌC BẦY CHIM CHÌA VÔI TRƯỚC KHI ĐỌC Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó. Trả lời: - Trải nghiệm tuổi thơ đẹp của em: Em nhớ một lần được thả diều ven sông ở quê với lũ bạn. Lúc đó em vô cùng yêu thích, hưng phấn và đến giờ em vẫn còn nhớ như in trải nghiệm, kỉ niệm đó. - Từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó: yêu thích, hưng phấn ĐỌC VĂN BẢN Câu hỏi 1: Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon? Trả lời: Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon là mưa ở bãi cát. Câu hỏi 2: Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không? Trả lời: Bầy chim chìa vôi non vừa có thể bay được vào bờ, nhưng cũng có thể không bay được vào bờ. Câu hỏi 3: Cuộc "cất cánh" của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không? Trả lời: Cuộc "cất cánh" của bầy chim chìa vôi non ở đây không đúng như dự đoán của em, nhưng đã đạt được hy vọng của em là chúng bay được vào đến bờ an toàn. B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Em hãy xác định đề tài và ngôi kể của truyện Bầy chim chìa vôi. - Đề tài của truyện Bầy chim chìa vôi: cuộc sống đời thường. - Ngôi kể của truyện: Ngôi thứ ba. Câu hỏi 2: Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: - Anh Mên ơi, anh Mên! - Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi. Lời người kể - "Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, chuyện thì thào gọi:". - "Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.". Lời nhân vật - "Anh Mên ơi, anh Mên!" - "Gì đấy? Mày không ngủ à?"
- Câu hỏi 3: Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó? - Điều khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông là những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất. - Chi tiết thể hiện rõ nhất điều đó là cuộc nói chuyện của hai anh em: "- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất. - Tao cũng sợ.". Câu hỏi 4: Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em nhận ra được những nét tính cách nào của nhân vật Mon? - Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon đã bàn với Mên để tìm cách đưa những con chim chìa vôi non vào bờ và nói với Mên là mình đã thả con cá bống mà bố kéo chũm được. - Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em nhận ra Mon là một nhân vật trong sáng, yêu thương động vật. Câu hỏi 5: Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát tính cách của nhân vật Mên. Một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3): - Đối với em Mon: + Tỏ vẻ người lớn với em trai ("Chứ còn sao", nhận phần khó về mình - kéo đò, để cho em đẩy đò). + Thái độ tỏ ra có chút phiền với những câu hỏi liên tiếp của người em, nhưng vẫn quan tâm, trả lời. + Trêu em. - Sợ bố dậy biết hai anh em chạy ra ngoài - Căng mắt, im lặng nhìn đàn chim bay vào bờ. Khi thấy đàn chim đã vào bờ thì khóc. => Qua đó, ta thấy được Mên là nhân vật còn trẻ con (khi cố tỏ ra người lớn với em trai), tính cách tưởng như khó gần khi hay trả lời em trai bằng những câu cộc lốc nhưng ẩn sau đó lại là một trái tim ấm áp, giàu lòng trắc ẩn. Câu hỏi 6: Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao? Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết: con chim non suýt thì ngã xuống nước, nhưng nó đã đập một nhịp quyết định, vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Em ấn tượng với chi tiết đó vì nó nói lên nghị lực phi thường của một con chim non, từ đó em nhìn về cuộc sống của con người, chúng ta cũng cần có những nghị lực để vươn lên, v.v Đồng thời, chi tiết đó đã để cho cái kết trở nên tươi sáng và đẹp đẽ, hướng người đọc vào những điều đẹp, thiện ở tương lai. Câu hỏi 7: Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó. Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Các nhân vật khóc vì cảm thấy xúc động, cảm phục, thấy vui, vỡ òa khi biết được những con chim chìa vôi non đã trải qua sự khốc liệt của mưa, của dòng nước để bay được
- vào bờ, bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng. VIẾT KẾT NỐI VÀ ĐỌC Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất). Lúc đó, trời vẫn còn mưa. Hai anh em chúng tôi nín lặng, ngồi im như khi xem đến đoạn phim gay cấn nhất. Tôi và anh Mên chỉ lo nhỡ con chim non kia có mệnh hệ gì Thế rồi chuyện mà hai anh em tôi lo sợ đã xảy ra, con chim non suýt thì rơi xuống dòng nước. Tôi và anh Mên suýt thì hét lên theo tiếng hốt hoảng của chim mẹ. Nhưng may mắn thay, ở nhịp quyết định, con chim non đã bay vượt lên cao. Khi đàn chim đã bay vào bờ, hai anh chúng tôi vẫn không dám nhúc nhích vì sợ có gì bất trắc, nước mắt chúng tôi cứ giàn ra. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng. SOẠN BÀI 1 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 17 MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ Câu hỏi 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau: a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn. Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ. Trả lời: Câu Trạng ngữ Rút ngọn trạng Câu đã rút gọn trạng ngữ ngữ a Khoảng hai - Hai giờ sáng - Hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. giờ sáng - Khoảng sáng - Khoảng sáng, Mon tỉnh giấc. b Suốt từ - Từ chiều hôm - Từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên chiều hôm qua nhanh hơn. qua - Chiều hôm qua - Chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh - Hôm qua hơn. - Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn. Câu hỏi 2: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ: a. - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. - Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) b. - Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. - Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
- (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa) c. - Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. - Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. (Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm) Trả lời: a. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp miêu tả không gian của nơi chốn được dùng làm trạng ngữ: gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng. b. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cung cấp thông tin về sự việc (mưa rào) đã xảy ra trong đêm hôm trước. c. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cụ thể hóa nơi chốn được dùng làm trạng ngữ. Câu hỏi 3: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu. Trả lời: Câu có trạng ngữ là một Mở rộng trạng ngữ của Tác dụng của việc dùng cụm từ làm từ câu thành phần trạng ngữ của câu Đêm qua, trời mưa Từ đêm qua Cung cấp thêm thông tin về thời gian lạnh. của sự việc trời mưa lạnh. TỪ LÁY Câu hỏi 4: Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau: a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy. b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông. Trả lời: a. Xiên xiết - Tác dụng: nhấn mạnh tính chất của dòng chảy. b. bé bỏng - Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ bé, non nớt của con chim chìa vôi. c. mong manh, run rẩy - Tác dụng: nhấn mạnh vẻ yếu mềm, chưa chắc chắn của đôi cánh chim. SOẠN BÀI 1 VĂN BẢN ĐỌC ĐI LẤY MẬT TRƯỚC KHI ĐỌC Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn, ). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Trả lời: - Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn, ) là Bắc Ninh, sông nước miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên. - Nơi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Bắc Ninh, ở đó có hội Lim với những liền anh, liền chị hát quan họ. ĐỌC VĂN BẢN
- Cò giảng giải cho An những gì? Trả lời: Cò giảng giải cho An rằng con ong mật ở đâu. B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Đoạn trích có mấy nhân vật? Em hãy chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó. - Đoạn trích có 4 nhân vật. Đó là: tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò. - Mối quan hệ: Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò. Câu hỏi 2: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào? Nhân vật tía nuôi của An: người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu: - Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi. - Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt. - Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ. Câu hỏi 3: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy. - Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An. - Khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của An về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế. Câu hỏi 4: Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy? - Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở ven rừng U Minh. - Em khẳng định được như vậy bởi vì tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng. Câu hỏi 5: Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác, )? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An. - Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào: + Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả."). + Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới. + Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật, ) + Mối quan hệ với các nhân vật khác: đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều; đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má. => An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm. Câu hỏi 6: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam? Những ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam thông qua đọc đoạn trích: - Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm. - Rừng phương Nam: đẹp và trù phú. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
- Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật. Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết. Đoạn trích Đi lấy mật quả thực đã giúp em thấy được những vị mật khác của khu rừng phương Nam. SOẠN BÀI 1 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 24 Câu hỏi 1: Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh, Trả lời: Trong đoạn văn trên, Đoàn Giỏi ddã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ đó là: + Câu (1): cụ thể hóa tiếng hót của chim. + Câu (2): cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm của hương hoa tràm. + Câu (3): cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa. + Câu (4): cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của đối tượng (con kì nhông). Câu hỏi 2: Chủ ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn. a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề. Trả lời: Câ Chủ ngữ (cụm Chủ ngữ (cụm từ) sau khi rút gọn Sự thay đổi nghĩa của câu sau khi u từ) chủ ngữ được rút gọn a Một tiếng lá rơi - Tiếng lá rơi lúc này Không xác định được địa điểm, lúc này - Một tiếng lá rơi thời gian, số lượng của tiếng lá - Tiếng lá rơi rơi. - Tiếng lá
- b Phút yên tĩnh - Phút yên tĩnh của rừng Không xác định được chủ thể của của rừng ban - Phút yên tĩnh phút yên tĩnh. mai c Mấy con gầm Mấy con gầm ghì Không xác định được đặc điểm ghì sắc lông (màu lông) của mấy con gầm ghì. màu xanh Câu hỏi 3: Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn. a. Mắt tôi vẫn không thể rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia. b. Rừng cây im lặng quá. c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau Trả lời: Câu Vị ngữ (cụm từ) Vị ngữ (cụm từ) Sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ sau khi rút gọn ngữ được rút gọn a vẫn không thể rời tổ ong lúc không thể rời tổ Không xác định được vị trí của tổ ong nhúc trên cây tràm thấp kia. ong ở đâu. b im lặng quá im lặng Không biểu thị được thái độ của người nói. c lại lợp, bện bằng rơm đủ lại lợp bằng rơm Không cung cấp đầy đủ thông tin về kiểu, hình thù khác nhau các tổ ong ở Tây Âu. Câu hỏi 4: Các câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ. a. Gió thổi. b. Không khí trong lành. c. Ong bay. Trả lời: a. Gió từ phía vườn đang thổi. b. Không khí ở khu rừng này thật trong lành. c. Đàn ong đang bay. SOẠN BÀI 1 VĂN BẢN ĐỌC NGÀN SAO LÀM VIỆC SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào? Trả lời: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả: + Khoảng thời gian: từ chiều tối đến tôi. + Không gian: đồng quê. Câu hỏi 2: Theo em, nhân vật "tôi" trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật "tôi" trong hai khổ thơ đâu.
- Trả lời: - Theo em, nhân vật "tôi" trong bài thơ là một cậu bé - chủ thể trữ tình của bài thơ. - Tâm trạng của nhân vật "tôi" trong hai khổ thơ đầu được thể hiện qua các từ như "bỗng chốc", "đủng đỉnh", "giữa ngàn sao". Ở khổ thơ đầu, nhân vật "tôi" như phát hiện ra sự thay đổi của thời gian: "bỗng chốc". Nhưng sự phát hiện này không làm cho nhân vật "tôi" hối hả, vội vã, mà trái lại là rất thư thái. Hình ảnh "trâu tôi đi đủng đỉnh/ Như bước giữa ngàn sao" cũng là hình ảnh nhân vật "tôi" ngồi trên lưng trâu đủng đỉnh, thong dong nhìn ngắm sao trời. Cảnh tượng đó thật thanh bình, cho thấy con người không lo nghĩ, ưu phiền mà nhàn nhã, tự tại. B. Bài tập và hướng dẫn giải Câu hỏi 3: Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật "tôi". Ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật "tôi" đó là cảnh bầu trời sáng lấp lánh, có nhiều chòm sao đang làm việc, đến khi trời sáng mới về đi nghỉ. Câu hỏi 4: Đọc bốn khổ thơ cuối và thực hiện các yêu cầu sau: a. Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông; sao Hôm. b. Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên. c. Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc. a. Những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông; sao Hôm: - Dải Ngân Hà: sông chảy giữa trời lồng lộng. - Chòm sao Thần Nông: chiếc vó bằng vàng cất những mẻ tôm, cua (sao). - Chòm sao Đại Hùng: nhóm người buông gàu bên sông Ngân tát nước. - Sao Hôm: đuốc đèn soi cá. b. Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên: đều là những hình ảnh liên quan đến sông nước. c. Chi tiết chòm sao Thần Nông tỏa rộng như một chiếc vó bằng vàng cất những mẻ tôm cua đang bơi lội là một chi tiết gợi tả đặc sắc. Hình ảnh chòm sao Thần Nông vốn như hình chữ M đã được tác giả dùng trí tưởng tượng của mình để liên tưởng với hình ảnh chiếc vó cất những mẻ tôm, cua trên trời. Kì thực, chòm sao Thần Nông như kéo các sao khác về phía mình. Võ Quảng đã miêu tả về bầu trời bằng sông nước trên mặt đất, đó chính là điểm đặc sắc trong cách miêu tả của ông trong bài thơ này. SOẠN BÀI 1 CỦNG CỐ, MỞ RỘNG Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền nội dung phù hợp: STT Văn bản Đề tài Ấn tượng chung về văn bản 1 Bầy chim chìa vôi 2 Đi lấy mật 3 Ngàn sao làm việc
- Trả lời: STT Văn bản Đề tài Ấn tượng chung về văn bản 1 Bầy chim Đề tài trẻ Văn bản đã để lại ấn tượng về tình cảm của hai anh em với chìa vôi em bầy chim chìa vôi khi mưa to trút xuống. 2 Đi lấy Đề tài gia Con người và đất rừng phương Nam đều tuyệt đẹp. Thiên mật đình, trẻ nhiên đất rừng thì hùng vĩ còn con người thì luôn hăng say em với công việc, họ có kinh nghiệm trong chính công việc gắn liền với khu rừng. 3 Ngàn sao Đề tài Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp làm việc thiếu nhi, huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu lao động thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu. B. Bài tập và hướng dẫn giải Câu hỏi 2: Chủ đề chung của ba văn bản đọc là Bầu trời tuổi thơ. Em thích chi tiết hoặc nhân vật nào trong ba văn bản đó? Hãy cho biết trải nghiệm nào của bản thân giúp em hiểu thêm về chi tiết hoặc nhân vật. - Chủ đề chung của cả ba văn bản là đều viết về và hướng tới những đứa trẻ - mầm xanh tương lai của đất nước. - Trong tất cả các nhân vật qua các tác phẩm của chủ đề Bầu trời tuổi thơ thì em có ấn tượng nhất với cậu bé Mon. Sở dĩ em có ấn tượng nhất với cậu bé là bởi vì tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu động vật của cậu bé. Hơn nữa, trải nghiệm một lần cứu tổ chim cũng đã khiến em hiểu được hơn tâm trạng và tình cảm của cậu bé Mon dành cho những chú chim chìa vôi. Câu hỏi 3: Hãy chọn một tác phẩm truyện mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định đề tài của truyện. b. Kể tên các nhân vật và nêu đặc điểm tính cách của nhân vật chính. c. Liệt kê các sự việc tiêu biểu của cốt truyện. Dựa vào các sự việc đó để tóm tắt nội dung cốt truyện. Trong chương trình Ngữ văn 6, em yêu thích nhất truyện Cô bé bán diêm. a. Đề tài của truyện: truyện về trẻ em. b. Truyện Cô bé bán diêm có một nhân vật, đó là một em bé bán diêm không có tên. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Nhân vật cô bé bán diêm: Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút. Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi. Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình. c. Các sự việc tiêu biểu của cốt truyện: - Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm.
- - 5 lần quẹt diêm của cô bé: + Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần. + Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng. + Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. + Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng. + Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời. Tóm tắt truyện: Truyện kể về cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống qua ngày nhờ công việc bán diêm. Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Khi em quẹt que diêm thứ nhất, hiện ra trước mắt em một cái lò sưởi ấm áp. Que diêm thứ hai là một bàn ăn thịnh soạn. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp người bà nội mà em hết mực yêu quý. Trong em ngập tràn niềm hạnh phúc. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Rồi em thiếp đi. Sáng hôm sau, người ta thấy xác của em ở trên đường phố giá rét. BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN SOẠN BÀI 2 VĂN BẢN ĐỌC ĐỒNG DAO MÙA XUÂN TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ. Trả lời: - Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng. - Em biết bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu cũng là một bài thơ bốn chữ. Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc. Câu hỏi 2: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Trả lời: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ: nghị lực, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó. - Cách chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung mà không câu nệ số dòng trong mỗi khổ thơ. - Tác dụng của cách chia: giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.
- Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. - Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4. - Cách gieo vần: vần chân. - Ngắt nhịp: 2/2. Câu hỏi 3: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào? Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều. Anh đã đi vào cuộc chiến tranh ở tuổi thanh xuân của mình, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa. Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi Trường Sơn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương. Câu hỏi 4: Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì? - Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính: + Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về. + Hi sinh anh dũng. + Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành"). + Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non", ) => Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ. Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ. - Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: + Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu ("Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo") + Tưởng nhớ ("Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh). - Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: thương nhớ, tưởng nhớ ("Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian", "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn). Câu hỏi 6: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào? Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa tưởng nhớ công ơn của các chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.
- Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm. SOẠN BÀI 2 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 42 BIỆN PHÁP TU TỪ Câu hỏi 1: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Một ngày hòa bình Anh không về nữa. Trả lời: Trong những dòng thơ: Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Tác dụng của biện pháp tu từ: tránh cảm giác đau thương, mất mát, tạo cảm giác dễ tiếp nhận cho người đọc. Câu hỏi 2: Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa. Trả lời: (1): Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) (2): Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. (Lời Bác dặn trước lúc đi xa) Câu hỏi 3: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng: a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Trả lời: a. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: "nhắm mắt" được dùng để thay cho từ "chết".= > Tác dụng: Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ. b. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: "nghèo sức" được dùng để thay thế cho "yếu", "sức khỏe kém", => Tác dụng: Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.
- Câu hỏi 4: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng. Trả lời: - Biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân: Có một người lính; Một ; Anh ngồi - Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh và tạo nhịp điệu cho bài thơ. NGHĨA CỦA TỪ Câu hỏi 5: Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ: Có một người lính Đi vào núi xanh Những năm máu lửa. Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy? Trả lời: - Nghĩa của từ: + núi xanh: ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ. + máu lửa: nói đến chiến tranh, bom đạn. - Căn cứ vào nội dung của cả đoạn thơ để xác định như vậy. Câu hỏi 6: Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân. Trả lời: Sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ: - Ngày xuân: ngày mùa xuân. - Tuổi xuân: tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước. - Đồng dao mùa xuân: đồng dao về mùa xuân. SOẠN BÀI 2 VĂN BẢN ĐỌC GẶP LÁ CƠM NẾP TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cố tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông). Trả lời: Bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ đã cho: - Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) - Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Câu hỏi 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó. Trả lời: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Nguyên liệu để làm xôi là gạo nếp nên xôi thường rất dẻo, rất mềm. Em thích xôi có thêm nước cốt dừa, vì xôi như vậy sẽ rất thơm và béo. Xôi lạc thì bùi, xôi gấc thì có màu đỏ rất đẹp, ăn cũng rất ngon, v.v B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC
- Câu hỏi 1: Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân? - Số tiếng trong một dòng: 5 (khác với Đồng dao mùa xuân: 4). - Cách gieo vần: vần lưng. - Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 (khác với Đồng dao mùa xuân: 2/2). - Cách chia khổ: dựa vào nội dung (so với bài thơ Đồng dao mùa xuân - khổ đầu có ít dòng thơ hơn các khổ sau thì bài thơ Gặp lá cơm nếp lại ngược lại). Câu hỏi 2: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? - Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều. Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương. - Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp. Câu hỏi 3: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"? - Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương". - Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương. Câu hỏi 4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ? Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân. Câu hỏi 5: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ? Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là "nỗi nhớ thương", "làm sao quên được", là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: "ôi mùi vị quê hương", hay ngay cả việc "thèm bát xôi mùa gặt". Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: "nhặt lá về đun bếp", "thổi cơm nếp". Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó,
- quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm". Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất. SOẠN BÀI 2 VĂN BẢN ĐỌC TRỞ GIÓ SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiêt, hình ảnh nào? Trả lời: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiêt, hình ảnh: + Tác giả chờ đợi gió về + Gió thổi vào chuông gió + Gió chướng gợi nhắc mùa thu hoạch và Tết sắp về. Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng? Trả lời: - Những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về: đón gió chướng với tâm trạng vừa mừng vừa bực. + Mừng vì mong ngóng và gió đã về. + Bực vì phải chờ đợi; vì mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được. - Lí do khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng: + Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại: vì sẽ được sắm quần áo, dép mới. + Háo hức vì gió chướng với nhân vật "tôi" là gió Tết. Câu hỏi 3: Vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"? Trả lời: Tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch" vì gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới. Câu hỏi 4: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? Trả lời: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh những người nông dân làm lụng vất vả mới có những sản phẩm Tết để bán ở siêu thị như dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, Câu văn cũng cho thấy sẽ ít người biết được tâm trạng của những người nông dân, của nhân vật "tôi" - một đứa bấp bỏm văn chương về một mùa gió. Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản. Trả lời: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió". Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm của tác
- giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương. SOẠN BÀI 2 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 47 NGHĨA CỦA TỪ NGỮ Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp? Trả lời: Việc dùng từ gặp trong nhan đề Gặp lá cơm nếp là khá hợp lí. Từ gặp ở đây cho thấy việc chủ thể trữ tình trông thấy lá cơm nếp là một chuyện tình cờ. Nếu sử dụng từ bắt gặp hay phát hiện, số tiếng của nhan đề sẽ bị thay đổi, không còn tạo được nhạc tính và chất thơ như gặp lá cơm nếp. Câu hỏi 2: Nêu cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ sau: Mẹ ở đâu, chiều nay Nhặt lá về đun bếp Phải mẹ thổi cơm nếp Mà thơm suốt đường con. Trả lời: - Ý nghĩa của cụm từ thơm suốt đường con ở đây: + Mùi hương của cơm nếp phảng phất theo dọc con đường mà người con hành quân. + Mùi hương của cơm nếp phảng phất dọc con đường không phải là một mùi hương có thật, đang hiện hữu mà là mùi hương ở trong nỗi nhớ, tâm tưởng của người con, cứ bám lấy người con trên những chặng hành quân. Câu hỏi 3: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát, Nghĩa cả mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao? Trả lời: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát, Nghĩa cả mùi vị trong những trường hợp đó vừa giống, vừa không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. Vì: - Giống ở chỗ, mùi vị quê hương cũng bao gồm mùi vị thức ăn, trái chín, nước giải khát, - Khác ở chỗ thức ăn, trái chín, nước giải khát là những sự vật (đồ ăn, thức uống) xác định cụ thể, có mùi vị cụ thể, thực chất. Còn quê hương là một khái niệm trừu tượng, không phải đồ ăn. Mùi vị quê hương là cách chuyển đổi cảm giác để nói về những đặc trưng của quê hương. Câu hỏi 4: Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì? Trả lời: Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu. Từ “đất nước” kết hợp với từ “mẹ già” trong mối tương quan ngang hàng, tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Cả mẹ già và đất nước đều quan trọng và đều gợi nên những nỗi nhớ, niềm thương trong lòng người quân nhân. BIỆN PHÁP TU TỪ Câu hỏi 5: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
- a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống. b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tính tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Trả lời: a. Biện pháp tu từ điệp ngữ: gấp rãi => Tác dụng: nhấn mạnh vào tính chất gấp gáp, vội vã của hành động. b. Biện pháp tu từ: so sánh. => Tác dụng: làm cụ thể hóa âm thanh của gió, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho gió, khiến gió cũng giống như con người. Câu hỏi 6: Trong những câu sau, biện pháp tu từ nhân hóa mang lại hiệu quả gì? a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu. b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Trả lời: a. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu (a) có tác dụng làm cho các sự vật, hiện tượng thiên nhiên cũng trở nên có hồn, như con người. Từ đó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu (b) có tác dụng làm cho gió cũng có hơi thở, sức sống như con người, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho không gian mà gió đến. SOẠN BÀI 2 CỦNG CỐ, MỞ RỘNG Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của hai bài thơ Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp: Bài thơ Nội dung Đặc điểm nghệ thuật chính Thể thơ Vần Nhịp Hình ảnh Biện pháp tu từ Trả lời: Bài thơ Nội dung chính Đặc điểm nghệ thuật Thể Vần Nhịp Hình ảnh Biện pháp tu từ thơ Đồng Bài thơ khắc họa hình ảnh 4 Vần 2/2; Thân quen, Nói giảm nói dao mùa đẹp đẽ của người lính đã chữ cách 1/3 gần gũi, gợi tránh, liệt kê, xuân tham gia chiến đấu, hi lên nhiều liên điệp ngữ. sinh tuổi xuân của mình tưởng, tưởng cho đất nước, dân tộc. tượng về người lính trẻ.
- Gặp lá Thông qua hình ảnh nồi 5 Vần 2/3; Gần gũi, thân So sánh, liệt cơm nếp xôi mới, bài thơ thể hiện chữ liền 1/4; thuộc, bình dị, kê, điệp ngữ. tình cảm sâu sắc của tác 3/2 gợi lên những giả dành cho quê hương tình cảm quê và cho người mẹ kính yêu hương, gia của mình. đình cao đẹp. Câu hỏi 2: Nhà thơ Thế Lữ từng viết" "Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu" (Cây đàn muôn điệu). Qua những văn bản thơ được học trong bài này, theo em, người đọc có thể nghe được những điệu đàn nào của tâm hồn con người? Trả lời: Nhận định của Thế Lữ có thể hiểu: thơ có nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau, không lặp lại, không giống nhau và cảm xúc thì bao la theo cách thể hiện của nhà thơ và cũng theo cách hiểu của độc giả. BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG SOẠN BÀI 3 VĂN BẢN ĐỌC VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng những cách nào? Trả lời: - Một số loài hoa em biết: hoa hồng, hoa cúc họa mi, hoa lay ơn, - Em có thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng những cách: nhìn vào hình dáng, màu sắc; ngửi mùi hương; nhận biết mùa hoa, Câu hỏi 2: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị? Trả lời: Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ cho thấy chủ thể của hành động đồng thời thực hiện hai hành động tưởng như không thể cùng thực hiện được trong một lúc. Hành động vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi ra một khung cảnh thơ mộng, con người đang hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên. ĐỌC VĂN BẢN Câu hỏi 1: Vì sao nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí? Trả lời: Nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí vì nhân vật "tôi" nghe tiếng hét và biết được tiếng hét đó phát ra từ hướng nào, cách bao xa. Câu hỏi 2: Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố? Trả lời: Nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố vì nhân vật "tôi" rất thân với Tí và bố, người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh của cái tên đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu. Câu hỏi 3: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì? Trả lời: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là con mắt thần của nhân vật "tôi" nằm ở mũi. B. Bài tập và hướng dẫn giải
- SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn? Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn: - Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa một. - Ngửi hương hoa rồi gọi tên loài hoa. Câu hỏi 2: Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì? - Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật "tôi". - Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng làm cho người bố hiện lên trong cái nhìn của nhân vật "tôi" - người con, mang tính khách quan, chân thực hơn so với để người bố tự kể về bản thân mình. Câu hỏi 3: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó. Tính cách của nhân vật người bố: - Yêu thương con, muốn con phát triển được những khả năng đặc biệt (những trò chơi giúp người con cảm nhận được các loài hoa). - Tốt bụng (cứu thằng Tí). - Tinh tế, tình cảm (nhận món quà của Tí, nói với người con về ý nghĩa của món quà, về vẻ đẹp âm thanh của những cái tên gần gũi). Câu hỏi 4: Vì sao nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? - Nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu vì nhân vật "tôi" đã luyện tập được phản xạ nghe âm thanh, đoán biết được âm thanh đó phát ra từ hướng nào và cách bao xa. - Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nhân vật "tôi" chỉ nghe tiếng bước chân của người bố cũng có thể đoán được chính xác bố đang cách mình bao nhiêu bước chân, bao nhiêu mét. Câu hỏi 5: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"? - Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí: + Chỉ cho mình thằng Tí biết bí mật sao có thể đoán trúng âm thanh phát ra từ đâu. + Thích gọi tên thằng Tí và gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh. + Chạm vào bố và la lên: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!" - Những chi tiết đó cho thấy nhân vật "tôi" là rất yêu quý thằng Tí và bố, là một nhân vật trong sáng, tình cảm. Câu hỏi 6: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì? - Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật": + Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên là gì. + Biết được từng tiếng bước chân trong vườn, biết chính xác đó là bố hay mẹ, người đó cách xa mình bao nhiêu mét.
- - Những "bí mật" ấy giúp cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật "tôi" có thể giúp ích mọi người và được mọi người quý mến. Câu hỏi 7: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các "món quà" không? Vì sao? Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các "món quà". Bởi vì: - Món quà cho ta thấy được vẻ đẹp trong tình cảm của người tặng quà, và khi người nhận nhận món quà đó, nó cũng thể hiện người nhận là người có cảm xúc, hiểu được tình cảm của người tặng. - Một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng vì chỉ khi có tình cảm, người ta mới dành tặng nụ hôn đó cho người khác. - Nhân vật "tôi" cũng là một món quà của bố vì đối với bố, nhân vật "tôi" là người con, là một sự đẹp đẽ mà tạo hóa ban tặng, là kêt tinh tình cảm của bố mẹ, là người để bố dạy dỗ, yêu thương. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một "món quà" em đặc biệt yêu thích. Đối với tôi, "món quà" đặc biệt nhất trong cuộc sống dành tặng cho tôi mà tôi yêu quý nhất, đó chính là mẹ tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang và yêu thương con hết mực. Mẹ chăm lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi tôi đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho tôi nữa. Lũ bạn vẫn thường ghen tị với tôi vì điều đó. Nếu không có mẹ - "món quà" đặc biệt đó, có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Tôi yêu và biết ơn về "món quà" to lớn này biết nhường nào! SOẠN BÀI 3 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 63 SỐ TỪ Câu hỏi 1: Tìm số từ trong các câu sau: a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này! Trả lời: a. hai b. một c. ba chục Câu hỏi 2: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây: a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút. b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác. c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi. Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ. Trả lời: a. mấy b. vài c. một hai - Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác: dăm, ba bốn, chút. - Đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng vừa tìm được: + Cô ấy mới về được dăm hôm.
- + Nó dùng đến ba bốn cây son. + Anh ấy chỉ ăn được chút cháo. Câu hỏi 3: Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa? Trả lời: Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu.", từ Sáu không phải số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng. Câu hỏi 4: Trong câu: "Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.", có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp. Trả lời: - Sự khác nhau giữa hai chân và đôi chân: + Hai là số từ. + Đôi là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. - Những trường hợp tương tự: mười và chục, mười hai và tá. Câu hỏi 5: Có những số từ vốn chỉ lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải nghĩa của thành ngữ đó. Trả lời: Câu thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Kẻ háo danh dùng tiền để mua danh tiếng, nhưng không làm được gì nhờ cái danh đó. SOẠN BÀI 3 VĂN BẢN ĐỌC NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN TRƯỚC KHI ĐỌC Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý. Trả lời: Cô giáo mà em đặc biệt yêu quý là cô Khang - chủ nhiệm lớp của em. Cô là người dịu dàng, hiền lành. Nhờ sự động viên của cô mà em đã đạt được kết quả cao trong học tập. ĐỌC VĂN BẢN Câu hỏi 1: Người kể chuyện ở đây phần (1) là ai? Trả lời: Người kể chuyện ở phần (1) là tác giả - họa sĩ. Câu hỏi 2: Người kể chuyện ở phần (4) là ai? Trả lời: Người kể chuyện ở phần (4) là người kể chuyện ở phần (1) - tác giả - họa sĩ. Câu hỏi 3: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì? Trả lời: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về tác phẩm dở dang của mình, sợ rằng nó sẽ chẳng ra gì hết.
- B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích. - Phần (1): ngôi kể thứ nhất - họa sĩ. - Phần (2): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. - Phần (3): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. - Phần (4): ngôi kể thứ nhất - họa sĩ. Câu hỏi 2: Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào? Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương. Câu hỏi 3: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai? Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), có thể thấy hoàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn (nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, ở với chú thím), khắc nghiệt (chịu đựng lạnh giá để đến lớp). Câu hỏi 4: Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào? b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen? c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen. a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen: + Thầy Đuy-sen cõng, bế các bạn nhỏ qua suối để đi học. + Thầy Đuy-sen kể chuyện vui để các bạn nhỏ quên hết mọi sự. + Thầy Đuy-sen lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. + Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ. + Ghi nhớ từng hành động nhỏ của học trò: đoán được An-tư-nai trút lại ki-giắc ở trường. + Mong cho học trò được đi học ở thành phố. c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: + Có tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành + Yêu mến trẻ nhỏ, mong cho các em được học hành đến nơi đến chốn + Kiên trì, chịu khó Câu hỏi 5: An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao? - An-tư-nai rất quý mến và muốn thầy Đuy-sen là anh ruột của mình. - Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, An-tư-nai cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ. Câu hỏi 6: Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ? - Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen: + Vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai
- + Vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, trèo lên cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo. + Vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", có thể là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông. + Vẽ thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh. - Em ủng hộ quyết định vẽ bức tranh đề là "Người thầy đầu tiên", là lúc thầy Đuy-sen bế trẻ con qua con suối. Câu hỏi 7: Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì? Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp câu chuyện đa dạng điểm nhìn, có tính đa thanh. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. - Kể lại nội dung phần (1): Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến, mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Tôi nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho tôi để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, gắn liền với ngôi trường. Bức thư ấy đã khiến tôi trăn trở mấy ngày hôm nay. - Kể lại nội dung phần (4): Tôi đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Tôi muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Chắc chắn tôi sẽ phải vẽ, dù số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay tôi. Có thể tôi sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể tôi sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng thế nào. Hoặc, tôi sẽ đặt tên bức tranh là "Người thầy đầu tiên", trong đó có cảnh thầy Đuy- sen bế các bạn nhỏ qua suối mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu ông hay cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Bức tranh như thế giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người. SOẠN BÀI 3 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 72 PHÓ TỪ Câu hỏi 1: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau: a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này. b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối. c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy. Trả lời: a. mọi b. những c. những Câu hỏi 2: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.
- a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này. b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng. d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? Trả lời: a. không: bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định. b. lắm: bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái (hay); chả: bổ sung ý nghĩa khẳng định cho sự vật, sự việc được nhắc đến ở đằng sau nó là điều đúng đắn (hành động diễn ra ở tương lai: sẽ học tập ở đây); sẽ: bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian. c. cũng: bổ sung ý nghĩa sự tiếp diễn tương tự. d. quá: bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái (hay); lắm: bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái (ngoan). Câu hỏi 3: Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này. Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo. [ ] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người. Trả lời: Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Việc lặp lại phó từ này có tác dụng nhấn sự cầu khiến, giúp người đọc chú ý đến nội dung cầu khiến và tạo nhạc tính cho đoạn văn. Câu hỏi 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ. Trả lời: - Đoạn văn cảm nhận về thầy Đuy-sen: Thầy Đuy-sen là một người thầy nhân từ, bao dung, yêu mến trẻ nhỏ, đã truyền được cảm hứng học tập để các em vượt qua khó khăn mà đến trường. Tôi ấn tượng nhất với chi tiết thầy Đuy-sen bế các em nhỏ qua con suối giữa tiết trời mùa đông giá buốt. Sức mạnh nào đã khiến thầy làm điều ấy? Sức mạnh nào đã khiến thầy bỏ được ngoài tai những lời chế giễu của đám nhà giàu trưởng giả? Đó chỉ có thể là sức mạnh của nhiệt huyết, của lòng nhân từ, của mong muốn các em nhỏ được tiếp cận những điều hay, bổ ích. Nhờ thầy Đuy- sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ. Tất cả là từ người thầy đầu tiên ấy - người thầy dẫn đường, mở lối. - Đoạn văn cảm nhận về An-tư-nai: Bà An-tư-nai - viện sĩ được làng Ku-ku-rêu mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới là một học sinh cũ của trường. Để đạt tới vị trí viện sĩ, đó là nhờ công sức học tập của bà và cả sự dẫn đường ở những bước đầu tiên của thầy giáo Đuy-sen. Hình ảnh một cô bé
- chân trần đi học khiến người ta phải lấy làm kinh ngạc: Vì điều gì mà cô bé ấy lại không quản khó khăn để được vào lớp nghe thầy giảng bài? Đó chắc chắn là từ sự ham mê kiến thức mà thầy Đuy-sen đã chỉ dạy. An-tư-nai không những thông minh, chăm chỉ mà còn là một người có tâm hồn trong trẻo như dòng suối. Chính An-tư-nai là người đã để lại bao ki-giắc ở lớp và là người phụ giúp thầy giáo đắp những hòn đá, ụ đất qua con suối. Tất cả những hành động của một người sẽ phản ánh về con người đó. An-tư-nai mãi mãi là một người hiếu học, có tâm hồn trong trẻo khiến chúng ta cảm phục và mến yêu. SOẠN BÀI 3 VĂN BẢN ĐỌC QUÊ HƯƠNG SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển. Trả lời: Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển: - Chủ thể trữ tình tự giới thiệu về ngôi làng của mình: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông." - Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài: đi đánh cá và quay trở về. Câu hỏi 2: Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi. Trả lời: - Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi: + Biện pháp tu từ so sánh: "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã". Tác dụng: giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Tác dụng: mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu. + Biện pháp tu từ nhân hóa: Cánh buồm được gán thuộc tính của con người: biết "rướn thân". Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi. Câu hỏi 3: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau: Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Trả lời:
- Một số hình ảnh đặc sắc: + Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển. + "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo. + "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài. Câu hỏi 4: Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài? Trả lời: Đọc bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp thể chất: rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây. Câu hỏi 5: Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Trả lời: Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện sự gắn bó, tình hương yêu đối quê hương. Thông qua những hình ảnh ông miêu tả về vẻ đẹp lao động của con người và cuộc sống nơi làng chài, ta càng thấy thêm được tác giả lưu luyến, dành tình cảm đặc biệt đến nhường nào. SOẠN BÀI 3 CỦNG CỐ, MỞ RỘNG Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn. Văn bản Nhân vật Chi tiết tiêu biểu Lí do lựa chọn Vừa nhắm mắt Nhân vật “tôi” vừa mở cửa sổ Nhân vật người bố Người thầy đầu Nhân vật thầy Đuy-sen tiên Nhân vật An-tư-nai Trả lời:
- Văn bản Nhân vật Chi tiết tiêu biểu Lí do lựa chọn Vừa Nhân vật Nhân vật tôi chia sẻ một Đây là bài học đúc kết được từ nhân vật nhắm “tôi” bí mật cho mọi người. sau một thời gian được chỉ dạy từ các mắt vừa trò chơi, bài học của bố, nó thể hiện mở cửa được tình yêu thiên nhiên và tài năng sổ của nhân vật. Nhân vật Bố đã tặng và giải thích Đây là bài học, là lời dạy ý nghĩa của người bố cho con về ý nghĩa của người bố và là tình yêu thương con của món quà người bố. Người Nhân vật Thầy đã không quản khó Chi tiết này đã chứng tỏ được tấm lòng thầy đầu thầy Đuy- khăn cõng các em nhỏ qua yêu thương học trò và hết mình với các tiên sen suối, đi chân không giày, em của người thầy. tay làm liên tục ở khúc suối lạnh buốt Nhân vật Cô bé đã giúp thầy công Chi tiết đã nhấn mạnh được tình yêu An-tư-nai việc ở con suối, muốn thương, kính trọng người thầy của thầy chính là anh của mình. mình và học tập rất chăm chỉ. Câu hỏi 2: Chọn một nhân vật văn học em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: a. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật (kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý). Hồ sơ nhân vật: Cách miêu tả nhân vật Chi tiết trong tác phẩm Ngoại hình Hành động Ngôn ngữ Nội tâm Mối quan hệ với các nhân vật khác Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật b. Từ bảng đã hoàn thành, hãy chỉ ra đặc điểm của nhân vật. Trả lời: a. Hồ sơ nhân vật: b. Đặc điểm của nhân vật: BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC SOẠN BÀI 4 VĂN BẢN ĐỌC MÙA XUÂN NHO NHỎ
- TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ? Trả lời: Mùa xuân trong cảm nhận của em có hoa đào ngày Tết, có những hạt mưa phùn, thời tiết bắt đầu ấm lên, Câu hỏi 2: Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viêt về mùa xuân. Trả lời: Một vài đoạn thơ mà em yêu thích viêt về mùa xuân: 1. Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh) 2. Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử) B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân? - Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: + bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh + con chim chiền chiện hót vang trời + "lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng + hình ảnh chủ thể trữ tình đưa tay hứng những hạt mưa xuân - Những hình ảnh trên gợi lên một mùa xuân nhẹ nhàng, trong trẻo, đẹp đẽ đầy chất thơ. Câu hỏi 2: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng? Qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng, có thể thấy được sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây của tác giả khi thấy đất trời vào xuân. Câu hỏi 3: Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng? - Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi đến hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân. - Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì họ gắn với hai nhiệm vụ của đất nước tại thời điểm bài thơ ra đời: sản xuất và chiến đấu, xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao
- Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ: - Vần chân: lao - sao. - Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 Đất nước/ bốn ngàn năm Vất vả và/ gian lao Đất nước/ như vì sao Cứ đi lên/ phía trước Câu hỏi 5: Theo em, vì sao tác giả muốn làm "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm"? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này? - Tác giả muốn làm "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" vì đó là khát vọng hòa nhập vào thiên nhiên vô hạn của con người hữu hạn, khát vọng hòa nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. - Tác giả sáng tác bài thơ này khi nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời thể hiện ngay cả đến phút cuối đời, tác giả vẫn khát sống, khát khao cống hiến một cách lặng lẽ "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc". Câu hỏi 6: Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì? Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". "Tôi" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân. Trong khi đó, "ta" vừa là chỉ số ít mang sắc thái kiêu hãnh, nói lên niềm riêng. Nhưng "ta" cũng là số nhiều, nói lên được cái chung. Sử dụng từ "tôi" sang "ta" hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, đồng thời cho thấy niềm khao khát hòa mình vào cuộc sống của tác giả. Câu hỏi 7: Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì? Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một nhan đề độc đáo. Bởi mùa xuân vốn là một danh từ chỉ một khoảng thời gian, nó không thể cầm nắm, cũng không thể định lượng lại được ghép cùng "nho nhỏ", trở nên hữu hình. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải "nho nhỏ" mà không phải "to to" vì đó là khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào cuộc sống của tác giả. Nó là một khát vọng chân thành, giản dị, lặng lẽ, không phải hô hào, là một nốt trầm xao xuyến. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến
- phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo. SOẠN BÀI 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 92 NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH Câu hỏi 1: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau: a. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy bên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ. b. Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. c. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa. Trả lời: a. Lộc (1): cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ; Lộc (2): mạ non mới nhú khắp cánh đồng. b. đi: phát triển theo kì vọng c. làm: thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến. Câu hỏi 2: Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, người cho là giọt mưa xuân và có người cho là "giọt âm thanh" tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao? Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Trả lời: Trong ngữ cảnh này, cả hai cách hiểu đều có thể chấp nhận. Vì: + Cách hiểu 1: Giọt sương mùa xuân long lanh là điều hợp với lí lẽ thông thương. Tác giả "đưa tay", "hứng" một sự vật hữu hình. + Cách hiểu 2: Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác. Giọt là vật hữu hình, phải dùng thị giác để cảm nhận. Giọt âm thanh ở đây chính là tiếng chim. Tiếng chim hót vang trời, lảnh lót và trong trẻo đã được hữu hình hóa thành từng giọt long lanh vì giọt long lanh cũng thật trong trẻo. BIỆN PHÁP TU TỪ Câu hỏi 3: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Trả lời:
- Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí nổi bật nhất. Nó giúp cho bài thơ có được ý tại ngôn ngoại, làm cho hình ảnh thơ trở nên mới mẻ, mở rộng sự liên tưởng của người đọc. SOẠN BÀI 4 VĂN BẢN ĐỌC GÒ ME TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích. Trả lời: Em biết những bài thơ viết về Nam bộ như: Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Gói đất miền Nam (Xuân Miễu). Đây là đoạn thơ em thích nhất: Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên; Sức ngày đã thắng bóng đêm, Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này. “Thành đồng Tổ quốc” vững xây, Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng. Từ ngày chiếc gậy tầm vông, Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta; Nó giành, ta lại giật ra, Tấc sông, tấc đất hoà pha máu đào: Lòng giữ chắc, chí nêu cao, Bom rơi đạn nổ ào ào, chẳng lay! Hoà bình càng siết chặt tay Giữ liền ruộng đất, trời mây, cõi bờ; Giữ nguyên sông núi cụ Hồ, Ngàn năm Nam Bộ cơ đồ Việt Nam! (Gửi Nam Bộ Mến Yêu - Xuân Diệu) Câu hỏi 2: Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này. Trả lời: Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam Bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam Bộ trù phú. Do đó hình thành nền văn hóa sông nước và miệt vườn cho vùng Nam Bộ. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác. Người Nam Bộ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái. B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
- Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất sinh động và chi tiết. Gò Me được hiện lên từ vị trí địa lý là gần biển rồi tiếp tục được hiện lên với các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả như: ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát Tất cả đã tạo lên một bức tranh quê sinh động, đầy màu sắc với sức sống tràn trề, tươi vui. Câu hỏi 2: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây? Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết như: + Những chị, những em má núng đồng tiền Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên + Véo von điệu hát cổ truyền + Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ, chăn bò Gối đầu lên áo Năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo Lòng nghe theo bướm, theo chim + Tôi nằm trên võng mẹ đưa Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng + Chị tôi, má đỏ thẹn thò Giã me bên trã canh cua ngọt ngào. - Những chi tiết khắc họa hình ảnh con người Gò Me làm cho em cảm thấy họ là những người rất giản dị, cởi mở, đáng yêu. Cuộc sống của họ cũng luôn có sự tự do, những niềm vui, tiếng cười. Câu hỏi 3: Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì? Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em cảm giác các điệu hò đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Gò Me. Có thể nói, câu hò, điệu hò đã cùng họ lớn lên và in sâu vào tâm trí của mỗi người dân nơi đây. Câu hỏi 4: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao? - Trong bài thơ Gò Me em rất thích hình ảnh: “Con đê cát đỏ cỏ viền Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. Ruộng vây quanh,bốn mùa gió mát Lúa làng keo chói rực mặt trời” Và “Những chị, những em má núng đồng tiền Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên Véo von điệu hát cổ truyền “- Hò ơ Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me Không vì sắc lịch,mà chỉ vì mê giọng hò”. - Em thích hình ảnh thứ nhất vì nó mở ra một không gian rộng mênh mông, thoải mái với con đê, cỏ xanh, lúa vàng, gió mát tất cả tạo nên một bức tranh quê rất yên ả, thanh bình khiến cho con người cảm thấy yêu thích và luôn muốn sống ở một nơi như vậy.
- - Ở hình ảnh thứ 2, tác giả đã miêu tả về những người con gái Gò Me không chỉ xinh đẹp, duyên dáng, thanh lịch, chăm chỉ, khéo léo mà còn có giọng hò rất ngọt ngào. Những người con gái này cũng chính là những người làm tô thêm vẻ đẹp cho mảnh đất và con người vùng đất Gò Me – quê hương của tác giả. Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ. Theo em, tác giả là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương đất nước của mình. Điều này được thể hiện bằng việc nhà thơ nhớ rất rõ vị trí địa địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết như nhạc ngựa leng keng, nhớ vườn mía, bờ tre, cây me những hình ảnh tuy rất quen thuộc, có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi nhưng chính nó lại làm hiện lên quê hương trong tâm trí của tác giả. Đặc biệt, tác giả yêu và trân trọng quê hương của mình bởi ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của tác giả là mẹ, là chị. Câu hỏi 6: Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự. Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc có cách đặt tên giống bài thơ là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lao Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn) VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế. SOẠN BÀI 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 95 NGHĨA CỦA CÂU Câu hỏi 1: Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu: Em bé thở đều đều khi ngủ say. Trả lời: - Nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ: sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi. Từ thở ở đây là biện pháp tu từ nhân hóa. - Sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này và từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say: + Thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ: đối tượng của thở là thực vật, không phải con người, cách dùng thở chính là sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để tăng sự sinh động cho hình ảnh thơ. + Từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say: nghĩa gốc dùng để chỉ hoạt động hô hấp của con người. Câu hỏi 2: Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó. Trả lời:
- - Các từ láy trong bài thơ: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò - Chọn từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó: + Nghĩa của từ thẹn thò: nghĩa là thẹn thùng, ngượng ngùng nhưng có phần thích thú. + Tác dụng: diễn đạt cảm xúc, tâm trạng của con người. Câu hỏi 3: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me. Trả lời: - Công dụng của dấu ngoặc đơn trong bài là dùng để thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me. - Dấu ngoặc kép trong bài thơ được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. BIỆN PHÁP TỪ TỪ Câu hỏi 4: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng: a. Ao làng trăng tắm, mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu. b. Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. c. Me non cong vắt lưỡi liềm Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. d. Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe. Trả lời: a. Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Tác dụng: Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương. b. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động. c. Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ. d. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được diễn ra. SOẠN BÀI 4 VĂN BẢN ĐỌC BÀI THƠ ĐƯỜNG NÚI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương. Trả lời: - Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh, mang tính chất gợi nhưng không hay vì em chưa nhìn ra được mạch cảm xúc của bài thơ. - Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm nhận được nhịp điệu trong bài thơ, cảm nhận được mạch cảm xúc trong bài thơ. Câu hỏi 2: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc? Trả lời: - Bài bình thơ giúp em thay đổi cái nhìn về bài thơ Đường núi, cảm nhận được nhịp điệu và mạch cảm xúc của bài thơ. - Câu, ý khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc:
- + Số lượng âm tiết trong từng câu thơ liên quan mật thiết đến cảm xúc được thể hiện trong thơ. + "Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh. Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc." Câu hỏi 3: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì? Trả lời: - Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ. - Theo em, sự đồng cảm giữa tác giả bài bình thơ với bài thơ cho thấy tác giả là người am hiểu, tinh tường về thơ, có cái nhìn, cảm nhận tinh tế. Câu hỏi 4: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."? Trả lời: Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả." bởi vì độ dài ngắn của mỗi một câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi đều tùy thuộc theo cảm xúc. Không có từ ngữ nào trong bài thơ nói thẳng Nguyễn Đình Thi ngây ngất với thiên nhiên, tất cả đều là sức gợi những cái vừa ở trong câu chữ (nội dung bài thơ, nhịp điệu), vừa ở ngoài câu chữ (cảm xúc được thể hiện qua nội dung, nhịp điệu) tạo nên. Ngoài ra, phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận - tâm hồn của Nguyễn Đình Thi. Câu hỏi 5: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì? Trả lời: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của tác giả Vũ Quần Phương, em có thể bổ sung các ý về nghệ thuật Nguyễn Đình Thi bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp từ độc đáo, đảo ngữ. SOẠN BÀI 4 CỦNG CỐ, MỞ RỘNG Câu hỏi 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn: Mùa xuân nho nhỏ Gò Me Tình cảm, cảm xúc của tác giả Biện pháp tu từ nổi bật Hình ảnh đặc sắc Trả lời: Mùa xuân nho nhỏ Gò Me
- Tình cảm, cảm Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào xúc của tác giả và khao khát cống hiến của tác giả của tác giả dành cho miền quê và dành cho quê hương, đất nước. những con người lao động nơi quê hương xứ sở. Biện pháp tu So sánh, liệt kê, điệp ngữ So sánh, liệt kê, điệp ngữ từ nổi bật Hình ảnh đặc - Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình - Hình ảnh thiên nhiên đặc sắc, có sắc dị (dòng sông, bông hoa, con chim, hồn, tươi đẹp (con đê cát đỏ, vườn nốt trầm, ) mía lao xao, ao làng trong vắt, ) - Hình ảnh con người (người lao - Hình ảnh con người khéo léo, cần động, người cầm súng làm việc cù, hăng say lao động (cô gái Gò hăng say, con người khao khát được Me) cống hiến) Câu hỏi 2: Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ) Trả lời: - Một số bài thơ về đất nước: Đất nước - Nguyễn Đình Thi; Quê hương - Tế Hanh; Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, - Nét độc đáo của bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm: + Lối thơ tự do, gần như văn xuôi, hướng sâu đến trí tuệ, vận động bằng chiều sâu của trí tuệ + Lối gieo vần hỗn hợp với nhiều khúc biến tấu: vần chéo, vần lưng, không vần, nhạc điệu bên trong, có nhiều âm sắc lạ. + Chất tư duy logic và chất thơ (chất hình tượng sinh động, chất xúc cảm của thơ) được kết hợp khá nhuần nhuyễn làm nên chất trữ tình - chính luận của thơ. BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN SOẠN BÀI 5 VĂN BẢN ĐỌC THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn. Trả lời: - Một số bức tranh vẽ về mùa xuân mà em biết: các bức tranh của làng Đông Hồ, Hàng Trống vẽ về ngày Tết, ngày xuân, các bức tranh vẽ hoa đào, hoa mai nở rực rỡ chào đón mùa xuân về. Ở nước ngoài em biết đến bức tranh Mùa xuân ở Ý (của họa sỹ Isaac Levitan) và bức Mùa xuân ở Pháp (của Robert William Vonnoh). - Trong những bức tranh đó, em rất thích bức Mùa xuân ở Ý của họa sỹ Isaac Levitan. Bức tranh đã vẽ lên khung cảnh thoáng đãng và tươi tắn, từ đó truyền tải cho người xem một cảm giác lạc quan, yên bình giữa mùa xuân nước Ý. Đây là tác phẩm của họa sĩ bậc thầy người Nga Isaac Ilyich Levitan, ông nổi tiếng với những bức tranh phong cảnh đa dạng và xuất chúng. Mặc dù qua đời ở tuổi 40 (năm 1890) khi còn khá trẻ, nhưng ông đã
- tạo ra một di sản ấn tượng gồm hàng trăm tác phẩm nghệ thuật tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau. Câu hỏi 2: Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em. Trả lời: Mùa xuân trên quê hương em đầy sự thanh bình, vui tươi. Mỗi khi xuân đến, cây cối quanh các đường làng, trên các cánh đồng lại thi nhau đâm chồi nảy lộc tỏa ra sức sống dồi dào làm cho chúng em cũng luôn có cảm giác tươi vui. Có những cây hoa gạo trên con đường vào làng em xếp thẳng hàng nở ra những bông hoa đỏ chói như những bó đuốc trông rất bắt mắt. Chúng em thường nhặt những bông hoa gạo rụng để xâu thành chuỗi, tạo thành những chiếc vòng để chơi trò chơi. ĐỌC VĂN BẢN Câu hỏi kết nối : Có phải "ai cũng chuộng mùa xuân" không? Trả lời: Trong văn bản, "ai cũng chuộng mùa xuân". Còn ở thực tế, không phải "ai cũng chuộng mùa xuân". B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình. - Những chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội: + Khi mùa xuân bắt đầu đến: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát hêu tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” + Không khí gia đình: “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”. + Sau rằm tháng Giêng: “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”; “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”. Câu hỏi 2: Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào? Sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy được miêu tả trong cái rét ngọt đầu xuân là căng tràn nhựa sống, tràn ngập niềm vui, sự hứng khởi. Cụ thể: + Với con người: Nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó; nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối; tim người ta cũng dương như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng
- giá; anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự; Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa; Lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là loài hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. + Với thiên nhiên: Nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác. Câu hỏi 3: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến. - Trong bài văn, tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến rất chân thực, tinh tế, gắn với một tình yêu và trân trọng rất lớn. Qua đó đã tạo nên bức tranh xuân có cảnh đẹp, tình say. - Những chi tiết về mùa xuân được tác giả ghi nhớ rất kĩ trong trí nhớ và miêu tả nó rất mượt mà văn chương. Ví dự như mưa mùa xuân có: mưa riêu riêu, mùa phùn, mưa dây cây cối thì căng tràn nhựa sống (cây mai, đào, các mầm non đâm chồi nảy lộc). - Đối với con người thì tác giả cũng miêu tả lại các niềm vui như: nhựa sống trong người căng lên; tim dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn; thèm khát yêu thương; trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là loài hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan Câu hỏi 4: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào? Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” một cách đầy tự nhiên, giống như cách mùa xuân đã được con người quy định là mùa đầu tiên trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Với cách viết tự nhiên như vậy, tác giả đã thể hiện được cảm xúc, tình cảm của mình đối với mùa xuân cũng rất tự nhiên, mộc mạc, gần gũi. Câu hỏi 5: Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết? - Khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, cách viết này làm cho em cảm nhận được tình yêu của tác giả với thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu với mùa xuân. Tác giả yêu đến nỗi muốn hòa mình vào với mùa xuân, muốn sở hữu cả mùa xuân, đã tự cho mùa xuân là của mình và hơn nữa, tác giả còn phong cho mùa xuân là “thần thánh” – điều rất hiếm khi xuất hiện trong lịch sử loài người. - Với cách viết mùa xuân của Hà Nội thân yêu, tác giả đã diễn tả được bộc lộ được tình cảm của mình với Hà Nội, đặc biệt là với mùa xuân trên đất Hà Nội. Đó là tình yêu của một người con với mảnh đất quê hương thân thiết, ruột thịt khi xa xứ. Đặc biệt, tùy bút được viết khi tác giả đang sống tại Miền Nam mà những hình ảnh về mùa xuân Hà Nội đã hiện lên đầy đủ, vẹn nguyên và đầy cảm xúc càng chứng minh người viết là một người rất yêu Hà Nội, rất yêu mùa xuân xuân Hà Nội. Câu hỏi 6: Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò truyện tâm tình. Theo em, đặc điểm của lời văn đó tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc.
- - Câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò truyện tâm tình: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân”. - Đặc điểm của lời văn như lời trò truyện tâm tình làm cho người đọc cảm nhận được dường như lời trò truyện đó là đang tâm sự cùng mình, khiến cho người đọc cảm thấy gẫn gũi hơn, hòa nhập vào câu truyện dễ dàng và tự nhiên hơn. Đồng thời, qua đó làm cho người đọc cũng liên tưởng về mùa xuân trên quê hương, đất nước của mình. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em. Mùa xuân ở quê tôi là mùa xuân đẹp nhất. Những ngày đầu tiên của mùa xuân sẽ xuất hiện những trận mưa phùn. Những trận mưa ấy như mang theo vitamin sức sống để tưới cho cây cỏ, hoa lá. Cây nào cũng như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và thi nhau đâm chồi, nảy lộc đón mùa xuân về. Nhất là các loài hoa như hoa đào, hoa hồng, hoa dơn thi nhau nở hoa khoe sắc làm cho mùa xuân trở nên thêm rực rỡ, tươi vui. SOẠN BÀI 5 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 110 DẤU CÂU Câu hỏi 1: Đọc hai câu văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng b. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. (1) Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn trên. (2) Theo em, nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung những câu văn trên sẽ thay đổi như thế nào? Trả lời: (1) Công dụng của dấu gạch ngang trong hai câu văn trên: Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. (2) Nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung những câu văn trên sẽ nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung những câu văn trên sẽ không rõ ràng, cụ thể về mùa xuân ở đâu, ở nơi nào và làm cho người đọc không có được cảm giác tự nhiên, thân thuộc. BIỆN PHÁP TU TỪ Câu hỏi 2: Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau. Cho biết điểm tương đồng giữa các đối tượng được sánh với nhau trong mỗi trường hợp và nêu ý nghĩa của sự tương đồng đó: a. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. b. Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu. Trả lời: a. “Đôi mày ai như trăng mới in ngần”. So sánh đôi lông mày con người đẹp như ngấn trăng non đầu tháng. Tác dụng: Làm tô điểm hơn vẻ đẹp đôi long mày của cong người.
- b. “Trời sáng lung linh như ngọc”. So sánh ánh sáng của bầu trời giống như màu của viên ngọc. Tác dụng: Làm cho ánh sáng bầu trời đẹp hơn, rực rỡ hơn. Câu hỏi 3: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tư từ đó: a. Chàng trai kia khi yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Trả lời: a. Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ. Tác dụng: nhấn mạnh nội dung mà người nói muốn biểu đạt và tập trung sự chú ý của người đọc vào điều mà người viết muốn hướng tới. b. Biện pháp tu từ: nhân hóa. Tác dụng: Làm cho cảnh vật, đàn ong trở nên gần gũi hơn với con người. Câu hỏi 4: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên. b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu? c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Trả lời: a. Biện pháp tu từ ở đây là dùng điệp ngữ “ai cấm được”. b. Trong câu biên pháp tư từ điệp ngữ còn được dùng với từ “thương” như: thương nước, thương hoa, thương gió, thương gái. c. Tác dụng: Nhấn mạnh và khẳng định điều tác giả muốn nói. Câu hỏi 5: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau và cho biết cách so sánh trong câu này có gì khác so với cách so sánh trong những câu ở bài tập 2: Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cánh lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Trả lời: - Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn có tác dụng đối chiếu những vật có nét tương đồng với nhau để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. - Trong câu văn trên và trong các câu văn của bài 2 đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh, cụ thể là so sánh ngang bằng: A như B. Do đó, cách sử dụng biện pháp tu từ ở các câu văn trong hai bài không có sự khác biệt. SOẠN BÀI 5 VĂN BẢN ĐỌC CHUYỆN CƠM HẾN TRƯỚC KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này. Trả lời: Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau. Ở những miền nóng, con người thường ưa chuộng những món ăn có tính mát, tính
- hàn. Ngược lại, ở những vùng lạnh, người ta thường chế biến ra các món ăn có vị cay, vị nồng với tác dung giữ nhiệt cho cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hai miền Nam – Bắc của nước ta. Ở Miền Bắc, với khí hậu lạnh vào mùa đông nên người miền Bắc thường ăn cay hơn, đồ ăn cũng thường được chế biến và ăn ngay lúc nóng để đảm bảo hương vị giống như các mốn lẩu, phở. Tuy nhiên, ở miền Nam, với khí hậu nóng hơn, người dân lại ưa chuộng các món canh và các món cũng được chế biến với vị ngọt nhiều hơn. Câu hỏi 2: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào. Trả lời: Nếu được chọn giới thiệu về đặc sản quê mình em sẽ giới thiệu món giò đỗ. Đây là món đặc sản và đặc trưng của quê hương em. Giò đỗ được chế biến từ những sản vật dân dã như: đậu xanh, mộc nhĩ, thịt lợn. Đậu xanh được ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó đem say nhuyễn, trộn với mộc nhĩ và thịt lợn đã thái nhỏ, gói lại thành hình tròn theo khuôn và cho vào luộc lên. Khi chín, mùi hương của đậu xanh hòa quyện với mùi hương của mộc nhĩ, mùi béo ngậy của thịt lợn tạo nên một mùi hấp dẫn khó phai trong tâm trí mỗi người dân quê em. Món giò đỗ là món đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ tết, đám hỏi, đám cưới của quê em. Món này đặc biệt ngon khi được ăn lúc còn đang nóng. ĐỌC VĂN BẢN Câu hỏi suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó? Trả lời: Dựa theo chi tiết tác giả nói người Huế ăn cay và thừa nhận mình cũng ăn cay trong văn bản, có thể suy luận tác giả là người Huế. B. Bài tập và hướng dẫn giải SAU KHI ĐỌC Câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân? - Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân: + Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến + Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít. + Cơm hến được đem bán rong tại các con phố. Câu hỏi 2: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế? Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn. Câu hỏi 3: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến? - Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. - Ngoài việc giới thiệu, miêu tả một món ăn, tác giả còn bàn tới văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến. Câu hỏi 4: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”? Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham”
- món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác. Do đó, món ăn cũng phải giống như một di tích văn hóa, giống y như ngày xưa. Câu hỏi 5: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa? Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa làm cho em cảm thấy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa ở Huế rất tốt. Ý thức này được truyền đến khắp mọi người dân ở Huế. Nếu con người ở nơi đâu cũng có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền, quê hương mình thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những món ngon của quê hương sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi mãi. Câu hỏi 6: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc. - Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: + Đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình ăn cay tài đến như vậy. + Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui. + Xin tiếp tục chuyện cơm hến. + Tôi nhớ lần ấy. Câu hỏi 7: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến? Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi mạnh mẽ này được thể hiện khi không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống. Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên, những người con xa xứ lại tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em thường được tổ chức rất long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đêm trước lễ hội cũng là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức với sự góp vui, tranh tài của tất cả các thôn trong làng. Thôn nào cũng muốn thể hiện tài năng, cũng muốn giành giải nhất để cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi. Đến ngày mồng 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng. SOẠN BÀI 5 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 116 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG Câu hỏi 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao? Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít Trả lời: - Những từ ngữ được xem là từ ngữ địa phương trong câu văn gồm: thẫu, vịm, trẹc, o.