Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 26: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

pptx 37 trang Thu Mai 02/03/2023 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 26: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_7_canh_dieu_bai_26_trao_doi_nuoc_va_chat.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Sinh học - Bài 26: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

  1. Thức ăn của những loài trên là gì?
  2. Thức ăn của Thỏ: rau, cỏ Bò: cỏ, cám Chim: sâu, hạt Sóc: quả, hạt
  3. BÀI 26 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Quá trình trao đổi nước ở động vật II. Dinh dưỡng ở động vật III. Vận dụng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng vào thực tiễn
  5. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Động vật có nhu cầu nước như thế nào?
  6. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Động vật có nhu cầu nước khác nhau, phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường, cường độ hoạt động của cơ thể
  7. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Từ thông tin bảng 26.1, nhận xét về nhu cầu nước ở một số động vật. ?
  8. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Nhu cầu nước của mỗi loài động vật là khác nhau. Cùng một cơ thể động vật nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ càng cao thì nhu cầu nước của động vật tăng lên
  9. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Tại sao nhu cầu nước lại khác nhau giữa các động vật và ở các nhiệt độ khác nhau?
  10. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Mỗi loài động vật có kích thước khác nhau, điều kiện môi trường sống khác nhau nên nhu cầu nước khác nhau.
  11. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như nhu cầu nước của bò lấy thịt?
  12. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Nhu cầu nước của bò lấy sữa cao hơn bò lấy thịt, nếu chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như bò lấy thịt thì lượng sữa thu được sẽ ít đi.
  13. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Quan sát hình 26.1, em hãy mô tả con đường trao đổi nước ở người?
  14. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật - Nguồn nước cung cấp cho con người: thức ăn và nước uống. - Nước thải ra qua: hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân. - Con đường đi của nước: từ thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa→ hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
  15. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày?
  16. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Một số pháp biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày: - Mỗi người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. - Uống nước ngay khi cảm thấy khát. - Ăn nhiều loại quả mọng nước. -Chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ dinh dưỡng. - Truyền nước khi cần
  17. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Trong trường hợp nào phải truyền nước cho cơ thể? Cần truyền nước cho cơ thể khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, mất nước đột ngột như tiêu chảy, sốt cao mà không thể ăn, uống được.
  18. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Ở người, ra mồ hôi có ý nghĩa gì với cơ thể? Giúp cơ thể cân bằng nhiệt, thải các chất độc hại
  19. I- Quá trình trao đổi nước ở động vật Vì sao ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nắng hoặc khi vận động mạnh? Vì nước là môi trường hòa tan các chất, xảy ra các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Khi trời nắng hoặc vận động mạnh nước sẽ bị tiêu hao vì vậy cần uống nhiều nước
  20. II- Dinh dưỡng ở động vật Em cho biết nhu cầu dinh dưỡng là gì? Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận hàng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống. - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loài, lứa tuổi, giai đoạn phát triển cơ thể và cường độ hoạt động của cơ thể. Ví dụ: Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già, người lao động nặng nhọc có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lao động nhẹ
  21. II- Dinh dưỡng ở động vật Dựa vào loại thức ăn, động vật được chia thành những nhóm nào? Hãy phân chia những động vật sau và các nhóm khác nhau: trâu, lợn, gà, chó, dê, cừu, người, hổ, sói. Dựa vào loại thức ăn động vật được chia thành các nhóm sau: + Đông vật ăn thực vật (động vật ăn cỏ): trâu, dê, cừu + Động vật ăn động vật (động vật ăn thịt): chó, hổ, sói + Động vật ăn tạp: gà, lợn, con người
  22. II- Dinh dưỡng ở động vật Quan sát hình 26.2, mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người?
  23. II- Dinh dưỡng ở động vật Con đường thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ và thải bã ở người: Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, rồi đến dạ dày. Dạ dày nhào trộn thức ăn thành dạng lỏng và tiêu hóa một phần. Ở ruột non, thức ăn được tiêu hóa và chất dinh dưỡng được hấp thụ. Khi đi qua ruột già, hỗn hợp dịch lỏng được hấp thụ lại nước và chuyển thành chất thải rắn.Thông qua trực tràng và hậu môn chất thải rắn được thải ra ngoài.
  24. II- Dinh dưỡng ở động vật Quan sát hình 26.3, phân biệt các giai đoạn: thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người?
  25. II- Dinh dưỡng ở động vật - Giai đoạn thu nhận: Miệng thu nhận thức ăn → nghiền nhỏ thức ăn và đẩy xuống thực quản → Thực quản vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. - Giai đoạn tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng: Chỉ một lượng rất nhỏ thức ăn được tiêu hóa ở miệng sau đó được tiêu hóa 1 phần ở dạ dày → ruột non là nơi tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và diễn ra sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. - Giai đoạn thải bã: thực hiện ở ruột già. Ruột già hấp thụ lại nước chuyển chất thải dạng lỏng thành chất thải rắn đẩy đến trực tràng (chứa phân) và đẩy ra ngoài cơ thể theo hậu môn.
  26. II- Dinh dưỡng ở động vật Thức ăn đã tiêu hóa - Động vật đơn bào: vận chuyển các (chất dinh dưỡng) đi chất qua thành cơ thể. đến các bộ phận khác - Động vật có cấu trúc cơ thể phức nhau của cơ thể theo tạp: có hệ vận chuyển các chất là hệ con đường nào? tuần hoàn.
  27. II- Dinh dưỡng ở động vật Mô tả con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở cơ thể người?
  28. II- Dinh dưỡng ở động vật - Các chất trong cơ thể động vật được thực hiện nhờ hệ tuần hoàn. - Ở người có 2 vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi (giàu O2 và chất dinh dưỡng) được tim bơm đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 thành máu đỏ thẫm và trở về tim. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm (nghèo O2) được tim bơm lên phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi (giàu O2) về tim.
  29. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính và độ tuổi
  30. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Thế nào là chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng? - Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng là đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn ( carbohyđrate, protein và lipid), vitamin và chất khoáng trong chế độ ăn - Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng để giúp cung cấp đủ các chất, năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
  31. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Vì sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn? Kể tên các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo và vitamin ? - Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. - Thức ăn giàu chất đạm: thịt, cá , trứng, sữa ; thức ăn giàu chất béo: dầu ăn, các loại hạt ; thức ăn giàu vitamin: rau, củ, quả
  32. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Nêu một số bệnh do chế độ dinh dưỡng, vệ sinh ăn uống chưa hợp lí ở địa phương em và biện pháp phòng, tránh theo gợi ý bảng 26.2
  33. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn Tên bệnh Biện pháp phòng tránh Trẻ em bị suy dinh dưỡng Ăn đủ, cân đổi các chất và đa đạng các loại thức ăn Trẻ em bị thừa cân béo phì Chế độ ăn uống hợp lí, tăng cường tập TDTT Trẻ em bị tiêu chảy do ăn uống Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn
  34. III- Vận dụng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng vào thực tiễn - Bệnh thường gặp và nguyên nhân + Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. + Thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp + Tiêu chảy do không vệ sinh trong ăn uống, ăn các đồ ăn ôi , thiu - Biện pháp phòng tránh: + Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng: Ăn đủ, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn + Tham gia các hoạt động TDTT + Thực hiện vệ sinh ăn uống: rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi; + Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch
  35. GHI NHỚ
  36. - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? - Tìm hiểu các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch ở địa phương
  37. - Thiết kế một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình hằng ngày hoặc trong gia đình có người bị bệnh mới khỏi.