Bài giảng môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Hóa học - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

pptx 36 trang Thu Mai 03/03/2023 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Hóa học - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_ket_noi_tri_thuc_hoa_h.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Kết nối tri thức) - Hóa học - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  1. Ngày nay, người ta đã xác định được hàng chục triệu chất hóa học với các tính chất khác nhau được tạo thành từ hơn một trăm nguyên tố hóa học. Liệu có nguyên tắc nào sắp xếp các nguyên tố để dễ dàng nhận ra tính chất của chúng không?
  2. Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  3. Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học IA ỉ.hMl ChubX, VlifA- 1 H IIA IIIA IVA VA VIA VIIA T 2 Li Be B c N o F Nt- 3 Na Mg IIIB IVB VB VIB VIIB VIIIB IB IIL AI Si p s Cl /ự" 4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Le Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br
  4. I.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn • Sắp xếp các nguyên tố hóa học
  5. *Tiến hành: gắn các thẻ vào bảng mẫu ở trên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mỗi thẻ vào 1 ô theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố. •Bảng mẫu:
  6. *Thảo luận nhóm và nhận xét về các đặc điểm của bảng sau khi đã sắp xếp: Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột •Bảng mẫu:
  7. •Bảng mẫu:
  8. Câu hỏi 1 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?
  9. Câu hỏi 1 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: • Dựa vào các đặc điểm về điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố để sắp xếp chúng vào hàng, cột trong bảng tuần hoàn. • Bảng tuần hoàn được xây dựng theo nguyên tắc sau: • Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. • Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. • Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau. (Các nguyên tố trong cùng một cột có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, chính các electron lớp ngoài cùng này quyết định tính chất của nguyên tố).
  10. Câu hỏi 2 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử. •Nguyên tử Li (Z = 3): Có 3 electron được sắp xếp vào hai lớp + Lớp thứ nhất có 2 electron. + Lớp thứ hai có 1 electron
  11. Câu hỏi 2 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử. •Nguyên tử Na (Z = 11): có 11 electron được sắp xếp vào ba lớp + Lớp thứ nhất có 2 electron. + Lớp thứ hai có 8 electron. + Lớp thứ ba có 1 electron.
  12. •Câu hỏi 2 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: •Nguyên tử C (Z = 6): có 6 electron được sắp xếp vào hai lớp + Lớp thứ nhất có 2 electron. + Lớp thứ hai có 4 electron
  13. Câu hỏi 2 trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử. •Nguyên tử O (Z = 8): có 8 electron được sắp xếp vào hai lớp + Lớp thứ nhất có 2 electron + Lớp thứ hai có 6 electron.
  14. I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC TRONG BẢNG TUÂN HOÀN • 1.Số electron ớ lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần trong 1 hàng khi đi từ trái sang phải. • 2.Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 cột bằng nhau. Dựa vào đặc điểm số lớp electron ở vỏ nguyên tử của các nguyên tố bằng nhau được xếp thành 1 hàng. Các nguyên tố mà nguyên íử có cùng số electron lớp ngoài cùng xếp thành 1 cột. • 3.Các nguyên tố Li, c, o có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  15. II.Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học • 1.Ô nguyên tố • Câu hỏi 1 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen. • Trả lời: • Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = Số electron trong nguyên tử = 8 • Vậy nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 electron trong nguyên tử.
  16. Câu hỏi 2 trang 26 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11. Số thứ tự Số hiệu Tên nguyên tố Kí hiệu hóa Khối lượng ô nguyên tử học nguyên tử 6 6 Carbon C 12 amu 11 11 Sodium Na 23 amu
  17. 2.Chu kì Tìm hiểu mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì
  18. Câu hỏi 1 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 4.3 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon. • Trả lời: • Xung quanh carbon có 3 nguyên tố là boron, nitrogen, silicon • Boron (kí hiệu là B) có điện tích hạt nhân +5. • Nitrogen (kí hiệu là N) có điện tích hạt nhân là +7. • Silicon (kí hiệu là Si) có điện tích hạt nhân là +14.
  19. Câu hỏi 2 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thích. • Trả lời: • Số thứ tự chu kì = số lớp electron nguyên tử nguyên tố. • Các nguyên tố thuộc chu kì 3 ⇒ nguyên tử của nguyên tố có 3 lớp electron
  20. 3.Nhóm Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm
  21. Câu hỏi trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích. Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium. • Trả lời: • Số thứ tự nhóm A = Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố. Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy: • Nguyên tố Al thuộc nhóm IIIA ⇒ nguyên tử Al có 3 electron lớp ngoài cùng. • Nguyên tố S thuộc nhóm VIA ⇒ nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng. • Chú ý: • Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ. • Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn. • Dựa vào bảng tuần hoàn, ta thấy nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium (Be) là magnesium (Mg).
  22. III.Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn 1.Các nguyên tố kim loại
  23. Câu hỏi 1 trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na. • Trả lời: • Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được: • + Nguyên tố Al nằm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA. • + Nguyên tố Ca nằm ở ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA. • + Nguyên tố Na nằm ở ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.
  24. Câu hỏi 2 trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6? • Trả lời: • Nhôm (Al) được dùng làm màng bọc thực phẩm vì nhôm dễ dát mỏng. • Đồng (Cu) được dùng làm lõi dây điện vì đồng dễ uốn, dẫn điện tốt. • Sắt (Fe) được dùng trong các công trình xây dựng vì sắt cứng, chịu lực tốt, bền.
  25. 2.Các nguyên tố phi kim Câu hỏi trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7 • Trả lời: • Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được: • Oxygen (O) thuộc ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. • Chlorine (Cl) thuộc ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA. • Sulfur (S) thuộc ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. • Bromine (Br) thuộc ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA.
  26. 3.Các nguyên tố khí hiếm Câu hỏi 1 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon. • Trả lời: • Dựa vào bảng tuần hoàn, nguyên tố neon (Ne) thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA
  27. Câu hỏi 2 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố: Kim loại và phi kim Phi kim và khí hiếm Kim loại và khí hiếm Kim loại, phi kim và khí hiếm. Hãy chọn đáp án đúng nhất. • Trả lời: • Đáp án đúng là: D • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.
  28. Câu hỏi 3 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7: Cho các nguyên tố sau: •Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim. •Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.
  29. Câu hỏi 3 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7: • Trả lời: • Chú ý: Trong bảng tuần hoàn: • Các nguyên tố kim loại được thể hiện bằng màu xanh. • Các nguyên tố phi kim được thể hiện bằng màu hồng. • Các nguyên tố khí hiếm được thể hiện bằng màu vàng. • Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được Nguyên tố kim loại: Ba, Rb, Cu, Fe. • Nguyên tố phi kim: P, Si. • Ngoài ra nguyên tố Ne là khí hiếm. • Ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên: • Copper (Cu): làm lõi dây dẫn điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, • Iron (Fe): Dùng để chế tạo các đồ dùng gia đình như dao, kéo, bàn ghế, máy giặt, bồn rửa bát; xây dựng công trình (nhà, cầu, đường sắt, ); khung xe (xe máy, xe đạp, ô tô, ); • Silicon (Si): là thành phần cơ bản tạo nên thủy tinh, ngoài ra được dùng làm chất bán dẫn trong các linh kiện điện tử, thành phần cấu tạo nên thép, gạch, xi măng, • Phosphorus (P): là nguyên liệu để sản xuất diêm, các loại thuốc súng, bom, đạn khói, phân bón,
  30. III.VỊ TRÍ CÁC NHÓM NGUYÊN TỐ KIM LOẠI, PHI KIM VÀ KHÍ HIẾM TRONG BẢNG TUÂN HOÀN • 1. Các nguyên tố kim loại • -Vị trí của Al: STT là 13, chu kì 3, nhóm IIIA; • -Vị trí của Ca: STT là 20, chu kì 4, nhóm IIA; • -Vị trí của Na: STT là 11, chu kì 3, nhóm IA. • Tính chất của Al, Fe, Cu đã được dùng trong các ứng dụng trong hình là: • Al: dễ dát mỏng và dẫn nhiệt của Al. • Cu: dẫn điện; Fe: cứng và bền. •
  31. III.VỊ TRÍ CÁC NHÓM NGUYÊN TỐ KIM LOẠI, PHI KIM VÀ KHÍ HIẾM TRONG BẢNG TUÂN HOÀN • 2. Các nguyên tô phi kim • Vị trí của O: STT là 8, chu kì 2, nhóm VIA; • VỊ trí của S: STT là 16, chu kì 3, nhóm VIA; • VỊ trí của Cl: STT là 17, chu kì 3, nhóm VILA; • Vị trí của Br: STT là 35, chu kì 4, nhóm VIIA.
  32. III.VỊ TRÍ CÁC NHÓM NGUYÊN TỐ KIM LOẠI, PHI KIM VÀ KHÍ HIẾM TRONG BẢNG TUÂN HOÀN • 3. Các nguyên tố khí hiếm • Vị trí của khí hiếm neon: STT là 10, chu kì 2, nhóm VIIIA. •
  33. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 4. SƠ LƯỢC VẼ BẢNG TUÂN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC • Họ và tên: • Lớp: . Nhóm: • Tìm hiểu vị trí trong bảng tuần hoàn, thể và tính chất của một số nguyên kim loại, phi kim, khí hiếm: • Hãy sắp xếp số đơn vị điện tích hạt nhân của các nguyên tố sau theo thứ tự tăng • Li, Na, N, Fe, Br. • Hãy cho biết số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử các nguyên tố Li, Na, N, Fe, Br. Giải thích. • Hãy tô màu xanh cho các nguyên tố kim loại, màu hồng cho các nguyên tố phi kim và màu vàng cho các nguyên tố khí hiếm trong bảng. • Hãy nêu ít nhất 2 tính chất (ví dụ: thể và màu sắc), ít nhất 3 ứng dụng của một nguyên tố kim loại, một nguyên tố phi kim và một nguyên tố khí hiếm bất kì trong bảng trên.
  34. BẢNG TUÂN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC IA ỉ.hMl ChubX, VlifA- 1 H IIA IIIA IVA VA VIA VIIA T 2 Li Be B c N o F Nt- 3 Na Mg IIIB IVB VB VIB VIIB VIIIB IB IIL AI Si p s Cl /ự" 4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Le Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br
  35. DẶN DÒ VỀ NHÀ • -Chuẩn bị bài mới BÀI 5. PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT • - Khái niệm đơn chất, hợp chất và phần tử? • - Ví dụ về đơn chất va hợp chất? • -Tính được khối lượng phần tử theo đơn vị amu