150 Bài tập và đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Nguyễn Văn Nhật Quang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "150 Bài tập và đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Nguyễn Văn Nhật Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 150_bai_tap_va_de_thi_mon_vat_ly_lop_8_nguyen_van_nhat_quang.docx
Nội dung text: 150 Bài tập và đề thi môn Vật Lý Lớp 8 - Nguyễn Văn Nhật Quang
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 BIÊN SOẠN: NGUYỄN VĂN NHẬT QUANG SĐT:0963288403 MÔN VÂT LÝ LỚP 8 BỘ 150 BÀI TẬP + ĐE THI NÂNG CAO VÀ CƠ BẢN TRƯỜNG: LƠP: . HỌ VÀ TÊN: NĂM HỌC: ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 1
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 MỤC LỤC BÀI TẬP 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 4 BÀI TẬP 2: VẬN TỐC 5 BÀI TẬP 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 7 BÀI TẬP 4: BIỂU DIỄN LỰC 8 BÀI TẬP 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC, QUÁN TÍNH 10 BÀI TẬP 6: LỰC MA SÁT 12 BÀI TẬP ÁP SUẤT 13 BÀI TẬP 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU 14 BÀI TẬP 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 16 BÀI TẬP 10: LỰC ĐẤY ÁC – SI – MÉT 17 BÀI TẬP 12: SỰ NỔI 19 BÀI TẬP 13: CÔNG CƠ HỌC 21 BÀI TẬP 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 22 BÀI TẬP 15: CÔNG SUẤT 24 BÀI 16: CƠ NĂNG 25 BÀI TẬP 17: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG 27 TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC 29 BÀI TẬP 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? 33 BÀI TẬP 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? 35 BÀI TẬP 21: NHIỆT NĂNG 36 BÀI TẬP 22: DẪN NHIỆT 38 BÀI TẬP 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT 40 BÀI TẬP 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG 42 BÀI TẬP 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT 43 BÀI 26: NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU 45 BÀI TẬP 27: SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT 46 BÀI TẬP 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT 49 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC 50 7 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 55 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 56 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3 57 ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 2
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 4 58 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 5 59 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 6 59 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 7 61 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 1 62 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2 65 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 68 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 4 70 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 5 72 4 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ SỐ 1 73 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ SỐ 2 74 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ SỐ 3 75 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ SỐ 4 77 11 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 1 79 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 2 80 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 3 81 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 4 82 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 5 85 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 6 85 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 7 88 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 8 89 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 9 92 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 10 95 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ SỐ 11 97 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 5 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 2 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 100 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 102 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3 103 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 4 104 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 5 104 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 3
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 1 105 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2 108 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 111 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 4 113 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 5 114 5 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỐ 1 115 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỐ 2 118 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỐ 3 121 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỐ 4 124 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SỐ 5 127 ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 4
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 BÀI TẬP 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC Bài 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật. Bài 2: Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Bài 3: Quỹ đạo chuyển động của một vật là A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian. C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian. D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian. Bài 4: Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên. B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. Bài 5: Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động A. thẳng B. tròn C. cong D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng và chuyển động tròn. Bài 6: Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa: A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.B. rơi theo đường chéo về phía trước. C. rơi theo đường chéo về phía sau.D. rơi theo đường cong. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 5
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 7: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Bài 8: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học? A. Sự rơi của chiếc lá. B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. Bài 9: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C A. đứng yên. B. chạy lùi ra sau. C. tiến về phía trước. D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau. Bài 10: Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên B. Ô tô đứng yên C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên BÀI TẬP 2: VẬN TỐC Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là A. vôn kế B. nhiệt kế C. tốc kế D. ampe kế Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 6
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn. C. Hai chuyển động bằng nhau. D. Tất cả đều sai. Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào A. đơn vị chiều dài B. đơn vị thời gian C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác. Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là: A. 145 000 000 km B. 150 000 000 km C. 150 649 682 km D. 149 300 000 km Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. A. 5100 m B. 5000 m C. 5200 m D. 5300 m Bài 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu? A. 1 giờ 20 phút B. 1 giờ 30 phút C. 1 giờ 45 phút D. 2 giờ Bài 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km. Bài 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Bài 10: Một người đến ga tàu thì bị chậm mất 30 phút sau khi tàu đã rời khỏi nhà ga A. Để được đi tàu, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên tàu ở nhà ga B kế tiếp. Khi đi được 3/4 quãng đường từ A đến B thì taxi đuổi kịp tàu. Hỏi ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 7
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 người này phải đợi tàu ở nhà ga B trong bao lâu? Coi taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian. BÀI TẬP 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU Bài 1: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến A. vận tốc tức thời. B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó. Bài 2: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động. B. không đổi trong suốt quãng đường đi. C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi. D. Các câu A, B, C đều đúng. Bài 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Bài 4: Một người đi quãng đường s 1 với vận tốc v 1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2? v1 v2 s1 s2 A.vtb B.vtb 2 t1 t2 s1 s2 C. vtb D. Cả B và C đều đúng t1 t2 Bài 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều? A. Cánh quạt quay ổn định. B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h. C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước. D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 8
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 6: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là: A. 24 km/h B. 32 km/h C. 21,33 km/h D. 26 km/h Bài 7: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là: A. 468 km/h B. 648 km/h C. 684 km/h D. Các phương án trên đều sai Bài 8: Một người đua xe đạp, trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc của người đó đi trong nửa đoạn đường còn lại. Biết rằng vận tốc trung bình trong cả đoạn đường là 23 km/h. Bài 9: Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 25 km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 15 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB. Bài 10: Một chiếc thuyền máy chuyển động đều trên dòng sông. Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 20 km/h và khi ngược dòng là 15 km/h. a) Nếu thuyền không nổ máy thì quãng đường mà thuyền trôi theo dòng nước trong thời gian 30 phút là bao nhiêu? BÀI TẬP 4: BIỂU DIỄN LỰC I. TRẮC NGHIỆM Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. Bài 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. A. Vectơ B. Thay đổi C. Vận tốc D. Lực Bài 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật? A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 9
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N. C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N. Bài 4: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng? A. F3 > F2 > F1B. F2 > F3 > F1 C. F1 > F2 > F3D. Một cách sắp xếp khác Bài 5: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó. Bài 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Bài 7: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực? A. Xe đi trên đường. B. Thác nước đổ từ trên cao xuống. C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung. D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 10
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 8: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Bài 9: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc. B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Bài 10: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v 1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ: Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng? A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. BÀI TẬP 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC, QUÁN TÍNH Bài 1: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Bài 2: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính? A. Vận tốc của vật luôn thay đổi. B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo đường cong. D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 11
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do A. ma sát B. quán tính C. trọng lực D. lực đẩy Bài 4: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa Bài 5: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Bài 6: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. Bài 7: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát B. trọng lực C. quán tính B. đàn hồi Bài 8: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách ngả về phía trướcD. Hành khách ngả về phía sau Bài 9: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào? A. Bánh trước B. Bánh sau C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được Bài 10: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng F1→ và F2→ theo chiều của lực F2→. Nếu tăng cường độ của lực F1→ thì vật sẽ chuyển động với vận tốc: A. luôn tăng dần B. luôn giảm dần ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 12
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần. BÀI TẬP 6: LỰC MA SÁT Bài 1: Có mấy loại lực ma sát? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Bài 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Bài 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Bài 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường. C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng. Bài 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát khi đánh diêm. C. Ma sát tay cầm quả bóng. D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Bài 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát? A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác. B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 13
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 9: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Bài 10: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn? A. Lăn vật B. Kéo vật C. Cả 2 cách như nhau D. Không so sánh được BÀI TẬP ÁP SUẤT Bài 1: Áp lực là: A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. Bài 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lực của tàu. C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Cả 3 lực trên. Bài 3: Đơn vị của áp lực là: A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2 Bài 4: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: A. phương của lực B. chiều của lực C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép Bài 5: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2. C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 14
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 6: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước? A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt. B. Mặt trên C. Mặt dưới D. Các mặt bên Bài 7: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất? A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V Bài 8: Muốn tăng áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Bài 9: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Bài 10: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải. A. Trường hợp 1 B. Trường hợp 2 C. Trường hợp 3 D. Trường hợp 4 BÀI TẬP 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Bài 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. Bài 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 15
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Bài 4: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao. Bài 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết? A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định được Bài 6: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m 2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2. A. 196m; 83,5m B. 160m; 83,5mC. 169m; 85m D. 85m; 169m Bài 7: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì A. p2 = 3p1 B. p2 = 0,9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0,4p1 Bài 8: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh. A. 10 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 40 cm Bài 9: Một chiếc tàu bị thủng lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm 2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 16
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 10: Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18 mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m 3 và của xăng là 7000 N/m3. BÀI TẬP 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Bài 1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Bài 2: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển? A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Bài 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra? A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài. B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Bài 4: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tang B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm Bài 5: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là: A. 76 N/m2 B. 760 N/m2 C. 103360 N/m2 D. 10336000 N/m2 Bài 6: Trong thí nghiệm của Tôrixenli, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? A. 10,336 m B. 10336 m C. 10000 m D. 10 cm ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 17
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 7: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng. A. 500 N B. 789,7 N C. 928,8 N D. 1000 N Bài 8: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét? A. 321,1 m B. 525,7 m C. 380,8 m D. 335,6 m Bài 9: Áp suất khí quyển tại chân của một đỉnh núi cao 640m là bao nhiêu N/m2, mmHg? Biết tại đỉnh của nó cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm và trọng lượng riêng của không khí tại đó coi như không đổi là 12,5 N/m3. Bài 10: Tính độ cao của một chiếc máy bay đang bay. Biết cao kế đặt trên máy bay chỉ 7360 N/m 2, áp suất của khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg và trọng lượng riêng của không khí lúc đó là 8 N/m3. BÀI TẬP 10: LỰC ĐẤY ÁC – SI – MÉT Bài 1: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ác-si-mét.B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực.D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Bài 2: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. Trọng lượng của vật. B. Trọng lượng của chất lỏng. C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. Bài 3: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là: A. FA = D.V B. FA = PvậtC. FA = d.V D. FA = d.h Bài 4: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Bài 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 18
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Bài 6: Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. Bài 7: Thể tích của một miếng sắt là 2dm 3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. F = 15N B. F = 20N C. F = 25N D. F = 10N Bài 8: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. A. 6 lần B. 10 lần C. 10,5 lần D. 8 lần Bài 9: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Bài 10: Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3. BÀI TẬP 12: SỰ NỔI Bài 1: Lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng thì: A. Vật chìm xuống B. Vật nổi lên ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 19
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. Vật lơ lửng trong chất lỏng D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng Bài 2: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ: A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Lớn hơn trọng lượng của vật. C. Bằng trọng lượng của vật. D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. Bài 3: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật? A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực. B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét. C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau. D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng v Bài 4: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi? A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. C. Vì gỗ là vật nhẹ. D. Vì gỗ không thấm nước. Bài 5: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây không đúng? A. Vật chìm xuống khi dv > d B. Vật chìm xuống đáy khi dv = d C. Vật lở lửng trong chất lỏng khi dv = d D. Vật sẽ nổi lên khi dv < d Bài 6: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng lượng riêng 78500 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000 N/m3. A. Bi lơ lửng trong thủy ngân. B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân. C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân. D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 20
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 7: Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng? A. d1 > d2 B. d1 < d2 C. Lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp là như nhau. D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp là như nhau. Bài 8: Một phao bơi có thể tích 25 dm 3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. A. 100 N B. 150 N C. 200 N D. 250 N Bài 9: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3. Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu? A. P = 40000 N B. P = 45000 N C. P = 50000 N D. Một kết quả khác Bài 10: Một vật có trọng lượng riêng là 26000 N/m 3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. BÀI TẬP 13: CÔNG CƠ HỌC Bài 1: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất. A. Khi có lực tác dụng vào vật. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 21
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực. C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực. D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên. Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. Quả nặng rơi từ trên xuống. Bài 3: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là: A. A = F/s B. A = F.s C. A = s/F D. A = F –s Bài 4: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Một người đang kéo một vật chuyển động. B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn. C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Máy xúc đất đang làm việc. Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau. B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về. C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm. Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ. A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển. B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật. C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 22
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. A. 300 kJ B. 250 Kj C. 2,08 kJ D. 300 J Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km. A. A = 60000 kJ B. A = 6000 kJ C. Một kết quả khác D. A = 600 kJ Bài 9: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đàu tàu không đổi là 40000 N. Bài 10: Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1 m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó. BÀI TẬP 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Bài 2: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 3: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách: Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 23
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần. B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn. C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn. D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau. Bài 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công. B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công. C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công. D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công. Bài 5: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp? A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần. B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau. C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần. D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần. Bài 6: Để đưa vật có trọng lượng P = 500 N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu? A. F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J B. F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J C. F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J D. F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J Bài 7: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu? A. 81,33 % B. 83,33 % C. 71,43 % D. 77,33% Bài 8: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 24
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu? A. 3800 J B. 4200 J C. 4000 J D. 2675 J Bài 9: Dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để nâng một vật lên cao 20 m người ta phải kéo đầu dây một lực F = 450 N. Tính: a) Công phải thực hiện để nâng vật. b) Khối lượng của vật. Biết độ lớn của lực cản 30 N. Bài 10: Kéo một vật nặng 100 kg lên cao 25 m bằng Pa lăng gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định. Hiệu suất của Pa lăng là 80%. Tính: a) Công cần thực hiện để nâng vật. b) Lực kéo vào đầu dây. BÀI TẬP 15: CÔNG SUẤT Bài 1: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Bài 2: Biểu thức tính công suất là: A. P = A.t B. P = A/t C. P = t/A D. P = At Bài 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét. Bài 4: Đơn vị của công suất là A. Oát (W) B. Kilôoát (kW) C. Jun trên giây (J/s) D. Cả ba đơn vị trên Bài 5: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn? A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 25
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. D. Các phương án trên đều không đúng. Bài 6: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng. A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi. B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam. C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau. D. Không đủ căn cứ để so sánh. C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. D. Các phương án trên đều không đúng. Bài 6: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng. A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi. B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam. C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau. D. Không đủ căn cứ để so sánh. BÀI 16: CƠ NĂNG Bài 1: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn.D. Vật có đứng yên. Bài 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Bài 3: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 26
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Bài 4: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Bài 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Bài 3: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Bài 4: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Bài 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất. A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cả A, B và C. Bài 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng? A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn. B. Vì lò xo có khả năng sinh công. C. Vì lò xo có khối lượng. D. Vì lò xo làm bằng thép. Bài 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất. A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 27
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. Một máy bay đang bay trên cao. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường. BÀI TẬP 17: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG Bài 1: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào viên bi có thế năng lớn nhất. A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác Bài 2: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất? A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất. B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất. C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất. D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất. Bài 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng? A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn. D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại. Bài 4: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng giảm còn thế năng tăng. Bài 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 28
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn. Bài 6: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng và thế năng đều tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Bài 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? A. Mũi tên được bắn đi từ cung. B. Nước trên đập cao chảy xuống. C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới. D. Cả ba trường hợp trên. Bài 8: Người ta dùng vật B kéo vật A (có khối lượng mA = 10 kg) chuyển động đều đi trên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết CD = 4 m, DE = 1m. Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu? A. 4 kg B. 2,5 kg C. 1,5 kg D. 5 kg Bài 9: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra. Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn l, vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào? A. Động năng B. Thế năng đàn hồi C. Thế năng hấp dẫn D. Cơ năng Bài 10: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 29
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào? A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng tăng, thế năng giảm. C. Động năng và thế năng không thay đổi. D. Động năng tăng, thế năng không thay đổi. TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC Bài 1: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ: A. đứng yên so với xe lửa thứ hai. B. đứng yên so với mặt đường. C. chuyển động so với xe lửa thứ hai. D. chuyển động ngược lại. Bài 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t A. giảm 2/3 lần B. tăng 4/3 lần C. giảm 3/4 lần D. tăng 3/2 lần Bài 3: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 2/3 giờ B. 1,5 giờ C. 75 phút D. 120 phút Bài 4: Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường. D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga. Bài 5: Một người đứng bằng hai tấm ván mỏng đặt trên sàn nhà và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,6.10 4 N/m2. Diện tích của một tấm ván tiếp xúc với mặt sàn là 2dm2. Bỏ qua khối lượng của tấm ván, khối lượng của người đó tương ứng là A. 40 kg B. 80 kg C. 32 kg D. 64 kg Bài 6: Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. quán tính ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 30
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 7: Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy chịu áp suất: A. nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng. B. như ở trên miệng thùng. C. lớn hơn nước ở miệng thùng. D. nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài. Bài 8: Một vật có khối lượng 3600 g có khối lượng riêng bằng 1,8 g/cm 3. Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500 N/m3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác – si – mét lên vật có độ lớn bằng A. 17 N B. 8,5 N C. 4 N D. 1,7 N Bài 9: Tìm câu sai trong các câu dưới đây? A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học. B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp. C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học. D. Lực hút của Trái Đất đối với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Bài 10: Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F 1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn: A. F1→, F2→ cùng chiều nhau và F3→ ngược chiều với hai lực trên. B. F1→, F3→ cùng chiều nhau và F2→ ngược chiều với hai lực trên. C. F2→, F3→ cùng chiều nhau và F1→ ngược chiều với hai lực trên. D. F1→, F2→ cùng chiều nhau và F3→ cùng chiều hay ngược chiều F1→ đều được. Bài 11: Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là: A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C. thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn. D. thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính. Bài 12: Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160 km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao? A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao. B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao. C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó. D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó. Bài 13: Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 31
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước. B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh. C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên. D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên. Bài 14: Trường hợp nào sau đây không có sự bảo toàn cơ năng của vật? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nhẵn. D. Một con bò đang kéo xe. Bài 15: Lực là nguyên nhân làm: A. thay đổi vận tốc của vật. B. vật bị biến dạng. C. thay đổi dạng quỹ đạo của vật.D. Cả A, B và C. Bài 16: Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp bởi phương thẳng đứng một góc α = 0 o) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc: A. giảm dần B. tăng dần C. không đổi D. giảm rồi tăng dần Bài 17: Một cano đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu cano đi ngược dòng nước từ B về A hết 45 phút. Nếu cano tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là: A. 1,5 giờ B. 2,5 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ Bài 18: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính? A. Vận tốc của vật luôn thay đổi. B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo đường cong. D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Bài 19: Khi treo một vật có khối lượng 500 g vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đứt và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được A. lớn hơn 5000 N B. lớn hơn 5 N C. nhỏ hơn 5 N D. nhỏ hơn 500 N Bài 20: Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để: A. giảm quãng đường B. giảm lực kéo của ô tô C. tăng ma sát D. tăng lực kéo của ô tô ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 32
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. TỰ LUẬN Bài 1: Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăng ten phát sóng truyền hình chỉ 738 mmHg. Xác định độ cao của trụ ăng ten biết áp suất của không khí ở chân trụ ăng ten là 750 mmHg. Trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, của không khí là 13 N/m3. Bài 2: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pit – tông nhỏ đi xuống một đoạn 0,3 m thì pit – tông lớn được nâng lên một đoạn 0,01 m. Tính lực tác dụng lên vật đặt trên pit – tông lớn nếu tác dụng vào pit – tông nhỏ một lực f = 750 N. Bài 3: Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 40cm x 25cm x 10cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm vật là 18400 N/m3. Tính áp suất lớn nhất tác dụng lên mặt bàn. Bài 4: Một vật chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu, vật đi với vận tốc v 1 = 25 km/h. Nửa đoạn đường sau vật chuyển động theo hai giai đoạn: trong nửa thời gian đầu, vật đi với vận tốc v 2 = 18 km/h, nửa thời gian sau vật đi với vận tốc v 3 = 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường MN. Bài 5: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 18N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 13N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Bài 6: Một thang máy có khối lượng m = 580 kg, được kéo từ đáy hầm mồ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện. a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó. Bài 7: Một máy bơm bơm nước lên cao 5,5 mét. Trong mỗi giây, máy sinh công 7500 J. Tính thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao khi máy hoạt động liên tục trong 1 giờ. Bài 8: Một vật có khối lượng 0,5 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm 3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước 3 dn = 10000 N/m . Bài 9: Một cục nước đá có thể tích V = 360 cm 3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 3 3 0,92 g/cm , trọng lượng riêng của nước là dN = 10000 N/m . ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 33
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 10: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 12 km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 14 km/h và 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả đoạn đường AB. BÀI TẬP 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? Bài 1: Các chất được cấu tạo từ A. tế bào B. các nguyên tử, phân tử C. hợp chất D. các mô Bài 2: Chọn phát biểu sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Bài 4: Chọn phát biểu đúng? A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được. C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách. D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau. Bài 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa? A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu. B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh. C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại. D. Tất cả các ý đều sai. Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 34
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu. B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn. C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng. D. Tất cả các ý đều sai. Bài 7: Vì sao nước biển có vị mặn? A. Do các phân tử nước biển có vị mặn. B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. Bài 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được. B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi. C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau. D. Một cách giải thích khác. Bài 9: Chọn câu đúng A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được. B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng. C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ. D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng. Bài 10: Chọn câu sai: A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng. B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách. C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch. D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 35
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 BÀI TẬP 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. chuyển động không ngừng. B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Bài 2: Hiện tượng khuếch tán là: A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau. B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau. C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc. D. Hiện tượng cầu vồng. Bài 3: Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp? A. 450 cm3 B. > 450 cm3 C. 425 cm3 D. < 450 cm3 Bài 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu. B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại. C. Cát được trộn lẫn với ngô. D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm Bài 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào? A. xảy ra nhanh hơn B. xảy ra chậm hơn C. không thay đổi D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử? A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại. D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 36
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn. D. Cả A và B đều đúng. Bài 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây? A. Khối lượng của vật B. Nhiệt độ của vật C. Thể tích của vật D. Trọng lượng riêng của vật Bài 9: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây? A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí Bài 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hiện tượng là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt. A. phân ly B. chuyển động C. dao động D. khuếch tán BÀI TẬP 21: NHIỆT NĂNG Bài 1: Nhiệt năng của một vật là A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Bài 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ. B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn. D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 37
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào? A. Hướng từ dưới lên. B. Hướng từ trên xuống. C. Hướng sang ngang. D. Theo mọi hướng. Bài 4: và của nước thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm. B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng. D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. Bài 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 6: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng: A. Từ cơ năng sang nhiệt năng. B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng. C. Từ cơ năng sang cơ năng. D. Từ nhiệt năng sang cơ năng. Bài 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật? A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Bài 8: Nhiệt lượng là A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt. C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công. Bài 9: Chọn câu sai trong những câu sau: A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi. C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 38
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật. Bài 10: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu? A. 600 J B. 200 J C. 100 J D. 400 J BÀI TẬP 22: DẪN NHIỆT Bài 1: Dẫn nhiệt là hình thức: A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật. B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác. C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. D. Nhiệt năng được bảo toàn. Bài 2: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì? A. Là sự thay đổi thế năng. B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau. C. Là sự thay đổi nhiệt độ. D. Là sự thực hiện công. Bài 3: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần? A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc. B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ. C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ. D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ. Bài 4: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là: A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay. B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên. C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên. D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt. Bài 5: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất? A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác. B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà. C. Để tăng thêm bề dày của kính. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 39
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà. Bài 6: Chọn câu sai: A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng. B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn. C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau. D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau. Bài 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Các phương án trên đều đúng. Bài 8: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể? A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài. B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể. C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường. D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông. Bài 9: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao? A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ. B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn. C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ. D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm. Bài 10: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 40
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. BÀI TẬP 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT Bài 1: Đối lưu là: A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn. C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng. D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí. Bài 2: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn. B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được. C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm. D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động. Bài 3: Bức xạ nhiệt là: A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. B. Sự truyền nhiệt qua không khí. C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn. Bài 4: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng sự đối lưu. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một hình thức khác. Bài 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Bài 6: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 41
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Sự đối lưu. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. C. Sự bức xạ. D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. Bài 7: Chọn câu trả lời sai: A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên. B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng. C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt. D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. Bài 8: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? A. Đốt ở giữa ống. B. Đốt ở miệng ống. C. Đốt ở đáy ống. D. Đốt ở vị trí nào cũng được Bài 9: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt? A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. Bài 10: Chọn nhận xét sai: A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống. B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt. D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau. BÀI TẬP 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I. TRẮC NGHIỆM Bài 1: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào: A. khối lượng B. độ tăng nhiệt độ của vật C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật D. Cả 3 phương án trên Bài 2: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất? A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình D ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 42
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? A. Q = m(t – t0) B. Q = mc(t0 – t) C. Q = mc D. Q = mc(t – t0) Bài 4: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì: A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. D. Không khẳng định được. Bài 5: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng? A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C. B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C. Bài 6: Chọn phương án sai: A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật. B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn. C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ. D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn. Bài 7: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. A. 5040 kJ B. 5040 J C. 50,40 kJ D. 5,040 J II. TỰ LUẬN ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 43
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 8: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c 1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là: A. 177,3 kJ B. 177,3 J C. 177300 kJ D. 17,73 J Bài 9: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 15 kg nóng lên thêm 20°C sau 2 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K. Bài 10: Một bếp dầu có hiệu suất là 50%. Hỏi khi nó tỏa ra một lượng nhiệt là 3395,2 kJ để đun nước thì lượng nước được đun sôi là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C, khối lượng của ấm đun nước là 200 g và nhiệt dung riêng của nước và ấm là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K. BÀI TẬP 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT Bài 1: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì: A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau. B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C. C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau. D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau. Bài 2: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt? A. Qtỏa + Qthu = 0 B. Qtỏa = Qthu Qtoa C. Qtỏa.Qthu = 0 D. 0 Qthu Bài 3: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là: A. 2,94°C B. 293,75°C C. 29,36°C D. 29,4°C Bài 4: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt: A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn. D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn. Bài 5: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 44
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là: A. 7°C B. 17°C C. 27°C D. 37°C Bài 6: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là: A. 0,47 g B. 0,471 kg C. 2 kg D. 2 g Bài 7: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C? A. 2,5 lít B. 3,38 lít C. 4,2 lít D. 5 lít II. TỰ LUẬN Bài 8: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Bài 9: Trộn ba chất lỏng không có tác dụng hóa học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg, m2 = 3 kg, m3 = 4 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 57°C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 63°C, c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 92°C. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là bao nhiêu? Bài 10: Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng 120,8 g ở nhiệt độ t = 30°C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ t1 = 10°C và nước có nhiệt độ t2 = 90°C. Nhiệt dung riêng của rượu và nước lần lượt là c1 = 2500 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. BÀI 26: NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU Bài 1: Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau: A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô. B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa. C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô. D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô. Bài 2: Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt? A. Nước bị đun nóng B. Nồi bị đốt nóng C. Củi bị đốt cháy D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 45
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 3: Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.10 6 J/kg, điều đó có nghĩa là: A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J. Bài 4: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng? A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt. B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện. C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật. Bài 5: Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy? q m A.Q B. Q C. Q q.m D. Q qm m q Bài 6: Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q = 27.10 6 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than đá là: A. 324 kJ B. 32,4.106 J C. 324.106 J D. 3,24.105 J Bài 7: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì than rẻ hơn củi. B. Vì than dễ đun hơn củi. C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi. D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi. Bài 8: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.10 6 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg. A. 9,2 kg B. 12,61 kg C. 3,41 kg D. 5,79 kg II. TỰ LUẬN Bài 9: Một chiếc xe máy chạy với vận tốc là 54 km/h thì máy phải sinh ra một công suất là P = 5kW. Hiệu suất của máy là 60%. Hỏi 1 lít xăng xe đi được bao nhiêu km? Biết khối lượng riêng và năng suất tỏa nhiệt của xăng là D = 700 kg/m3, q = 46.106 J/kg.K. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 46
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 10: Trên quãng đường 90 km, một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Hỏi hiệu suất của động cơ ô tô là bao nhiêu? Biết công suất của động cơ là 12 kW và năng suất tỏa nhiệt, khối lượng riêng của xăng là 46.106 J/kg và 700 kg/m3. BÀI TẬP 27: SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT Bài 1: Cơ năng, nhiệt năng: A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác. B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. D. Cả A, B, C đều sai Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác. B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Bài 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng? A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng. B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn. D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng. Bài 4: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng và thế năng đều tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Bài 5: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 47
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng và thế năng đều tăng. Bài 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? A. Mũi tên được bắn đi từ cung. B. Nước trên đập cao chảy xuống. C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới. D. Cả ba trường hợp trên Bài 7: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần. B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần. C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B. D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C. Bài 8: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là: A. 50 J B. 100 J C. 200 J D. 600 J Bài 9: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 48
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. Động năng của vật tại A lớn nhất. B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B. C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất. D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C. Bài 10: Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào? A. Kéo đi kéo lại sợi dây B. Nước nóng lên C. Hơi nước làm nút bật ra D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ. BÀI TẬP 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT I. TRẮC NGHIỆM Bài 1: Động cơ nhiệt là: A. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng. B. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng. C. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng. D. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng. Bài 2: Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt? A. Động cơ của máy bay phản lực. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 49
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 B. Động cơ xe máy. C. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện. D. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện. Bài 3: Một ô tô chạy 100 km với lực kéo không đổi là 700 N thì tiêu thụ hết 6 lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. A. 86% B. 52% C. 40% D. 36,23% Bài 4: Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự: A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí. B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu. C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu. D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí. Bài 5: Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt? Q A A.H B.H A Q C.H D. H Q A A Q Bài 6: Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt? A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu. B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm. C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ. D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích. Bài 7: Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 900 m3 nước lên cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. A. 24,46% B. 2,45% C. 15,22% D. 1,52% Bài 8: Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. A. 100,62 km B. 63 km C. 45 km D. 54 km II. TỰ LUẬN ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 50
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 9: Động cơ của một máy bay có công suất 2.10 6 W và hiệu suất 32%. Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg. Bài 10: Tính hiệu suất của động cơ ô tô biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72 km/h thì động cơ có công suất 20 kW và tiêu thụ 20 lít xăng để chạy 200 km. Năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC Bài 1: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chỉ có thế năng, không có động năng. Bài 2: Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì: A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. B. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. C. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. D. Nội năng của vật giảm Bài 3: Đổ một chất lỏng có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 và nhiệt độ t1 vào một chất lỏng có khối lượng m 2 = 2m1, nhiệt dung riêng c 2 = (1/2)c1 và nhiệt độ t2 > t1. Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí ) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là t t t t A.t 2 1 B. t 2 1 C. t t t D. t t t 2 2 1 2 2 1 Bài 4: Một ô tô chạy quãng đường 100 km với lực kéo 700 N thì tiêu thụ hết 4 kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng ta thu được nhiệt lượng 46.106 J. Hiệu suất của động cơ là: A. 13% B. 18% C. 28% D. 38% Bài 5: Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do: A. nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. B. phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa. C. phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 51
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. Cả ba lí do trên. Bài 6: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Bài 7: Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng? A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng. B. Khi vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm. C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng. D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Bài 8: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu? A. 50°C B. 60°C C. 70°C D. 80°C Bài 9: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán: A. xảy ra nhanh lên B. xảy ra chậm đi C. không thay đổi D. ngừng lại Bài 10: Chọn câu sai: A. Chất khí không có hình dạng xác định. B. Chất lỏng không có hình dạng xác định. C. Chất rắn có hình dạng xác định. D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí có thể tích xác định. Bài 11: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra? A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau. B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần. C. Đường tự tan vào nước. D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước. Bài 12: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. chỉ ở chất lỏng và khÍ B. chỉ ở chất lỏng và rắn ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 52
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 C. chỉ ở chất khí và rắn D. ở cả chất rắn, lỏng và khí Bài 13: Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng hồ là: A. 380 J/kg.K B. 2500 J/kg.K C. 4200 J/kg.K D. 130 J/kg.K Bài 14: Pha m1 (g) nước ở 100°C vào m 2 (g) nước ở 40°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 70°C. Biết m1 + m2 = 200 g. Khối lượng m1 và m2 là: A. m1 = 125 g, m2 = 75 g B. m1 = 75 g, m2 = 125 g C. m1 = 50 g, m2 = 150 g D. m1 = 100 g, m2 = 100 g Bài 15: Chọn câu trả lời sai: Hãy nêu những quá trình qua đó có thể thấy nhiệt năng của một vật có thể biến đổi khi một công được thực hiện. A. Cọ xát vật đó với vật khác. B. Va chạm giữa vật đó với vật khác. C. Nén vật đó. D. Cho vật tiếp xúc với một vật khác có nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật. Bài 16: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì: A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng. C. số nguyên tử đồng tăng. D. Cả ba phương án trên đều không đúng. Bài 17: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi A. giảm nhiệt độ của khối khí. B. tăng nhiệt độ của khối khí. C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. D. cho khối khí dãn nở. Bài 18: Một ô tô có công suất 16000W chạy trong 575 giây. Biết hiệu suất của động cơ là 20%. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg ta thu được nhiệt lượng 46.106 J. Khối lượng xăng tiêu hao để xe chạy trong 1 giờ là: A. 6,26 kg B. 10 kg C. 8,2 kg D. 20 kg Bài 19: Một thác nước cao 126 m và độ chênh lệch nhiệt độ của nước ở đỉnh và chân thác là 0,3°C. Giả thiết rằng khi chạm vào chân thác, toàn bộ động năng của nước chuyển hết thành nhiệt năng truyền cho nước. Hãy tính nhiệt dung riêng của nước. A. 2500 J/kg.K B. 420 J/kg.K C. 4200 J.kg. D. 480 J/kg.K ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 53
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 20: Động cơ nhiệt thực hiện công có ích 920000 J, phải tiêu tốn lượng xăng 1 kg. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng ta thu được nhiệt lượng 46.10 6 J. Hiệu suất của động cơ là: A. 15% B. 20% C. 25% D. 30% C. TỰ LUẬN Bài 1: Hiệu suất của xe máy là bao nhiêu? Biết lực kéo của động cơ không đổi là 350N, nếu tiêu thụ hết 3 lít xăng thì xe đi được quãng đường là 120 km, khối lượng riêng và năng suất tỏa nhiệt của xăng là 700 kg/m3, 46.106 J/kg. Bài 2: Một động cơ dùng xăng có công suất 15kW và hiệu suất là 30%. Tính số lít xăng tiêu thụ trong 2 giờ. Biết động cơ chạy hết công suất, năng suất tỏa nhiệt và khối lượng riêng của xăng lần lượt là 46.106 J/kg và 700 kg/m3. Bài 3: Dùng một bếp củi có hiệu suất 30% để đun 5 kg nước từ 30°C. Khi đốt cháy hoàn toàn 200g củi khô thì nhiệt độ cuối cùng của nước là bao nhiêu? Biết ấm đựng nước làm bằng nhôm có khối lượng 200g, nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg. Bài 4: Một bếp lò có hiệu suất 40%. Nếu dùng bếp đó để đốt cháy 0,5 kg củi khô thì có đun sôi được 10 lít nước ở 35°C không? Biết nồi nhôm đựng nước có khối lượng 500g, năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10 7 J/kg, nhiệt dung riêng của nước và nhôm là 4200 J/kg.K, 880 J/kg.K. Bài 5: Khi thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 500g vào 2 lít nước ở 25°C thì nhiệt độ của chúng sau khi cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của quả cầu nhôm là bao nhiêu? Biết nhiệt lượng hao phí trong trường hợp này bằng 20% nhiệt lượng do nước thu. Nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 880 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Bài 6: Ta thả hai thỏi đồng và nhôm có khối lượng lần lượt là 200g và 500g vào trong 1 lít nước ở 30°C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt của chúng. Biết nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng là 40°C và của nhôm là 100°C. Nhiệt dung riêng của nhôm, đồng và nước là 880 J/kg.K, 380 J/kg.K, 4200 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng hao phí). Bài 7: Một khối chì có khối lượng 5 kg, nhiệt dung riêng là 130 J/kg.K. Sau khi nhận thêm 37,7 kJ thì nhiệt độ của nó là 90°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của khối chì là bao nhiêu? ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 54
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Bài 8: Để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 500g đựng 10 lít nước ở 35°C người ta cung cấp cho nó một lượng nhiệt là 5517200 J. Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K. Bài 9: Một thỏi đồng và một thỏi chì có cùng khối lượng và cùng độ giảm nhiệt độ. Biết nhiệt dung riêng của đồng và chì lần lượt là 380 J/kg.K và 130 J/kg.K. So sánh nhiệt lượng tỏa ra của hai thỏi. Bài 10: Phải pha mấy lít nước sôi vào 19,5 lít nước nguội ở 15°C để được nước ấm có nhiệt độ là 35°C. BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 7 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố. A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ác si mét cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ác si mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ác si mét có điểm đặt ở vật. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 55
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. Lực đẩy Ác si mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Câu 3: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng Câu 5: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì. A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổi C. lực đẩy của nước D. lực đẩy của tảng đá Câu 6: Công thức tính lực đẩy Acsimét là. A. FA = d.V B. FA = PvậtC. FA = D.V D. FA = D.h Câu 7: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là. A. 213cm3B. 183cm3C. 30cm3D. 396cm3 Câu 8: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m 3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm B. Chì C. Bằng nhauD. Không đủ dữ liệu kết luận ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 Câu 1: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất C. Chuyển động của đầu cánh quạt D. Chuyển động của xe khách từ Hải Phòng lên Hà Nội Câu 2: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là. A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 56
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 Câu 3: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn? A. 3000km B. 1080km C. 1000km D. 1333km Câu 4: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay? A. 1s B. 36s C. 1,5s D. 3,6s Câu 5: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc? A. 50m/s. B. 8m/s. C. 4,67m/s D. 3m/s Câu 6: Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là A. 40m/s B. 8m/s C. 4,88m/s D. 120m/s Câu 7: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là. A. 15 m/s B. 1,5 m/s C. 9 km/h D. 0,9 km/h Câu 8: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là. A. 42 km/h B. 22,5 km/h C. 36 km/h D. 54 km/h ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyền động so với người lái xe. D. Ô tô chuyên động so với cây bên đường. Câu 2: Quỹ đạo chuyển động của một vật là: A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian. C. đường tròn vật chuyển động vạch ra ưong không gian. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 57
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian. Câu 3: Một canô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu canô đi ngược dòng nước từ B về A thì hết 45 phút. Nếu canô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là A. l,5h. B. 2,5h. C. 2h. D 3h. Câu 4: Một viên bi lăn trên mặt bàn nhẵn, phẳng nằm ngang. Coi ma sát và sức cản của không khí là không đáng kể. Phương án nào dưới đây là đúng? A. Tổng các lực tác dụng lên viên bi là bằng không. B. Quỹ đạo chuyển động của viên bi là tròn C. Trọng lực đã làm cho viên bi chuyển động. D. Lực tác dụng của mặt bàn lên viên bi đã làm cho viên bi chuyển động. Câu 5: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để A. tăng ma sát. B. giảm ma sát. C. tăng quán tính. D. giảm quán tính. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6: Ngồi trên chiếc xe đạp đang chạy, hãy cho biết: A. Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng? B. Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo tròn? Câu 7: Cho một ví dụ về ma sát có hại và một ví dụ về ma sát có lợi. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một ô tô đang chuyên động trên đường. Trong các mô tả dưới đây, câu nào không đúng? A. Ô tô chuyển động so với người lái xe. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với mặt đường. D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường. Câu 2: Nếu biết độ lớn vận tốc của một vật, ta có thể A. biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng B. biết được vật chuyển động nhanh hay chậm. C. biết được tại sao vật chuyển động. D. biết được hướng chuyển động của vật. Câu 3: Đường bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km. Một máy bay bay đều thì thời gian bay là 2 giờ. Vận tốc của máy bay có giá trị là ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 58
- Biên soạn: Nguyễn Văn Nhật Quang – 0963288403 A. 7000 km/h. B. 700km/h. C. 700,09m/s. D.700m/s. Câu 4: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp. B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Chiếc xe “tắt máy” đang nằm yên trên đường dốc. B. Chuyển động của khúc gỗ trượt ữên mặt sàn. C. Chuyển động của các bánh xe lăn trên mặt đường. D. Chuyển động của cành cây khi có gió thổi. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6: Em hãy nêu ví dụ về một vật: a) Đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác. b) Vừa tham gia chuyển động tròn, vừa tham gia chuyển động thẳng. c) Đối với người này, quỹ đạo là đường thẳng, còn đối với người khác, quỹ đạo là đường cong. Câu 7: Hai lực cân bằng là gì? Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thi có hiện tượng gì xảy ra? ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 5 I. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều, công thức tính vận tốc trung bình? Câu 2: Chọn các từ nhanh dần, chậm dần, đều đỉền vào chỗ trống cho phù hợp. Nếu trong những khoảng thời gian như nhau: a) Vật đi được những quãng đường như nhau thì chuyển động của vật là chuyển động b) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng dài thì chuyển động của vật là chuyển động c) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng nhỏ thì chuyển động của vật là chuyển động Câu 3: Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút. ĐC: Thôn Trường Thạnh – Tam Thạnh – Núi Thành – Quảng Nam 59