Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)

docx 9 trang Hải Lăng 17/05/2024 1430
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học Minh Khai Thứ ngày . tháng năm 2021 Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Lớp : 5A Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 Năm học: 2021 – 2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc: . Viết: . Chung: 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) - (35 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông. Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gụi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng cùi dày, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay. HÀ ĐÌNH CẨN Trích “Quần đảo san hô” * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm). Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nào của nước ta? A. Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông - bắc bờ biển.
  2. B. Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển. C. Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía tây - bắc bờ biển. D. Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía tây - nam bờ biển. Câu 2 (0,5 điểm). Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ ngữ ở cột bên phải cho sao cho phù hợp với nội dung của bài: a, Quần đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông. (1) b, Mỗi đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. (2) Câu 3 (0,5 điểm). Trên đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca của quần đảo Trường Sa có những giống cây gì đặc biệt? A. Dừa đá và cây bàng B. Dừa đá và cây sầu riêng C. Mãng cầu và cây xoài D. Chôm chôm và măng cụt Câu 4 (0,5 điểm). Chi tiết “mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng” giúp anh chiến sĩ biết điều gì? A. Những nét hoa văn của mảnh đồ gốm trên đảo rất đẹp. B. Đảo có rất nhiều đồ gốm với những nét hoa văn tinh xảo. C. Người Việt Nam đã sống và gắn bó với đảo từ lâu đời. D. Đảo có nhiều đồ cổ quý hiếm mà không nơi nào có. Câu 5 (1 điểm). Điền những từ ngữ thích hợp vào chố chấm ( ) để miêu tả giống dừa đá trong bài. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, nhưng , cây , . Câu 6 (1 điểm). Theo em, nội dung của bài văn này là gì? Em cần làm gì để bảo vệ quần đảo Trường Sa - một bộ phận của nước ta? Câu 7 (0,5 điểm). Từ nào trái nghĩa với từ “mênh mông”? A. bao la B. bát ngát C. rộng rãi D. chật hẹp Câu 8 (0,5 điểm). Trong những cặp từ dưới đây, cặp từ nào là cặp từ đồng nghĩa?
  3. A. xa xôi – gần gụi B. đồ gốm – đồ xôi C. Tổ quốc – non sông D. bàn chân – chân trời Câu 9 (1 điểm). Từ “cây” trong “cây bàng” được dùng với nghĩa nào? Câu 10 (1 điểm). Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm)- (20 phút) Bài viết: “Vịnh Hạ Long” (Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1, trang 74) (Viết tên bài và đoạn: “Từ Thiên nhiên Hạ Long đến cũng phơi phới.”)
  4. 2.2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. Bài làm
  5. MA TRẬN NỘI DUNG ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I Lớp 5A - Năm học: 2021 – 2022 Mạch kiến thức , kĩ năng Số câu, Mức Mức Mức Mức Tổng số điểm 1 2 3 4 1. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc. Số câu 2 2 1 1 6 - Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. Số điểm 1 1 1 1 4 - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. 2. Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã Số câu 1 1 2 4 học. - Nhận biết được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. - Sử dụng được các dấu câu đã học. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng Số điểm 0,5 0,5 2 3 biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay. Số câu 3 3 3 1 10 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3 1 7
  6. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5A TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Số 2 2 1 1 6 1 Đọc hiểu câu văn bản Câu 1, 2 3, 4 5 6 số Số 1 1 2 4 2 Kiến câu thức tiếng Việt Câu 7 8 9, 10 số Tổng số câu 3 3 1 2 1 10
  7. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I Lớp 5A - Năm học: 2021 – 2022 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập giữa học kì I. * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào B. Câu 2 (0,5 điểm). Nối a – (2) ; b – (1). Câu 3 (0,5 điểm). Khoanh vào A. Câu 4 (0,5 điểm). Khoanh vào C. Câu 5 (1 điểm). Thứ tự các từ cần điền là: trái nhỏ, cùi dày, lực lưỡng, cao vút. Câu 6 (1 điểm). Nội dung: Vị trí và một số đặc điểm của quần đảo Trường Sa - một bộ phận của nước ta. - Liên hệ bản thân: Học tập thật tốt và theo bước ông cha giữ gìn, tuyên truyền vùng trời, vùng biển của Tổ quốc không để cho đất nước nào xâm phạm. Câu 7 (0,5 điểm). Khoanh vào D. Câu 8 (0,5 điểm). Khoanh vào C. Câu 9 (1 điểm). Từ “cây” trong “cây bàng” được dùng với nghĩa gốc. Câu 10 (1 điểm). Cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, /đã TN mọc lên / một chùm đảo san hô nhiều màu. VN CN 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1 Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp bài chính tả: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2.2 Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. *Yêu cầu: - Thể loại: Miêu tả.
  8. - Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả ngôi trường theo đúng yêu cầu đề bài. + Học sinh biết viết các đoạn văn tả ngôi trường theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. + Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, giúp người đọc dễ hình dung. - Hình thức: Đoạn văn viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau: 1. Mở bài : 1 điểm 2. Thân bài : 4 điểm + Nội dung : 1,5 điểm + Kĩ năng : 1,5 điểm + Cảm xúc : 1 điểm 3. Kết bài : 1 điểm + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm + Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm + Sáng tạo : 1 điểm Điểm chung của môn Tiếng Việt = (Điểm Đọc + Điểm Viết) : 2 ( Làm tròn 0,5 thành 1 )