Kế hoạch hoạt động học Lớp Chồi

docx 3 trang nhatle22 4410
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hoạt động học Lớp Chồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_hoat_dong_hoc_lop_choi.docx

Nội dung text: Kế hoạch hoạt động học Lớp Chồi

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động : Tạo hình Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh : Các hiện tượng tự nhiên Đề tài : Chắp ghép từ hột ,hạt Lứa tuổi : 4-5 tuổi I)Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết cách chắp ghép các hiện tượng tự nhiên từ hột, hạt. - Rèn cho trẻ kĩ năng chắp ghép hột, hạt; kĩ năng bôi keo sữa hoàn thành bức tranh về các hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ II)Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: - Tranh mẫu một số các hiện tượng tự nhiên làm từ hột, hạt: tranh A3 - Khay đựng các nguyên vật liệu, khăn lau tay. - Các bức tranh vẽ các hiện tượng tự nhiên. - Nhạc về các hiện tượng - Gía treo sản phẩm. * Đồ dùng của trẻ: - Giấy A4, các loại hột, hạt: hạt đậu phộng, hạt đậu, hạt mè, lúa - Keo sữa, tăm bông, sáp màu đủ cho mỗi trẻ, khăn lau tay cho trẻ III)Tiến trình hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu - Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Cầu vồng” của tác giả Nhược Thủy . - Bài thơ các con vừa đọc có tên là gì? - Trong bài thơ nhắc tới hiện tượng gì nào ? -Ngoài hiện tượng cầu vòng các con còn biết hiện tượng tự nhiên nào nữa không?  Vậy thì, hôm nay các con có muốn cùng cô tạo ra những bức tranh về các hiện tượng tự nhiên từ hột, hạt không nào?
  2. 2.Hoạt động trọng tâm Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại - Các bức tranh của cô là gì đây các con? - Vậy có bao nhiêu hiện tượng tự nhiên nào? Đó là những hiện tượng tự nhiên gì? - Bức tranh 1: Cầu vồng + Bức tranh cầu vồng làm bằng nguyên liệu gì? + Cầu vồng có những màu gì ? Để cầu vồng có nhiều màu thì cô đã làm gì với những hạt gạo nào? - Bức tranh 2: Sấm sét. + Bức tranh sấm sét làm bằng nguyên liệu gì? (Các loại đậu) + Ngoài sấm sét ra bức trang còn có gì nào?( Mây đen) - Bức tranh 3: Mặt trăng + Bức tranh này làm bằng nguyên liệu gì nào? + Để bức tranh thêm sinh động cô còn làm gì nữa nào? (tô màu cho bức tranh) - Bức tranh 4: Mưa + Bức tranh này làm nguyên liệu gì? + Các con thấy bức tranh có gì nữa không nào? Để tạo nên những bức tranh này,chúng ta đã sử dụng kỹ năng gì ? ( Kĩ năng bôi keo, dán hột, hạt và đè cho hột, hạt chắc )  Các con lưu ý khi bôi keo thì các con phải bôi cho thật đều từ xung quanh đường bao cho đến hết mặt bao, sau đó mới dán hột, hạt vào để sản phẩm của mình thật chắc chắn nhé các con. - Sau khi hoàn thành xong các bức tranh về hiện tượng tự nhiên, thì các con có thể tô màu nền cho bức tranh thêm sinh động nhé! - Giữ gìn sản phẩm của mình, chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. * Hỏi ý tưởng trẻ: + Hỏi trẻ dự định làm các bức tranh về hiện tượng tự nhiên gì nào? + Hỏi trẻ dùng nguyên vật liệu gì để làm? + Hỏi trẻ thêm các ý tưởng khác
  3. + Cô nhắc nhở trẻ khi thực hiện phải ngồi ngay ngắn và cẩn thận không làm rơi vãi các nguyên vật liệu xuống sàn nhà. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: - Cho trẻ về chỗ ngồi làm. - Mở nhạc không lời cho trẻ nghe. - Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, theo dõi và gợi ý giúp trẻ về ý tưởng làm tranh. - Cô gợi ý giúp những trẻ còn chậm. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cô và trẻ cùng vận động tay chân “năm ngón tay nhúc nhích” - Cô cho trẻ đặt sản phẩm của mình lên giá. - Cho trẻ nhận xét và đánh giá tranh của mình và của bạn. - Cô nhận xét chung, sau đó nhận xét những bức tranh nỗi bật. - Đồng thời nhắc nhở những trẻ chưa hoàn thành phải cố gắng giờ sau sẽ hoàn thành tốt hơn. - Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. 3. Kết thúc hoạt động - Nhận xét tuyên dương. - Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng và chuyển sang hoạt động khác.