Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Nguyễn Thúy Hiền

pptx 44 trang Thu Mai 02/03/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Nguyễn Thúy Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_7_canh_dieu_bai_7_toc_do_cua_chuyen_dong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 7: Tốc độ của chuyển động - Nguyễn Thúy Hiền

  1. CHÀO MỪNG CÁC CON ĐẾN VỚI TIẾT HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 GV: Nguyễn Thúy Hiền
  2. Mở đầu Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi 32 giây được quãng đường 48 m, vận động viên B bơi 30 giây được quãng đường 46,5 m.Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn? A: 48m -32s B: 46,5m -30s
  3. CHỦ ĐỀ 4:TỐC ĐỘ BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
  4. BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG 1 Khái niệm về tốc độ 2 Đơn vị đo tốc độ Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành nhà 3 trường Cách đo tốc độ bằng dụng cụ ”bắn tốc 4 độ“
  5. BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG I. Khái niệm tốc độ
  6. I. Khái niệm tốc độ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP 1 Lớp: Nhóm số: Thành viên Hãy quan sát chuyển động, nêu các phương án so sánh sự nhanh chậm của các chuyển động khác nhau và lấy ví dụ minh họa.
  7. I. Khái niệm tốc độ HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP 1 Câu hỏi Trả lời Hãy quan sát chuyển động, nêu Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một các phương án so sánh sự khoảng thời gian. Ví dụ: Trong 40s, bạn Minh đi bộ được nhanh chậm của các chuyển 25m, bạn Lan đi bộ được 20m. Trong cùng một khoảng động khác nhau và lấy ví dụ thời gian, bạn Minh đi được quãng đường dài hơn ⇒Bạn minh họa. Minh chuyển động nhanh hơn. Cách 2: So sánh thời gian đi cùng một quãng đường. Ví dụ:Để đi hết quãng đường dài 1000 m, bạn Hải đạp xe hết 8 phút, bạn Xuân đạp xe hết 10 phút.Cùng một quãng đường, bạn Hải đi với thời gian ngắn hơn.⇒bạn Long chuyển động nhanh hơn.
  8. I. Khái niệm tốc độ Nếu hai có hai chuyển động mà quãng đường đi được khác nhau và thời gian đi được quãng đường đó cũng khác nhau thì làm thế nào so sánh được sự nhanh, chậm của các chuyển đó? A: 48m -32s B: 46,5m -30s
  9. So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian (cụ thể trong cùng một đơn vị thời gian) → Để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động. Nếu quãng đường là s, thời gian là t thì quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian là: Quãng đường đi được Tốc độ = Thời gian đi quãng đường đó
  10. I. Khái niệm tốc độ - Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ. - Công thức: Trong đó: s: quãng đường đi được t: thời gian đi hết quãng đường đó v: tốc độ
  11. Bài LT1/tr 48SGK Hoạt động nhóm Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C Viết ý cá nhân 2 phút và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất? Xe nào đi chậm nhất? Chia sẻ trong nhóm 3 phút. Thống nhất ý kiến chung trong nhóm.
  12. Hoạt động nhóm Bài LT1/tr 48SGK Hướng dẫn giải Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe Để biết xe nào đi nhanh nhất, xe nào đi chậm A, B, C và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất, ta sẽ so sánh tốc độ của chúng. nhất? Xe nào đi chậm nhất? Sử dụng công thức để tính tốc độ từng xe Vậy xe D đi nhanh nhất và xe B đi chậm nhất.
  13. Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi 32 giây được quãng đường 48 m, vận động viên B bơi 30 giây được quãng đường 46,5 m. Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn? Hướng dẫn giải 48 Tốc độ của vận động viên A là: v==1,5( m / s) A 32 46,5 Tốc độ của vận động viên B là: v==1,55( m / s) B 30 Vì vB>vA nên vận động viên B bơi nhanh hơn vận động viên A.
  14. BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG II. Đơn vị đo tốc độ
  15. II. Đơn vị đo tốc độ Thảo luận cặp đôi Nhiệm vụ: Kể tên các đơn vị đo tốc độ và kí hiệu. Lấy ví dụ về các chuyển động ứng với các đơn vị tốc độ đó và hoàn thành vào bảng dưới đây: Đơn vị tốc độ Kí hiệu Ví dụ
  16. Kể tên các đơn vị đo tốc độ và kí hiệu. Lấy ví dụ về các chuyển động ứng với các đơn vị tốc độ đó và hoàn thành vào bảng dưới đây: Đơn vị tốc độ Kí hiệu Ví dụ Kilômét/giờ Km/h Tốc độ của các phương tiện như ô tô, xe máy, tàu hỏa. Kilômét/giây Km/s Tốc độ cao của các loại vũ khí như tên lửa, máy bay, siêu thanh. Hải lí/giờ Hải lí/giờ Được sử dụng để đo tốc độ các loại tàu, thuyền và phương tiện hàng hải khác. Mét/giây m/s Được sử dụng phổ biến,VD: tốc độ của người đi bộ, đạp xe đạp Centimet/giây cm/s Được sử dụng để đo tốc độ của con vật di chuyển chậm, ví dụ: con ốc sên .
  17. 5,5 cm/s 4 m/s 50 km/h
  18. II. Đơn vị đo tốc độ CÁC ĐƠN VỊ ĐO TỐC ĐỘ THƯỜNG DÙNG Đơn vị đo độ dài Mét (m) Kilômét(km) Đơn vị đo thời gian Giây (s) Giờ(h) Đơn vị đo tốc độ Mét trên giây(m/s) Kilômét trên giờ (km/h) - Đơn vị đo tốc độ thường dùng là: m/s và km/h 1000m 1 1km / h== m / s 3600s 3,6 1m / s= 3,6 km / h
  19. II. Đơn vị đo tốc độ Ví dụ: Một vận động viên chạy trên quãng đường dài 1km. Người đó đi và về hết 400s. Tính tốc độ của vận động viên. Hướng dẫn giải Quãng vận động viên chạy là: s = slượt đi + slượt về = 1 + 1 = 2 (km) = 2000 (m) Ta có: s 2000 v = = = 5 (m/s) t 400
  20. BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
  21. Đo tốc độ Đo quãng đường Đo thời gian
  22. III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường Có những cách nào để đo tốc độ của một vật trong phòng thí nghiệm?
  23. Trong phòng thí nghiệm, người ta đo tốc độ di chuyển của một vật bằng đồng hồ đếm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện Đồng hồ bấm giây
  24. III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau: + Dựa vào đâu có thể đề xuất phương án đo tốc độ chuyển động của một vật? + Hãy nêu các dụng cụ cần có và các bước tiến hành để đo tốc độ của một vật chuyển động? Các nhóm thảo luận trong thời gian: 10 phút Đại diện các nhóm trình bày.
  25. QUAN SÁT THÍ NGHIỆM Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi trên một mặt dốc * Dụng cụ: Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đóng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách. * Tiến hành: Lần đo Quãng đường Thời gian(s) (cm) 1 s1= t1= 2 s2= t2= 3 s3= t3= s++ s s Tính giá trị trung bình của s: s = 1 2 3 t++ t t và của t: t = 1 2 3 3 3 s Từ đó xác định tốc độ: v = t
  26. III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN Hai người cùng đo thời gian chuyển động bằng đồng hồ bấm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Em giải thích điều này như thế nào? Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây.
  27. Hai người cùng đo thời gian chuyển động bằng đồng hồ bấm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Em giải thích điều này như thế nào? Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây. Nguyên nhân dẫn đến kết quả lệch nhau có thể do: + Động tác bấm đồng hồ của hai người không cùng 1 thời điểm, nhanh hoặc chậm hơn so với lúc xuất phát và lúc về đích. + Đồng hồ sử dụng có nút bấm không nhạy, pin của đồng hồ (nếu pin yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc đồng hồ. • Ưu điểm : Nhỏ gọn, dễ sử dụng. Dễ xem. Độ chính xác khá cao. • Hạn chế: Đo thời gian không chính xác do thao tác của người đo.Sau một thời gian sử dụng thì phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo, khó sửa chữa
  28. III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhiệm vụ: Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3 Các nhóm thảo luận trong thời gian: 10 phút Đại diện các nhóm trình bày.
  29. III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
  30. Biển báo này có ý nghĩa gì?
  31. IV. Cách đo tốc độ bằng thiết bị”bắn tốc độ” Thiết bị ”bắn tốc độ“ (súng ”bắn tốc độ“) là thiết bị kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.
  32. IV. Cách đo tốc độ bằng thiết bị”bắn tốc độ” HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhiệm vụ: Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 4 Các nhóm thảo luận trong thời gian: 10 phút Đại diện các nhóm trình bày.
  33. IV. Cách đo tốc độ bằng thiết bị”bắn tốc độ” Nguyên tắc hoạt động của súng “bắn tốc độ” s1 s s2 Δs v = Δt
  34. Luyện tập
  35. Luyện tập Bài LT2/48 SGK: Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75h với tốc độ 88km/h? Tóm tắt Hướng dẫn giải t = 0,75h Quãng đường ô tô đi được là: v = 88km/h s = v.t = 88.0,75 = 66 (km) s=?
  36. Luyện tập Bài LT3/48: Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1000m của một số vật chuyển động. Tính tốc độ của các chuyển động đó. Hướng dẫn giải Vật chuyển động Thời gian (s) Tốc độ chuyển động của các vật lần lượt là: 1000 Xe đua 10 v==10( m / s) Xe đua: 1 10 Máy bay chở 4 1000 Máy bay chở khách: v==250( m / s) khách 2 4 1000 Tên lửa bay vào 0,1 Tên lửa bay vào vũ trụ: v==10000( m / s) tàu vũ trụ 3 0,1
  37. VẬN DỤNG
  38. VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhiệm vụ: So sánh ưu điểm, nhược điểm của cách xác định tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số kết hợp với cổng quang điện so với đồng hồ bấm giây. Các nhóm thảo luận trong thời gian: 5 phút Đại diện các nhóm trình bày.
  39. VẬN DỤNG Đồng hồ đo thời gian hiện Đồng hồ bấm giây số và cổng quang điện Ưu điểm Đo thời gian chính xác đến Nhanh, đơn giản, dễ thực hàng nghìn giây, được điều hiện khiển bằng cổng quang điện Nhược Chi phí mua thiết bị đắt, thiết Kém chính xác do phụ điểm bị đo cồng kềnh thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ
  40. HOẠT ĐỘNG NHÓM Phân tích những nguy cơ có thể xảy ra khi xe tham gia giao thông không tuân thủ các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn. Các nhóm thảo luận trong thời gian: 8 phút Đại diện các nhóm trình bày.
  41. TÔI TỎA SÁNG THUYẾT TRÌNH TRANH TUYÊN TRUYỀN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TRONG AN TOÀN GIAO THÔNG - Thời gian trình bày: 2-3 phút - Tiêu chí: + Ngắn gọn, súc tích. + Đúng trọng tâm. + Đúng giờ. + Thần thái phong cách
  42. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại nội dung kiến thức đã học trong bài. - Vẽ tranh tuyên truyền và bài thuyết minh nộp vào tiết sau. - Chuẩn bị bài mới “Bài 8. Đồ thị quãng đường – thời gian” trang 50 SGK
  43. CHÚC CÁC CON HỌC TỐT