Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 4: Ôn tập văn bản nghị luận
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 4: Ôn tập văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_day_them_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_bai_4_on.pptx
Nội dung text: Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 4: Ôn tập văn bản nghị luận
- ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Hoạt động 1 : Khởi động (HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung của bài học 04: Văn nghị luận Thời gian: 03 phút. Làm việc cá nhân)
- PHIẾU HỌC TẬP 01 KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn Văn bản 1 bản Văn bản 2: Thực hành đọc hiểu: Văn bản Thực hành tiếng Việt: Viết Nói và nghe
- Nội dung ôn tập KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu Đọc hiểu văn bản: văn bản +Văn bản 1: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) + Văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) Thực hành Tiếng Việt: ý nghĩa và tác dụng của thành ngữ và dấu chấm phẩy. Thực hành đọc hiểu: + Văn bản: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) Viết Viết: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát. Nói và nghe Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
- ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. Định nghĩa: Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. II. Phân loại: Các dạng văn nghị luận : - Nghị luận văn học: là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. - Nghị luận xã hội: là văn bản nghị luận về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống, gồm hai dạng chính: + Nghị luận về một tư tưởng đạo lí + Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- III. Đặc điểm của văn nghị luận Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ trong hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến được đưa ra. - Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. - Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? - Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.
- IV. Cách đọc hiểu văn bản nghị luận: 1. Nhận biết thành phần của văn bản nghị luận - Cần nhận biết phương thức biểu đạt: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Nhưng bên cạnh đó phương thức biểu đạt nghị luận còn được kết hợp các phương thức khác nhằm thuyết phục người đọc như biểu cảm, tự sự, miêu tả - Nhận biết vấn đề nghị luận: Vấn đề nhà văn đưa ra bàn luận là vấn đề gì? + Vấn đề thể hiện qua nhan đề. + Các từ khóa lặp đi lặp lại. - Nhận biết luận điểm: Luận điểm là quan điểm, tư tưởng, chủ trương mà người viết muốn biểu đạt. Luận điểm thường đứng ở đầu đoạn văn, hoặc cuối đoạn. Luận điểm thường là câu có tính chất khẳng định, hoặc phủ định. - Nhận biết luận cứ: luận cứ là cơ sử để triển khai luận điểm. Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng. - Nhận biết các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
- 2. Hiểu nội dung và hình thức văn bản: - Nội dung thể hiện qua ý nghĩa nhan đề, chủ đề, tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả với vấn đề nghị luận. - Hình thức thể hiện qua cách dùng từ, đặt câu, chi tiết, hình ảnh, 3. Liên hệ văn bản với bối cảnh lịch sử và vận dụng văn bản vào đời sống: - Liên hệ với các tác giả, văn bản có mối qua hệ với chủ đề, đề tài để thấy được nét đặc sắc của văn bản đó. - Cần rút ra cho mình bài học gì để vận dụng vào thực tiễn đời sống.
- VĂN BẢN ĐỌC HIỂU Ôn tập văn bản 1: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) I. TÁC GIẢ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
- II. VĂN BẢN: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ 1. Xuất xứ: Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005. 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 3. Nội dung chủ yếu: Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Sự đồng cảm và tình yêu người đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. - Nguyên Hồng xứng đáng được coi là nhà văn của những người cùng khổ. 4. Đặc sắc nghệ thuật - Hệ thống lí lẽ sắc bén; dẫn chứng chân thực, thuyết phục. - Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.
- I. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Dàn ý 1.1. Nêu vấn đề : giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản, và vấn đề bàn luận của văn bản 1.2. Giải quyết vấn đề: * Khái quát về văn bản: bố cục văn bản, trình tự lập luận, phương thưc biểu đạt, * Hệ thống luận điểm, luận cứ cơ bản: a. Nguyên Hồng là con người nhạy cảm - Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc: + Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt. + Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
- + Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. + Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật. → Biện pháp tu từ: Liệt kê, điệp cấu trúc "Khóc khi " - Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần. - Hình ảnh so sánh: Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm ➔ Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.
- b. Thời thơ ấu thiếu tình thương của Nguyên Hồng - Hoàn cảnh sống thời ấu thơ: + Mồ côi cha từ năm 12 tuổi. + Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa. + Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng. → Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không thể gần gũi Hồng. - Sự cô đơn, bị khinh ghét: + Không được gần mẹ. + Phải sống nhờ vào bà cô cay nghiệt luôn có ý muốn chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng. + Tủi thân và khao khát tình mẫu tử: "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!". ➔ Tuổi thơ của Nguyên Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên hình thành trong ông tính nhạy cảm, dễ thông cảm với người bất hạnh.
- c. “Chất dân nghèo, chất lao động” ở nhà văn Nguyên Hồng - Hoàn cảnh sống cực khổ: + Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã. + Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị. - Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động": + Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió. + Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống, ➩ Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông.
- d. Thái độ, tình cảm của người viết - Đồng cảm với cuộc đời nhiều bất hạnh, đáng thương của nhà văn Nguyên Hồng. - Bày tỏ tấm lòng trân trọng, ngợi ca những nét đẹp trong tâm hồn nhà văn, đặc biệt là tình yêu thương của Nguyên Hồng dành cho những người cùng khổ.
- 1.3 Đánh giá khái quát . a. Nghệ thuật - Hệ thống lí lẽ sắc bén; dẫn chứng chân thực, thuyết phục. - Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp. b. Nội dung - Qua văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với nững người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Sự đồng cảm và tình yêu người đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
- 2. Định hướng phân tích Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà nghiên cứu đầu ngành của văn học Việt Nam. Văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ là một phần trong công trình nghiên cứu của ông về nhà văn Nguyên Hồng. Bằng niềm đồng cảm, sự trân trọng với Nguyên Hồng, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Nguyên Hồng xứng đáng được coi là nhà văn của những người cùng khổ Văn bản có bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Phần đầu tác giả chứng minh Nguyên Hồng là con người nhạy cảm; phần thứ hai ông làm sáng tỏ tuổi thơ thiếu tình thương của Nguyên Hồng; phần còn lại nói về hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng. Từ đó, Nguyễn Đăng Mạnh làm sáng tỏ được phẩm chất và những nét riêng biệt làm nên phong cách văn chương của Nguyên Hồng.
- Trước hết, Nguyễn Đăng Mạnh giúp người đọc hiểu Nguyên Hồng là con người nhạy cảm (rất dễ xúc động, rất dễ khóc). Nguyên Hồng đã khóc biết bao lần! Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt. Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước. Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê, điệp cấu trúc "Khóc khi ", hình ảnh so sánh “ mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình”. Giọng văn thấm thía, xúc động với những câu văn có nhịp điệu, giàu hình ảnh, cách dùng từ ngữ có tính chất khẳng định, Nguyễn Đăng Mạnh làm nổi bật tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng. Chính sự nhạy cảm, dễ khóc, dễ xúc động là sợi dây kết nối tâm hồn Nguyên Hồng với bao số phận bất hạnh trong xã hội.
- Điều gì làm nên tính nhạy cảm, dễ thông cảm với những người bất hạnh của Nguyên Hồng? Một trong những lí do lớn mà tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra là do nhà văn trải qua thời thơ ấu thiếu tình thương. Đầu tiên phải nói đến hoàn cảnh sống thời ấu thơ của nhà văn đầy bất hạnh. Giọng văn lắng xuống xúc động khi Nguyễn Đăng Mạnh kể về hoàn cảnh cơ cực của chú bé Hồng trong tập hồi kí của nhà văn.Tập hồi kí chính là khúc tâm tình về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Đó là cảnh mồ côi cha từ năm 12 tuổi, mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa, sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng. Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ Hồng không thể gần gũi Hồng. Hơn nữa, thời thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng phải sồng trong sự cô đơn, bị khinh ghét: không được gần mẹ; phải sống nhờ vào bà cô cay nghiệt- luôn có ý muốn chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.Nguyên Hồng tủi thân và khao khát tình mẫu tử: "Giá ai cho tôi một xu nhỉ "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!". Tuổi thơ của Nguyên Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên hình thành trong ông tính nhạy cảm, dễ thông cảm với người bất hạnh.
- Một lí do quan trọng khác để khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn của nhân dân lao động chính là “chất dân nghèo, chất lao động” ở nhà văn. “Chất dân nghèo” ấy là do hoàn cảnh sống cực khổ của nhà văn. Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã. Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị. Điều đó tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động". Ngay vẻ ngoài của nhà văn Nguyên Hồng cũng thấm đẫm chất lao động thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió. Rồi đến lối sinh hoạt như thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống, cũng của người lao động nghèo. Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông. Mỗi trang văn của Nguyên Hồng được chắt ra từ cuộc đời và con người thực của ông
- Nguyễn Đăng Mạnh dùng những cụm từ thật đắt như “chất dân nghèo, chất lao động”để bình luận, đánh giá sự hòa nhập giữa con người và phong cách sống và văn chương của Nguyên Hồng thật thấm thía. Chi tiết lời kể của bà Nguyên Hồng được đưa vào bài viết như một minh chứng sinh động nhất, gần gũi nhất giúp người đọc hình dung ra “chất dân nghèo, chất lao động” Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã gửi vào bài viết của mình biết bao tình cảm yêu mến, đồng cảm và trân trọng với Nguyên Hồng. Ông đồng cảm với cuộc đời nhiều bất hạnh, đáng thương của nhà văn Nguyên Hồng. Từ bài viết, người đọc nhận thấy tác giảg biết ơn, ngợi ca những nét đẹp trong tâm hồn nhà văn Nguyên Hồng, đồng thời làm nổi bật tình yêu thương của Nguyên Hồng dành cho những người cùng khổ.
- Tóm lại, văn bản Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ là văn bản nghị luận đặc sắc.Với hệ thống lí lẽ sắc bén; dẫn chứng chân thực, thuyết phục; sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp, giọng văn chân thành xúc động, Nguyễn Đăng Mạnh xứng đáng là nhà nghiên cứu đầu ngành của văn học hiện đại Việt Nam. Qua văn bản, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Sự đồng cảm và tình yêu người đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. Nguyên Hồng xứng đáng được coi là nhà văn của những người cùng khổ.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại; khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên, [ ] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng ðã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh)
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 2. Chỉ ra một thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn văn ? Câu 3. Câu “Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại; khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên.” dấu chấm phẩy được tác giả sử dụng mấy lần và có công dụng gì ? Câu 4. Theo em, tình cảm và thái độ của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh dành cho Nguyên Hồng trong đoạn văn trên như thế nào?
- Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Thành ngữ tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là: Chia ngọt sẻ bùi. Nghĩa của thành ngữ chia ngọt sẻ bùi là chia sẻ với nhau, cùng hưởng với nhau, không kể ít hay nhiều.
- Câu 3. Câu văn “Khóc khi nhớ đến bạn bè do chính mình “hư cấu” nên.”. dấu chấm phẩy được tác giả sử dụng 3 lần Tác dụng: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp (nhiều vế, nhiều ý ) - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của phép liệt kê (liệt kê những lần Nguyên Hồng khóc). Nhấn mạnh về một tâm hồn nhạy của nhà văn Nguyên Hồng: dễ khó, dễ xúc động. Câu 4. Tình cảm và thái độ của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh dành cho Nguyên Hồng trong đoạn văn trên là: đồng cảm, trân trọng một con người – một nhà văn có tuổi thơ bất hạnh và một tâm hồn cao đẹp.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ tuổi cắp sách đến trường, ông đã phải lăn lộn với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề “nhỏ mọn” nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng chung đụng với mọi hạng trẻ “hư hỏng” của các lớp “cặn bã”, tụi trẻ [ ] bán báo, bán xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế con hay nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá, lá rau. (Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh)
- Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn ? Câu 2. Theo tác giả, tuổi thơ của Nguyên Hồng lăn lộn, cơ cực như thế nào? Câu 3. Theo em, những nơi, những công việc mà cậu bé Nguyên Hồng kiếm sống nói lên điều gì? Câu 4. Ở tuổi cắp sách đến trường, em nghĩ tuổi thơ cần những gì?
- Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn văn bản trên nói về tuổi thơ cơ cực, lang thang, bất hạnh của nhà văn Nguyên Hồng. Câu 2 Theo tác giả, tuổi thơ của Nguyên Hồng lăn lộn, cơ cực : - Ông phải làm nhiều nghề cơ cực để kiếm sống: từ những nghề “nhỏ mọn” . - Những nơi ông thường đến là nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng ; - Ông tiếp xúc với nhiều người với mọi hạng trẻ “hư hỏng” của các lớp “cặn bã”, tụi trẻ [ ] bán báo, bán xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, bán các đồ chơi lặt vặt, đi ở bế con hay nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá, lá rau.
- Câu 3. Theo em, những nơi, những công việc mà cậu bé Nguyên Hồng kiếm sống nói lên: -Tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần của nhà văn Nguyên Hồng. Câu 4. Ở tuổi cắp sách đến trường, em nghĩ tuổi thơ cần được: - Sống trong tình yêu thương, chăm sóc, che chở của người thân, cần một gia đình đúng nghĩa. - Cần được vui chơi, nô đùa, được đến trường học hành. - Cần được quan tâm chăm sóc về vật chất và tinh thần. (HS đưa được ra ý kiến riêng, phù hợp là được)
- Đọc hiểu ngoài SGK: ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông? Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, thác đổ, sườn non nơi quê hương xứ sở: Những đỉnh núi xa Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi Nâng niu hạt mạch Rừng sa mộc vạm vỡ Quay mình những vòng đường (Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt) Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ bản Qua chắc hẳn không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới nữa. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến bãi biển đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất thơ hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của Chiều biên giới – bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng:
- Chiều biên giới em ơi Có nơi nào cao hơn Như đầu sông đầu suốI Như đầu mây đầu gió Như quê ta ngọn núi Như đất trời biên cương. (Chiều biên giới) Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn: Ta đi trên chín khúc Bản Xèo con đường là cái hạt ta gieo con đường là cái rễ lan tỏa dệt nên hoa trái, tiếng chim ca (Đi trên chín khúc Bản Xèo) Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây” chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”. (Theo Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi, Minh Khoa, báo giaoduc.net.vn, ngày 12/11/2020)
- Câu 1: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi”? Câu 2: Xác định câu nêu vấn đề chính trong văn bản. Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết? Câu 4a: Từ văn bản đọc hiểu, em rút ra điều lưu ý nào khi tìm hiểu tác phẩm của một nhà thơ? Câu 4b: Theo em, tình yêu quê hương có vai trò như thế nào với mỗi người? (trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)
- Gợi ý trả lời Câu 1: Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi” bởi ông sinh ra và lớn lên đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương. Câu 2: Câu văn nêu vấn đề chính: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông? Câu 3: Những câu thơ đóng vai trò dẫn chứng trong bài viết.
- Câu 4a: Khi tìm hiểu tác phẩm của một nhà thơ, chúng ta cần tìm hiểu những nét khái quát về một thông tin quan trong là quê hương của nhà thơ để rút ra những ảnh hưởng của quê hương đến hồn thơ tác giả. Câu 4b: HS chia sẻ suy nghĩ Ví dụ: Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trong trong đời sống mỗi người. Quê hương nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn ta từ khi thơ ấu, là nơi chứng kiến bao bài học buồn vui, bao kỉ niệm yêu thương của mỗi người. Do đó, dù đi đâu, mỗi người cũng phải luôn hướng về quê hương.
- Ôn tập văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) I. TÁC GIẢ HOÀNG TIẾN TỰU - Quê quán: Thanh Hóa. - Vị trí: + Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian. + Là thầy giáo - người dạy văn học bằng chính cảm xúc văn học; bằng cảm xúc chân thành nhất, giản dị nhất của trái tim mình. - Công trình nghiên cứu lớn nhất của nhà phê bình Hoàng Tiến Tự là “Bình giảng ca dao”
- II. VĂN BẢN: Vẻ đẹp của một bài ca dao 1. Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992). 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 3. Nội dung: Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ” cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. 4. Đặc sắc nghệ thuật - Nghệ thuật lập luận xuất sắc với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục; ngôn ngữ lập luận sắc bén. - Có những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ đối tượng.
- III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Dàn ý: 1.1. Nêu vấn đề: - Tác giả Hoàng Tiến Tựu là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian. - Văn bản: “Vẻ đẹp của một bài ca dao” là bài viết đặc sắc của ông. - Nội dung VB :Văn bản đã thể hiện sự tìm hiểu, phân tích vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ” cả về nội dung và hình thức nghệ thuật của Hoàng Tiến Tựu. 1.2. Giải quyết vấn đề: * Khái quát về văn bản: bố cục văn bản, trình tự lập luận, phương thưc biểu đạt,
- * Hệ thống luận điểm, luận cứ cơ bản: a. Khái quát vẻ đẹp của bài ca dao - Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao. → Cách vào đề trực tiếp. - Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao: + Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. → Đều được miêu tả rất hay. + Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác. ➩ Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng
- b. Phân tích bố cục bài ca dao - Ý kiến của nhiều người: chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng) - Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy. + Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. + Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. → Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát. ➩ Khẳng định ý kiến không nên chia 2 phần để phân tích.
- c. Phân tích hai câu đầu bài ca dao - Cả 2 câu đều không có chủ ngữ. → Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn. - Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. → Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên. ➩ Cái nhìn khái quát cảnh vật. - Nghệ thuật: + Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông". + Đảo ngữ.
- d. Phân tích hai câu cuối bài ca dao - Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời. → Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước. - Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với cô gái đi thăm đồng. → Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống. - Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng". ➩ Cái nhìn chi tiết, bộ phận. - Nghệ thuật: + So sánh: “Thân em” - “chẽn lúa đòng đòng” + Cách dùng từ ngữ độc đáo; “ngọn nắng”
- e. Tình cảm của người viết - Qua bài nghị luận văn học, người đọc thấy được sự trân trọng, tìm tòi của tác giả Hoàng Tiến Tựu khi khám phá vẻ đẹp của bài ca dao của nhân dân lao động. Điều đó thể hiện niềm say mê, tình cảm trân trọng, gắn bó, yêu mến của nhà nghiên cứu đối với vốn văn học dân gian của dân tộc. - Người đọc rút ra được bài học khi tìm hiều một bài ca dao: + Phải khám khá cả vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài ca dao. + Chú ý đến bố cục của bài ca dao, các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, . Tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp thú vị của bài ca dao, tránh sa vào cảm nhận theo lối mòn đã có trước đó.
- 1.3 Đánh giá a. Nghệ thuật - Nghệ thuật lập luận xuất sắc với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục; ngôn ngữ lập luận sắc bén. - Có những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ về đối tượng. b. Nội dung Qua văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao.
- 2. Định hướng phân tích văn bản: Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998), là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian. Văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” là bài viết đặc sắc thể hiện những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ của ông về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng ” . Với lập luận xuất sắc với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục; ngôn ngữ lập luận sắc bén, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật . Trình tự lập luận rõ rành, các luận điểm mạch lạc, chặt chẽ, tạo sức hấp dẫn cao. Văn bản chia làm bốn phần, trước hết tác giả khái quát vẻ đẹp của bài ca dao ở cả nội dung và hình thức thể hiện. Phần thứ hai Hoàng Tiến Tựu nêu bố cục bài ca dao. Tiếp đến là phần phân tích bài ca dao. Phần phân tích tách làm hai ý, lần lượt là hai câu đầu rồi đến hai câu cuối bài ca dao.
- Trước hết, tác giả khái quát vẻ đẹp của bài ca dao. Với cách vào đề trực tiếp, tác giả đã trích bài ca dao. Cách trích dẫn ấy, người đọc được đắm chìm trong những câu lục bát nhẹ nhàng của bài ca dao quen thuộc. Tác giả nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao dược chỉ ra rất cụ thể. Hai cái đẹp là “cánh đồng và cô gái thăm đồng” đều được miêu tả rất hay. Còn cái hay là “cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác”. Với cách nhìn nhận ấy, tác giả khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt không lẫn vào một bài ca dao nào trong kho tàng ca dao dân tộc.
- Hoàng Tiến Tựu đã nhìn vào bố cục bài ca dao để khám phá vẻ đẹp của nó. Phân tích bố cục bài ca dao là một cách cảm nhận ca dao. Tác giả đi từ ý kiến của nhiều người thường chia bài ca dao làm hai phần (hai câu đầu - hai câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng) để đi đến cách khám phá mới mẻ và sáng tạo của mình. Theo tác giả không hoàn toàn như vậy. Bởi vì ngay hai câu đầu, cô gái đã xuất hiện, cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. Cô gái hiện lên năng động, tích cực ‘đứng bên ni đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng”, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát. Từ đó, ông khẳng định ý kiến không nên chia hai phần để phân tích. Với cách nhìn nhận đó, tác giả cho người đọc nhận ra cách nhìn đa chiều về tác phẩm văn học và mỗi người cần có những cách nhìn mới mẻ, chứ không dập khuôn theo lối mòn khi cảm nhận tác phẩm văn học.
- Phân tích bài ca dao chính là phần quan trọng nhất của quá trình tác giả tìm kiếm vẻ đẹp của nó. Trước tiên, tác giả Hoàng Tiến Tựu nêu cảm nhận của mình về hai câu đầu của bài ca dao. Sự phát hiện cấu trúc ngữ pháp của hai câu đầu đều không có chủ ngữ, tác giả hình dung tưởng tượng ra cảnh cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn. Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. Cái nhìn khái quát cảnh vật nhờ vào những đặc sắc nghệ thuật của hai câu đầu là điệp từ, điệp cấu trúc, đảo ngữ "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông". Đây chính là cái tinh tế trong ngôn ngữ của bài ca dao này.
- Nét đẹp ở hai câu cuối bài ca dao là hình ảnh. Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng chín là ánh ban mai tinh khôi trong trẻo của Mặt Trời. Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước. Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với cô gái đi thăm đồng. Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống. Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng". Từ cái nhìn chi tiết và trí tưởng tưởng, niềm yêu mến tha thiết với thiên nhiên và con người, tác giả khám phá từng nghệ thuật của bài ca dao như so sánh: “Thân em” - “chẽn lúa đòng đòng”, cách dùng từ ngữ độc đáo “ngọn nắng”
- Qua văn bản, người đọc thấy được sự trân trọng, tìm tòi của tác giả Hoàng Tiến Tựu khi khám phá vẻ đẹp của bài ca dao của nhân dân lao động. Điều đó thể hiện niềm say mê, tình cảm trân trọng, gắn bó, yêu mến của nhà nghiên cứu đối với văn học dân gian của dân tộc. Đọc văn bản, người đọc rút ra được bài học khi tìm hiều một bài ca dao là phải khám khá cả vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài ca dao; chú ý đến bố cục của bài ca dao, các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, .Mỗi chúng ta cần ý thức được rằng cảm nhận văn học cần phải có sự tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp mới mẻ của tác phẩm ấy.
- Tóm lại, văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao” (Hoàng Tiến Tựu) là áng văn đặc sắc bàn về giá trị của một bài ca dao quen thuộc. Văn bản thành công ở nghệ thuật lập luận, với hệ thống lí lẽ và dẫn chứng sinh động, thuyết phục, ngôn ngữ lập luận sắc bén. Bài viết có những tìm tòi, khám phá thú vị, mới mẻ về đối tượng nghị luận. Tác giả đã khám phám những vẻ đẹp thú vị của bài ca dao, tránh sa vào cảm nhận theo lối mòn đã có trước đó.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng ” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó”. (Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu)
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? Câu 2. Theo tác giả, việc hai câu đầu của bài ca dao không có chủ ngữ đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 3. Nội dung của đoạn văn trên? Câu 4. Qua văn bản chứa đoạn văn, em hãy rút ra bài học gì về cách cảm nhận một tác phẩm trữ tình?
- Gợi ý trả lời: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận Câu 2.Theo tác giả, việc hai câu đầu của bài ca dao không có chủ ngữ đem lại hiệu quả nghệ thuật sau: -Khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái. -cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên. ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó Câu 3. Nội dung của đoạn văn: Ý kiến của tác giả về vẻ đẹp của hai câu đầu bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng ” là ở cấu trúc hai câu không có chủ ngữ.
- Câu 4. Qua văn bản chứa đoạn văn, em hãy rút ra bài học về cách cảm nhận một tác phẩm văn học: -Cần phải có sự tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp mới mẻ của tác phẩm trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. -Muốn thế, phải trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết về văn chương, phải chăm chỉ đọc sách báo -Phải hiểu được đặc trưng thể loại của tác phẩm -Hiểu được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm ( Câu 4 dành cho HS giỏi)
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông”của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ trước làn gió nhẹ và “dưới ngọn nắng hồng ban mai” mới đẹp làm sao! Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì căng tràn sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì phải có “gốc nắng” và cái “gốc nắng” đó chính là Mặt Trời vậy. (Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu)
- Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2 Từ ngọn trong “ngọn nắng” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy lấy ba từ trong tiếng Việt cũng có cách dùng từ ngọn tương tự? Câu 3. Xét về mục đích nói, câu: “Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ trước làn gió nhẹ và “dưới ngọn nắng hồng ban mai” mới đẹp làm sao!”dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp hay gián tiếp của người viết? Dấu hiệu nào để em nhận biết điều đó? Câu 4. Tác giả đã gửi gắm tình cảm gì với bài ca dao được phân tích? Câu 5. Viết theo trí nhớ một bài ca dao cùng chủ đề với bài ca dao được phân tích trong đoạn văn.
- Gợi ý trả lời Câu 1. Các phương thức biểu đạt của đoạn văn: nghị luận, kết hợp biểu cảm, miêu tả. Câu 2. Từ ngọn trong “ngọn nắng” được dùng theo nghĩa chuyển. Ba từ trong tiếng Việt cũng có cách dùng từ ngọn tương tự: ngọn khói, ngọn gió, ngọn sóng Câu 3. Xét về mục đích nói, câu: “Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ trước làn gió nhẹ và “dưới ngọn nắng hồng ban mai” mới đẹp làm sao!”dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người viết. Dấu hiệu mà em nhận biết đó là: có từ bộc lộ cảm xúc “làm sao” và dấu chấm cảm kết thúc câu. Câu 4. Tác giả đã gửi gắm tình cảm của mình với bài ca dao được phân tích: yêu mến, gắn bó, tự hào. Câu 5. HS viết được một bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước đầy đủ là được.
- Đề đọc hiểu ngoài SGK ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu. Những dòng thơ này khác dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng. Không những, hai dòng thơ lại dùng nhiều biện pháp tu từ như phép đối xứng (“đứng bên ni đồng- Đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát- bát ngát mênh mông”), điệp từ, điệp ngữ Rồi những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiên, mộc mạc, đầy màu sắc địa phương. Tất cả gợi ra sự rộng dài to lớn của cánh đồng. Ngắm nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng mênh mông vô tận. Ngường ngắm cảnh hay người đi thăm đồng hết “đứng bên ni” lại “đứng bên tê”, thay đổi vị trí quan sát như muốn ôm trọn cả cánh đồng vào đôi mắt. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống” (Trích Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng - Bùi Mạnh Nhị )
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những đặc sắc gì về nghệ thuật ở hai câu đầu của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”? Câu 3. Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Câu 4. Qua văn bản chứa đoạn văn, em hãy rút ra bài học gì về cách cảm nhận một tác phẩm trữ tình?
- Gợi ý trả lời Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận. Câu 2.Tác giả đã chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật ở hai câu đầu của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”: dòng thơ khác dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng. dùng nhiều biện pháp tu từ như phép đối xứng (“đứng bên ni đồng- Đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát- bát ngát mênh mông”), điệp từ, điệp ngữ dùng những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiên, mộc mạc, đầy màu sắc địa phương. ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó
- Câu 3. Bài viết đã thể hiện cảm xúc của tác giả khi đọc bài ca dao: - Tác giả viết về bài ca dao bằng cảm xúc rất chân thật nên dễ dàng tạo sự đồng điệu với người đọc. - Bài viết chứa đựng cảm xúc và tình yêu văn học dân gian, tình yêu quê hương của tác giả Bùi Mạnh Nhị. Câu 4. Qua văn bản chứa đoạn văn, em hãy rút ra bài học về cách cảm nhận một tác phẩm văn học: - Cần phải có sự tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp mới mẻ của tác phẩm trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Cần có cảm xúc chân thành, biết xúc động về vấn đề. Muốn thế, phải trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết về văn chương, phải chăm chỉ đọc sách báo - Phải hiểu được đặc trưng thể loại của tác phẩm - Hiểu được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm
- Ôn tập văn bản 3: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) I. TÁC GIẢ BÙI MẠNH NHỊ - Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định. - Là phó giáo sư, tiên sĩ khoa học nghiên cứu về chuyên ngành văn học Việt Nam. - Danh hiệu: Nhà giáo Ưu tú; Huân chương Lao động hạng Nhất.
- II. VĂN BẢN : Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước 1. Xuất xứ: Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012). 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 3. Nội dung Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng truyện truyền thuyết Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc 4. Nghệ thuật - Xây dựng được hệ thống lí lẽ và dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Có nhiều tìm tòi, khám phá thú vị, có giá trị về tác phẩm truyền thuyết.
- III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Dàn ý 1.1. Nêu vấn đề: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian. - Nêu ý kiến: Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề. → Cách mở đầu từ khái quát đến cụ thể để giới thiệu vấn đề chính của bài viết. - Để làm sáng tỏ ý kiến nêu ra trong phần 1, người viết đã phân tích các chi tiết, sự kiện
- 1.2. Giải quyết vấn đề a. Gióng ra đời kì lạ - Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng. - Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ). - Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ. b. Gióng lớn lên kì lạ - 3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước. → Tiếng nói không bình thường. - Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. → Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.
- c. Gióng vươn vai ra trận đánh giặc - Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. → Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy. - Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. → Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc. d. Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại - Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. → Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng. - Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ, Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng. → Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.
- e. Thái độ, tình cảm của người viết - Niềm yêu mến, say mê tìm tòi, khám phá và giải mã những giá trị văn học dân gian. - Phát biểu quan niệm của nhân dân về hình mẫu người anh hùng, về sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chống giặc ngoại xâm, từ đó ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc. - Bài học rút ra: Các thế hệ người đọc sẽ lưu giữ và phát huy giá trị của các sáng tác văn học dân gian trong sống.
- 1.3. Đánh giá - Nội dung : Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng truyện truyền thuyết Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc. - Nghệ thuật: + Xấy dựng được hệ thống lí lẽ và dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề. + Có nhiều tìm tòi, khám phá thú vị, có giá trị về tác phẩm truyền thuyết.
- 2. Định hướng phân tích GS Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955, quê ở xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định. Ông là vừa là một người thầy, một nhà thơ, một nhà lý luận phê bình và nghiên cứu văn học lỗi lạc. Ở cương vị nào, ông cũng được học trò và mọi người yêu văn chương ngưỡng mộ bởi vốn kiến thức đồ sộ, một thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, cầu thị, một tâm hồn rộng mở Trong mỗi tác phẩm, mỗi bài giảng, tính trí tuệ, mô phạm, sự lao động học thuật của thầy Bùi Mạnh Nhị như mạch nguồn mát trong thẩm thấu vào người tiếp nhận. Bài viết Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là một bài viết đặc sắc, thể hiện những tìm tòi, khám phá của tác giả Bùi Mạnh Nhị về một truyền thuyết tưởng chừng xưa cũ của dân tộc.
- Vấn đề nghị luận chính của bài viết được nêu ra khái quát ở nhan đề và phần mở đầu bài viết. Ngay mở đầu bài viết, nhà nghiên cứu đã khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian. Từ đó, tác giả nêu ra ý kiến bàn luận: “Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề”. Cách mở đầu từ khái quát đến cụ thể để giới thiệu vấn đề chính của bài viết. Để làm sáng tỏ ý kiến nêu ra trong phần 1, người viết đã phân tích các chi tiết, sự kiện tiêu biểu của truyền thuyết Thánh Gióng ở các phần tiếp theo
- Ở các phần tiếp theo của bài viết, tác giả dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng để làm sáng tỏ ý kiến “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu chỉ đi sâu vào phân tích các chi tiết tiêu biểu làm sáng tỏ lòng yêu nước của Gióng. Ở sự kiện Gióng ra đời kì lạ, nhà nghiên cứu nhấn mạnh chi tiết mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng. Tác giả còn nêu ra những sự ra đời kì lạ khác trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ). Mục đích của việc nêu ra sự ra đời kì lạ của Gióng là nhằm nhấn mạnh sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.
- Ở sự kiện Gióng lớn lên kì lạ, nhà nghiên cứu nhấn mạnh chi tiết 3 năm Gióng không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Đó là tiếng nói không bình thường. Chi tiết Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân nhằm thể hiện ý nghĩa sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân. Ở sự kiện Gióng vươn vai ra trận đánh giặc, nhà nghiên cứu nhấn mạnh ý nghĩa của sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. Từ đó, tác giả khẳng định hình tượng Gióng chính là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy. Tác giả Bùi Mạnh Nhị cũng đánh giá về quang cảnh ra trận của Gióng rất hùng vĩ, hoành tráng. Qua đó tác giả khẳng định tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.
- Ở sự kiện Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại, nhà nghiên cứu đã lí giải ý nghĩa của hình tượng đẹp bậc nhất trong truyền thuyết, mang đậm yếu tố kì ảo: hình ảnh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Theo tác giả, chi tiết này là sự ra đi phi thường của Gióng sau khi đã hoàn thành sứ mệnh đánh giặc cứu nước. Chi tiết đã thể hiện sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng. Các chiến tích còn để lại sau chiến công của Gióng, đó là màu tre đằng ngà vàng óng do ngựa sắt phun lửa, những dấu ngựa làm thành ao hồ, Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng hằng năm. Tất cả những chứng tích ấy như muốn minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.
- Qua bài viết, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã thể hiện niềm yêu mến, say mê tìm tòi, khám phá và giải mã những giá trị văn học dân gian. Ông đã phát biểu quan niệm của nhân dân về hình mẫu người anh hùng, về sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chống giặc ngoại xâm, từ đó ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc. Như vậy, bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng sắc bén, thuyết phục, văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) đã chứng minh rằng truyện truyền thuyết Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc. Bài viết Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước giúp người đọc thêm hiểu và yêu mến các giá trị của văn học dân gian, biết lưu giữ và phát huy giá trị của các sáng tác văn học dân gian trong cuộc sống.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU CỦNG CỐ Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này.
- (2)Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[ ]
- (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường [ ]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. [ ]Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn).[ ] ”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị)
- Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
- Gợi ý trả lời Câu 1: Câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích: “Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này” (chủ đề đánh giặc cứu nước) Câu 2: -Dấu chấm phẩy được sử dụng trong câu văn sau ở phần (2): “ Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. ” -Tác dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp, cụ thể ngăn cách 2 cụm chủ vị trong câu ghép đẳng lập.
- Câu 3: Tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích: + Tăng thêm sức thuyết phục cho đoạn trích. + Nhấn mạnh hơn luận điểm Thánh Gióng là tượng đài bất tử của lòng yêu nước qua việc khẳng định Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân cùa nhân dân
- Câu 4: HS đưa ra ý kiến cá nhân Có thể nêu: Ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em: -Giúp em hiểu được giá trị to lớn của truyền thuyết Thánh Gióng và hình tượng Gióng: Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. -Bồi đắp cho em tình yêu nước, ý thức trách nhiệm với đất nước và niềm tự hào về truyền thuyết vẻ vang của dân tộc trong chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. -Giúp em hiểu hơn sự gắn bó giữa văn học dân gian với các lễ hội dân gian (Lễ Hội Gióng) -
- ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN NGOÀI SGK ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 01: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Xem người ta kìa!” – đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”, “Có ai như thế không?”, “Có ai làm vậy không?”, “Ai đời lại thế?” Tôi là đứa trẻ được dạy nhiều về hiếu thuận, tôi đã cố sức vâng lời để mẹ vui lòng. Nhưng mỗi lần như vậy, tôi luôn phải dằn lòng nuốt một cục ấm ức. Mẹ tôi giờ đã khuất và tôi cũng đã lớn. Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì. Mà có lẽ không riêng gì mẹ tôi. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 01: Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Tuy vậy, thú thật, trong thâm tâm, tôi cũng không quên cảm giác bất mãn của mình mỗi lần nghe mẹ trách cứ. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, và chính điều đó khiến thế giới trở nên hấp dẫn lạ lùng. Chim thú trên rừng, cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế. Kìa, lớp học của chúng tôi sinh động biết bao vì mỗi người một vẻ. Bạn tôi đấy, cao thấp, béo gầy, đen trắng khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Tùng thích vẽ vời, Nhung ưa ca hát, nhảy múa. Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh, Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư. Trần Long nổi tiếng là một “danh hài”, Minh Diệu thì hơn người ở trí nhớ siêu việt Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. (Trích “Xem người ta kìa!” , Lạc Thanh, theo tạp chí Sông Lam, tháng 8/2020)
- Câu 1: Chỉ ra ở văn bản: a) Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện. b) Đoạn văn là lời diễn giải của người viết. c) Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Câu 2: Theo đoạn trích, lí do người mẹ muốn con giống người khác là gì? Người mẹ có lí chỗ nào khi mong muốn như vậy? Câu 3: Nhân vật “tôi” đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng tỏ thế giới này muôn hình muôn vẻ? Câu 4: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- Gợi ý trả lời Câu 1: a) Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện. "Xem người ta kìa không ước mong điều đó". b) Đoạn văn là lời diễn giải của người viết. "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi nghe mẹ trách cứ". c) Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ rất đáng quý trong mỗi con người". Câu 2: Lí do người mẹ muốn con giống người khác vì người mẹ mong nhân vật “tôi” làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì Người mẹ có lý ở chỗ: + Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang. + Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng. + Ai chẳng muốn thành đạt. Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng
- Câu 3: Nhân vật “tôi” đã lấy các dẫn chứng để chứng minh thế giới này là muôn màu muôn vẻ: Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế Trong lớp nhân vật "tôi", các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt. Người ta nói "học trò nghịch như quỷ" nhưng "quỷ" cũng chính là một thế giới, chẳng "quỷ" nào giống "quỷ" nào Câu 4: HS đưa ra suy nghĩ của bản thân. GV định hướng HS đây là ý kiến đúng đắn và lí giải. Ví dụ: Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt vì: Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần "sống thành thật với chính mình" nghĩa là "biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt''. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 02: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã khẳng định mạnh mẽ vai trò đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất. Nhưng trong cuộc sống, muốn thành đạt, con người còn phải học tập mọi nơi, mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học hỏi ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”. Ở đây phải chăng là người ta có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vai trò của người thầy? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy. Nhưng thói thường người ta chỉ nhận những “đấng bề trên” là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Câu tục ngữ này đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy. Câu tục ngữ đã khuyên người ta khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường chúng bạn. Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua xem ra là mâu thuẫn, có vẻ như phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Chỉ học bạn mà không học thầy thì khó mà làm nên, chỉ học thầy mà không học bạn thì mình sẽ thua kém chúng bạn. (Theo Nguyễn Thanh Tú)
- Câu 1: Theo đoạn trích, việc học ở thầy quan trọng như thế nào? Câu 2: Vì sao người viết cho rằng câu tục ngữ “Học thầy không tày không bạn” đã đề cao việc học bạn hơn học thầy? Câu 3: Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn “ là gì? Câu 4: Em rút ra được bài học gì qua hai câu tục ngữ?
- Gợi ý trả lời Câu 1: Theo đoạn trích, mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học Câu 2: Theo người viết, câu tục ngữ “Học thầy không tày không bạn” đề cao học bạn hơn học thầy là do chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn, không cách bức, lễ nghi như học thầy.
- Câu 3: Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn “: Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua xem ra là mâu thuẫn, có vẻ như phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện Câu 4: Mỗi người cần biết kết hợp cả học thầy học bạn việc hoc được toàn diện hơn. Ta sẽ cần thầy chỉ dẫn đường đi nước bước, nhưng cũng cần học ở bạn những điều hay để không thua kém bạn.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. [ ]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013)
- Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, đặc điểm của người thành công và những kẻ thất bại là gì? Câu 3: Theo em, cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người được nói đến trong đoạn trích? Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Lí giải
- Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ.
- Câu 3: Để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người được nói đến trong đoạn trích, chúng ta cần: – Biết nhận lỗi về mình khi bản thân làm sai. – Ý thức được trách nhiệm của bản thân khi đưa ra quyết định. – Đối diện với thất bại và tìm mọi cách để khắc phục. – Đề cao lòng tự trọng của con người. Câu 4: HS chọn và nêu lí giải về bài học ý nghĩa nhất với bản thân. Ví dụ: Chúng ta cần dũng cảm đối diện với thất bại trong cuộc sống, tìm hiểu nguyên nhân trước tiên ở bản thân, tránh xu hướng đổ lỗi cho người khác vì: bản thân ta mới là người quyết định sự thành công hay thất bại. Chỉ có dũng cảm nhìn nhận lỗi lầm của bản thân mới giúp ta rút kinh nghiệm để thay đổi.
- ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 04: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [ ] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố Xin thầy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin thầy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất (Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)
- Câu 1. Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều gì? Câu 2. Theo em, vì sao người cha muốn xin thầy dạy cho con hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4a. Rút ra bài học ý nghĩa nhất với anh/chị qua đoạn văn bản đọc hiểu. Câu 4b (Dành cho HS Khá giỏi): Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên. Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với lứa tuổi thiếu niên hiện nay?
- Gợi ý trả lời Câu 1: Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình: + mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. + một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố. + cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. + tránh xa sự đố kị. + bí quyết của niềm vui thầm lặng + những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. Câu 2: Vì đồng tiên do công sức lao động chân chính của mình làm ra đáng quý hơn cả.
- Câu 3: HS có thể chỉ ra một trong các biện pháp tu từ sau: - Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy nhưng cũng - Liệt kê: người cha nêu ra những bài học muốn thầy giáo dạy cho con trai mình: + mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. + một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố. + cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. + tránh xa sự đố kị. + bí quyết của niềm vui thầm lặng + những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. - Đối lập, tương phản: + mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. + những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất. - So sánh: một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố. *Tác dụng của biện pháp tu từ: - Làm cho cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh/giàu sức biểu cảm/tạo giọng điệu cho đoạn trích. - Nhấn mạnh những bài học mà người ch muốn thầy giáo dạy cho con trai, gửi gắm ước muốn về môi trường giáo dục tốt với con.
- Câu 4a: HS chọn lựa một bài học ý nghĩa và lí giải. Câu 4b. *HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau: - Sống rộng lượng, không đố kị, hẹp hòi. - Quý trọng sức lao động. - Có bản lĩnh, chính kiến. - Yêu thương mọi người, có ý thức giữ nhân cách, lương tâm .*HS có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, lí giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế và rút ra bài học cho bản thân.
- ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: Ôn tập thành ngữ và dấu chấm phẩy NHẮC LẠI LÍ THUYẾT 1. Thành ngữ a. Định nghĩa:Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. b. Công dụng: Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao 2. Dấu chấm phẩy - Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. - Bài học này chỉ đề cập công dụng của dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Nội dung 1: Thành ngữ 1. Bài tập 1: Tìm và giải nghĩa các thành ngữ có trong các câu sau : a) Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào. (Nguyễn Công Hoan) b) Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy. (Báo Văn nghệ) c) Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà, đành nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ. (Chu Văn)
- Gợi ý trả lời a) Ruột nóng như cào : rất sốt ruột, bồn chồn, không yên lòng. b) Ruột để ngoài da : (có tính) đểnh đoảng, hay quên, vô tâm không tính toán nhiều. c) Nhắm mắt làm ngơ : cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra trước mắt để tránh liên luỵ, phiền phức.
- 2. Bài tập 2: Đặt với mỗi thành ngữ cho dưới đây 1 câu : Mặt nặng mày nhẹ, Mặt hoa da phấn, Mặt sắt đen sì. Tìm thêm một số thành ngữ khác có từ mặt. Giải nghĩa các thành ngữ đã tìm được.
- Gợi ý trả lời *Đặt câu với thành ngữ: – Thà rằng có điều không vừa ý nhau cứ nói toạc móng heo còn dễ chịu hơn là để bụng rồi mặt nặng mày nhẹ. (Trung Đông) – Rõ ràng người mặt hoa da phấn, ăn nói dịu dàng, đẹp như cái sao băng. (Vũ Tú Nam) – Trông lên mặt sắt đen sì / Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời. (Nguyễn Du) * Có thể kể thêm một số thành ngữ khác có từ mặt như sau : Mặt xanh nanh vàng, Mặt vàng như nghệ, Mặt ủ mày chau, Mặt trơ trán bóng, Mặt cắt không còn hột máu, Mặt đỏ như gà chọi, Mặt đỏ như gấc, Mặt đỏ tía tai, Mặt nạc đóm dày, Mặt nặng mày nhẹ, Mặt nặng như chì, Mặt nặng như đá đeo, Mặt người dạ thú, Mặt nhăn như bị, Mặt sứa gan lim
- 3. Bài tập 3: - Tìm các thành ngữ được cấu tạo theo dạng sau (dạng 1) : gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). - Đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.
- Gợi ý trả lời Thành ngữ Nghĩa của thành ngữ Đắt như tôm tươi được rất nhiều người mua, có bao nhiêu cũng hết ngay; rất đắt hàng VD: Cô ấy bán hàng đắt như tôm tươi, bao nhiêu cũng hết. Lúng ba lúng búng như nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch. ngậm hột thị VD: Bạn ấy nói năng lúng ba lúng búng như ngậm hột thị chả ai hiểu gì cả. Trắng như tuyết Rất trắng, không gì trắng bằng (thường để chỉ da) VD: Cô ấy có làn da trắng như tuyết ấy nhỉ! Đen như cột nhà cháy Rất đen, khó ai có thể đen hơn (chỉ da) Mùa hè mà nó cứ diễu nắng thì có mà đen như cột nhà cháy.
- 4. Bài tập 4: - Tìm các thành ngữ được cấu tạo theo dạng sau (dạng 2): gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). - Đặt câu với thành ngữ vừa tìm được
- Gợi ý trả lời Thành ngữ Đối xứng Ý nghĩa Mắt nhắm mắt mở Nhắm- mở - Ở tình trạng vừa mới bừng mắt dậy, chưa tỉnh hẳn - Chỉ sự vội vã Ví dụ: Gà mới gáy độ vài lần đã mải mốt choàng dậy, mắt nhắm mắt mở cuốc bộ một mạch năm cây số về Hà Nội. (Nam Cao) Dời non lấp bể Dời- lấp - Chỉ hành động phi thường, có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại. Lên voi xuống chó Lên- xuống Trải qua nhiều gian nan. Dậu đổ bìm leo Đổ- leo Nói đến việc lợi dụng người khác gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo. Bảy nổi ba chìm Chìm- nổi Chỉ cảnh ngộ của một người lận đận, long đong vất vả nhiều phen.
- 5. Bài tập 5: Ghép thành ngữ ở cột trái với nghĩa tương ứng ở cột phải: Thành ngữ Nghĩa của thành ngữ Thả hổ về rừng Tình thế đến bước đường cùng, không còn lối thoát. Nuôi ong tay áo Chỉ sự thay đổi lớn lao của vũ trụ, của cuộc đời. (Dù cho bể cạn non mòn) Lên thác xuống ghềnh Hành động vô tình lại tạo thêm điều kiện cho kẻ dữ hoành hành ở môi trường quen thuộc. Chuột chạy cùng sào Chỉ cảnh gian nan, vất vả. Bể cạn non mòn Hành động bao che, tiếp tay cho cái ác, cái xấu mà không biết.
- Gợi ý trả lời Thành ngữ Nghĩa của thành ngữ Thả hổ về rừng ➔Hành động vô tình lại tạo thêm điều kiện cho kẻ dữ hoành hành ở môi trường quen thuộc. Nuôi ong tay áo ➔Hành động bao che, tiếp tay cho cái ác, cái xấu mà không biết. Lên thác xuống ghềnh ➔Chỉ cảnh gian nan, vất vả Chuột chạy cùng sào ➔Tình thế đến bước đường cùng, không còn lối thoát Bể cạn non mòn ➔Chỉ sự thay đổi lớn lao của vũ trụ, của cuộc đời.
- Nội dung 2: Dấu chấm phẩy Bài tập ôn tập: Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu: a. “Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những về những con chim tôi bẫy được sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về dì ghẻ. (Thời thơ ấu, Go-rơ-ki)
- b. “Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. (Cố hương, Lỗ Tấn) c, Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm của Hội địa lý Hoàng gia Anh gần đây, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất. d, Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.
- Gợi ý trả lời a) Tác dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp, cụ thể là ngăn cách các vế của một câu ghép phức tạp. b) Tác dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới, cụ thể là ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. c) Tác dụng của dấu chấm phẩy: Dùng để làm ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. d) Tác dụng của dấu chấm phẩy: Dùng để ngăn ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát NHẮC LẠI LÍ THUYẾT 1. Đoạn văn là gì? - Đoạn văn là bộ phận của văn bản, có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. + Về nội dung: đoạn văn thường diễn đạt một ý tương Iđối hoàn chỉnh. Các câu trong đoạn văn thường liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm rõ nội dung. + Về hình thức: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- 2. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. - Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? - Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.
- 3. Các bước làm viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát . Bước 1: Chuẩn bị: - Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề. - Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ. - Đọc kĩ lại bài thơ để hiểu bài thơ. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý a.Tìm ý - Xác định cảm xúc mà bài thơ mang lại. - Xác định chủ đề của bài thơ. - Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từ có trong bài thơ. - Ghi nhanh những cụm từ thể hiện ý tưởng trên.
- b. Lập dàn ý. Sắp xếp các ý theo trình tự cảm xúc thành một dàn ý gồm 3 phần: *Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. * Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. - Nêu lên các lí do khiến em thích. * Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
- Bước 3: Viết Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài thơ. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa: + Kiểm tra dàn ý đã xây dựng và xác định các lỗi về nội dung cần chỉnh sửa. + Kiểm tra đoạn văn đã viết, phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về viết: dùng từ, chính tả, ngữ pháp, trình bày,
- II. Thực hành Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát ("À ơi tay mẹ", "Về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. 1. Đề bài 1: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”
- a. Bước 1: Chuẩn bị: - Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề: + Dạng bài: phát biểu cảm nghĩ. + Đối tượng: bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời” + Đọc kĩ lại bài thơ để hiểu ca dao (đọc lại bài ca dao 3,4 lần, vừa đọc vừa nghĩ đến hình ảnh, ngôn từ để hình dung, xác định được cảm xúc của bản thân)
- b. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý - Xác định cảm xúc mà bài ca dao mang lại: khơi dậy trong em niềm xúc động, biết ơn, tự hào về cha mẹ. - Xác định chủ đề của ca dao: Ca ngợi công lao của cha mẹ với con cái và nhắc nhở bổn phận làm con. - Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từ có trong bài ca dao. + Hình ảnh “Núi ngất trời”, “Nước ở ngoài biển Đông”. + Phép so sánh, đối xứng đặc sắc: “Công cha – như – núi ngất trời”, “Nghĩa mẹ - như – nước biển Đông” + Nội dung: Nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao, tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái.
- * Lập dàn ý đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý: + Mở đoạn: giới thiệu được bài ca dao : trích bài và dẫn dắt nêu bật cảm nghĩ chung về ca dao “Công cha như núi ngất trời” + Thân đoạn: + Hình ảnh “Núi ngất trời”, “Nước ở ngoài biển Đông”. + Phép so sánh, đối xứng đặc sắc: “Công cha – như – núi ngất trời”, “Nghĩa mẹ - như – nước biển Đông” Nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao, tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái. Lời nhắc nhở con phải ghi nhớ, biết ơn, hiếu thảo và đền đáp công cha nghĩa mẹ + Kết đoạn: Bài ca dao khơi dậy trong mỗi con người tình yêu, sự tôn kính, biết ơn cha mẹ.
- b. Bước 3: Gợi ý cách viết MĐ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Không biết từ bao giờ, bài ca dao trên luôn vang vọng trong tâm hồn mỗi con người, gợi nhắc ta về tình cảm gia đình thiêng liêng, tình yêu thương của cha mẹ với con cái .
- TĐ: - Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của người mẹ với con trong lúc hát ru, mẹ gợi nhắc đến “Công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là cách bày tỏ tình yêu thương con tha thiết. Bằng những hình ảnh so sánh đặc sắc, tác giả dân gian lấy “ Núi ngất trời” để ví với “Công cha”, cũng đủ để khẳng định công lao của cha là lớn lao đến vô cùng, vô tận. Còn “nghĩa mẹ” được ví với “nước ở ngoài biển Đông” bao la, mênh mông không kể xiết. Hình ảnh so sánh cụ thể, lấy cái to lớn, mênh mông, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công lao cha mẹ. Hai câu thơ đầu cũng là lời bày tỏ tình yêu thương bao la của cha mẹ với con cái. Tác giả dân gian ca ngợi công lao to lớn, những hi sinh không thể đo đếm của cha mẹ với chúng ta.
- - Hai câu sau là lời nhắn gửi thiết tha với con. Để con ghi nhớ, bài ca dao dùng cách lặp lại hình ảnh như một khẳng định để con khắc cốt ghi tâm “Núi cao, biển rộng mênh mông”. Các tính từ tiên tiếp xuất hiện như mở ra trước mắt con một khung trời bao lao, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên. Hay nói đúng hơn là khắc sâu tình yêu, đức hi sinh, công lao của cha mẹ với con. Chín chữ cù lao kể sao cho xiết! Cụm từ “ghi lòng con ơi!” cuối bài ca dao tạo âm vang tha thiết. Lời nhắn gửi xúc động để con ghi lòng tức là luôn nhớ, không bao giờ được quên. Chỉ thế thôi, bài ca nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ! KĐ: Bằng những câu thơ lục bát nhẹ nhàng, giọng thơ tâm tình, sâu lắng, bài ca dao đã làm xúc động bao tâm hồn, là tiếng gọi nhớ về cha mẹ, quê hương cho ai xa quê, xa cha mẹ.
- 2. Đề bài 2: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “À ơi tay mẹ" của nhà thơ Bình Nguyên. Hướng dẫn HS: Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý - Xác định cảm xúc mà bài thơ mang lại: khơi dậy trong em niềm xúc động, biết ơn, tự hào về mẹ, về tình mẫu tử. - Xác định chủ đề của ca thơ: tình mẫu tử thiêng liêng, hình ảnh người mẹ Việt Nam điển hình. - Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, biện pháp tu từ có trong bài thơ.
- + Hình ảnh hoán dụ “Bàn tay mẹ” - người mẹ ; ẩn dụ “chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng" chỉ khó khăn, vất vả mẹ phải trải qua trong cuộc đời. Ẩn dụ “Cái trăng, cái Mặt Trời”- người con. + Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái". + Âm hưởng thiết tha lời ru trên nền thơ lục bát + Cảm nhận nội dung . Vẻ đẹp của hình ảnh đôi tay mẹ kiên cường và bền bỉ, dịu dàng và yêu thương, nhiệm màu hi sinh vì con. . Ý nghĩa lời ru của mẹ thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng
- b. Lập dàn ý đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý: * Mở đoạn: giới thiệu tên bài thơ “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên là một bài thơ xúc động viết về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu và những hi sinh của mẹ với con. * Thân đoạn: Ấn tượng về bài thơ là ở điểm gì? - Nhan đề: “À ơi tay mẹ” khơi gợi xúc cảm về lời ru và hình ảnh đôi bàn tay mẹ, đó là biểu tượng sâu đậm về hình ảnh người mẹ tần tảo, dịu dàng. - Nghệ thuật đặc sắc: có thể chọn một trong những vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ như: + Thể thơ lục bát tạo âm hưởng đằm thắm, tha thiết, bình dị gần gũi diễn tả xúc cảm trong lòng mẹ. + Nhiều hình ảnh ẩn dụ gần gũi để chỉ mẹ, chỉ con; điệp từ, điệp cấu trúc, cách sử dụng từ “vẫn”
- - Nội dung: + Vẻ đẹp của hình ảnh đôi tay mẹ được khắc họa qua nhiều hình ảnh thơ giàu sức khái quát: + + Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên "chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng". + + Mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con "bàn tay mẹ dịu dàng" gọi con là “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con”. + + Mẹ hi sinh vì con “bàn tay mang phép nhiệm màu”, cách gọi con “cái mặt trời bé con” ẩn dụ con là nguồn sống, hi vọng của mẹ. niềm yêu thương bao la. →Khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, hi sinh, luôn hết lòng vì con. →Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thương để bảo vệ con trước mọi bão dông của cuộc đời.
- + Ý nghĩa lời ru của mẹ + + Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ: •"mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ. •"cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ. + + Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu". + + Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau". + + Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi Mẹ chẳng một câu ru mình". → Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ.
- +Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con; phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trú + Bài thơ khơi dậy tình cảm cao đẹp: tình yêu, đức hi sinh, nỗi vất vả của mẹ dành cho con, cho cuộc đời. * Kết đoạn: Qua bài thơ, người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bồi đắp ta về ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử trong cuộc sống.
- Đoạn văn tham khảo: Ai đã từng đọc bài thơ “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên thì đều rưng rưng xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu và những hi sinh của mẹ với con. Ngay nhan đề: “À ơi tay mẹ” đã khơi gợi xúc cảm về lời ru và hình ảnh đôi bàn tay mẹ. Đó là biểu tượng sâu đậm về hình ảnh người mẹ tần tảo, dịu dàng, gần gũi !. Bình Nguyên đưa ta về với âm hưởng đằm thắm, tha thiết, bình dị của thể thơ lục để diễn tả xúc cảm trong lòng mẹ. Trước hết, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh đôi tay mẹ qua nhiều hình ảnh thơ giàu sức gợi. Nổi bật nhất bài thơ là hình ảnh hóan dụ “đôi bàn tay mẹ”, đoi bàn tay tượng trưng cho chính người mẹ ! Hình ảnh ẩn dụ “chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng" đã ca ngợi mẹ luôn mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con. Cho con được hạnh phúc, bình yên, mẹ sẵn sàng "chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng". Mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con với "bàn tay mẹ dịu dàng".
- Cách mẹ gọi con mới thiết tha, trìu mến nhường nào “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con”. .Mỗi hình ảnh ẩn dụ như thế đã gợi đến tình yêu sâu thẳm của mẹ với con. Với mẹ, con là nguồn sống, hi vọng của mẹ, là niềm yêu thương bao la. Hình ảnh “bàn tay mang phép nhiệm màu” ẩn dụ cho người mẹ luôn ẩn chứa những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời mà mẹ dành cho con. Bằng tình yêu, sự biết ơn mẹ, nhà thơ suy ngẫm về ý nghĩa lời ru của mẹ. Trong lời ru, mẹ gửi ý nghĩ của mình cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ. Hình ảnh "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" cho thấy lời ru của mẹ đã xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. Lời ru mang lại sự ấm áp cất lên từ trái tim người mẹ. Đó còn là tình thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ
- Lời ru chất chứa bao trăn trở của mẹ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau". Bài thơ khép lại bằng lời ru "À ơi Mẹ chẳng một câu ru mình". Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình. Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ. Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con; phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc. Bài thơ khơi dậy tình cảm cao đẹp: tình yêu, đức hi sinh, nỗi vất vả của mẹ dành cho con, cho cuộc đời. Qua bài thơ, ta nhận thấy tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng cao quý biết bao, phải là người con yêu mẹ tha thiết, luôn tự hào, biết ơn, trân trọng và nhớ thương mẹ,thì Bình Nguyên mới mang đến những vần thơ lục bát xúc động về mẹ như thế!
- ÔN TẬP NÓI VÀ NGHE: Trình bày ý kiến về một vấn đề NHẮC LẠI LÍ THUYẾT : 1. Các bước thực hành nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. Bước 1: Chuẩn bị - Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. - Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân - Dựa vào trải nghiệm của bản thân để lựa chọn đề tài phù hợp. (Gợi ý: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc lắng nghe thấu hiểu của cha mẹ với con cái; thái độ cư xử của con cái với cha mẹ ).
- - Tìm các thông tin liên quan từ sách, báo hoặc các phương tiện khác. - Chuẩn bị tranh, ảnh minh họa (ví dụ sưu tầm bài thơ, câu hát tranh ảnh liên qua đến chủ đề gia đình - Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự.
- Bước 2: Chuẩn bị nội dung nói - Xác định đề tài: - Các ý cần phải nói và sắp xếp theo trình tự phù hợp: + Nêu vấn đề: + Các biểu hiện cụ thể của vấn đề + Nêu tác dụng của vấn đề với các thành viên trong gia đình. + Trình bày mong muốn của em và cách giải quyết vấn đề. Bước 3: Luyện tập và trình bày. + Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước ( trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân) + Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày.
- Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa: * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói: * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe: Nội dung kiểm tra Đạt/ Nội dung kiểm tra Đạt/ chưa đạt chưa đạt - Bài nói có đủ các phần mở bài, thân bài, kết - Nắm và hiểu được nội dung chính vấn bài. - Mớ bài nêu lên cảm nhận được điều em sắp đề bạn nói; nói là điều em đã thực sự chứng kiến, có nhiều -Đưa ra được những nhận xét được về cảm xúc và suy nghĩ. ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời đánh - Thân bài: Em đã trình bày lần lượt: biểu hiện giá của bạn hay điểm hạn chế của bạn. của vấn đề; tác dụng, mong muốn và cách giải quyết vấn đề -Tập trung nêu được nội dung cột lõi, mang tính tiêu biểu cho vấn đề đang bàn. -Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, -Kết thúc bài nói đã nhấn mạnh vào cách ứng động viên khi nghe bạn trình bày ứng thích hợp mà em lựa chọn. -Lí giải được sự quan trọng, ý nghĩa của vấn đề được nói.
- 2. Thực hành luyện nghe, nói trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. Đề 1: Em hãy trình bày ý kiến về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. Bước 1: Chuẩn bị - Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. - Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân - Dựa vào trải nghiệm của bản thân để nội dung nói phù hợp với vấn đề cần chia sẻ: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý. - Tìm ý vấn đề cần trình bày: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. + Nêu vấn đề: Gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương thì mỗi thành viên trong gia đình cần phải làm gì? + Các biểu hiện cụ thể của vấn đề: Gia đình có vai trò quan trong với mỗi người: nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành, nơi chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, nơi tạo động lực cho ta tiến bộ + Nêu tác dụng của vấn đề với các thành viên trong gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình cần có việc làm cụ thể để gia đình trở thành tổ ấm + Trình bày mong muốn của em Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. + + Với cha mẹ với con: + + Con cái với cha mẹ: + + Anh chị em với nhau
- - Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy): + Mở đầu: Chào hỏi. Nêu vấn đề Gợi ý: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là , học lớp , trường Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. . Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn có cùng chơi thể thao với bố, có cùng làm việc nhà với mẹ chưa?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do). Bản thân tôi cũng thường được làm những việc ấy. Bởi vì gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương thì mỗi thành viên trong gia đình cần phải làm gì?
- + Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí. + Biểu hiện của vấn đề: + +Nêu được vai trò của gia đình với mỗi người: Gia đình có vai trò quan trong với mỗi người: nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành, nơi chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, nơi tạo động lực cho ta tiến bộ + + Nhưng nhiều vấn đề nảy sinh, khiến nhiều gia đình không thực sự là tổ ấm như cha mẹ mải lo cơm áo, thú sử dụng điện thoại phổ biến, nhiều trẻ nhỏ không được ở với cha mẹ + Nêu tác dụng của vấn đề với các thành viên trong gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình cần có việc làm cụ thể để gia đình trở thành tổ ấm: Sự cần thiết của việc gắn kết các thành viên: ông bà, cha mẹ, con cái Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình
- + Trình bày mong muốn của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. + + Với cha mẹ với con: cần trở thành một người bạn của con, chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Không áp đặt suy nghĩ của mình cho con, không so sánh giữa các con, tôn trọng sở thích, ước mơ của con + + Con cái với cha mẹ: vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ; chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn + + Anh chị em với nhau: cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau, tôn trọng nhau.
- + Kết thúc: + + Khẳng định sự cần thiết của việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. + + Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về vấn đề.
- Bước 3: Thực hành nói và nghe - Dựa vào dàn ý và thực hiện việc trình bày vấn đề những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương trước tổ hoặc lớp. - Chú ý bảo đảm nội dung trình bày, cách nói thế nào để vấn đề trở nên hấp dẫn. - Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụ kết hợp với ngôn ngữ hình thể để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa: Dựa vào bảng trên để đánh giá
- BÁO CÁO SẢN PHẨM : PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ BÀI NÓI NHÓM TIÊU CHÍ Chưa đạt(0 điểm) Đạt (1 điểm) Tốt(2 điểm) 1. Chọn được vấn đề hay, có ý Chưa có vấn đề để nói Có vấn đề để nói nhưng chưa Có vấn đề để nói ấn tượng nghĩa hay 2. Nội dung vấn đề được chọn Nôi dung sơ sài, chưa có đủ Có đủ ý để người nghe hiểu Nội dung vấn đề hay, phong hay, phong phú, hấp dẫn chi tiết để người nghe hiểu được nội dung vấn đề. phú, hấp dẫn được nội dung vấn đề 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại Nói to, truyền cảm hầu như ngập ngừng nhiều lần. hoặc ngập ngừng một vài câu. không lặp lại hay ngập ngừng 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, nhìn vào người nghe, nét mặt vào người nghe, biểu cảm phù người nghe, nét mặt sinh động. ánh mắt, ) phù hợp chưa biểu cảm hoặc biểu cảm hợp với nội dung vấn đề không phù hợp. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi và/ hoặc Chào hỏi và/ có lời kết thúc Chào hỏi và/ có lời kết thúc không có lời kết thúc bài nói. bài nói. bài nói ấn tượng. Tổng: /10 điểm
- Bài tham khảo Đề 1: Trình bày ý kiến về vấn đề những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. - Mở đầu: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là , học lớp , trường Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương.
- Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn có cùng chơi thể thao với bố chưa, có cùng làm việc nhà với mẹ bao giờ không nhỉ?" (Có thể giao lưu với 1 bạn hỏi lí do). Bản thân tôi cũng thường được làm những việc ấy. Bởi vì gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương thì mỗi thành viên trong gia đình đều có vai tò rất quan trọng. Những việc làm nhỏ hàng ngày của chúng ta như cùng ăn một bữa cơm với cả gia đình, cùng làm việc nhà với mẹ Đó chính là cách chúng ta làm cho gia đình của mình thật sự là tổ ấm yêu thương.
- - Trình bày vấn đề: Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. ( Giọng tâm tình, vừa phải)Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được gia đình có vai trò quan trong với mỗi người. Bởi gia đình là nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành, nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương, gắn liền với ông bà, cha mẹ, anh chị em của ta. Gia đình là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất. Nơi đây, chúng ta cùng chia sẻ vui buồn. Khi gặp khó khăn, gia đình sẽ giúp đỡ nhau vượt qua giông bão, nơi tạo động lực cho ta tiến bộ, nâng đỡ khi ta vấp ngã, chốn yêu thương để ta tìm về
- ( Giọng trầm lắng) Nhưng không phải gia đình nào cũng thực sự là tổ ấm. Lối sống hiện đại đang làm nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam ít nhiều bị phai nhạt, mất đi. Xã hội phát triển, cuộc sống bận rộn, thiết bị công nghệ thông minh ra đời khiến các thành viên gia đình ngày càng ít thời gian bên nhau, quan tâm lẫn nhau. Nhiều bậc cha mẹ vì mải lo làm ăn kinh tế, phấn đấu vì sự nghiệp mà ít gần gũi, chú trọng đến giáo dục nhân cách cho con cái. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực gia đình, ly thân, ly hôn, lối sống tự do, buông thả đang có chiều hướng gia tăng đã làm cho giá trị gia đình dần giảm đi.
- (Giọng cất cao hơn, nhấn mạnh vấn đề) Như vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần làm gì để gia đình trở thành tổ ấm. Trước hết, mỗi gia đình có sự gắn kết các thành viên: ông bà, cha mẹ, con cái Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cần trở thành một người bạn của con, chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Nhiều bậc cha mẹ cố thói quen áp đặt suy nghĩ của mình cho con, so sánh giữa các con khiến cho nhiều trẻ bị tổn thương, các bạn luôn tự ti, thấy mình kém cỏi.
- Vậy mỗi cha mẹ hãy yêu thương con bằng việc tôn trọng sở thích, ước mơ của con, không so sánh, suy bì để tạo áp lực cho con. Còn với chúng ta, là con cái phải biết vâng lời, lễ phép, tôn trọng cha mẹ. Con cái cần học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ như tính chăm chỉ, gọn gàng của mẹ, thói quen chăm sóc cây của cha Hãy chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Anh chị em với nhau cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau, tôn trọng nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
- - Kết thúc vấn đề: (Giọng nhẹ nhàng) Thưa các thầy cô, các bạn! Mỗi năm, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) nhắc nhở chúng ta hãy trở về nhà để vun đắp cho mái ấm gia đình bằng những việc làm đơn giản mà bấy lâu nay mình lãng quên. Đó có thể là một lần bỏ điện thoại xuống, cất Ipad đi để cùng nhau vào bếp chuẩn bị bữa cơm gia đình. Đôi khi chỉ đơn thuần mỗi người hãy quên đi những niềm vui riêng tư, về nhà ăn một bữa cơm có đầy đủ các thành viên; điều này cho thấy rằng, tình yêu gia đình không phải là những điều gì to tát, lớn lao mà xuất phát từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày.
- Đề 2: Trình bày ý kiến về việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái Bước 1: Chuẩn bị - Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình. - Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân - Dựa vào trải nghiệm của bản thân để nội dung nói phù hợp với vấn đề cần chia sẻ: việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý. - Tìm ý vấn đề cần trình bày việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái + Nêu vấn đề: Gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Bạn có thật sự đang hài lòng, cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi ở trong gia đình của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, liệu việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với bạn đã làm bạn thực sự tự tin và hạnh phúc chưa? + Các biểu hiện cụ thể của vấn đề: bạn thường bị cha mẹ áp đặt suy nghĩ, yêu thích, ưu tiên hơn đối với anh chị em của mình, so sánh giữa các con + Nêu tác dụng của vấn đề chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái: Đem đến cảm giác an toàn, ấm cúng cho con, gia đình đầm ấm, hạnh phúc. + Trình bày mong muốn của em + + Với cha mẹ với con: tôn trọng sự khác biệt, dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm, chuyện trò với con cái để hai bên có thể sẻ chia, thấu hiều và tìm ra cách giải quyết khi có vấn đề. + + Con cái với cha mẹ: ngoan ngoan, lễ phép, kính trọng cha mẹ.
- - Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy): + Mở đầu: Chào hỏi. Nêu vấn đề Gợi ý: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là , học lớp , trường Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái. Gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Bạn có thật sự đang hài lòng, cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi ở trong gia đình của mình. Bạn có bao giờ bị cha mẹ so sánh “Con vụng về thế, suốt ngày làm vỡ bát!”, “nhìn chị con kia kìa, chị luôn giỏi giang, chăm chỉ, còn còn thì yếu đuối mọi nhẽ” Hàng ngày, liệu việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với bạn đã làm bạn thực sự tự tin và hạnh phúc chưa?
- + Các biểu hiện cụ thể của vấn đề: + + cha mẹ có thể vô tình làm tăng mâu thuẫn giữa anh chị em bằng cách trực tiếp so sánh hoặc khen ngợi một đứa trẻ thành công. + + Cha mẹ thường có xu hướng yêu thích, ưu tiên hơn đối với anh chị em của mình. + + Cha mẹ áp đặt hay thờ ơ với những chuyện mà bạn gặp phải mỗi ngày. Sự phán xét quá mức của cha mẹ về cách ăn mặc, sở thích của con đôi khi trở thành thiếu tôn trọng + Nêu tác dụng của việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái: + + Đem đến cảm giác an toàn, ấm cúng cho con + + Con tìm thấy tài năng và sở trường riêng của mình trong cuộc sống, cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn.
- + Trình bày mong muốn của em về việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái: + + Cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi con + + Hãy yêu cả những điều tốt và chưa tốt, yêu sự độc đáo, khác biệt của con; cha mẹ nên tôn trọng sở thích, năng lực, cá tính của mỗi đứa con + + Đừng nên cố gắng so sánh con mình với bất kỳ ai; dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm, chuyện trò với con cái để hai bên có thể sẻ chia, thấu hiều và tìm ra cách giải quyết khi có vấn đề. + + Con cái cần vâng lời, lễ phép, chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn + Kết thúc: + + Khẳng định sự cần thiết của việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái. + + Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về vấn đề.
- Bước 3: Thực hành nói và nghe - Dựa vào dàn ý và thực hiện việc trình bày vấn đề những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương trước tổ hoặc lớp. - Chú ý bảo đảm nội dung trình bày, cách nói thế nào để vấn đề trở nên hấp dẫn. - Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụ kết hợp với ngôn ngữ hình thể để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa: Dựa vào bảng trên để đánh giá
- Bài tham khảo Đề 2: Trình bày ý kiến về việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái. - Chào hỏi và nêu vấn đề: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là , học lớp , trường Sau đây tôi xin trình bày vấn đề: việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái.
- -Trình bày vấn đề: ( Giọng tâm tình, vừa phải) Chúng ta đều biết, gia đình có vai trò quan trong với mỗi con người. Bạn có thật sự đang hài lòng, cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi ở trong gia đình của mình? Bạn có bao giờ bị cha mẹ so sánh “Con vụng về thế, suốt ngày làm vỡ bát!”, “nhìn chị con kia kìa, chị luôn giỏi giang, chăm chỉ, còn còn thì yếu đuối mọi nhẽ”? Hàng ngày, liệu việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với bạn đã làm bạn thực sự tự tin và hạnh phúc chưa?
- Chúng ta cảm thấy không tự tin ở trường nếu chúng không làm bài kiểm tra tốt như các bạn. Chúng ta cũng cảm thấy không hạnh phúc trong gia đình nếu anh chị em khác làm tốt hơn hoặc có tố chất đặc biệt hơn mình. Và vô tình, cha mẹ có thể làm tăng mâu thuẫn giữa anh chị em bằng cách trực tiếp so sánh hoặc khen ngợi một đứa trẻ thành công. Có những bậc cha mẹ áp đặt suy nghĩa, sở thích của mình lên con. Chẳng hạn, cha mẹ bắt ta phải ăn món ăn cha mẹ thích, không được làm việc này, việc kia Có nhiều lúc, cha mẹ thờ ơ với những chuyện mà chúng ta gặp phải mỗi ngày. Sự phán xét quá mức của cha mẹ về cách ăn mặc, sở thích của con đôi khi trở thành thiếu tôn trọng. So sánh hơn thua con mình với con người khác dường như đã trở thành phản xạ tự nhiên của cha mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta thiếu tự tin và tổn thương lòng tự trọng. Đôi khi cha mẹ quên mất rằng, mỗi đứa trẻ như chúng ta là một cá thể độc lập và cần tôn trọng sự khác biệt của con.