Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 15: Từ trường

pptx 40 trang Thu Mai 02/03/2023 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 15: Từ trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_7_canh_dieu_bai_15_tu_truong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Vật lí - Bài 15: Từ trường

  1. CHỦ ĐỀ 7. TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo em ở xung quanh nam châm có trường lực từ nào hay không mà khi đưa đinh sắt lại gần thì bị nam châm hút?
  3. Bài 15 TỪ TRƯỜNG - 4 TIẾT N S
  4. PHIẾU HỌC TẬP 1 Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên h. 15.1 + Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 1)? + Khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 2)? + Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như ở vị trí nào?
  5. PHIẾU HỌC TẬP 1 + Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 1)? TL: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng (Vị trí 1) Bắc - Nam + Khi đưa kim nam châm lại gần thanh nam châm, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 2)? TL: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng cực Bắc kim nam châm hướng về cực Nam của thanh nam châm, cực Nam kim nam châm hướng về cực Bắc của thanh nam châm (Vị trí 2) + Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như ở vị trí nào? TL: Kim nam châm ở Vị trí 2
  6. PHIẾU HỌC TẬP 2 Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên + Khi đặt kim nam châm lại gần dây dẫn chưa có dòng điện chạy qua, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 1)? + Khi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn có cho dòng điện chạy qua, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 2)? + Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như ở vị trí nào?
  7. PHIẾU HỌC TẬP 2 + Khi đặt kim nam châm lại gần dây dẫn chưa có dòng điện chạy qua, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 1)? TL: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng (Vị trí 1) Bắc – Nam. + Khi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn có cho dòng điện chạy qua, khi kim nam châm đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào (Vị trí 2)? TL: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm lệch so với vị trí 1 (Vị trí 2). + Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như ở vị trí nào? TL: Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm ở vị trí 2.
  8. Kết luận: Khi đặt kim nam châm lại gần thanh nam châm hoặc dây dẫn có dòng điện chạy qua kim nam châm bị lệch so với vị trí ban đầu. Không gian bao quanh nam châm và dây dẫn mang dòng điện gọi là từ trường.
  9. KHOANH TRÒN VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG TRONG CÁC CÂU SAU Câu 1. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân. Câu 2. Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Bóng đèn điện đang sáng. B. Cuộn dây đổng nằm trên kệ. C. Thanh sắt hàng rào. D. Bóng đèn để trên giá.
  10. 4.1. Học bài cũ: Nêu được xung quanh nam châm hoặc dây dẫn có dòng điện có từ trường. 4.2. Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị mỗi nhóm 1 nam châm, 1 ít bột mạt sắt, 1 hộp nhựa (tấm nhựa), bút dạ, đọc trước phần II. Từ phổ. TRẦN LÊ HẠNH - THCS N.V.S 11
  11. PHIẾU HỌC TẬP 3 Rắc đều mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa? Trả lời câu hỏi: 1. Khi chưa đặt lên nam châm các mạt sắt sắp xếp như thế nào? 2. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào? 3. Nhận xét mật độ các đường mạt sắt gần và xa nam châm?
  12. N S Các mạt sắt được sắp xếp như khi chúng ta rắc vào. Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường mạt sắt càng thưa dần.
  13. 2. Kết luận N S - Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. - Từ phổ là hình ảnh trực quan về từ trường. - Có thể thu từ phổ bằng cách rắc mạt sắt đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  14. Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm vụn bất kì vào trong từ trường của nam châm
  15. Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
  16. Câu 3. Khi quan sát từ phổ, ta sẽ biết được những điều gi? Trả lời: Khi quan sát từ phổ, ta sẽ biết được: -Vùng có từ trường. - Hình dạng nam châm. -Vùng có từ trường mạnh hay yếu.
  17. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỪ PHỔ Vành mũ giải ngân hà trên tia hồng ngoại Quả trứng tinh vân Từ phổ sao hoả Những “chiếc nhẫn” của sao thổ
  18. 4.1. Học bài cũ: Nêu được từ phổ là hình ảnh trực quan của từ trường. 4.2. Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị mỗi nhóm 1 nam châm, 1 ít bột mạt sắt, 1 hộp nhựa (tấm nhựa), bút dạ, đọc trước phần III. Đường sức từ. TRẦN LÊ HẠNH - THCS N.V.S 19
  19. PHIẾU HỌC TẬP 4 N S Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa
  20. N S Đường sức từ
  21. N S Dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ, nhận xét sự sắp xếp của kim nam châm dọc theo một đường sức từ.  Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm luôn định hướng theo một chiều nhất định.
  22. N S Người ta quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm
  23. N S Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra cực nào của thanh nam châm? Bên ngoài thanh nam châm các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
  24. Đường sức từ và chiều đường sức từ của nam châm chữ U
  25. Câu 1. Tại điểm nào (A, B, C, D) trên hình dưới đây, từ trường là mạnh nhất? Từ trường mạnh nhất
  26. Câu 2. Xác định từ cực của các nam châm trong hình?
  27. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 4.1. Học bài cũ: Nêu được từ phổ là hình ảnh trực quan của từ trường, đường sức từ mô phỏng hình ảnh từ phổ. Đường sức từ có chiều ngoài nam châm là từ Bắc sang Nam. 4.2. Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị mỗi nhóm 1 đôi pin, đoạn dây dẫn 2 m, 1 cái đinh 10, 1và đinh ghim, đọc trước phần IV. Chế tạo nam châm điện.
  28. Lõi sắt non Khuôn nhựa Quan sát và - chỉ ra các bộ phận của nam ống dây châm điện. 1A - 22 1A - 22 kẹp giấy Nam châm điện
  29. HÌNH 15.7 HÌNH 15.8
  30. HƯỚNG DẪN Kích vào số tiền để chọn câu hỏi, nếu trả lời đúng kích vào mặt người trở về giao diện đào vàng để kích vào viên vàng BẮT ĐẦU tương ứng. Nhấn BẮT ĐẦU khi sẵn sàng chơi.
  31. 100$150$50$20$10$ 100$ 10$ 150$ 50$ 20$
  32. Câu hỏi số 1. Nam châm điện có cấu tạo gồm A. một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. B. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. C. một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. D. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.
  33. Câu hỏi số 2. Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng loại và giữ nguyên dòng điện thì A. lực hút sẽ yếu đi. B. lực hút sẽ mạnh lên. C. lực hút không thay đổi vì dòng điện không thay đổi. D. từ trường trong lõi sắt sẽ yếu đi vì phải chia làm hai.
  34. Câu hỏi số 3. Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện A.không phân chia cực Bắc và cực Nam. B.mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua. C.nóng lên khi có dòng điện chạy qua. D.có kích cỡ nhỏ hơn nam châm vĩnh cửu.
  35. Câu hỏi số 4. Giải thích tại sao cần cẩu ở đầu giờ có thể tạo ra từ trường mạnh (hút thanh sắt lớn). Trả lời: Sở dĩ cẩn cẩu có thể hút các vật nặng bằng sắt vì có dòng điện rất lớn đi qua nam châm điện tạo ra từ trường nên có lực hút mạnh.
  36. Câu hỏi số 5 Bài học chúng ta đang nghiên cứu có tên là gì? Trả lời: BÀI 15. TỪ TRƯỜNG
  37. 5.1. Học bài cũ: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức về bài Từ trường. + Từ trường. + Khái niệm từ phổ, đường sức từ. + Dạng từ phổ của nam châm + Dạng đường sức từ của nam châm. + Chiều đường sức từ của nam châm. + Nam châm điện. 5.2. Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 16. Từ trường của Trái đất TRẦN LÊ HẠNH - THCS N.V.S 40