Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua phần III “Kỹ thuật điện” môn Công Nghệ 8

docx 4 trang Thu Mai 06/03/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua phần III “Kỹ thuật điện” môn Công Nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_hoc_sinh_su_dung_die.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua phần III “Kỹ thuật điện” môn Công Nghệ 8

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực hội đồng ghi): 1. Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua phần III “Kỹ thuật điện” môn Công Nghệ 8 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi thấy vẫn còn học sinh chưa có ý thức trong việc sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm. Đa phần các em còn rất thờ ơ, chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng đèn, quạt ở lớp, sử dụng máy vi tính ở phòng thực hành còn không ít các em chưa biết sử dụng điện đúng cách nên gây lãng phí như: trong các giờ học, mặc dù đủ ánh sáng nhưng các em vẫn sử dụng đèn, trong các giờ ra chơi, tập thể dục, các giờ học ở phòng chức năng hoặc các hoạt động tập thể ngoài trời các em vẫn còn để các thiết bị điện như đèn, quạt hoạt động, khi ra về các em quên không tắt các thiết bị điện. Các giải pháp đã qua thực hiện - Giáo viên truyền đạt nội dung bài học theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng. - Giáo viên tích hợp các nội dung (bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện ) vào bài học còn chung chung chưa xác định rõ phần nào cần tích hợp. - Phương pháp tích hợp vào các phần của bài học chưa đa dạng (do sợ ảnh hưởng nhiều đến thời gian của tiết học) gây sự nhàm chán và không chú ý của học sinh. Để giúp học sinh có ý thức hơn trong sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tôi đề ra giải pháp: Tích hợp giáo dục học sinh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua phần III “Kỹ thuật điện” môn Công Nghệ 8 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: - Hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. - Ý thức được việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là ích nước lợi nhà. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường, gia đình, cộng đồng. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Điểm mới của giải pháp
  2. - Giáo viên xác định rõ được nội dung cần tích hợp trong quá trình giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. - Tích hợp giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào bài học nhưng không làm quá tải nội dung cần giảng dạy (thông qua các hoạt động như: giới thiệu bài, củng cố bài, kiểm tra đánh giá ) tạo nên sự hứng thú ham học của học sinh, không gây nhàm chán. - Rèn ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng cho các em tại trường cũng như tại gia đình học sinh. - Tổ chức cho học sinh tham dự chuyên đề, các cuộc thi về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Các bước thực hiện: Giáo viên thực hiện tích hợp giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ngay trong tổ chức các hoạt động dạy học (Phần III: Kỹ thuật điện) môn Công nghệ 8 - Tích hợp giáo dục sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào một phần của nội dung bài học (xác định rõ phần nào cần tích hợp trong bài) Ví dụ: Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng Giáo viên đặt một vấn đề mang tính gợi mở, gần với thực tiễn, đời sống như: cho học sinh xem qua video về thực trạng sử dụng điện hiện nay (giáo viên lựa chọn nội dung là sử dụng điện không đúng mục đích trong giờ cao điểm) sau đó đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng vừa được xem qua video? - Các em dự đoán hậu quả của các hành vi đó như thế nào? Tất cả học sinh xem qua video và sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, qua đó còn khắc sâu được kiến thức trong việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Bài 38: Đèn sợi đốt Bài 39: Đèn huỳnh quang Cho học sinh làm thí nghiệm so sánh về hiệu suất phát quang của các loại đèn, số liệu kỹ thuật. Yêu cầu học sinh dự đoán khi sử dụng loại đèn nào tiết kiệm điện năng nhất? Thông qua thí nghiệm học sinh được trực quan chứng kiến, được trình bày suy nghĩ của mình về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà Để tích hợp nội dung sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, giáo viên giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau: - Điện áp của mạng điện trong nhà, những đồ dùng điện trong nhà có điện áp là bao nhiêu?
  3. - Sự phù hợp về điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp định mức của mạng điện. - Tích hợp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thông qua phần củng cố bài học. Ví dụ: Bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà Câu hỏi củng cố đặt ra là: Việc sử dụng các thiết bị đóng cắt tự động có tầm quan trọng thế nào trong việc tiết kiệm điện? Kể ra một số thiết bị tự động đóng cắt trong gia đình em hoặc em đã biết? Thông qua nội dung của bài, học sinh dễ dàng biết được các thiết bị tự động giúp con người tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng (tự đóng cắt thiết bị sử dụng khi không cần thiết, khi có sự cố quá tải, ngắn mạch xảy ra ) Bài 39: Đèn huỳnh quang Giáo viên đặt câu hỏi: Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng? Tại sao? Qua những những kiến thức trong bài học các em dễ dàng rút ra được cần sử dụng đèn huỳnh quang hoặc đèn compac để tiết kiệm điện. Vì hiệu suất phát quang của đèn huỳnh quang cao gấp 4 đến 5 lần đèn sợi đốt. - Tích hợp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua hoạt động kiểm tra đánh giá Giáo viên giúp học sinh củng cố lại kiến thức bộ môn đã học đồng thời qua đó đánh giá lại thành quả dạy học của mình đặc biệt là việc giáo dục sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng cho học sinh. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Ví dụ: - Khi ra khỏi phòng làm việc, phòng học chúng ta cần làm gì? A. Tắt hết các bóng đèn, để quạt máy cho thoáng mát B. Tắt quạt máy, để các bóng đèn cho sáng phòng C. Tắt hết quạt và bóng đèn D. Không cần thiết phải tắt hết quạt, đèn - Năng lượng điện được sản xuất từ đâu? Tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện? - Trong gia đình em điện năng được dùng để làm gì? Em đã làm gì để cùng gia đình tiết kiệm điện năng? - Tích hợp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào các bài thực hành
  4. Thông qua các hoạt động thực hành giáo viên rèn kỹ năng cho học sinh ý thức chuẩn bị đồ dùng điện, lựa chọn sử dụng đồ dùng phù hợp, thiết bị điện trong bài thực hành hợp lý, tác phong làm việc đúng theo qui trình. Qua thực hiện các giải pháp giáo viên đã làm cho học sinh biết sử dụng các thiết bị điện hợp lý như đèn, quạt, máy vi tính giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng, biết vận động các thành viên trong gia đình, làng xóm cùng sử dụng tiết kiệm năng lượng điện. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Các giải pháp trên có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 6, 7, 8, 9 khi học môn Công nghệ, Vật lí, Đặc biệt là học sinh học môn Công nghệ 8, 9 - Thực hiện mở chuyên đề sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho tất cả học sinh của trường tham gia để hiểu biết hơn về lợi ích của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng. - Vận dụng kiến thức để tham gia các cuộc thi về sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua điều tra kết quả thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại lớp 8/7 (30 học sinh). 100% học sinh biết sử dụng hợp lý các đồ dùng điện như đèn, quạt, máy vi tính Không còn hiện tượng học sinh của lớp không tắt đèn quạt khi ra khỏi phòng, không mở đèn, quạt khi không cần thiết, biết nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Bên cạnh đó học sinh còn biết thực hiện tại gia đình và vận động các thành viên trong gia đình cùng thực hiện (kết quả trong hóa đơn tiền điện hàng tháng ở gia đình giảm rõ rệt). Học sinh có ý thức hơn trong vận động mọi người xung quanh cùng sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả. Tháng 9/2014 có 950 em tham gia cuộc thi “ Tìm hiểu về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả” do Điện lực thành phố Bến tre tổ chức. Kết quả đạt được như sau: Giải tập thể: Giải 3 Giải nhất: 1 giải (Học sinh lớp 8/5) Giải nhì: 1 giải (Học sinh lớp 7/7) Giải 3: 1 giải (Học sinh lớp 9/7) Giải khuyến khích: 5 giải (Học sinh lớp 9/7, 8/5, 8/7) 3.5. Tài liệu kèm theo : không có