Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Giữ chữ tín

pptx 25 trang Thu Mai 03/03/2023 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Giữ chữ tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_chan_troi_sang_tao_bai_4_giu_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Giữ chữ tín

  1. Giáo viên giảng dạy:
  2. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
  3. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Lời dạy của người bà trong bức tranh đề cập đến đức tính nào của con người?
  4. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  5. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. CHỮ TÍN CỦA CHỊ BÁN VÉ SỐ Chị Lành ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh Tuấn làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh Tuấn mua hai mươi tờ vé số và nhờ chị Lành giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh Tuấn có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6,6 tỉ đồng. Chị Lành đã trao tận tay anh Tuấn những tờ vé số trúng thưởng. Khi biết được câu chuyện, có người hỏi: ‘‘Sao chị không giữ những vé trúng giải cho riêng mình vì anh Tuấn cũng không biết mình trúng số, bây giờ nghĩ lại chị có tiếc không?”. Cười đôn hậu, chị trả lời: “Hồi đó tới giờ, tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ, dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này anh ấy chưa trả tiền, trúng hay không cũng là của anh ấy, tôi mà không trả thì mọi người coi tôi ra gì nữa!”. Anh Tuấn đã trả 200 000 đồng mua vé số và tặng chị Lành một tờ vé số trúng giải đặc biệt. Cả hai hoan hỉ, ngập tràn sự thân thương. (Theo Nguyệt Thanh, ngày 29/12/2011) Câu hỏi: - Em hãy cho biết chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín? - Thế nào là giữ chữ tín?
  6. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Báo cáo, thảo luận: CHỮ TÍN CỦA CHỊ BÁN VÉ SỐ Chị Lành ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh Tuấn làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh Tuấn mua hai mươi tờ vé số và nhờ chị Lành giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh Tuấn có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6,6 tỉ đồng. Chị Lành đã trao tận tay anh Tuấn những tờ vé số trúng thưởng. Khi biết được câu chuyện, có người hỏi: ‘‘Sao chị không giữ những vé trúng giải cho riêng mình vì anh Tuấn cũng không biết mình trúng số, bây giờ nghĩ lại chị có tiếc không?”. Cười đôn hậu, chị trả lời: “Hồi đó tới giờ, tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ, dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này anh ấy chưa trả tiền, trúng hay không cũng là của anh ấy, tôi mà không trả thì mọi người coi tôi ra gì nữa!”. Anh Tuấn đã trả 200 000 đồng mua vé số và tặng chị Lành một tờ vé số trúng giải đặc biệt. Cả hai hoan hỉ, ngập tràn sự thân thương. (Theo Nguyệt Thanh, ngày 29/12/2011) Trả lời: - Chi tiết trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín là:
  7. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Báo cáo, thảo luận: Thế nào là giữ chữ tín. Giữ lời hứa Làm việc đúng giờ Trách nhiệm thực hiện Quyết tâm thực hiện lời hứa lời hứa
  8. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Kết luận: Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
  9. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: - Các bức tranh trên thể hiện việc giữ chữ tín hay chưa giữ chữ tín? Chỉ ra hành vi giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín trong các bức tranh trên.
  10. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: - Các bức tranh trên thể hiện việc giữ chữ tín hay chưa giữ chữ tín? Chỉ ra hành vi giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín trong các bức tranh trên. - Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh?
  11. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Kết luận: Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,
  12. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Kết luận: Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
  13. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. TRƯỜNG HỢP 1: Trong buổi sinh nhật của em, Câu hỏi: N, M, L đến muộn gần 45 phút mà không báo - Em có suy nghĩ gì về trước và cũng không xin lỗi. hành vi của N, M, L?
  14. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. TRƯỜNG HỢP 2: Em tìm quả bóng để chơi mà Câu hỏi: không thấy. Thì ra, H mượn một tuần trước và - Em có suy nghĩ gì về hứa cuối tuần trả nhưng lại quên. việc làm của bạn H?
  15. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: TRƯỜNG HỢP 3: Chiều này, do mãi chơi với nhóm bạn, K đã quên nhiệm vụ đón em gái đi - Em có suy nghĩ gì về học về như lời bố dặn. việc làm của bạn K?
  16. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Theo em, những người không Làm thế nào để luôn giữ chữ biết giữ chữ tín, không tôn tín với người thân, thầy cô, bạn trọng chữ tín có đáng bị phê bè? phán hay không? Vì sao?
  17. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Kết luận: Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm; đồng thời phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
  18. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  19. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về chữ tín tương ứng với các bức tranh sau và rút ra ý nghĩa.
  20. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. - Theo em trong các tình huống trên bạn nào biết giữ chữ tín, bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao? - Em có lời khuyên gì với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên?
  21. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. - Theo em trong các tình huống trên bạn nào biết giữ chữ tín, bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao? - Em có lời khuyên gì với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên?
  22. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu. Việt Nam có nhiều mặt hàng, sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước, được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng một số người sản xuất, kinh doanh vì tham lợi nhuận cao mà cố ý làm hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng. (Theo Hiền Hoà, Thương hiệu hàng Việt Nam ngày càng được khẳng định, ngày 05/6/2019) Yêu cầu: – Tìm và kể tên những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước. – Nêu suy nghĩ của em về những hành vi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo uy tín với khách hàng. – Viết đoạn văn (7 – 10 dòng) với lời hứa về việc giữ chữ tín nếu em là người sản xuất, kinh doanh trong tương lai.
  23. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  24. Tiến trình dạy học Mở đầu Khám phá Luyện tập Vận dụng Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây và thực hiện.
  25. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THAM GIA BUỔI HỌC