Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

ppt 19 trang Thu Mai 02/03/2023 2650
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_7_canh_dieu_bai_30_sinh_truong_va_phat_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

  1. LOGOCHỦ ĐỀ 10. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT BÀI 30. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT KHTN 7
  2. KHỞI ĐỘNG Quan sát hình 30.1, nêu mục đích hoạt động đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình?
  3. KHỞI ĐỘNG Đo chiều cao và đếm lá cây ngô ở hai giai đoạn khác nhau nhằm mục đích tìm hiểu sự sinh trưởng của cây ngô về chiều cao và số lá.
  4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ❖ I. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH CÂY SINH TRƯỞNG Chuẩn bị: Dụng cụ: 5 cốc đất ẩm, thước đo, ca tưới. Mẫu vật: 5 hạt đậu xanh đã nảy mầm Thực hiện thí nghiệm trước 1 tuần. Các nhóm báo cáo kết quả
  5. I. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH CÂY SINH TRƯỞNG Lần Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5 đo/ cây Lần 1 Lần 2 Lần 3
  6. I. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH CÂY SINH TRƯỞNG ❖- Cây tăng chiều cao đáng kể qua các lần đo. ❖- Cây mầm ra lá, tăng số lá, lá từ kích thước nhỏ thành to. Cây cao lên và to ra ➝ Có sự sinh trưởng và phát triển diễn ra ở cây. www.themegallery.com
  7. II. MÔ PHÂN SINH THẢO LUẬN NHÓM – 5 PHÚT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Câu 1: Quan sát hình 30.2 và chỉ vị trí của các mô phân sinh? Câu 2: Nêu vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây. .
  8. II. MÔ PHÂN SINH Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng. Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.
  9. III. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT + Hãy đọc thông tin trong SGK trang 142, quan sát Hình 30.3 và trả lời câu hỏi sau: Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến (7)?
  10. III. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt.
  11. IV. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN Đọc thông tin trong SGK trang 143 thảo luận nhóm Câu 1. Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để tăng năng suất cây trồng? Câu 2. Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  12. IV. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN Câu 1. Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để tăng năng suất cây trồng? - Đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, xác định được thời điểm thu hoạch. - Điều khiến yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả - Trồng cây đúng mùa vụ, luôn canh - Sử dụng thuốc kích thích cho cây ra rễ, tăng trưởng chiều cao Câu 2. Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật. - Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa chín đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân vào giai đoạn lúa chín. - Tăng thời gian chiếu sáng cho hoa để hoa nhanh nở. - Trông cây đúng mùa vụ: Vụ xuân hè nên trồng bí đỏ, bí xanh, cà chua, cây họ đậu, - Sử dụng vitamin B1, B12 kích thích rễ phát triển, khiến cây ra rễ nhanh.
  13. IV. ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật: - Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp. - Xác định thời điểm thu hoạch. - Điều khiển yếu tố môi trường. - Trồng cây đúng mùa vụ. - Sử dụng chất kích thích nhằm tăng năng suất cây trồng.
  14. LUYỆN TẬP Hãy tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
  15. Thí nghiệm Cây có sự sinh trưởng và phát triển chứng minh Các tế bào chưa phân hóa Có khả năng phân chia Mô phân sinh Sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh, mô phân và phát sinh bên triển ở thực vật Hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → Các giai đoạn cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt. Đưa các biện pháp chăm sóc phù hợp Ứng dụng Xác định thời điểm thu hoạch Điều khiển yếu tố môi trường, trồng đúng mùa vụ Sử dụng chất kích thích làm tăng năng suất
  16. ỨNG DỤNG Câu 1. Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ? Câu 2. Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài ) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?
  17. ỨNG DỤNG Câu 1. Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ? Thường phải trồng cây đúng mùa vụ nhằm mục đích là đạt được năng suất cao nhất, hiệu quả kinh tế nhất vì mỗi mùa trong năm lại có sự khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng, Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Vì vậy, cần hiểu được những đặc tính của cây để trồng cây đúng mùa vụ, giúp cây có thể sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất.
  18. ỨNG DỤNG Câu 2. Ví dụ đối với cây thanh long. Dựa vào đặc tính của thanh long là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng, vì vậy, khi trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng cho cây để kích thích cây ra hoa. Cây hấp thu chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa, nên dùng bóng đèn tròn từ 75 – 100 W sẽ hiệu quả hơn dùng ánh sáng trắng.