4 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 33 trang Kiều Nga 04/07/2023 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "4 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án (4 đề) Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án (4 đề) 4 đề thi Giữa kì 1 mới nhất Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật Lí lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 1) I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: Câu 1 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật Câu 2 : Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. A. v1 < v2 < v3 B. v2 < v1 < v3 C. v3 < v2 < v1 D. v2 < v3 < v1 Câu 3 : Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực? A. Lực làm cho vật chuyển động B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc C. Lực làm cho vật biến dạng D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai Câu 4 : Trong các phương án sau đây, phương án nào hiệu quả nhất có thể tăng được ma sát giữa phấn và bảng viết? A. Tì mạnh viên phấn vào bảng
  2. B. Tăng độ nhám của mặt bảng C. Tăng độ nhẵn của mặt bảng D. Tất cả phương án trên đều được Câu 5 : Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc? A. km/ph B. m/h C. N/m D. km/h Câu 6 : Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: A. sẽ chuyển động nhanh hơn B. sẽ tiếp tục đứng yên C. sẽ chuyển động chậm dần D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều Câu 7 : Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất B. Giảm áp lực của chân trên nền đất C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. Câu 8 : Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, A. cùng chiều,cùng độ lớn B. ngược chiều,cùng độ lớn,cùng tác dụng lên 1 vật C. ngược chiều, cùng độ lớn D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật II, TỰ LUẬN: (6điểm) Câu 1 (3 điểm) : ) Biểu diễn các lực sau: a, Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N) b,Vật chịu tác dụng của lực kéo Fk có phương nghiêng 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 20N (tỉ xích 1cm ứng với 5N) Câu 2 (3 điểm) : Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 300m hết 1 phút; quãng đường hai dài 3,6km hết 0,5 giờ. a,Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường. b, Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. QUẢNG CÁO Đáp án và Hướng dẫn làm bài I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Câu 1 : B Câu 2 : B
  3. Câu 3 : D Câu 4 : B Câu 5 : C Câu 6 : D Câu 7 : C Câu 8 : B II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 : a. Trọng lượng của vật là P = 10.m = 10 . 2 = 20 (N) - Điểm đặt: mép vật hoặc trọng tâm của vật - Phương: thẳng đứng - Chiều: từ trên xuống - Độ dài: 1 cm ứng với 5 N ⇒ 20 N ứng với 4 cm Biểu diễn: b. - Điểm đặt: mép vật hoặc trọng tâm của vật - Phương: hợp với phương ngang góc 30o - Chiều: hướng lên trên - Độ dài: 1 cm ứng với 5 N ⇒ 20 N ứng với 4 cm
  4. Câu 2 : Tóm tắt : Vận tốc xe đi được trên quãng đường 1 là Vận tốc xe đi được trên quãng đường 1 là Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật Lí lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 2)
  5. I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm Câu 1 : Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô A. tiếp tục đi thẳng; B. rẽ sang phải; C. rẽ sang tráii D. đang dừng lại; Câu 2 : Có mấy loại lực ma sát? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3 : Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố A. phương và chiều của lực B. điểm đặt của lực C. độ lớn của lực D. cả ba đáp án trên Câu 4 : Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc A. 54 m/s; B. 54000 m/s; C. 15 m/s; D. 25 m/s. Câu 5 : Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Câu 6 : Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Câu 7 : Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
  6. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. Câu 8 : Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. C. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. QUẢNG CÁO II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối” ? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên? Câu 2 (2 điểm) : Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km. Câu 3 (2 điểm) : ) Hãy kể tên lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp sau: a. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. b. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. c. Bánh xe đạp chạy trên đường. d. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động Đáp án và Hướng dẫn làm bài I. Phần trắc nghiệm Câu 1 : B Câu 2 : C Câu 3 : D Câu 4 : C Câu 5 : C Câu 6 : C Câu 7 : A Câu 8 : B II. Phần tự luận Câu 1 : chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác, tùy vào vật chọn làm mốc.
  7. Ví dụ: Mọt người ngồi trên xe đạp đang chuyển động so với cây bên đường Câu 2 : Thời gian người đó đi từ A đến B là: t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m Vận tốc của người đó: Câu 3 : a. xuất hiện lực ma sát nghỉ b. xuất hiện lực ma sát trượt c. xuất hiện lực ma sát lăn d. xuất hiện lực ma sát lăn Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật Lí lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 3) Phần I. Trắc nghiệm Câu 1 : Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc? A. Khi vật đó không chuyển động. B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian. C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi. D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. Câu 2 : Thế nào là chuyển động không đều? A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
  8. B. Là chuyển động có vận tốc không đổi. C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. Câu 3 : Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe. C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên. D. Ma sát khi đánh diêm. Câu 4 : Một người đang lái ca nô đang chạy trên dòng sông, câu nào sau đây là Sai? A. Người lái ca nô đứng yên so với bờ sông B. Người lái ca nô chuyển động so với bờ sông C. Ca nô chuyển động so với bờ sông. D. Người lái ca nô đứng yên so với ca nô Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là SAI ? A. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động B. độ lớn vận tốc được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường Câu 6 : Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Câu 7 : Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Câu 8 : Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát B. trọng lực C. quán tính B. đàn hồi
  9. Phần II. Tự luận Câu 1 (2 điểm) : Đặt một chén nước trên 1 tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó? Câu 2 (2 điểm) : Nêu đặc điểm của các lực tác dụng vào vật : a) 800N b) Khi Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần c) Khi Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần Câu 3 (2 điểm) : Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản không khí) b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không đổi ? c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát không đổi ? QUẢNG CÁO Đáp án và Hướng dẫn làm bài I. Trắc nghiệm Câu 1 : D Câu 2 : A Câu 3 : B Câu 4 : A Câu 5 : D Câu 6 : C Câu 7 : C Câu 8 : C II. Tự luận Câu 1 : Cách làm : Giật nhanh tờ giấy
  10. Giải thích : Do quán tính chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên sẽ không bị dịch chuyển Câu 2 : Hình a: lực có đặc điểm: - Điểm đặt: tại mép vật - Phương nằm ngang - Chiều: Từ trái sang phải - Độ lớn: F = 100 N Hình b: lực có đặc điểm: - Điểm đặt: tại trọng tâm vật - Phương: thẳng đứng - Chiều: Từ trên xuống dưới - Độ lớn: P = 8 N Câu 3 : a. Vì vật chuyển động thẳng đều nên khi đó các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. Xét theo phương ngang thì lực ma sát và lực kéo cân bằng. Nên lực kéo bằng 800N thì lực ma sát bằng 800 N b. Khi Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần c. Khi Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa học kì 1 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật Lí lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 4) Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 : Kết luận nào sau đây không đúng. A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 2 : Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. A. Gió thổi cành lá đung đưa B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tenis bị bật ngược trở lại C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
  11. Câu 3 : Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực. A. Xe đi trên đường B. Thác nước đổ từ trên cao xuống C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất Câu 4 : Hãy chọn câu trả lời đúng Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố. A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn Câu 5 : Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau D. Hai lực tác dụng có cùng chiều Câu 6 : Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng. A. 0,5 N B. Nhỏ hơn 0,5 N C. 5N D. Nhỏ hơn 5N Câu 7 : Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Câu 8 : Quỹ đạo chuyển động của một vật là A. Đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. B. Đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian. C. Đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian. D. Đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian Phần II. Tự luận Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng và chỉ rõ đó là những lực nào ?
  12. Câu 2 : Một người đi môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 10km với vận tốc 40km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 48km trong 45 phút. Hãy tính: a) Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất. b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường. Câu 3 : Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính cổ hại. Đáp án và Hướng dẫn làm bài Phần I. Trắc nghiệm Câu 1 : A Câu 2 : B Câu 3 : B Câu 4 : D Câu 5 : A Câu 6 : C Câu 7 : C Câu 8 : A Phần II. Tự luận Câu 1 : Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng nhau,phương nằm trên một đường thẳng,chiều ngược nhau. VD: Hai bạn kéo co, sợi dây đứng yên thì lực kéo của hai bạn tác dụng vào sợi dây là như nhau. Câu 2 : Tóm tắt : Tính : a. t1 = ? b. vtb = ? a. Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất là:
  13. b. vận tốc trung bình trên cả quãng đường là Câu 3 : Ví dụ ứng dụng quán tính: Để giũ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuyển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo. Tác dụng có hại của quán tính: Khi xe chạy nhanh, nếu xe phanh gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ô tô () cần phải thắt dây an toàn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022 - 2023 4 Đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án) • Đề thi Lý 8 giữa học kì 1 năm 2022 - 2023 bao gồm 4 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 1 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1: Một vật đứng yên khi: A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần. C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi. D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi. Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào ?
  14. A. đơn vị chiều dài B. đơn vị thời gian C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác. Câu 4. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng? A. 3 km. B. 5,4 km. C. 10,8 km. D. 21,6 km. Câu 5: Chuyển động của một vật càng nhanh khi: A. Thời gian chuyển động càng dài. B. Thời gian chuyển động càng ngắn. C. Vận tốc chuyển động càng lớn. D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ. Câu 6: Lực là nguyên nhân làm: A. Tăng vận tốc của chuyển động. B. Giảm vận tốc của chuyển động. C. Không đổi vận tốc của chuyển động. D. Thay đổi vận tốc của chuyển động. Câu 7: Dưới tác dụng của các lực cân bằng: A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình. B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng D. Chỉ A, B sai. Câu 8. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
  15. Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật: A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. Bị biến dạng. Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 2/3 h B. 1,5 h C. 75 phút D. 120 phút II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 11(1đ): Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ Câu 12 (1đ): Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s? Câu 13 (1đ): Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng. Câu 14 (2 đ): Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất. Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 1. TRẮC NGHIỆM(5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B C D D B C B 1.TỰ LUẬN(5 điểm) Câu 11:( 1đ) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian. VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định Câu 12 ( 1đ):
  16. Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ? Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h Vận tốc của ôtô là: Đổi ra m/s là: Câu 13 ( 1đ): Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy. Câu 14 (2đ): Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg, S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2 p = ? N/m2 Bài giải - Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là: P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F ( vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực) - Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m2 ) Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2) Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lí 8 NỘI DUNG TỔNG CẤP ĐỘ NHẬN THỨC KIẾN THỨC ĐIỂM Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu thấp cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 câu 1 câu 1 câu Chuyển động cơ Số câu:3 0,5 0,5 0,5 học Điểm:1,5 điểm điểm điểm Số câu:3 Vận tốc 1 câu 1 câu 1 câu Điểm:2
  17. 0,5 1 0,5 điểm điểm điểm 1 câu 1 câu Chuyển động Số câu: 2 đều, chuyển 0,5 1 Điểm:1,5 động không đều điểm điểm 1 câu 1 câu Số câu:2 Biểu diễn lực 0,5 0,5 Điểm:1 điểm điểm 1 câu Sự cân bằng lực- Số câu:1 0,5 Quán tính Điểm:0. 5 điểm 1 câu 1 câu Số câu:2 Lực ma sát 0,5 1 Điểm:1,5 điểm điểm 1 câu Số câu:1 Áp suất 2 Điểm:2 điểm Số câu: Số câu: 6 Số câu: 5 Số câu: 5 Số câu: 1 Tổng số câu: 14 14 Tổng số điểm10 Điểm: 3. 5 Điểm: 3. 5 Điểm: 2. 5 Điểm: 0. 5 Điểm: 10 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  18. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 8 - Đề số 01 có lời giải chi tiết Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi: A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi Câu 2. Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào? A. Không thể phán đoán được. B. Nghiêng người sang trái. C. Ngồi yên D. Nghiêng người sang phải. Câu 3. Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m. A. v = 50km/h B. v = 150km/h C. v = 50m/h D. v = 5km/h Câu 4. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Câu 5. Công thức tính vận tốc là: A. v = s.t B. \(t = \frac{v}{s}\) C. \(v = \frac{s}{t}\) D. \(v = \frac{t}{s}\) Câu 6. Khi nói lực là đại lượng vecto, bởi vì A. lực làm cho vật bị biến dạng B. lực có độ lớn, phương và chiều C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động Câu 7. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều: A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế. B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống. C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. Chuyển động của xe ô tô. Câu 8. Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì A. vật chuyển động với vận tốc tăng dần
  19. B. vật chuyển động với vận tốc giảm dần C. hướng chuyển động của vật thay đổi D. vật giữ nguyên vận tốc Câu 9. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. hút của Trái Đất. Câu 10. Trong giờ thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là A. 60m/s B. 6m/s C. 10 m/s D. 1 m/s Câu 11. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Câu 12. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là: A. 3 km. B. 4 km. C. 6 km/h. D. 9 km. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói: a. Ô tô đang chuyển động. b. Ô tô đang đứng yên. c. Hành khách đang chuyển động. d. Hành khách đang đứng yên. Câu 2. (1 điểm) a. Nêu cách biểu diễn lực? b. Biểu diễn lực kéo 500N tác dụng lên một vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích 1cm tương ứng với 100N. Câu 3. (2 điểm) Một người đi xe đạp trên đoạn đường thứ nhất với tốc độ 12 km/h hết 30 phút; đoạn đường thứ hai với đi với tốc độ 15 km/h hết 20 phút, đoạn đường thứ 3 đi 6 km hết 40 phút. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường đi. Lời giải chi tiết 1.C 2.D 3.A 4.D 5.C 6.B 7.C 8.D 9.B 10.B 11.D 12.D I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1.
  20. Phương pháp: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc Cách giải: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. Chọn C. Câu 2. Cách giải: Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang phải do quán tính Chọn D. Câu 3. Phương pháp: Công thức tính vận tốc trung bình: v = S:t Cách giải: Thời gian chuyển động: t = 11 – 8 = 3 giờ Quãng đường S = 150000m = 150km Vận tốc trung bình của ô tô: v = S : t = 150:3 = 50km/h Chọn A. Câu 4. Phương pháp: Lực là đại lượng vecto, biểu diễn bởi một mũi tên, có gốc là điểm đặt, phương, chiều và độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực Cách giải: Biểu diễn một lực cần biết rõ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Chọn D. Câu 5. Phương pháp: Công thức tính vận tốc là \(v = \frac{S}{t}\) Cách giải: Công thức tính vận tốc là \(v = \frac{S}{t}\)
  21. Chọn C. Câu 6. Phương pháp: - Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vecto. - Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Cách giải: Lực là đại lượng vecto vì lực có độ lớn, phương và chiều. Chọn B. Câu 7. Phương pháp: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi. Cách giải: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động đều. Chọn C. Câu 8. Phương pháp: Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều. Cách giải: Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chọn D. Câu 9. Phương pháp: Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật. Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác. Cách giải: Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.
  22. Lực giữa viên bi và mặt sàn khi viên bi lăn trên sàn là ma sát lăn. Chọn B. Câu 10. Phương pháp: Vận tốc: \(v = \frac{S}{t}\) Cách giải: Ta có: \(v = \frac{S}{t} = \frac{{60}}{{10}} = {6_{}}(m/s)\) Chọn B. Câu 11. Phương pháp: Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính. Cách giải: Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính. Xe đạp đang chạy mà thôi không đạp nữa thì còn đi thêm 1 đoạn do quán tính. Chọn D. Câu 12. Phương pháp: Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: S = v.t Cách giải: Đổi 45 phút = 0,75 h Quãng đường người đó đi được: \(S = v.t = 12.0,75 = 9km\) Chọn D. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc. Cách giải: a. Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường b. Ô tô đang đứng yên so với hành khách. c. Hành khách đang chuyển động so với đường
  23. d. Hành khách đang đứng yên so với ô tô. Câu 2. Phương pháp: Nhớ lại các đặc đểm của lực và cách biểu diễn một lực bằng vec tơ Cách giải: a. + Gốc: là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương chiều của lực. + Độ dài: biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước b. Biểu diễn đúng hình. Câu 3. Phương pháp: Quãng đường: S = v.t Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2} + {S_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\) Cách giải: Quãng đường thứ nhất là: \({S_1} = {v_1}.{t_1} = 12.0,5 = 6km\) Quãng đường thứ hai là: \({S_2} = {v_2}.{t_2}{\rm{ = }}15.\frac{1}{3} = 5km\) Quãng đường thứ 3 là: S3 = 6 km Vận tốc trung bình là: \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2} + {S_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = \frac{{6 + 5 + 6}}{{0,5 + 1/3 + 2/3}} = 11,{33_{}}(km/h)\).
  24. Trang chủ Giải bài tập vật lý 8, Vật lý lớp 8 - Để học tốt vật lý 8
  25. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 8 - Đề số 02 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 8 - Đề số 02 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp QUẢNG CÁO Đề bài A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoặc mệnh đề mà em chọn (3,0 điểm) Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông C. Người lái đò chuyển động so với dòng nước ad D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36km B. Ô tô chuyển động trong một giờ C. Trong mỗi giờ, ô tô đi được 36km D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ Câu 3: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động Câu 4: Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được lực ma sát A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 5: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại
  26. ad D. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa Câu 6: 72km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng A. 15m/s B. 20m/s C. 25m/s D. 30m/s Câu 7: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng? A. Ô tô chuyên động so với mặt đường B. Ô tô đứng yên so với người lái xe C. Ô tô chuyển động so với người lái xe D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường Câu 8: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật Câu 9: Lực là đại lượng vectơ vì A. Lực làm vật biến dạng B. Lực có độ lớn, phương và chiều C. Lực làm vật thay đổi tốc độ ad D. Lực làm cho vật chuyển động Câu 10: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai? A. 12m/s=43,2km/h B. 48km/h=23,33m/s C. 150cm/s=5,4km/h D. 62km/h=17,2m/s Câu 11: Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, thứ tự sắp xếp vận tốc tăng dần là A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả
  27. Câu 12: Chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau) D. Không có cơ sở để so sánh II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa (1 điểm) Câu 1: Ô tô đột ngột rẽ vòng sang ___thì hành khách bị ngã sang trái do người đó có ___. ad Câu 2: Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với ___và đứng yên so với ___. Câu 3: Khi thả vật rơi, do sức ___vận tốc của vật ___. Câu 4: Khi quả bóng lăn vào bãi cát , do___của cát nên vận tốc của bóng ___. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Quán tính là gì? Nêu ví dụ về chuyển động có quán tính? Câu 2: (1,0 điểm) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết khối lượng vật là 150kg, tỉ xích 500N ứng với 1cm. Câu 3: (2,0 điểm) Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s? Câu 4: (1,0 điểm) Một xe máy đi từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự với vận tốc trung bình 50km/h. Biết nửa quãng đường đầu từ Cao Lãnh đến Thanh Bình đi với vận tốc 65km/h. Tính vận tốc của xe ở nửa quãng đường còn lại tức từ Thanh Bình đến Hồng Ngự. Lời giải chi tiết A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ad 1. A 2. C 3. B 4. C 5. B 6. B 7. C 8. D 9. B 10. B 11. C 12. A Câu 1.
  28. Phương pháp: Sử dụng lý thuyết tính tương đối của chuyển động Cách giải: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước: Người lái đò đừng yên so với thuyền và dòng nước → A đúng, C, D sai Người lái đò và thuyền chuyển động so với bờ sông → B sai Chọn A. Câu 2. Phương pháp: Độ lớn của vận tốc cho biết độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian Cách giải: Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết trong mỗi giờ, ô tô đi được 36km Chọn C. Câu 3. Cách giải: Độ lớn của vận tốc biểu thị tốc độ chuyển động nhanh hay chậm Chọn B. Câu 4. Cách giải: Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc Chọn C. Câu 5. Cách giải: Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi Chọn B. Câu 6. Phương pháp: Đổi: 1m/s=3,6km/h Cách giải: Đổi: 72km/h=723,6m/s=20m/s Chọn B. Câu 7. Phương pháp: Quảng Cáo >
  29. Quảng Cáo > Sử dụng lý thuyết tính tương đối của chuyển động Cách giải: Ô tô đang chạy trên đường: Ô tô chuyển động so với mặt đường và cái cây bên đường → A, D đúng Ô tô đứng yên so với người lái xe → B đúng, C sai Chọn C. Câu 8. Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về lực ma sát Cách giải: Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật → A sai, D đúng Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → B sai Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → C sai\ Chọn D. Câu 9. Phương pháp: Lực là đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có: Gốc là điểm đạt của lực Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước Cách giải: Lực là đại lượng vecto vì lực có độ lớn, phương và chiều Chọn B. Câu 10. Phương pháp: Đổi: 1m/s=3,6km/h;1km/h=0,278m/s Cách giải: Đổi các đơn vị: 12m/s=43,2km/h→ A đúng 48km/h=13,33m/s→ B sai
  30. 150cm/s=1,5m/s=5,4km/h→ C đúng 62km/h=17,2m/s→ D đúng Chọn B. Câu 11. Phương pháp: Đổi vận tốc: 1m/s=3,6km/h;1km/h=0,278m/s Cách giải: Vận tốc của ô tô là: 36km/h Vận tốc của xe máy là: 18000m/h=18km/h Vận tốc của tàu hỏa là: 14m/s=50,4km/h Thứ tự vận tốc tăng dần là: xe máy – ô tô – tàu hỏa Chọn C. Câu 12. Phương pháp: Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị rồi so sánh Đổi: 1m/s=3,6km/h Cách giải: Vận tốc chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C là: 1700m/s=6120km/h Ta thấy 6120km/h<18800km/h→ chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn Chọn A. II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa Câu 1. Cách giải: Ô tô đột ngột rẽ vòng sang phải thì hành khách bị ngã sang trái do người có quán tính. Câu 2. Cách giải: Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với đoàn vận động viên và đứng yên so với lễ đài. Câu 3. Cách giải: Khi thả vật rơi, so sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng dần. Câu 4. Cách giải: Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng giảm dần. B. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp:
  31. Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng và quán tính Cách giải: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính Ví dụ về chuyển động có quán tính: bút tắc mực, ta vẩy mạnh, do quán tính, khi ngừng vẩy, mực vẫn tiếp tục chuyển động xuống ngòi bút, bút lại có thể viết tiếp được Câu 2. Phương pháp: Trọng lượng của vật: P=10m Sử dụng lý thuyết biểu diễn vecto lực Cách giải: Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật: P=10m=10.150=1500(N) Trọng lực có: Điểm đặt tại tâm của vật Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống Độ lớn của lực bằng 1500N Biểu diễn lực: Câu 3. Phương pháp: Vận tốc: v=St Cách giải: Thời gian ô tô chuyển động là: t=10h−8h=2(h) Vận tốc của ô tô là: v=St=1082=54(km/h)=15(m/s) Câu 4. Phương pháp: Vận tốc trung bình: v=S1+S2t1+t2
  32. Cách giải: Gọi quãng đường từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự là S Nửa quãng đường đầu xe đi với thời gian là: t1=S1v1=S2v1=S2v1 Thời gian xe đi nửa quãng dường sau là: t2=S2v2=S2v2=S2v2 Tổng thời gian xe chuyển động là: t=t1+t2=S2v1+S2v2=S.(12v1+12v2)=S.v1+v22v1v2 Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: v=St=SS.v1+v22v1v2=2v1v2v1+v2 Thay số: 50=2.65v265+v2⇒3250+50v2=130v2⇒80v2=3250⇒v2=325080=40,625(km/h) : •