Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học môn Khoa học tự nhiên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học môn Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_7_canh_dieu_bai_mo_dau_phuong_ph.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) - Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học môn Khoa học tự nhiên
- Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa. Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không? Để chứng minh các kết luận trên theo các em thì chúng ta cần làm như thế nào? => Tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
- Khi em tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một sự vật, hiện tượng nghĩa là em đang thực hiện tìm hiểu tự nhiên Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình gồm các bước nào?
- - Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân: kiểm tra lại các bước tìm hiểu tự nhiên đã được dự đoán trong phần mở đầu đối chiếu thông tin SGK/4,5 gọi tên chính xác xem phương pháp đó gồm bao nhiêu bước? Đó là những bước gì?
- BƯỚC 1: QUAN SÁT, ĐẶT CÂU HỎI Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.
- BƯỚC 2: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1.
- BƯỚC 3: KIỂM TRA GIẢ THUYẾT • Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm. • Lập phương án thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.
- BƯỚC 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.
- BƯỚC 5: VIẾT, TRÌNH BÀY BÁO CÁO Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên. Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau: - Tên báo cáo: Thể hiện được nội dng cốt lõi của vấn đề tìm hiểu. - Tên người thực hiện: Nêu được tên người hoặc nhóm người thực hiện. - Mục đích: Nêu được mục đích của hoạt động tìm hiểu. - Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp: Mô tả được đầy đủ, chi tiết về phương pháp, thiết bị và vật liệu đã dùng. - Kết quả và thảo luận: Thể hiện được quá trình và kết quả tìm hiểu bằng chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu bằng, giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu tiếp theo. - Kết luận: Phát biểu được các kết luận quan trọng nhất phù hợp với nội dung tìm hiểu.
- - Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (5 - 7 p) dựa vào Bước 5 trong các bước vừa học ở trên trả lời câu hỏi 1 tr.6: Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)?
- Biểu điểm chấm sản phẩm nhiệm vụ 2. STT Nội dung Yêu cầu Điểm 1 Mẫu báo cáo Đầy đủ nội dung theo tiến trình 1 2 Tên báo cáo Thể hiện được nội dng cốt lõi của vấn đề tìm hiểu. 1 3 Tên người thực hiện Nêu được tên người hoặc nhóm người thực hiện. 1 4 Mục đích Nêu được mục đích của hoạt động tìm hiểu. 1 Mẫu vật, dụng cụ và Mô tả được đầy đủ, chi tiết về phương pháp, thiết 5 2 phương pháp bị và vật liệu đã dùng. Thể hiện được quá trình và kết quả tìm hiểu bằng chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu bằng, giải thích 6 Kết quả và thảo luận 2 được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu tiếp theo Phát biểu được các kết luận quan trọng nhất phù 7 Kết luận 2 hợp với nội dung tìm hiểu.
- Tình huống Để tìm hiểu ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ có hình dạng, kích thước gần giống nhau vào 10 khay(chậu) chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 khay(chậu) nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ẩm đất. Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày. Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
- Thực hiện thí nghiệm theo tổ( mỗi tổ = 1 nhóm) Hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh? 2) Thảo luận để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này. 3) Thực hiện thí nghiệm tại nhà. 4) Thống kê các kỹ năng đã dùng ở mỗi bước tiến trình. Các bước tiến trình Kĩ năng đã sử dụng Ý nghĩa Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi Bước 2: Xây dựng giả thuyết Bước 3: Kiểm tra giả thuyết Bước 4: Phân tích kết quả Bước 5: Viết, trình bày báo cáo Yêu cầu: Nhiệm vụ 1,2,4 báo cáo sản phẩm vào tiết sau. Nhiệm vụ 3 Tiếp tục thực hiện trong 1 tuần, có hình ảnh ( hoặc video) minh họa cho các bước tiến hành để hoàn thiện cho nhiệm vụ 2 và 4.
- Báo cáo sản phẩm. Nhóm báo cáo + Thời gian: 5 phút/ nhóm + Nội dung: 1) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh? 2) Thảo luận để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này. 3) Thống kê các kỹ năng đã dùng ở mỗi bước tiến trình. • Thành viên còn lại • Nghe, phản biện. • Chấm điểm theo phiếu
- Phiếu đánh giá sản phẩm Tiêu chí đánh Cách đánh giá giá Có đầy đủ, chi tiết, chính Có đầy đủ, khá chi Có đầy đủ, nội dung Không đầy đủ, nội 1, Báo cáo xác nội dung các nhiệm tiết, chính xác nội các nhiệm vụ 1,2,4, dung các nhiệm vụ vụ 1,2,4 dung các nhiệm vụ chưa chi tiết, có 1 số 1,2,4, chưa chi tiết, 1,2,4 sai sót nhỏ có nhiều lỗi sai 5 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 1 - 2 điểm Hình ảnh hài hòa, thẩm Hình ảnh chưa thật Hình ảnh chưa hài Không có tính thẩm mỹ. Làm nổi bật các nội hài hòa, chưa làm hòa, chưa làm nổi mỹ, sơ sài, đơn điệu 2. Thiết kế dung trọng tâm nổi bật các nội dung bật các nội dung chính chính 2 điểm 2 điểm 1 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm Lưu loát, dễ nghe, dễ hiểu, Lưu loát, chưa thật Chưa lưu loát, khá Chưa lưu loát, gây thu hút được người nghe làm nổi bật được 3.Thuyết trình dễ nghe, dễ hiểu. nhàm chán đối với Làm nổi bật các nội dung trọng tâm của bài người nghe trọng tâm thuyết trình 3 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 0,5 điểm Tổng điểm: 10 điểm
- Một số lưu ý về sử dụng các kỹ năng tiến trình.
- PHẦN III MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO TRONG NỘI DUNG MÔN KHTN 7
- Thực hiện các nhiệm vụ sau. Cá nhân học sinh đọc toàn bộ thông tin sách giáo khoa về đồng hồ do hiện số, cổng quang điện và thí nghiệm đo thời gian chuyển động của xe giữa 2 vị trí. * Thời gian: 2p
- Thực hiện các nhiệm vụ sau. Trao đổi cặp đôi để xác định cấu tạo của cổng quang điện và đồng hồ hiện số theo hình. * Thời gian: 3p
- Thực hiện các nhiệm vụ sau. Trao đổi nhóm để thuyết trình về cách đo trong thí nghiệm theo hình. Thực hành thí nghiệm đo với dụng cụ trong phòng thực hành.
- Thang đo đánh giá mức độ tham gia hoạt động nhóm. Mức độ đạt được Tiêu chí đánh giá STT Tốt Khá TB Tích cực tham gia các hoạt động 1 của nhóm Tự lực thực hiện các nhiệm vụ 2 được phân công Tinh thần trách nhiệm trong công 3 việc Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời 4 gian quy định
- Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Xây dựng giả thuyết; (2) Viết, trình bày báo cáo; (3) Kiểm tra giả thuyết; (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (5) Phân tích kết quả. Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (5); (4); (3); (2); (1). C. (4); (1); (3); (5); (2). C. (3); (4); (1); (5); (2).
- Bài 2. Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng nào để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?
- Bài 3. Nối các thông tin ở cột A và cột B cho phù hợp. A. Các bước Đáp án B. Nội dung các bước Bước 1: Quan sát, đặt B1 - a a. Là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. câu hỏi Qua đó em đặt câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu Bước 2: Xây dựng giả b. Làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán đã đề ra thuyết B2 - d Bước 3: Kiểm tra giả c. Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để thuyết B3 - b biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên Bước 4: Phân tích kết d. Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả B4 - e quả quan sát, em đưa ra được dự đoán, tức là giả thuyết để trả lờ cho câu hỏi đã được đặt ra ở bước trước đó Bước 5: Viết, trình bày e. Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây báo cáo B1 - c dựng biểu đồ => Rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ
- Thực hiện các nhiệm vụ sau. 1 - Mỗi học sinh đề xuất một đề tài để nghiên cứu báo cáo lại cho tổ trưởng. 2 - Tổ trưởng tập hợp danh sách của tổ để báo cáo. 3 - Nhóm học sinh có cùng đề tài thảo luận đề xuất các bước tiến hành và dự kiến nội dung báo cáo.
- - Học bài - Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập. - Hoàn thiện thí nghiệm và nội dung của hoạt động 2.2. - Hoàn thiện báo cáo phần vận dụng. - Nghiên cứu trước bài 1 – phần I: Nguyên tử.