Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Ôn tập truyện (Truyện ngắn)

pptx 244 trang Thu Mai 04/03/2023 5030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Ôn tập truyện (Truyện ngắn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_them_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_bai_9_on.pptx

Nội dung text: Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Ôn tập truyện (Truyện ngắn)

  1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Báo cáo sản phẩm dạy học dự án: - Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên: Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 9, ví dụ: + Tạ Duy Anh và truyện hay viết cho thiếu nhi. + Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của tuổi thơ (Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn). - Nhóm 3: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh)
  2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm. GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập: Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.
  3. - GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 9: KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: +Văn bản 1: : Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh) + Văn bản 2: Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh) Thực hành Tiếng Việt: Trạng ngữ Thực hành đọc hiểu: + Văn bản: Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn) Viết Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
  4. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN  KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN 1. Đặc điểm thể loại truyện ngắn: - Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp, Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam xuất hiện tương đối muộn. - Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,
  5. - Lời người kể chuyện là lời của người đã kể lại câu chuyện. + Ngôi thứ nhất thứ nhất: lời của người kể là lời của người xưng "tôi". Ví dụ: "Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo" (Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh). + Ngôi thứ ba: lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện. Ví dụ: "Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con" (Thạch Sanh). Lời nhân vật là lời của một nhân vật trong truyện, ví dụ lời Thánh Gióng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây." (Thánh Gióng).
  6. 2. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn - Cốt truyện: Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính. - Người kể chuyện: Người kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phân biệt được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhân vật: Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói. - Rút ra đề tài, chủ đề của truyện và tình cảm của nhà văn. - Rút ra được bài học cho bản thân.
  7.  VĂN BẢN ĐỌC HIỂU : Hoàn thành phiếu học tập 01 Tên truyện Bức tranh của em gái Điều không tính trước Chích bông ơi! (Cao tôi ( Tạ Duy Anh) (Nguyễn Nhật Ánh) Duy Sơn) (nhóm 1, 2) (nhóm 3, 4) (nhóm 5, 6) 1. Các nhân vật và sự kiện chính của truyện 2. Ngôi kể 3. Nội dung, ý nghĩa truyện 4. Đặc sắc nghệ . . . thuật
  8. ÔN TẬP: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I. TÁC GIẢ TẠ DUY ANH - Tên khai sinh là Tạ Việt Đãng, sinh năm 1959, quê ở Hà Nội - Là nhà văn trẻ trong thời kì đổi mới, có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi như: Quả trứng vàng, Vó ngựa trở về, Bức tranh của em gái tôi, Hiệp sĩ áo cỏ, Phép lạ, - Truyện viết cho thiếu nhi của ông trong sáng, đậm chất thơ, giàu ý nghĩa nhân văn. - Bên cạnh truyện ngắn, ông còn sáng tác một số truyện vừa, tiểu thuyết,
  9. II. VĂN BẢNBỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong 1. Xuất xứ cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong 1998. - Người kể chuyện là người anh trai 2. Người - Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng tôi. kể chuyện Sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể khai thác được chiều sâu tâm lí nhân vật bởi nhân vật tham gia vào tiến trình truyện kể.
  10. 3. Tóm Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - tắt (nhân Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội vật họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo vì chính: cô bé hay tự làm bẩn và lục lọi đồ. Cô bé có sở thích vẽ tranh người nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát anh trai, hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc em gái này tỏ ra ghen tị và xa lánh em gái. Kiều Phương tham gia Kiều trại thi vẽ tranh quốc tế và đạt giải Nhất với bức vẽ “Anh trai Phương- tôi”. Khi chứng kiến bức tranh của em gái, người anh trai Mèo) xúc động, nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
  11. - Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được mọi người phát hiện. - Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giải”): Lòng ghen tị 4. Bố cục và mặc cảm của người anh khi tài năng của em gái được (3 phần) phát hiện. - Phần 3 (còn lại): Tâm trạng, cảm xúc của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái.
  12. *Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 5. Đặc - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. sắc về - Ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ diễn biến tâm lí nội tự nhiên, chân thực. dung * Nội dung: và nghệ - Truyện cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu thuật: của em gái đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của chính mình. - Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đặc biệt với lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.
  13. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Nêu vấn đề: - Giới thiệu tác giả Tạ Duy Anh. - Giới thiệu truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật. Ví dụ: Trong cuộc sống, khi ta đứng trước thành công, niềm vui của người thân, của bạn bè, con người có những cảm xúc và cư xử khác nhau. Có người vui vẻ, chúc mừng, rồi học tập làm theo; song cũng có những lúc ta lại bị những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm hồn. Đó là chút gì tự ti, đố kị, thấy mình kém cỏi. Và không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đấu tranh với cảm xúc tiêu cực, để sống yêu thương và trân trọng. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện cảm động ghi lại tinh tế trạng thái tâm lí của con người trước thành công của người thân và gợi bao ý nghĩ nhân văn của cuộc sống.
  14. 2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: xuất xứ, nhân vật, tóm tắt, bố cục, khái quát giá trị của văn bản, B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 2.1. Nhân vật người anh a) Trước lúc tài năng của em được phát hiện - Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, chê bai em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con - Coi thường em là trẻ con, không cần để ý đến những trò nghịch ngợm ấy và vẫn thương yêu, gần gũi em.
  15. b) Khi tài năng của em gái được phát hiện: - Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên. - Người anh: + Thái độ: buồn rầu, muốn khóc, thất vọng về bản thân; hay gắt gỏng, bực bội với em, xa lánh và đố kị với em. + Hành động: Lén xem tranh của em gái. Trút ra một tiếng thở dài Hay gắt gỏng với em, đẩy em ra Miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo. => Tự ái, mặc cảm, đố kị với tài năng của em gái. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực, tự nhiên.
  16. c) Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái: * Bức tranh : - Đóng khung, lồng kính - Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh; mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng kỳ lạ, vừa suy tư mơ mộng. => Bức tranh đẹp, có hồn. Người anh nhận ra bức tranh là thông điệp về lòng yêu thương mà người em gái đã dành cho mình.
  17. *Diễn biến tâm trạng của người anh: - Ngạc nhiên vì bé Phương lại vẽ mình, và sao bức tranh lại đẹp thế kia - Hãnh diện tự hào: em lại vẽ chính mình với một vẻ đẹp hoàn hảo - Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái. => Đây là sự hối hận chân thành, tự nhận thức về bản thân.
  18. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ là những từ ngữ diễn tả các cấp độ của cảm xúc khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhằm bộc lộ sự bối rối trong tâm lí nhân vật người anh khi nhận ra tình cảm yêu thương mà em gái dành cho mình Dòng cảm xúc của người anh được đẩy lên cao trào (nhìn như thôi miên vào bức tranh) và muốn khóc. Khác với lần trước khóc vì sự mặc cảm kém cỏi, lần này người anh muốn khóc vì xúc động, ăn năn, hối hận khi nhận ra tấm lòng bao dung, nhân hậu của em gái dành cho mình. - Nghệ thuật: miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
  19. 2.2. Nhân vật em gái Kiều Phương * Ngoại hình: - Tên là Kiều Phương - Anh đặt cho biệt hiệu là Mèo bởi vì khuôn mặt luôn bị chính người em bôi bẩn. - Dùng tên Mèo để xưng hô với bạn thật vui vẻ - Hay lục lọi các đồ vật => Hồn nhiên vô tư trong sáng, dễ thương.
  20. * Sở thích: Yêu thích vẽ. - Em tự chế thuốc vẽ bằng những vật liệu có sẵn trong nhà từ các xoong nồi, bí mật vẽ tranh. - Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào tranh: cái bát cám lợn sứt mẻ cũng trở nên ngộ nghĩnh; con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại rất dễ mến => Là cô bé chăm chỉ, say mê nghệ thuật, có năng khiếu hội họa, đáng khâm phục.
  21. *Tính cách, tình cảm dành cho gia đình, mọi người: - Vui vẻ chấp nhận biệt hiệu “Mèo” anh tặng. - Dễ thân với bé Quỳnh, chú Tiến Lê ( họa sĩ) - Bị anh mắng vô cớ cũng không khóc hay cãi lại. - Đi thi vẽ tranh - vẽ về anh trai với tất cả tình yêu thương anh. - Được giải, hồ hởi ôm cổ anh chia vui. => Bức tranh đạt giải đã thể hiện tài năng hội họa vượt trội và tấm lòng nhân hậu, yêu thương anh của Kiều Phương.
  22. Nhận xét: - Kiều Phương là cô bé hồn nhiên vô tư, đáng yêu, có tài năng hội họa, có tấm lòng trong sáng, khoan dung, độ lượng - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Quan sát tinh tế, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói. + Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
  23. 2.3. Đánh giá về 2 nhân vật - Điểm khác nhau của hai nhân vật chính: + Người em (Kiều Phương): vô tư, trong sáng, hồn nhiên, rất yêu mến anh trai và có tài hội hoạ. +Người anh: thường tỏ ra ghen tị, bực tức, khó chịu với em gái khi phát hiện ra tài năng của em. Nhưng người anh đã kịp nhận ra lỗi lầm của mình khi đứng trước bức tranh của em gái vẽ mình.
  24. - Điểm khác nhau trong nghệ thuật xây dựng 2 nhân vật: + Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. + Người kể chuyện là người anh theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”). Ngôi kể này giúp thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ của người kể một cách chân thực, đầy đủ hơn. Còn các nhân vật khác được kể qua lời kể của nhân vật người anh nên chủ yếu thể hiện qua việc làm, lời nói, hành động.
  25. 3. Đánh giá khái quát *Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. - Ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ diễn biến tâm lí tự nhiên, chân thực. *Nội dung: - Truyện cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của chính mình. - Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đặc biệt với lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.
  26. IV.LUYỆN ĐỀ DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Người em gái C. Bé Quỳnh B. Người em gái, anh trai D. Người anh trai
  27. Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi? A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa
  28. Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì? A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  29. Câu 4. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao? A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ CC. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước D. Vui mừng vì em có tài
  30. Câu 5. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình? A. Em gái mình vẽ không đẹp B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường C. Em gái vẽ sai về mình D. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
  31. DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU Đề số 01: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: – Con có nhận ra con không?
  32. Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.” Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: - Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" (Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
  33. Câu 1a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 1b. Xác định ngôi kể và tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Câu 3a. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm trong câu văn: “Vậy mà dưới mắt tôi thì ” là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Câu 3b. Tại sao người anh “muốn khóc quá”? Câu 3c. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân ái của em con đây" cho em hiểu điều gì mà tác giả muốn gửi gắm? Câu 4: Theo em, đoạn trích muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?
  34. Gợi ý làm bài Câu 1a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự Câu 1b. - Ngôi kể thứ nhất: người anh kể, xưng “tôi” - Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó của văn bản + Khai thác được chiều sâu tâm lí bới nhân vật tham gia vào tiến trình truyện kể. + Làm cho câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn, tin cậy.
  35. Câu 2. Những từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. Câu 3a. - Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì - Dấu ba chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, không nói lên lời của người anh, tự thấy trách bản thân mình.
  36. Câu 3b. - Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động, suy nghĩ của của mình đã đối xử không tốt với em, ghen tị, đố kị với em. - Người anh khóc vì cảm động trước tấm lòng nhân hậu của em: người em gái vẫn luôn yêu quý anh trai, người anh vẫn luôn đẹp, luôn hoàn hảo trong mắt em gái.
  37. Câu 3c. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân ái của em con đấy" cho em hiểu điều mà tác giả muốn gửi gắm: + Người anh trai vẫn còn những đức tính tốt đẹp: thẳng thắn nhận ra sai lầm của mình, tự nhận thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của người em. + Tấm lòng nhân hậu và trong sáng của người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra khuyết, sự đố kị, để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. + Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.
  38. Câu 4: Đoạn trích có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
  39. Đề bài 02: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật cùa mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bẻ hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi - Cậu bé ngập ngừng.
  40. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó. cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sê mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (Hạt giống tâm hồn - Nhiều tác giả. Quyển 4. NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
  41. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2. Quà tặng nào của nhân vật tôi khiến cậu bé thích thú và ngưỡng mộ? Câu 3. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
  42. Gợi ý làm bài Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự . Câu 2. Quà tặng của nhân vật tôi khiến cậu bé thích thú và ngưỡng mộ: một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp. Câu 3. HS có thể trả lời 1 trong các cách sau: + Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho người em. + Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương người em
  43. Câu 4. Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học của riêng mình miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người
  44. Đề số 03: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [ ] Một tuần sau, gia đình tôi có một chuyến đi du lịch. Tôi ngồi ở băng ghế sau, say mê đọc cuốn tiểu thuyết yêu thích trong khi cha và em trai tôi ngồi ghế trước trò chuyện. Những lời em nói khiến tôi chú ý và tôi giả vờ vừachăm chú đọc sách vừa lắng nghe cuộc trò chuyện của hai người. Em kể với cha: “Tuần trước, con với chị đi bộ ra trạm xe buýt. Tụi con đã nói chuyện với nhau rất vui và chị tốt với con lắm”. Những lời em nói thật chân thành và giản dị. Em không những không ghét tôi mà còn nghĩ tôi là một người chị tốt. Tôi gấp sách lại và nhìn chằm chằm vào bìa sách. Gương mặt của tác giả nhoè đi trong nước mắt của tôi.
  45. Tôi không dám nói mối quan hệ hiện tại của chị em tôi là hoàn hảo. Tôi chỉ có thể nói giờ đây tôi không còn trừng mắt nhìn em nữa. Tôi sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng. Tôi sẽ dạy em học và chỉ em cách sử dụng máy vi tính. Tôi sẽ trò chuyện nhiều hơn với em – đó là những cuộc trò chuyện nhàm chán theo một cách dễ thương nhất. Và trên hết, tôi sẽ gọi em bằng cái tên Eric Carter cha mẹ đặt cho em thay vì những biệt danh xấu xí như trước đây. (Trích Chị sẽ gọi em bằng tên, Jack Canfield & Mack Victor Hansen, cuốn Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn).
  46. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Theo đoạn trích, trước đây nhân vật người chị có cách đối xử không hay với em trai mình thể hiện qua những hành động nào? Câu 3. Theo em, vì sao người chị trong đoạn trích trên lại khóc? Câu 4. Qua đoạn trích, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
  47. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự Câu 2 : Theo đoạn trích, trước đây nhân vật người chị có cách đối xử không hay với em trai mình thể hiện qua những hành động như: trừng mắt nhìn em; thấy ngượng ngùng khi đi cùng em giữa chốn đông người; gọi em bằng những biệt danh xấu xí thay vì tên gọi thật cha mẹ đặt.
  48. Câu 3 : Người chị đã khóc khi nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố mình. Người chị cảm động vì em trai không hề ghét chị mà luôn coi cô là một người chị tốt, mặc dù người chị đã có nhiều hành động tỏ ra lạnh lùng, ghét bỏ em trai. Những giọt nước mắt của người chị cho thấy cô hối hận về những hành động, thái độ của mình đối với em trai trước đây, cô cảm động trước tấm lòng bao dung và tình cảm của em trai dành cho mình.
  49. Câu 4 : HS rút ra bài học của bản thân. Có thể nêu: Chúng ta cần phải biết yêu thương, trân trọng, sẻ chia và thấu hiểu đối với những người thân trong gia đình, bởi họ là những người luôn yêu thương ta vô điều kiện, luôn bên cạnh ta dù ta thành công hay thất bại.
  50. Đề bài 04: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”. Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái gằn giọng:“Không có!”. Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”. Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.” (Những câu chuyện cuộc sống)
  51. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Câu 2: Chỉ ra một trạng ngữ chỉ thời gian trong đoạn trích. Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ đó. Câu 3a: Em có suy nghĩ gì về nhân vật cô gái và nhân vật cậu bé trong đoạn trích? Câu 3b: Đặt nhan đề cho đoạn trích. Câu 4: Đoạn trích trên muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì trong cuộc sống?
  52. Gợi ý trả lời: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2: - HS có thể chỉ ra một trong những trạng ngữ chỉ thời gian sau trong đoạn trích:Một ngày nọ; Một lát sau; Đúng lúc cô định đóng cửa lại. + Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. + Một lát sau, có tiếng gõ cửa. + Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!” - Tác dụng liên kết câu của trang ngữ: ví dụ trạng ngữ “Một hôm nọ”: nêu bối cảnh thời gian chung của câu văn chứa nó và các câu còn lại để nói về lòng tốt bụng, nhân hậu của cậu bé dành cho cô gái hàng xóm, đối lập với sự ích kỉ của cô ta.
  53. Câu 3: - Cô gái hàng xóm: qua suy nghĩ của cô gái kia có thể thấy cô ta là một người ích kỉ, nhỏ nhen, coi trọng vật chất hơn tình cảm. - Cậu bé (và mẹ cậu) là người giàu lòng nhân ái, dù nghèo khó những giàu tình yêu thương, biết chia sẻ với những người hàng xóm. Câu 3b: Nhan đề: GV tôn trọng quyết định chọn nhan đề của học sinh nhưng cần chú ý kĩ năng đặt nhan đề: - Ngắn gọn, rõ ràng, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm - Nhan đề có thể là một chi tiết tiêu biểu, một nhân vật, tình huống, một ý nghĩa nổi bật nhất của tác phẩm - Ví dụ: Một ngọn nến, thắp sáng, xóm trọ nghèo, chớ nên vội vàng
  54. Câu 4: HS có thể lựa chọn một trong những thông điệp sau và lí giải: - Không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá người khác - Phải biết giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn - Không nên chỉ biết sống ích kỉ cho riêng mình
  55. Đề bài 05: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giá diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì như cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đây là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đơi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi! Cánh diều tuổi thơ ngọc ngà bay đi, mang đi nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh)
  56. Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? Câu 2: Chỉ ra những chi tiết tác giả dùng để tả cánh diều? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ”. Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Câu 5: Từ văn bản, theo em ước mơ có vai trò gì đối với con người
  57. Gợi ý trả lời: Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: miêu tả, biểu cảm. Câu 2: Những chi tiết tác giả chọn để miêu tả cánh diều: - Mềm mại như cánh bướm - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. - Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
  58. Câu 3: BPTT so sánh - Tác giả so sánh "bầu trời tự do" với "tấm thảm nhung khổng lồ" " - Tác dụng: Hình ảnh bầu trời ban đêm hiện lên thật đẹp, kì bí, huyền ảo khiến ta xao xuyến. Bầu trời cho ta cảm giác thật thư thái, yên bình, nó mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung. Qua đây ta thấy tác giả là người có trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo và ngòi bút miêu tả tinh tế, điêu luyện.
  59. Câu 4: - Cánh diều tuổi thơ hiện lên với biết bao kỉ niệm trong sáng, những hồi ức khó quên của chính tác giả. - Hình ảnh cánh diều sẽ sát cánh bên tác giả suốt cả cuộc đời - tác giả muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta cần luôn có cho mình những ước mơ và khát vọng, và hãy hành động để thắp sáng những ước mơ và khát vọng ấy, bay cao, bay xa mãi như những cánh diều kia-thỏa sức mình, nỗ lực bay cao giữa chân trời rộng lớn.
  60. Câu 5: Từ văn bản, theo em ước mơ có vai trò rất lớn đối với con người: - Giúp mỗi người luôn nỗ lực, cố gắng để vươn lên và đạt được thành công - Luôn lạc quan, tin tưởng vào điều tốt đẹp - Giúp con người rèn tính kiên trì, có động lực, dám nghĩ dám làm, phát huy được khả năng của bản thân. -
  61. DẠNG 3: VIẾT NGẮN Yêu cầu: Viết đoạn văn kể lại một đoạn trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.
  62. Đoạn văn tham khảo: Kể từ khi cả nhà phát hiện ra tài năng vẽ của Kiều Phương, người anh trai luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, cậu chỉ muốn khóc. Cậu thấy buồn bã, thất vọng về bản thân khi chẳng tìm thấy một năng khiếu gì ở mình. Và dần dần mỗi ngày, cậu không hiểu vì sao lại không thể thân thiết với em gái như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở em gái là cậu gắt um lên. Cậu đã quyết định làm một việc đáng xấu hổ là xem trộm những bức tranh của em gái. Khi xem những bức tranh do chính tay em gái mình vẽ, cậu như không tin vào mắt mình. Quả thực đứa em gái của cậu rất tài năng. Gấp lại những bức tranh của em gái, cậu chỉ biết thở dài.
  63. *Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn: STT Tiêu chí Đạt/ Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn 2 Đoạn văn tập trung kể lại một đoạn truyện trong tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 5 Đoạn văn có sử dụng một số trạng ngữ theo yêu cầu của đề.
  64. I. TÁC GIẢ - Sinh năm: ngày 7 tháng 5 năm 1955 - Quê: làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. -Bút danh: Chu Đình Ngạn, Đông Phương Sóc, Lê Duy Cật, - Vị trí: Là nhà văn hiện đại, là cây bút tiêu biểu của thời kì đổi mới. - Sự nghiệp văn học: + Đề tài: Ông rất thành công trong việc tái hiện và đưa người đọc trở về những năm tháng tuổi thơ dữ dội cùng với bè bạn, cùng với những thứ cảm xúc mơ hồ tuổi mới lớn mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua.
  65. + Tác phẩm: Khối lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 100 tác phẩm: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Cho tôi xin một vé về tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua, .là những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. + Giải thưởng: Ông nhận được rất nhiều giải thưởng: Giải thưởng văn học trẻ hạng A, huy chương Vì thế hệ trẻ, giải văn học Asean.
  66. II. VĂN BẢN ĐIỀU KHÔNG TÍNH TRƯỚC 1. Xuất xứ: 1988, in trong tập Út Quyên và tôi. 2. Thể loại: Truyện ngắn 3. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
  67. 4. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Nhân vật: tôi, Nghi, Phước - Các sự kiện chính: (1) Trong một trận bóng đá, vì hiểu lầm sau pha bóng việt vị mà nhân vật “tôi” đem lòng ghét người bạn tên Nghi, có ý định tìm bạn để “đánh nhau”. (2) Tôi rủ thêm thằng bạn tên Phước, chuẩn bị vũ khí và lên kế hoạch đón đường Nghị để đánh bạn cho bõ tức.
  68. (3) Khi vừa gặp tôi giữa đường, Nghi đã chủ động làm hoà với bạn, tặng “tôi” sách về luật bóng đá, rủ “tôi” và Phước cùng đi xem phim; trước thái độ hoà giải của Nghị, “tôi” đã không thực hiện kế hoạch đánh bạn như đã bàn trước đó mà vui vẻ nhận lời đi xem phim. (4) Cả 3 cùng choàng vai nhau đi trên đường, cùng bàn luận về bộ phim nói về tình bạn sắp xem.
  69. 5. Bố cục: 2 phần + Phần 1: (Từ đầu đến lăn đùng ra đất): Nguyên nhân và sự chuẩn bị cho trận đánh nhau. + Phần 2: " Còn lại": Điều không tính trước khi giải quyết mâu thuẫn.
  70. 6. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật a. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với tài dẫn dắt, tạo tình huống căng thẳng, kịch tính. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật sinh động, am hiểu tâm lí và tính cách của thiếu nhi. b. Nội dung: - Truyện đem đến bài học về cách ứng xử điềm tĩnh, tích cực khi giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè. - Từ đó, truyện ca ngợi, đề cao tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn.
  71. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả Nguyễn Nhật Ánh, truyện ngắn Điều không tính trước, khái quát chủ đề của văn bản. Nguyễn Nhật Ánh được biết đến như người dẫn lối cho độc giả tìm về những năm tháng tuổi thơ. Đọc văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc phải bồi hồi, lắng đọng trước những câu chuyện buồn, vui, của tuổi mới lớn, trong sáng và mong manh như những hạt sương sa, những ký ức tuổi thơ, thời cắp sách tới trường, cùng tình cảm gia đình, bạn bè. Truyện ngắn “Điều không tính trước” là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn đem đến một bài học giản dị mà ý nghĩa về cách ứng xử trong tình bạn.
  72. 2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: xuất xứ, phương thức biểu đạt chính, thể loại, cốt truyện, B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 2.1. Tình huống mâu thuẫn - Nguyên nhân mâu thuẫn giữa nhân vật “Tôi” và Nghi: xuất phát từ pha bóng việt vị mà nhân vật “tôi” sút vào khung đội đội của Nghi. - Phản ứng của 2 nhân vật sau pha bóng việt vị: + Nghi nhất định không công nhận bàn thắng, lúc về còn nhe răng trêu “tôi”, cười hô hố + Nhân vật “tôi” ấm ức sau pha việt vị trong trận bóng đá hôm trước, cho rằng Nghi ăn gian, chọc tức mình => “tôi” muốn đánh Nghi để trả thù cho bõ tức. => Cả 2 đều chưa tìm thấy điểm chung rằng đây chỉ là trận bóng giao hữu để nâng cao tinh thần đoàn kết nên bên nào thắng thua không quan trọng bằng sự vui vẻ hòa thuận trong tình bạn.
  73. 2.2. Cách giải quyết mâu thuẫn của các nhân vật: *Nhân vật “tôi”: - Chuẩn bị kĩ càng để gặp Nghi đánh nhau: + Chủ động đón đường Nghi để đánh nhau. + Chuẩn bị kỹ càng: Tìm “” vũ khí”; rủ Phước cùng tham gia, lên kế hoạch đầy đủ - Chặn đường gặp Nghi để đánh Nghi. - Phản ứng của nhân vật “tôi” khi hiểu ý định tốt của Nghi: Khi Nghi chủ động gặp “Tôi”để giảng hoà, còn tặng “Tôi” sách.
  74. + “Tôi” bỏ “vũ khí” và ý định đánh nhau. + Lấp liếm ý định đánh bạn trong ngại ngùng. + Khi hiểu ý định tốt của Nghi, “Tôi” sợ Phước bắn Nghi nên đã nhanh chân đứng chắn giữa Phước và Nghi. =>Nhân vật “Tôi” được khắc hoạ là một cậu học trò nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng nhưng cũng là một cậu bé tốt bụng, vị tha.
  75. *Nhân vật Nghi: + Chủ động tìm gặp nhân vật “tôi” để hoà giải sau vụ hiểu lầm trong trận bóng đá. + Cho “tôi” mượn sách luật về bóng đá; rủ “tôi” và Phước cùng đi xem phim + Choàng vai các bạn cùng đi đến rạp xem phim. => Nhân vật Nghi là một cậu bé vô tư, cởi mở và nhân hậu; có cách cư xử tự nhiên, gần gũi, chân tình với bạn bè.
  76. *“Điều không tính trước” trong câu chuyện là: trước khi gặp Nghi, nhân vật “tôi” đã hình dung ra một trận đánh quyết liệt với đối thủ là nhân vật Nghi. Nhưng Nghi chẳng hề có suy nghĩ và hành động chuẩn bị cho việc đánh nhau như “tôi” mà còn cư xử rất tự nhiên, chân tình với bạn. Chính điều đó làm nhân vật “tôi” đi từ bất ngờ đến ngượng ngùng trước ý nghĩ đánh bạn trước đó. Hiểu được thiện ý của Nghi, nhân vật “tôi” đã từ bỏ ý định đánh bạn và hoà giải trong vui vẻ.
  77. 2.3. Suy nghĩ về cách kết thúc truyện - Kết thúc truyện đầy hấp dẫn: Mở đầu truyện, người đọc căng thẳng, hồi hộp, lo lắng vì sẽ có một trận ẩu đả diễn ra quyết liệt giữa nhân vật “tôi” và nhân vật Nghi (qua miêu tả suy nghĩ, cách chuẩn bị vũ khí, cách bày binh bố trận của “Tôi”, ). Nhưng bằng tấm lòng nhân hậu, nhân vật Nghi đã hoá giải mâu thuẫn giữa 2 người bạn khi chủ động đưa sách và rủ “tôi” đi xem phim. Kết thúc truyện khiến người đọc bất ngờ khi không có trận quyết chiến nào xảy ra mà chỉ thấy tràn đầy yêu thương của một tình bạn đẹp, chân thành. ➔Ý nghĩa kết thúc truyện: + Kết thúc truyện gợi cho người đọc nhớ tới câu tục ngữ “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. + Gửi gắm thông điệp: sự đoàn kết và tình bạn chân thành, trong sáng sẽ có sức mạnh to lớn như sức mạnh của người khổng lồ trong truyện cổ.
  78. 3. Đánh giá khái quát a. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với tài dẫn dắt, tạo tình huống căng thẳng, kịch tính. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật sinh động, am hiểu tâm lí và tính cách của thiếu nhi. b. Nội dung: - Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi sự điềm đạm, bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo khi giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè cũng như sự đoàn kết trong tình bạn; phê phán sự bốc đồng, hiếu thắng. - Từ đó, truyện ca ngợi, đề cao tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn.
  79. IV. LUYỆN TẬP DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Truyện “Điều không tính trước” của Nguyễn Nhật Ánh trích trong tập nào? A. Chuyện cổ tích dành cho người lớn (1987) B. Bí mật của một võ sĩ (1989) C. Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012) D.D Út Quyên và tôi (1995)
  80. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Điều không tính trước là: A. Miêu tả B.B Tự sự C. Biểu cảm Câu 3: Tác phẩm được kể ở ngôi kể nào? AA. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ 3
  81. Câu 4: Ai là nhân vật chính của truyện? A. Nhân vật xưng “tôi” B. Nghi C. Phước DD. Nhân vật xưng “tôi”, Nghi, Phước
  82. Câu 5. Nguyên nhân dẫn đến sự việc "Tôi chuẩn bị đánh nhau" là gì? AA. Xích mích trong một trận bóng. B.Xích mích trong một trận chơi bi. C.Xích mích vì một bạn gái. D.Xích mích trong gia đình.
  83. Câu 6: Hình ảnh cuối truyện "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ." gợi liên tưởng về câu ca dao, tục ngữ nào? A.A Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. B. Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bờ mới nên. C. Bán anh em xa mua láng giềng gần. D. Ba đồng một mớ muộn phiền. Bán đi, đổi lấy bình yên về xài.
  84. Câu 7: Điều không tính trước trong câu chuyện là điều gì? A. Nhân vật “Tôi” đã chủ động tim nhân vật Nghi để đánh nhau BB. Nhân vật Nghi đã chủ động tìm nhân vật “Tôi” để giảng hoà, đưa bạn cuốn sách và rủ đi xem phim. C. Nhân vật Phước nấp trong bụi cây chờ Nghi D. Cả 3 cùng đi xem phim
  85. Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất: Chủ đề của truyện “Điều không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh) là: A. Phê phán sự tham lam B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng C. Ca ngợi, đề cao tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn D. Ca ngợi lòng thương người, sự giúp đỡ trong cuộc sống
  86. DẠNG 2: LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU Đề số 01: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi đưa cái kềm cho Nghi và liếc lại phía bụi cây. Phước đang nhấp nhổm trong đó, tôi thấy đầu nó nhô lên hụp xuống liên hồi. Thấy tôi đưa "vũ khí hóa học" cho địch thủ nó càng hồi hộp tợn. Nó giương ná thun lên ra ý hỏi, tôi bèn khoát tay bảo thôi. Nhưng chắc nó tưởng tôi ra hiệu "khai hỏa" liền kéo thật căng sợi thun, chuẩn bị bắn. Tôi hoảng hốt vội nhảy tới một bước, đứng chắn giữa nó và Nghi. Thấy điệu bộ lạ lùng của tôi, Nghi thắc mắc: - Mày làm gì vậy? - À không! - Tôi ấp úng. Nghi nhìn về phía bụi cây: Có gì đằng đó vậy?
  87. Biết không thể giấu được, tôi đành đáp: - Thằng Phước! Nó đang rình bắn chim! Và tôi quay về phía bụi cây la lớn: - Ra đi, Phước ơi! Con chim của mày bay mất rồi! Phước cầm giàn thun lò dò bước ra: - Tụi mày nói chuyện lớn quá làm con chim bay mất, uổng thiệt! Nghi vỗ vai nó, an ủi: - Thôi, bỏ con chim đi! Bây giờ ba đứa mình đi xem phim "Trộm mắt phật". Phước khịt mũi: - Phim hay không mày? - Tuyệt! Có hoàng đế Ama và tên trộm Abu, hay lắm! - Hai tay này đánh nhau hả?
  88. Nghi ngơ ngác: - Đánh nhau gì? -Thì đánh nhau chứ đánh nhau gì! Đánh nhau bằng "vũ khí hóa học" đó! Nói xong, Phước nhìn tôi cười hích hích khiến tôi đỏ cả mặt. Nghi chẳng hiểu gì cả, nó choàng vai tôi và Phước kéo đi: - Không có đánh nhau đâu! Hai nhân vật này là bạn thân với nhau, một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp! Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ [ ] (Trích Điều không tính trước, Nguyễn Nhật Ánh, Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, NXB Giáo dục, 2004)
  89. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích. Câu 3. Kết thúc truyện: "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ” gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4. Em đã bao giờ mâu thuẫn với bạn bè chưa? Nếu có thì em sẽ chọn cách giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
  90. Gợi ý trả lời Câu 1.Xác định phương thức PTBĐ chính: tự sự biểu đạt chính của đoạn trích. - Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất (người kể xưng “tôi”) Câu 2. Xác định - Tác dụng: và nêu tác dụng của ngôi kể + Giúp câu chuyện trở nên chân thực, giàu sự tin tưởng hơn. trong đoạn trích. + Giúp nhân vật bộc lộ được tình cảm dễ dàng hơn.
  91. + Kết thúc truyện gợi cho người đọc nhớ tới câu tục ngữ “Ba Câu 3: cây chụm lại nên hòn núi cao”. Suy nghĩ + Gửi gắm thông điệp: sự đoàn kết và tình bạn chân thành, về kết thúc trong sáng sẽ có sức mạnh to lớn như sức mạnh của người truyện: khổng lồ trong truyện cổ. Câu 4: HS - Khi có mâu thuẫn với bạn bè cần bình tĩnh suy xét mọi việc chia sẻ trải xem nguyên nhân do đâu, cần tha thứ cho lỗi lầm của người nghiệm của khác và cũng cần biết suy xét lỗi sai của bản thân để sửa chữa. bản thân. - Tránh bốc đồng, hiếu thắng để mất đi tình bạn.
  92. Đề số 02: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì. Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”. Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
  93. Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”. Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: “Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?”. Và câu trả lời anh ta nhận được là: Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi. (Trích Quà tặng cuộc sống)
  94. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản. Câu 2. Người bạn đã khắc lên cát và đá những dòng chữ nào? Câu 3. Câu trả lời của người bạn viết chữ trên cát và trên đá ở cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4. Theo em, một người bạn tốt cần có những phẩm chất nào?
  95. Gợi ý trả lời Câu 1. Xác định phương thức biểu - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự đạt chính và ngôi - Ngôi kể: ngôi thứ ba kể của văn bản. Câu 2. Người - Người bạn đã khắc lên cát dòng chữ: “HÔM NAY, NGƯỜI bạn đã khắc lên BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”. cát và đá những - Người bạn đã khắc lên đá dòng chữ: “HÔM NAY, NGƯỜI dòng chữ nào? BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”.
  96. Câu 3. Câu trả lời - Câu trả lời của người bạn viết chữ lí giải lí do cậu viết trên cát và của người bạn viết trên đá vì muốn những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những chữ trên cát và nỗi trách hờn và viết điều tốt đẹp lên đá - nơi không cơn gió nào có trên đá ở cuối văn thể cuốn bay đi để ghi khắc điều tốt đẹp mà bạn đã làm cho mình. bản gợi cho em - Qua câu trả lời đó gợi cho em thông điệp về sự tha thứ và lòng biết suy nghĩ gì? ơn trong tình bạn. Câu 4. Theo em, một người bạn tốt HS đưa ra suy nghĩ cần có những Ví dụ: một người bạn tốt cần có những phẩm chất như: trung thực, vị phẩm chất nào? tha, bao dung, chân thành,
  97. Đề số 03: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán : “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.
  98. Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)
  99. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ ở câu văn: Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Câu 3: Nêu nội dung của văn bản? Câu 4: Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện?.
  100. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự đạt chính của văn bản là gì? Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ ở câu văn: Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Gợi ý Biện pháp tu từ so sánh: Khuôn mặt Douglas không đựợc xinh xắn của như những đứa trẻ khác.
  101. Câu 3: Nêu nội Câu chuyện ca ngợi ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , dung của văn nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh bản? có động lực vươn lên trong cuộc sống. Câu 4: Bài học rút ra cho bản Cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người thân em qua bất hạnh. câu chuyện?.
  102. DẠNG 3: VIẾT NGẮN Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (5- 7 dòng) nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong truyện “Điều không tính trước”.
  103. Gợi ý Đọc truyện ngắn “Điều không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh), em ấn tượng với nhân vật “tôi”. Trước tiên, nhân vật “tôi” hiện lên là một cậu bé có tính tình nóng nảy, bốc đồng. Vì ấm ức pha việt vị trong trận bóng đá hôm trước, cho rằng Nghi ăn gian, chọc tức mình mà “tôi” đã lên kế hoạch chặn đường Nghi để đánh Nghi – cậu bạn đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”. Nhưng khi hiểu ra ý tốt của Nghi muốn hoà giải thì “tôi” đã từ bỏ ý định đánh nhau và thấy ngại ngùng vì kế hoạch ban đầu của mình. Qua nhân vật “tôi” trong truyện “Điều không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh), em rút ra bài học cần phải bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo trong ứng xử hàng ngày cũng như sự đoàn kết trong tình bạn.
  104. Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) kể lại một lần hiểu lầm của em với bạn bè và cách em hoá giải hiểu lầm đó. Gợi ý * Dàn ý đoạn văn: + Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm hiểu lầm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. + Thân bài: Kể lại ngắn gọn diễn biến câu chuyện theo trình nhất định (trình tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể, rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân. * Hình thức đoạn văn: đảm bảo hình thức đoạn văn và dung lượng. - HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân, gửi gắm bài học.
  105. I. TÁC GIẢ CAO DUY SƠN - Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn. - Sinh ngày 28-4-1956 tại Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc. - Ông còn là một trong tám tác giả tiêu biểu ở Đông Nam Á được Hoàng Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn cùng phu nhân đích thân trao giải thưởng. - Tác phẩm: + Tiểu thuyết: Người lang thang; Cực lạc; Hoa mận đỏ; Đàn trời; Chòm ba nhà + Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu; Những đám mây hình người; Hoa bay cuối trời; Ngôi nhà xưa bên suối,
  106. II. VĂN BẢN CHÍCH BÔNG ƠI! 1. HCST, Xuất xứ: Viết tại Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi. 2. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 3. Ngôi kể: ngôi thứ ba 4. Cốt truyện: - Nhân vật chính: Ò Khìn (người con) và Dế Vần (người cha)
  107. - Tóm tắt : Cậu bé Ò Khìn phát hiện ra một chú chim chích bông non nớt tập bay bị mắc vào bụi gai nên gọi cha ra xem. Nhìn chú chim con, người cha là Dế Vần hồi tưởng và kể cho con trai nghe kí ức hồi nhỏ vì muốn bắt chú chim chích bông con để nuôi nên đã làm chết chích bông con, làm chim mẹ cứ kêu mãi vì tìm con. Kí ức buồn thời thơ ấu vẫn làm cho người cha ân hận cho mãi đến bây giờ. Cậu bé Khìn nghe xong câu chuyện của bố thì kêu bố hãy cứu chim con bị mắc trong bụi gai và thả chim lên bầu trời. Hai cha con cùng nhìn chú chim tung cánh lên bầu trời, trong lòng người cha cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
  108. 3 phần + Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vân bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ. 5. Bố cục + Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vần (người cha) hồi tưởng lại câu chuyện trong quá khứ. + Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Ò Khìn cứu và thả chú chim lên bầu trời.
  109. 6. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động. *Nghệ - Ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ kể linh hoạt, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. thuật: - Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi. Truyện ngắn “Chích bông ơi” (Cao Duy Sơn) là câu chuyện giàu ý nghĩa giáo * Nội dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi dung người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.
  110. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Nêu vấn đề Giới thiệu tác giả, văn bản và khái quát giá trị của văn bản. Nhà văn Cao Duy Sơn là một trong những nhà văn miền núi xuất sắc. Tác phẩm của ông luôn thấm đẫm không gian văn hóa Tày, nơi vừa có cái thô tháp của đá, vừa có chất trữ tình, lãng mạn của hoa trái và tấm lòng người miền núi thuần hậu, chất phác. Truyện ngắn “Chích bông ơi!”là một trong những truyện ngắn hay của nhà văn dành tặng con trai được viết vào tháng 3/1999 tại Cao Bằng quê hương nhà văn. Truyện ngắn đã đem đến cho chúng ta một bài học cảm động về cách ứng xử của con người với thế giới loài vật.
  111. 2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: thể loại, ngôi kể, cốt truyện, Truyện được kể theo ngôi thứ ba, kể về câu chuyện của cha con Dế Vần và Ò Khìn. Cậu bé Ò Khìn phát hiện ra một chú chim chích bông non nớt tập bay bị mắc vào bụi gai nên gọi cha ra xem. Nhìn chú chim con, người cha là Dế Vần hồi tưởng và kể cho con trai nghe kí ức hồi nhỏ vì muốn bắt chú chim chích bông con để nuôi nên đã làm chết chích bông con, làm chim mẹ cứ kêu mãi vì tìm con. Kí ức buồn thời thơ ấu vẫn làm cho người cha ân hận cho mãi đến bây giờ. Cậu bé Khìn nghe xong câu chuyện của bố thì kêu bố hãy cứu chim con bị mắc trong bụi gai và thả chim lên bầu trời. Hai cha con cùng nhìn chú chim tung cánh lên bầu trời, trong lòng người cha cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
  112. B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 2.1. Câu chuyện của người cha trong quá khứ *Lí do nhớ lại kỉ niệm cũ: Nhìn hình ảnh cậu con trai háo hức trước chú chim chích bông con bị mắc trong bụi gai, muốn bắt chim con để nuôi khiến người cha nhớ lại kỉ niệm buồn trong quá khứ cũng gắn với câu chuyện bắt chim chích bông con để nuôi.
  113. *Hồi ức buồn về câu chuyện bắt chim chích bông con để nuôi: - Khi bắt gặp chích bông: + Hồi hộp, nín thở, kiễng chân lên ngó. + Không nén nổi sự vui sướng, thò tay nhấc sinh linh đỏ hỏn ra khỏi tổ. + Khoe với pa trong vui sướng. + Không nghe lời ba nói, cầm chim non chạy đi chơi.
  114. - Khi thấy chích bông mẹ tìm con và làmchích bông con chết: + Lo lắng khi chim mẹ tìm con + Rân rấn nước mắt, giọng nghẹn ngào, tay run run đua ra chú chích bông đã chết. + Bật khóc nức nở, nước mắt chảy trên khuôn mặt đượm ân hận. + Ám ảnh trước tiếng chim kêu, tiếng nức nở ngày nào như vẫn run rẩy trong lòng. =>Dễ Vần hồi nhỏ là cậu bé hồn nhiên, hiền lành, giàu cảm xúc, biết nhận lỗi sai và ân hận, day dứt về những hành vi sai lầm của mình.
  115. 2.2. Câu chuyện hiện tại của hai cha con Ò Khìn *Ban đầu khi bắt gặp chú chim nhỏ bị mắc vào bụi gai trong vườn: - Ò Khìn háo hức trước chú chim con, muốn pa bắt cho để chơi. - Người cha nhớ lại kỉ niệm buồn trong quá khứ.
  116. *Khi người cha hồi tưởng và kể lại câu chuyện trong quá khứ: - Ò Khìn sau khi nghe câu chuyện của cha, em đã hiểu nỗi buồn và sự ăn năn của cha về cái chết của con chim nhỏ năm xưa nên không muốn điều tương tự lặp lại. - Ò Khìn cùng pa đã cứu giúp chích bông và quyết định thả chim chích bông về với mẹ. - Hai cha con dõi theo chim con tung cánh trên bầu trời, người cha chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm.
  117. *Nhận xét: - Cốt truyện truyện lồng truyện: hai câu chuyện đều giống nhau ở chỗ cả 2 cha con đều gặp tình huống giống nhau: thấy con chim chích bông nhỏ nên rất thích và muốn bắt để nuôi. - Vẻ đẹp tích cách của các nhân vật: + Ò Khìn là chú bé hồn nhiên, đáng yêu, thích tìm hiểu và khám phá thế giới. Cậu bé có tấm lòng nhân hậu, hiểu chuyện, biết yêu thương loài vật. + Dế Vần là một người cha rất giàu lòng nhân hậu, yêu thương (yêu thương con, yêu quý động vật chim muông, ). Anh biết giáo dục con từ chính những trải nghiệm của bản thân.
  118. 2.3. Ý nghĩa của câu chuyện - Qua câu chuyện, nhà văn muốn truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa: Hãy biết yêu thương, nâng niu và bảo vệ loài vật; đừng vô tình trở thành kẻ nhẫn tâm, thô bạo. - Truyện cũng nhằm ca ngợi những tâm hồn trong sáng, nhân hậu.
  119. 3. Đánh giá khái quát *Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động. - Ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ kể linh hoạt, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi. *Nội dung: Truyện ngắn “Chích bông ơi” (Cao Duy Sơn) là câu chuyện giàu ý nghĩa giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.
  120. IV. LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU Đề số 01: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: [ ]. Ò Khìn bước đến, cầm lấy tay pa, giọng năn nỉ: - Đứng dậy đi pa! Kia kìa, con chích bông kia kìa, pa cứu nó đi, không chiều nay mẹ nó bay đi tìm sẽ không thấy mất! Dế Vần đứng dậy, hai cha con bước đến bên bụi gai "mác hủi". Dế Vần lựa tay gỡ con chim ra khỏi đám gai. Nhìn vào mắt con, Dế Vần bỗng thấy ngực mình có tiếng thình thịnh, nhưng vẫn gắng cúi xuống đặt chú chích bông vào lòng bàn tay nhỏ xíu của nó.
  121. Ò Khìn vui sướng muốn hét, nhưng sợ tiếng kêu sẽ làm chú chim kinh động bay mất và như thế giây phút kì diệu được ngắm nghía sẽ rất ngắn. Đưa chích bông lên ngang mặt, Ò Khìn xòe bàn tay, chúm môi thổi nhẹ làm cho những chiếc lông vàng nâu rung lất phất, rồi nó chợt khẽ thầm thì: - Bay đi, bay về với mé mày đi, mé mày đang đợi đấy! Chích bông ơi! Chú chim tung cánh bay vút lên bầu trời. Phía dưới kia, Ò Khìn đang ngước nhìn theo, nó đưa bàn tay như những tia nắng vẫy vẫy tạm biệt. Dế Vần bỗng nở một nụ cười, nhìn chích bông non nớt đang nhẹ bay trong nắng thu, Dế Vần chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm. (Trích Chích bông ơi!, Cao Duy Sơn, Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc miền núi, NXB Giáo dục, 2004)​
  122. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Tìm trong đoạn trích các loại trạng ngữ khác nhau. Câu 3. Qua hành động của hai cha con trong văn bản, theo em, chú bé Ò Khìn và cha Dế Vần là người như thế nào? Câu 4. Rút ra thông điệp ý nghĩa qua đoạn trích trên.
  123. Gợi ý trả lời: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự Câu 2: Các trạng ngữ trong đoạn trích: - Nhìn vào mắt con, Dế Vần bỗng thấy ngực mình có tiếng thình thịch, (trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Nhìn vào mắt con) - Phía dưới kia, Ò Khìn đang ngước nhìn theo, nó đưa bàn tay như những tia nắng vẫy vẫy tạm biệt. (trạng ngữ chỉ địa điểm, vị trí: Phía dưới kia)
  124. Câu 3. Qua hành động giải cứu chú chích bông con của hai cha con trong văn bản, ta thấy chú bé Ò Khìn và người cha Dế Vần đều là những người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương loài vật. Câu 4. HS chia sẻ theo quan điểm cá nhân. Có thể rút ra thông điệp: Hãy biết yêu thương, nâng niu và bảo vệ loài vật; đừng vô tình trở thành kẻ nhẫn tâm, thô bạo.
  125. Đề số 02: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe tiếng dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dữ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè, xanh lét của Lợi, thầy đoán ngay ra thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn. Tai hoạ của Lợi chưa dừng lại ở đó. Lợi chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Thầy cũng có ý đó thật. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sực nhớ ra, nhắc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi đã bị đè xẹp lép từ đời nào. [ ]
  126. Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm. Không biết nghe đứa nào báo mà thầy Phu cũng đến. Thầy chắp hai tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn Lợi cử hành tang lễ cho chú dế. Tôi cầm cuốc phụ Lợi đào đất. Tôi cố đào cho thật sâu và vuông vức. Khi Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho thật đầy.
  127. Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi rồi như không kềm được, nó bật khóc nức nở. Tới lúc đó, thầy Phu không đứng bất động chắp tay sau lưng nữa. Thầy bước tới một bước và đưa tay ra, bấy giờ bọn tôi mới biết nãy giờ thầy vẫn giấu sau lưng một vòng hoa kết bằng những bông hoa tim tím. Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi sứt, thầy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nghe con.” (Trích Tuổi thơ tôi, Nguyễn Nhật Ánh)
  128. Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. Câu 2: Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó? Câu 3: Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy tình cảm của cậu bé Lợi dành cho chú dế lửa đã chết? Qua đó, em thấy Lợi là người như thế nào? Câu 4: Thông điệp mà em rút ra qua đoạn trích trên.
  129. Gợi ý trả lời: Câu 1. Ngôi kể thứ nhất (người kể xưng “tôi”). Câu 2. - Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. - Những chi tiết nào thể hiện điều đó là: + Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. + Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. + Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm. + Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức. + Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy.
  130. Câu 3. - Lợi tổ chức đám tang cho chú dế rất trang trọng; cắm lên mộ chú dế những nhánh cỏ tươi, bật khóc nức nở. - Qua đoạn trích ta thấy Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật. Câu 4.Thông điệp HS có thể rút ra như: - Qua câu chuyện đáng tiếc về cái chết của chú dế lửa, mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống. - Cần có lòng bao dung, nhân hậu trước lỗi lầm của người khác. - Qua hành động của thầy Phu trong đám tang chú dế lửa, chúng ta rút ra bài học về cách ứng xử trước lỗi lầm gây ra cho người khác.
  131. Đề số 03: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gửi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở. Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tới hai đô la.”
  132. Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gửi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây. Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh. (Trích Quà tặng cuộc sống)
  133. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3. Theo em, vì sao người đàn ông ban đầu đã đặt dịch vụ điện hoa gửi về cho mẹ, sau đó hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh? Câu 4. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu cùng với sự tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) kể tiếp phần sau của câu chuyện đó.
  134. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2 : Câu chuyện kể về tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn của những người con dành cho mẹ. Câu 3: Người đàn ông nhớ mẹ đã mua hoa gửi về tặng mẹ vì bận công việc. Nhưng khi chia sẻ với cô bé có mẹ mất sớm thì anh nhận ra tình yêu người con dành cho mẹ không chỉ là những bông hoa hoa mà còn là nỗi nhớ thương. Anh thay đổi quyết định ban đầu, muốn tự lái xe về nhà để gặp mẹ vì anh nhận thấy khi còn mẹ là niềm hạnh phúc nhất và thứ mẹ anh muốn là được gặp anh chứ không phải chỉ đơn giản là những thứ vật chất.
  135. Câu 4 HS có thể tưởng tượng linh hoạt phần kết truyện phù hợp với diễn biến có sẵn của câu chuyện. Trong phần kể của học sinh kể linh hoạt nhưng cần thể hiện được một số nội dung cơ bản để toát lên tình cảm của con dành cho mẹ và mẹ dành cho con. Từ đó cho thấy tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng . Ví dụ HS có thể kể tiếp: - Tình cảm yêu kính của người con( người đàn ông) đi hai trăm cây số để về thăm mẹ như thế nào? - Cảm xúc của người mẹ như thế nào khi thấy con về
  136. Đề số 05: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu chuyện về củ khoai tây Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần.
  137. Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi đây bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi phải đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân hủy thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa (Theowww.thuvienbinhthuan.com.vn,04/9/2018)
  138. Câu 1. Theo lời người kể, thầy giáo yêu cầu họ viết những gì trên củ khoai tây? Câu 2. Nêu ra những phiền phức mà túi khoai tây đã gây ra cho người đeo nó. Câu 3. Nêu ý nghĩa của câu văn sau: "Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần”. Câu 4. Thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm là gì? Lí giải.
  139. Gợi ý trả lời Câu 1: Theo lời người kể, thầy giáo yêu cầu học sinh mỗi lần không tha thứ lỗi lầm cho người nào thì chọn ra một củ khoai tây và viết tên người ấy cùng ngày tháng lên đó. Câu 2: - Cảm nhận thấy rõ gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. - Phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở nơi chẳng tế nhị chút nào. - Qua thời gian, khoai tây phân hủy thành chất lỏng nhầy nhụa khiến người đeo không muốn mang nó theo bên mình.
  140. Câu 3: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình và lý giải: Câu văn: “Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần” cho thấy: - Mỗi ngày những người đó đều gặp phải những việc không hài lòng và họ đã không tha thứ cho người khác. - Túi khoai tây ngày càng nặng dần đồng nghĩa với gánh nặng tinh thần về việc không tha thứ đối với họ ngày càng lớn dần.
  141. Câu 4: HS chia sẻ suy nghĩ. Thông điệp: Chúng ta nên học cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Vì không tha thứ cho người khác cũng tạo nên gánh nặng tinh thần khiến chúng ta mệt mỏi mỗi ngày làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.
  142. I. NHẮC LẠI LÍ THUYẾT 1. Khái Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu có nhiệm vụ xác định niệm. thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. - Trạng ngữ chỉ thời gian 2. Phân - Trạng ngữ chỉ nơi chốn loại: - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, - Trạng ngữ chỉ mục đích
  143. Câu hỏi Các loại trạng ngữ Khi nào ?Lúc nào ? Thời gian Ở đâu ? Chỗ nào ? Nơi chốn Vì sao? Do đâu ? Nguyên nhân Để làm gì? Mục đích Bằng cái gì? Phương tiện Như thế nào ? Cách thức
  144. 3. Chức năng + Bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong câu + Liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch. - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. 4. Hình thức: - Trạng ngữ thường ngăn cách với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ khi nói hay một dấu phẩy khi viết.
  145. II. THỰC HÀNH VỀ TRẠNG NGỮ 1. Bài tập 1: Tìm 05 trạng ngữ trong tác phẩm truyên thuyết ở bài 1 và chỉ ra tác dụng liên kết của một trong các trạng ngữ đó. Hoạt động nhóm: - Nhóm 1 + 2: Tìm 05 trạng ngữ trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) và chỉ ra tác dụng liên kết của một trong các trạng ngữ đó. - Nhóm 3 + 4: Tìm 05 trạng ngữ trong truyền thuyết “ Điêu không tính trước” (Nguyễn Nhật Ánh) và chỉ ra tác dụng liên kết của một trong các trạng ngữ đó.
  146. Mẫu: Văn bản: . Câu văn Trạng ngữ Tác dụng của trạng ngữ .
  147. 2. Bài tập 2: Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu: a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
  148. Gợi ý trả lời a. Trạng ngữ: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ chỉ thời gian b. Trạng ngữ: Giờ đây chỉ thời gian c. Trạng ngữ: Dù có ý định tốt đẹp chỉ điều kiện
  149. 3. Bài tập 3: Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ: a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
  150. Gợi ý trả lời Câu có trạng ngữ Câu đã lược bỏ trạng ngữ So sánh sự khác biệt nếu bỏ trạng ngữ a. Cùng với câu này, mẹ Mẹ còn nói: “Người ta Câu chỉ nêu chung chung, không gắn còn nói: “Người ta cười cười chết!”. với điều kiện cụ thể. chết!”. b. Trên đời, mọi người Mọi người giống nhau Câu sẽ mất đi tính phổ quát- điều mà giống nhau nhiều điều lắm. nhiều điều lắm. người viết muốn nhấn mạnh c. Tuy vậy, trong thâm tâm, Tuy vậy, tôi không hề Câu sẽ không cho ta biết điều mà người tôi không hề cảm thấy dễ cảm thấy dễ chịu mỗi lần nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu. chịu mỗi lần nghe mẹ trách nghe mẹ trách cứ. cứ.
  151. 4. Bài tập 4: Thêm trạng ngữ cho các câu sau: a. Hoa đã bắt đầu nở. b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.
  152. Gợi ý trả lời a. Mùa xuân đến, hoa đã bắt đầu nở. b. Chủ nhật, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước. c. Trời đã tối nên mẹ rất lo lắng cho tôi.
  153. 5. Bài tập 5: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ: a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, cây cối dần chuyển sang màu vàng. b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người tấp nập mua sắm đồ mới. c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt. d. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. e. Bằng những bài giảng hay, thầy giúp chúng em ngày càng thích môn Lịch sử được cho là khô khan này.
  154. Gợi ý trả lời a) Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang Trạng ngữ chỉ địa điểm: khắp nơi b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết Trạng ngữ chỉ địa điểm: Trong các chợ hoa c) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan d)Trạng ngữ chỉ mục đích: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh e) Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng những bài giảng hay
  155. 6. Bài tập 6: Trong những câu dưới đây, câu nào chỉ gồm các thành phần trạng ngữ và vị ngữ? Những câu đó cho thấy giữa trạng ngữ và vị ngữ có mối quan hệ như thế nào? a) Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Tô Hoài) b) Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc. (Tạ Duy Anh) c) Lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon. (Theo Truyện dân gian Việt Nam) d) Đến đâu, cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. (Theo Trần Đức Tiến)
  156. Gợi ý trả lời - Những câu chỉ gồm trạng ngữ và vị ngữ: a, c, d - Mối quan hệ giữa trạng ngữ và vị ngữ: Những câu chỉ gồm trạng ngữ và vị ngữ cho thấy hai thành phần câu này luôn có mối quan hệ cú pháp với nhau (bằng chứng là sự vắng mặt của chủ ngữ không ảnh hưởng gì đến mối hệ giữa trạng ngữ và vị ngữ).
  157. 7. Bài tập 7: Đặt câu có một trong các trạng ngữ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện và trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc.
  158. Gợi ý trả lời: Đặt câu: - Trạng ngữ chỉ thời gian: Mùa hè, khi hoa phượng nỏ đỏ rực những khu phố, tôi lại chuẩn bị một chuyến hành trình mới. - Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trước con ngõ nhỏ, một cây gạo không biết có tự bao giờ, nở rực đỏ. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì trời mưa rất lớn, con đường này đã bị cấm lưu thông.
  159. - Trạng ngữ chỉ mục đích: Chúng tôi nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này kịp thời. - Trạng ngữ chỉ phương tiện: Tôi đến trường bằng xe buýt. - Trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc: Chúng tôi đã xem xét sự việc này và đưa ra kết luận một cách cẩn trọng và công khai.
  160.  VIẾT NGẮN Yêu cầu: Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn.
  161. Đoạn văn tham khảo: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Xuyên suốt văn bản, người đọc sẽ rút ra những bài học ứng xử sâu sắc qua những trải nghiệm của nhân vật Dế Mèn . Ở phần đầu văn bản, nhà văn đã miêu tả rất tỉ mỉ về vẻ ngoài của anh chàng Dế Mèn. Dế Mèn hiện lên trong trang sách của Tô Hoài là một chàng dế thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh nhưng lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì. Phần sau văn bản, Dế Mèn đã tự mình kể lại bài học đường đời đầu tiên của mình. Chỉ vì tính cách hống hách, kiêu ngạo của Dế Mèn đã gây ra cái chết cho người bạn hàng xóm là Dế Choắt. Cái chết thảm thương của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ, rút ra bài họ cho mình. Qua nhân vật Dế Mèn, em cũng rút ra cho mình bài học sâu sắc trong cuộc sống cần phải biết khiêm tốn, luôn tôn trọng người khác và phải có tình thương với mọi người.
  162. *Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn: STT Tiêu chí Đạt/ Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn (dung lượng khoảng 150-200 chữ). 2 Đoạn văn tập trung làm sáng tỏ suy nghĩ về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 5 Đoạn văn có sử dụng một số trạng ngữ theo yêu cầu của đề.
  163.  NHẮC LẠI LÍ THUYẾT I. Tìm hiểu chung về bài văn tả cảnh sinh hoạt 1. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt là gì? Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội
  164. 2. Những yêu cầu chung khi làm bài văn tả cảnh sinh hoạt - Tả hoạt động phải tập trung miêu tả các hành động, trạng thái của nhân vật thể hiện bằng các động từ, tính từ. - Tả hoạt động cần nêu được các diễn biến của một hoạt động. - Cần phân biệt được tả cảnh sinh hoạt với tả người (tả chân dung) và tả cảnh.
  165. 3. Các bước Bước 1: Chuẩn bị: - Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề. - Lựa chọn đối tượng miêu tả phù hợp với đề bài
  166. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý - Hình dung các chi tiết về cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em (viết ngắn gọn dưới hình thức cụm từ): - Thời gian, địa điểm. - Quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể. - Những người tham gia, hành động, lời nói của họ. - Sưu tầm những tư liệu như vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cảnh sinh hoạt
  167. b. Lập dàn ý. - Sắp xếp các ý theo trình tự + Không gian: từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, + Thời gian: cái gì diễn ra trước tả trước, cái gì diễn ra sau tả sau. + Theo diễn biến của cảm xúc: ngạc nhiên, đến yêu thích, muốn tham gia, khám phá - Dàn ý gồm 3 phần:
  168. *Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt: tên cảnh sinh hoạt, ấn tượng chung về cảnh được tả. * Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Tả bao quát quanh cảnh - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự (không gian, thời gian, hoạt động chính). + Tả hoạt động cụ thể của con người. Hoạt động nào là nổi bật. Chi tiết nào gây ấn tượng. + Thể hiện cảm xúc khi quan sát, khi chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. * Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết
  169. Bước 3: Viết Dựa vào dàn ý để viết bài hoàn chỉnh. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa: (tự đánh giá đoạn văn theo bảng dưới) - Tự chỉnh sửa bằng cách bổ sung những chỗ còn thiếu hoặc chưa đúng. - Tự đánh giá và rút kinh nghiệm
  170. Bảng kiểm viết bài văn tả cảnh sinh hoạt: Các phần Nội dung kiểm tra Đạt/ của bài văn Chưa đạt Dùng ngôi xưng hô phù hợp trong khi quan sát, miêu tả. Mở bài Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra cảnh sinh hoạt Tả bao quát cảnh sinh hoạt. Thân bài Tái hiện được các sự vật, đường nét, màu sắc, âm thanh cụ thể. Kết hợp các giác quan khi quan sát và miêu tả. Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự. Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc đối với con người, cuộc sống được miêu tả. Kết bài Nêu được ấn tượng, tình cảm của người viết đối với cảnh sinh hoạt.
  171.  THỰC HÀNH VIẾT Đề 01: Viết bài văn tả lại một trận bóng đá mà em chứng kiến. Đề 02: Viết bài văn tả lại cảnh mùa gặt trên quê hương em. Đề 03: Viết bài văn tả lại một phiên chợ ở quê em. Đề 04: Viết bài văn tả lại đêm Rằm Trung thu ở địa phương em.
  172. *Phân công nhiệm vụ: Chia 3 nhóm, thảo luận theo kĩ thuật Think – Pair – Share: - Nhóm 1: Đề 01 - Nhóm 2: Đề 02 - Nhóm 3: Đề 03 - Nhóm 4: Đề 04
  173. *Tiến hành thảo luận nhóm nhỏ theo kĩ thuật Think- Piar- Share(10- 12 phút) - Think (nghĩ): Cho HS suy nghĩ độc lập và hình thành ý tưởng cho đề bài. - Piar (Bắt cặp): HS ghép cặp với nhau để chia sẻ ý tưởng. - Share (chia sẻ): HS sẽ chia sẻ ý tưởng vừa thảo luận với nhóm lớn hơn. ➔GV hướng dẫn HS quy trình viết của mỗi đề:
  174. Đề 01: Viết bài văn tả lại một trận bóng đá mà em chứng kiến. Bước 1: Chuẩn bị - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập về kiểu bài, nội dung và dung lượng bài viết. - Nhớ lại một trận bóng đá mà em chứng kiến để lại cho em nhiều cảm xúc. - Xem lại ảnh về chuyến đi (nếu có).
  175. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: + Trận bóng đá mà em định tả lại là trận bóng nào? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào (thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem, )? + Quang cảnh của sân bóng đá như thế nào? + Diễn biến trận bóng diễn ra thế nào? + Khán giả xem trận bóng ra sao? + Cảm xúc của em về trận bóng đá ấy ra sao?
  176. - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: Mở bài: Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em đã chứng kiến (Trận bóng ấy là của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào? ). Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của trận đấu; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh trận đấu: thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem
  177. + Diễn biến trận đấu: • Hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau. • Các cầu thủ nổi trội trong trận đấu. • Những tình huống nguy hiểm, bất ngờ của hai đội. • Thái độ, cảm xúc của người xem + Kết quả của trận đấu: Tỉ số là bao nhiêu? Đội nào thắng? Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem.
  178. Bước 3: Viết Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn tả lại trận đấu bóng đá mà em chứng kiến Bài tham khảo: Tháng 3 vừa rồi, trường em có tổ chức Hội khoẻ Phù Đồng. Nội dung được mọi người chờ đợi nhất là chung kết giải bóng đá cấp trường. Em vẫn còn nhớ rõ trận chung kết kịch tính giữa hai đội bóng lớp 9A và lớp 8B diễn ra vào buổi chiều 26/3. Mới đầu giờ chiều, sân trường đã chật ních người. Mặc dù lớp em không được vào chung kết nhưng vì rất thích xem đá bóng nên em cũng đến sớm để tìm một chỗ ngồi sao cho dễ quan sát.
  179. Đúng 15h00 sau lời tuyên bố khai mạc trận đấu của thầy Tổng phụ trách, hai đội lần lượt ra sân. Đội 9A các anh mặc áo đỏ quần xanh, đội 8B mặc áo xanh quần trắng. Hai đội làm thủ tục bắt tay nhau, chào khán giả. Tiếng còi của thầy Tổng phụ trách vừa cất lên hai đội đã lao vào cướp bóng. Đội trưởng 9A dẫn bóng rất hay, quả bóng đi lắt léo, luồn qua chân người này người khác khiến cho các cầu thủ 8B không làm cách nào lấy được bóng. Một cú đá cực mạnh từ xa bay vụt đầu thủ môn 8B lọt vào lưới, thủ môn 8B lặng lẽ vào khung thành nhặt bóng.Tiếng reo hò nổi lên từ phía các cổ động viên, đặc biệt là cổ động viên của 9A. Sang hiệp 2, tình thế trận đấu càng hấp dẫn hơn. Vì bị dẫn trước một quả nên tinh thần chiến đấu của đội 8B dâng cao, tạo nhiều áp lực lên khung thành đội bạn. Ở phút thứ 70 của trận đấu, từ một pha bóng cách rất xa khung thành, chân sút mang áo số 10 bên đội 8B đã kiến tạo một pha bóng vô cùng đẹp mắt tựa cầu vồng, mở tỉ số cho đội 8B. Thế trận lúc này vô cùng căng thẳng khi chỉ còn chưa đầy 20 là kết thúc trận đấu.
  180. Bị san bằng tỉ số, các cầu thủ đội 9A thể hiện bản lĩnh đàn anh của mình, liên tục tấn công buộc đội 8B phải phòng thủ. Ở phút thứ 87, đội 9A hưởng quả phạt góc hẹp bên phải, mọi ánh nhìn hồi hộp đều đổ dồn vào đôi chân của cầu thủ mang áo số 09 đến từ đội 9A. Một cú sút bằng chân trái đến thẳng từ tiền vệ mang áo số 09 bên đội 9A đi thẳng vào khung thành, lưới của 8B lại rung lên lần nữa. Tất cả cổ động viên vỗ tay cổ vũ đội 9A tưởng chừng không dứt. Không khí căng thẳng trước đó vỡ oà trong tiếng reo hò không ngớt từ các cổ động viên. Trận đấu kịch tính kết thúc với tỉ số giữa hai đội là 2 - 1 nghiêng về đội 9A. Như vậy chiến thắng đã gọi tên 9A – đội thi đã vượt qua 7 đội thi các lớp còn lại để giành cúp trong Hội thi Hội khoẻ Phù Đổng năm học này. Mặc dù thua cuộc, nhưng đội 8B đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một tinh thần chơi cống hiến rất đáng tuyên dương.
  181. Mặc dù trận đấu chung kết giải bóng đá cấp trường đã kết thúc, nhưng dư âm của nó mãi còn in đậm trong tâm trí em về sự nhiệt tình, hăng say và lối chơi đẹp của các cầu thủ của cả hai đội bóng. Hình ảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất không phải là các bàn thắng đẹp mà là cái bắt tay của hai anh đội trưởng của hai đội khi lên nhận giải, đó là cái bắt tay của tinh thần thể thao, tình bằng hữu rất cần có trong những sự kiện thể thao như này, để thấy được tất cả những đội tham gia đều là người chiến thắng trong lòng khán giả. Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh bài viết (theo bảng gợi ý ở phần Lý thuyết)
  182. Đề bài 2: Tả cảnh mùa gặt trên quê hương em Bước 1: Chuẩn bị: - Kiểu bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Đối tượng miêu tả: Cảnh mùa gặt Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý - Hình dung các chi tiết về cảnh mùa gặt theo trí nhớ của em (khẩn trương thu hoạch lúa, lúa chín vàng, âm thanh tiếng máy móc, tiếng người): - Thời gian: Mùa hè, từ buổi sáng đến trưa; địa điểm: cổng làng, trên cánh đồng, trên đường làng, trên sân nhà
  183. - Quang cảnh chung về thiên nhiên (cánh đồng lúa chín, chim chóc, gió )và những hoạt động cụ thể (cùng nhau ra đồng, điều khiển máy gặt, đóng lúa, khuân vác lúa lên xe, trở lúa về nhà, phơi lúa ) - Những người tham gia: cả gia đình em, mọi người dân trong làng; hành động thu hoạch lúa, khuân vác, phơi; lời nói của họ: khen lúa lắm hạt, nắng to - Sưu tầm những tư liệu như vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cảnh ngày mùa
  184. b. Lập dàn ý. - Sắp xếp các ý theo trình tự + Không gian: từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, + Thời gian: cái gì diễn ra trước tả trước, cái gì diễn ra sau tả sau. + Theo diễn biến của cảm xúc: ngạc nhiên, đến yêu thích, muốn tham gia, khám phá
  185. - Dàn ý gồm 3 phần: *Mở bài: Giới thiệu cảnh mùa gặt trên quê hương, ấn tượng chung về cảnh thích thú, tự hào, tâm trạng háo hức * Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Tả bao quát quanh cảnh - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự (không gian, thời gian, hoạt động chính). + Sự chuẩn bị cho việc thu hoạch lúa: chị và em dậy sớm; theo bố mẹ ra đồng
  186. + Tả bao quát:Cảnh con đường làng ngày mùa, cánh đồng lúa chín, khung cảnh làng quê Tâm trạng vui mừng náo nức của em và mọi người khi đi thu hoạch lúa. Nói chuyện vui vẻ, + Tả cụ thể, cận cảnh: Hình ảnh những bông lúa, hạt lúa hiện lên như thế nào (quan sát cận cảnh): màu sắc, hình dáng, cảm xúc của em trước cảnh vật, con người + Tả hoạt động của con người trong ngày mùa: Mọi người túc trực đợi máy gặt; Chiếc máy hoạt động như thế nào (khẩn trương, nhanh nhẹn dưới sự điều khiển của người nông dân. Hoạt động lái máy, đóng lúa vào bao, khuân vác lúa lên xe công nông, chiếc xe trở lúa về, cả gia đình tập trung phơi lúa )
  187. + Cảm nhận về hình ảnh người mẹ cào lúa vất vả, chạy mưa + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. * Kết bài: Nêu suy nghĩ về nỗi vất vả của nhà nông, vẻ đẹp quê hương, giá trị của lao động
  188. Bước 3: Viết bài Bài tham khảo: Mùa gặt quê em mới rộn ràng và náo nức làm sao. Cả làng quê như thức dậy sớm hơn, những âm thanh rộn rã của thôn quê đang mùa thu hoạch lúa làm bừng tỉnh cả đất trời. Cánh đồng cũng thức dậy sớm, khoe sắc vàng rực rỡ, chờ đợi bàn tay con người.
  189. Em cùng chị dậy sớm theo bố mẹ ra đồng gặt để chạy đua với cái nắng oi ả, chói chang của ngày hè. Bước ra cổng làng, em nhận thấy từ các nẻo đường, các bác nông dân cũng đổ ra đồng. Cả cánh đồng lúa vàng ươm trải rộng đến tận chân trời. Màu vàng rực của lúa làm nổi bật từng lũy tre xanh, vườn cây ăn quả, những xóm làng trù phú. Xa xa, dãy núi mờ mờ uốn lượn tạo đường viền cho bức tranh đồng quê. Đâu đó, từng đàn chim tung cánh bay, cất tiếng hót líu lo. Các bác nông dân vừa đi ra đồng vừa trò chuyện vui vẻ, tiếng nói tiếng cười vang cả một góc trời “Lúa năm nay lại được mùa to!”, “Trời nắng, lúa chín nhanh thế!” Quả thật, em ngắm nhìn từng bông lúa trĩu hạt, khẽ đung đưa trong gió sớm, lòng thấy hạnh phúc vô cùng. Những hạt lúa vàng, căng tròn, chen chúc nhau trên gia đình lúa. Thật không nơi đâu đẹp hơn quê em!
  190. Trên cánh đồng, các bác nông dân ra ruộng nhà mình. Họ mang theo những tệp bao để đựng thóc. Không cần liềm như trước vì đã có những chiếc máy gặt khổng lồ đã sẵn sàng túc trực từ sáng sớm. Khi sương vừa tan, cỗ máy gặt nổ vang cả cánh đồng. Dưới bàn tay lái của bác nông dân, cỗ máy gặt chạy phăng phăng trên từng thửa ruộng, đưa chiếc miệng khổng lồ vơ lúa vào miệng. Cứ thế, đàn đàn lũ lũ nhà lúa chạy tọt vào máy, anh chàng máy gặt khéo léo vô cùng. Anh ấy vừa cắt luá, tuốt lúa, nhả rơm, không sót một bông nào. Lúa hạt mẩy chảy ào ào vào miệng những chiếc bao đã hứng sẵn. Hai bác nông dân to khỏe làm công việc đóng lúa thôi. Còn thân cây lúa được máy phay ra làm để phơi làm thức ăn cho trâu, bò, hoặc để bón ruộng. Chỉ một loáng, cỗ máy lại ghé vào bờ lớn, mọi người túm vào cất những bao lúa căng tròn lên bờ. Đây là lúc người dân quê em giúp nhau, không kể là anh em thân thiết, thấy việc là tất cả túm vào, khuân vác lúa giúp nhau. Lúc này, bố mẹ cũng được mọi người giúp, chuyển lúa lên xe công nông của bác An. Bác ấy sẽ trở về từng nhà cho mọi người. Tình làng nghĩa xóm lúc này mới ý nghĩa làm sao. Việc chuyển mấy chục bao lúa một lúc lên xe dưới cái năng oi ả cũng là thách thức rất lớn. Những chiếc xe công nông chở đầy lúa, nặng nề chuyển bánh, chạy về từng ngả đường làng.
  191. Dưới ruộng, những gốc dạ được máy cắt bằng trần trận, phơi mình thoáng đãng như đang mỉm cười vì đã hoàn thành một quá trình đầy vất vả, lúa đã đến tay người. Đường làng bây giờ rộn rã bới tiếng xe công nông trở lúa về nhà. Lúa nhanh chóng được trải đều ra sân. Hạt lúa căng tròn đón lấy ánh nắng rực rỡ. Em cùng chị cào lúa, lăn lúa cho mau khô. Nhìn sân lúa vàng mà lòng ai cũng náo nức. Nhìn mẹ, em thấy thương mẹ vô cùng vì áo mẹ đã ướt sũng mồ hôi, khuôn mặt mẹ đỏ gay vì phơi mình dưới nắng gắt. Trời càng nắng, mẹ lại càng hăng say cào lúa, lăn luống cho lúa mau khô. Mỗi người một việc, ai cũng vui vẻ, phấn trấn. Thỉnh thoảng, em lại được mẹ giao nhiệm vụ nhìn trời xem có mây không, màu mây thế nào, nếu cần cả nhà lại bỏ cơm để nhanh chóng cào lúa Công việc bận rộn vô cùng.
  192. Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng, ngắm nhìn những bông lúa vàng ươm, hít một hơi thật sâu để cảm nhận hương thơm của lúa, cũng như nỗi vất vả của nhà nông. Bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, thấm thía sâu hơn lời cô giảng về bài thơ “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mệnh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Để từ đó, chúng ta yêu quý, trân trọng giá trị của hạt gạo, bát cơm ta ăn mỗi ngày. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa (theo bảng gợi ý ở phần Lý thuyết)
  193. Đề bài 3: Tả lại một phiên chợ quê em. Bước 1: Chuẩn bị: - Kiểu bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Đối tượng miêu tả: Cảnh phiên chợ quê em. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý - Hình dung các chi tiết về cảnh phiên chợ theo trí nhớ của em (cảnh bày bán của các gian hàng, sự đa dạng các mặt hàng; cảnh mua bán, trao đổi hàng hoá trong phiên chợ, ):
  194. - Thời gian: từ buổi sáng sớm đến trưa; địa điểm: tại chợ quê - Quang cảnh chung về phiên chợ (các gian hàng với sự đa dạng, chất lượng hàng hoá như thế nào); những hoạt động cụ của người mua, người bán; không khí chung của phiên chợ; các hoạt động khác của phiên chợ nếu có, - Những người tham gia: người bán hàng, người mua hàng, trẻ con đi chơi chợ theo chân bố mẹ/ông bà,
  195. b. Lập dàn ý. - Sắp xếp các ý theo trình tự + Không gian: từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, + Thời gian: cái gì diễn ra trước tả trước, cái gì diễn ra sau tả sau. + Theo diễn biến của cảm xúc: ngạc nhiên, đến yêu thích, muốn tham gia, khám phá
  196. - Dàn ý gồm 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu về phiên chợ quê mà em muốn miêu tả * Thân bài: - Miêu tả khái quát phiên chợ: + Phiên chợ đó có tên gọi là gì? Được tổ chức khi nào? Ở đâu? + Phiên chợ đó, gồm có những ai tham gia mua bán hàng hóa? + Những người tham gia phiên chợ đều là người trong vùng hay có người từ nơi khác đến tham gia?
  197. + Bài trí của phiên chợ có đặc điểm gì? (sơ sài, đơn giản, mộc mạc hay cầu kì, hoành tráng, lộng lẫy ) - Miêu tả chi tiết phiên chợ: + Các gian hàng bày bán thức ăn, áo quần, dụng cụ được sắp xếp ra sao? + Chất lượng, màu sắc, sự đa dạng của các mặt hàng như thế nào? Có hấp dẫn khách mua hay không? + Những người bán, người mua ăn mặc như thế nào? Thái độ, cảm xúc của họ ra sao?
  198. + Bầu không khí của cả phiên chợ như thế nào? Điều đó được thể hiện qua những âm thanh gì? + Ngoài hoạt động chính là mua bán, thì phiên chợ còn có hoạt động gì thú vị không? (ví dụ như các trò chơi dân gian) *Kết bài: + Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa và vai trò của những phiên chợ đối với mọi người. + Tình cảm của em dành cho phiên chợ đó.
  199. Bước 3: Viết bài Bài tham khảo: Có lẽ ai cũng mang trong tim mình hình bóng của quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nói về quê hương tôi, tôi vô cùng tự hào bởi quê em là vùng quê thật yên bình, êm đềm với dòng sông quê hiền hoà thơ mộng, với cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, với gốc đa cổ thụ tỏa bóng mát mỗi chiều về. Và thích hơn cả là những phiên chợ quê, rất đông vui và nhộn nhịp. Cuối tuần vừa rồi, tôi được theo mẹ đi chợ phiên quê tôi.
  200. Chợ quê tôi chỉ họp vào các ngày mồng 2, mồng 5, mồng 8, ngày 15 và 18 trong tháng tính theo Âm lịch. Nhà tôi cách chợ gần hai cây số nên hai mẹ con phải đi khá sớm.Tôi háo hức từ tối hôm trước , sáng hôm sau dậy thật sớm, chuẩn bị quần áo và vui sướng khi được ngồi sau xe mẹ để tới chợ. Mới sáng tinh mơ khi những giọt sương còn đọng trên cành lá, trời còn mờ mờ nhưng các cô các bác đã gọi nhau í ới để đi chợ. Càng gần đến chợ, xe cộ mỗi lúc thêm đông đúc, nhộn nhịp. Tiếng chuông xe đạp leng keng của mấy ông, mấy bà đi xe đạp tập thể dục buổi sáng tiện rẽ vào chợ mua đồ; tiếng còi xe máy xin đường réo vang, tiếng ồn ào của người mua kẻ bán càng lúc càng rõ hơn khi tôi với mẹ gần tới chợ. Chẳng mấy chốc, mà quang cảnh chợ đã hiện ra trước mắt tôi, dưới ánh nắng ban mai vàng ngọt của buổi sáng. Chợ nằm ngay cạnh dòng sông hiền hòa, nhìn xa xa có những vườn cây trái trĩu quả đang hứa hẹn mùa bội thu của các bác nông dân.
  201. Tôi và mẹ đi tới thì trời cũng vừa hửng sáng khi phía đông mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân nhanh tay để lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người xe kéo, quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Biển tên chợ với dòng chữ "Chợ Chanh" được ghi rõ và sơn màu đỏ theo đường viền của chữ nổi bật. Tên gọi của chợ là gọi theo tên làng nơi chợ đóng. Chợ có từ rất lâu đời, từ thời ông bà tôi đã tấp nập người họp. Hai bên cổng là gian nhà nhỏ giữ xe của khách hàng đến họp chợ. Tiếp đến, bước vào trong chợ là vô vàn những hàng hóa được bày bán. Thu hút ánh nhìn đầu tiên của tôi là gian hàng hoa với muôn vàn các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, nào hoa ly, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng, với hương thơm ngào ngạt, đủ các sắc rực rỡ cả một góc chợ. Cạnh mấy cô bán hoa là mấy hàng bán hoa quả. Hoa quả được bày biện đẹp mắt trong các khay nhựa hoặc thùng xốp, nào táo, lê, nhãn, thanh long, xoài, Hàng nào cũng tươi ngon, đẹp mắt gọi mời người mua hàng.
  202. Đi qua hàng hoa quả, tôi bị hấp dẫn, thu hút bởi các sạp hàng quần áo, dày dép dành cho mọi lứa tuổi và đồ chơi dành cho trẻ em. Những hàng quần áo với đủ kiểu dáng, màu sắc cùng lời chào mời đon đả của các cô bán hàng khiến đôi chân tôi cứ muốn dừng lại mãi ở đó. Rời xa mấy sạp hàng quần áo, đồ chơi trong nuối tiếc, mẹ dẫn tôi đi tiến vào phía trong, rẽ sang phải để đến với hàng rau củ. Có nhiều loại rau được các cô bán hàng bày bán tươi xanh, mớ nào mớ nấy non xanh mơn mởn. Các loại củ như cà rốt, khoai tây, hành tây, cà chua, mập mạp, tươi ngon cũng được sắp xếp gọn gàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đối diện với mấy hàng rau củ quả là các hàng thịt tươi sống như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, gia cầm, được bày bán trông hấp dẫn, tươi ngon, sẵn sàng chào đón, mời gọi những vị khách đầu tiên. Phía cuối chợ là những hàng hải sản tươi sống: tôm, cá, cua, trai, ốc, Những con cá tươi ngon, vảy bạc trắng, được đặt trong chiếc thuyền sục khí ôxi để giữ cá không chết. Bên cạnh những chiếc thuyền đầy ắp cá là những chiếc chậu nhỏ, đầy cua, ốc và cả những con trai béo mập, to tướng. Theo mẹ đi chợ, tôi thích nhất là nhìn những con cua đen trũi với cái càng to chạy loạn trong chậu.
  203. Ở chợ còn có những món bánh thân thuộc, được đem ra bày bán dọc lối đi của phiên chợ, lan ra cả con đường dẫn vào chợ. Cả một thế giới những món bánh quê được bày ra trước mắt tôi, nào là bánh chưng, bánh rán, bánh giầy, bánh , bánh nướng, Bên cạnh những mâm bánh được bày trí gọn gàng là những món ưa thích khác của trẻ con như tôi: nào xúc xích, bánh mì patê, chè thập cẩm, nước sấu, Trong con mắt của trẻ thơ, những thức bánh, đồ ăn đó có sức cuốn hút ghê gớm. Tôi được mẹ mua cho một chiếc bánh mì patê kẹp xúc xích đủ để làm no cái bụng rồi tiếp tục dạo quanh phiên chợ. Thật dễ dàng để bắt gặp những cô cậu bé trạc tuổi tôi kéo nhau thành từng nhóm, ríu rít ghé xem các quầy hàng.
  204. Khi mọi hàng hoá được dọn xong xuôi cũng là lúc người người từ bốn phía kéo đến chợ. Vì chợ phiên nên mỗi lần có dịp là ai cũng hào hứng, người tới mua, kẻ tới bán và đâu đó còn có những người đến để xem, để ngắm để thỏa mãn sự tò mò, thích thú như tôi. Theo phía sau các bà các mẹ vẫn là những đứa bé với khuôn mặt háo hức, nụ cười thường trực trên môi. Trên tay mỗi đứa cũng đang cầm đồ ăn, ăn với vẻ hài lòng.Chợ ngày càng đông đúc hơn, ồn ào, náo nhiệt. Tiếng mời gọi của mấy cô, mấy chị bán hàng, tiếng mặc cả, kỳ kèo của người mua kẻ bán. Các bà, các cô dừng chân trước mớ cá tươi ngon, cô ngồi lại trước mớ rau xanh để chọn, cạnh đó em bé khóc đòi mẹ mua bộ đồ chơi bằng được. Ai ai cũng đi quanh khắp chợ, ngắm thật kĩ, lựa chọn thật tinh những món đồ cần thiết để mua. Thỉnh thoảng, có những vị khách khó tính bĩu môi, chặc lưỡi lướt đi mặc người bán nài mời.
  205. Mẹ cũng dắt tôi quanh chợ, thoáng chốc, chiếc làn trong tay mẹ đã đầy ắp bao nhiều đồ, thức gì cũng tươi ngon. Những mặt hàng bày bán mang hương vị làng quê, hương đồng cỏ nội, làm nên nét đặc trưng của chợ phiên quê tôi. Tất cả những sản phẩm được bày bán đều chứa đựng bao công sức của người làm ra, bao sự chi chút của người bán hàng nên phàm là những người mua hàng có ý thức, họ đều chọn lựa rất từ tốn, tránh hư hỏng những món hàng. Người bán hồ hởi, người mua hài lòng. Tôi với mẹ dạo quanh mới hết một vòng chợ mà trời đã xế trưa. Giống như hai mẹ con tôi, ai nấy cũng mua cho mình một làn nặng những món hàng ưa thích, những mặt hàng tươi ngon, đẹp mắt. Ai ai cũng rạng rỡ, vui vẻ ra về. Trên cao, tiếng chim chuyền cành hót râm ran như nói lời chào tạm biệt mọi người. Tôi ra về mà lòng nuối tiếc biết bao.
  206. Chợ quê tôi là thế, giản dị, mộc mạc mà ấm áp tình người. Ai đó đã nói rằng chợ quê chính là nơi tập trung sức sống của một vùng, chỉ cần nhìn vào phiên chợ là biết đời sống nhân dân nơi đó. Chợ quê tôi mang sức sống vẻ đẹp riêng mà không nơi nào có được. Đối với tôi, phiên chợ không chỉ là một nơi để mua bán mà nó còn chứa đựng cả những kỉ niệm về quê hương trong kí ức của tôi. Mong rằng, dù những trung tâm thương mại, siêu thị đang dần mọc lên ở chốn quê này, thì những phiên chợ vẫn sẽ mãi được duy trì. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa (theo bảng gợi ý ở phần Lý thuyết)
  207. Đề 04: Viết bài văn tả lại đêm Rằm Trung thu ở địa phương em. Bước 1: Chuẩn bị: - Kiểu bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Đối tượng miêu tả: Cảnh đêm Rằm Trung thu ở địa phương. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý - Hình dung các chi tiết về cảnh đêm Rằm Trung thu theo trí nhớ của em. - Thời gian: đêm 14 hoặc đêm 15/8 Âm lịch; địa điểm: tại nhà văn hoá thôn/xã/trường học,
  208. - Quang cảnh chung của đêm Rằm Trung thu (các khu cắm trại, khu vui chơi, , cảnh người đến xem); những hoạt động biểu diễn văn nghệ, - Những người tham gia: người lớn, trẻ con, người bán hàng, b. Lập dàn ý. - Sắp xếp các ý theo trình tự + Không gian: từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, + Thời gian: cái gì diễn ra trước tả trước, cái gì diễn ra sau tả sau. + Theo diễn biến của cảm xúc: ngạc nhiên, đến yêu thích, muốn tham gia, khám phá
  209. - Dàn ý gồm 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu về đêm Rằm Trung thu mà em muốn miêu tả * Thân bài: - Tả bao quát quanh cảnh - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự (không gian, thời gian, hoạt động chính). + Sự chuẩn bị cho việc tổ chức đêm rằm trung thu: các xóm dựng trại, thi văn nghệ, + + Tả chi tiết quang cảnh đêm trung thu mà em quan sát được (cảnh nhộn nhịp, vui vẻ, náo nhiệt của các hoạt động trong Tết trung thu, )
  210. + Cảm nhận của em về khung cảnh nổi bật của đêm trung thu ( ngắm trại thu, xem văn nghệ, ngắm trăng ) + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. *Kết bài: + Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa và vai trò của đêm Rằm Trung thu đối với mọi người. + Tình cảm của em.
  211. Bước 3: Viết bài Bài tham khảo: Đêm trung thu ở quê em là niềm mong đợi của mọi người, nhất là các bạn nhỏ. Đêm Trung thu năm nay đẹp lắm. Trăng tròn, trong sáng vô cùng, ai cũng náo nức để được tham gia phá cỗ đêm trăng. Cả ngày hôm ấy, chúng em được nghỉ học và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao. Nhưng ai cũng đợi đến chiều tối, để được đi ăn cỗ do các cô bác trong xóm tổ chức. Rồi đến tối, tết trung thu mới thực sự là ngày tết của tuổi thơ.
  212. Từ các ngả đường, các em nhỏ được bố mẹ cho đến tham gia tết trung thu mỗi lúc một đông đúc. Mặt em nhỏ nào cũng hớn hở, rạng rỡ, mặc những bộ quần áo thật đẹp, tay cầm những đồ chơi ngộ nghĩnh, nào bóng bay, nào đèn cá chép, đèn ông sao, Từng tốp các bạn học sinh lớn hơn đi với nhau, không cần bố mẹ đi cùng, chuyện trò tíu tít vang cả mặt đường. Trên cao, ánh trăng rằm tròn vành vạnh, đang toả ánh sáng trong vắt xuống không gian. Tôi cùng các bạn đi bộ dưới ánh trăng, bóng người cao lớn lênh khênh trải dài trên mặt đường. Con đường làng, cánh đồng, dòng sông cũng đầy ánh trăng. Trăng rát vàng lên cả đường đi, trải theo mỗi bước chân của chúng tôi đang tiến dần về khu tổ chức đêm hội trăng rằm.
  213. Mọi người đến dự hội đều ăn mặc đẹp, đến trung tâm xã để tham gia lễ hội trăng rằm. Tại sân vận động, những chiếc trại thu được các bạn thiếu niên dựng lên theo một ý tưởng riêng. Trại xóm nào cũng được trang trí hết sức cầu kì đẹp mắt. Nào là đèn kéo quân lấp ló ẩn hiện cảnh đồng quê; nào là đèn nháy lung linh nhấp nháy liên tiếp theo nhịp trống; nào là đèn màu xanh đỏ leo lên leo xuống, thi nhau thắp lên tạo ra những sắc màu rực rỡ. Trại thì được trang trí hình bụi tre xanh, trại thì bông lúa vàng, búp măng non Trại nào cũng đẹp. Dòng người đổ về dự tết trung thu rất đông, nhưng vô cùng trật tự. Các bố mẹ bế bồng con thơ và mua cho con những chiếc đèn nháy thú vị, nhiều màu sắc. Những em bé lớn hơn một chút thì được bà dắt đi chơi. Không khí náo nhiệt rộn ràng thực sự.
  214. Đến giờ thi văn nghệ, các bạn nhỏ ở từng xóm thôn thi nhau trổ tài. Đội thì diễn kịch vui vẻ, hài hước. Đội lại trổ tài hát ca, ca ngợi công ơn với Bác Hồ kính yêu. Đội lại múa những điệu múa dân gian như trống cơm, cò lả Vui không kể xiết. Trong lễ hội, các bạn nhỏ là học sinh nghèo vượt khó còn được đón nhận quà của các nhà tài trợ. Tất cả hòa trong không khí vui tươi rộn ràng. Nhưng ấn tượng nhất là các tiết mục ca hát, nhảy múa vui tươi của các em trường mầm non. Mỗi tiết mục khi mở đầu hay kết thúc đều được đón nhận những tràng pháo tay giòn giã. Khuôn mắt ai nấy đều vui vẻ, mọi mệt mỏi tan biến. Nhất là các bạn được tham gia biểu diễn văn nghệ, các bạn giống như những nghệ sĩ thực sự, trổ tài cho mọi người xem. Trăng lên cao hơn, đêm hội trăng rằm cũng khép lại. Mọi người tản ra để trở về nhà. Ai nấy đều vô cùng háo hức. Nhất là các bạn nhỏ. Ánh trăng trong trẻo soi đường cho từng bước chân trở về nhà. Các bạn tay nắm tay, vừa đi, vừa nói cười rộn rã.