Hệ thống các tác phẩm văn học Ngữ văn Lớp 11

docx 355 trang hoanvuK 09/01/2023 2831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống các tác phẩm văn học Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhe_thong_cac_tac_pham_van_hoc_ngu_van_lop_11.docx

Nội dung text: Hệ thống các tác phẩm văn học Ngữ văn Lớp 11

  1. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Lê Hữu Trác Lê Hữu Trác (1724 - 1791) tên, hiệu Hải Thượng Lán ông (ông lười ở Hải Thượng), là nhà y học lỗi lạc nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại, là nhà văn, nhà thơ tài hoa, có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thể văn xuôi tự sự. Lê Hữu Trác là một người toàn tài : dùi mài kinh sử, học hành để thi đỗ, làm quan, học binh thư, theo nghề võ, từng ờ trong quân của chúa Trịnh và lập được ít nhiều công trạng, nhưng cuối cùng ông gắn bó trọn đời với nghề thầy thuốc. Bởi theo ông thì “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học. Những ghi chép y học của tác giả, bên cạnh tính chính xác khoa học, ít nhiều đều có sắc thái văn :hưong. Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán miên). Những bài diễn ca với mục đích phổ biến y học để mọi người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc. Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bàỉ thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân (Y lí thâu nhàn lí ngôn phụ chí-Trong khi làm thuốc, trộm được lúc nhàn rỗi ghi vài vần thơ quê mùa Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượngy tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11). TÁC PHẨM THƯỢNG KINH KÍ SỰ NỘI DUNG 1. Bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa • Quang cảnh ở phủ chúa cực kì thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa. + Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, là một thế giới riêng biệt. Người vào phủ chúa phải qua rất nhiều cửa gác : qua mấy lần cửa mới tới đường dẫn vào phủ chúa, lại phải qua những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. + Phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy không đâu sánh bằng: “các cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nơi ở: đường đi trong phủ chúa “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống : vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống “toàn của ngon vật lạ”. Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy nhưng thiếu sinh khí. + Phủ chúa là noi thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền. Uy quyền nol phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”, “cáng chạy như ngựa lồng”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải rún thở, khúm núm lạy tạ,
  2. + Phủ chúa là nơi ốm yếu, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí; ám khí bao trùm không gian, cảnh vật; ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò ”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Vị chúạ nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng “quá” .trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều cơ bản là sự sống, sức sống. Phản ánh quang cảnh, cuộc sống nơi phủ chúa, tác giả đã cho người đọc thấy uy quyền và sự lộng quyền của chúa Trịnh. Từ bài trí nội thất đến cung cách sinh hoạt, từ hệ thống quan lại đến kẻ hầu người hạ, phủ chúa không những giống cung vua mà còn lộng lẫy, uy quyền hơn cả cung vua. Bức tranh phủ chúa trong Vào phủ chúa Trịnh hoàn toàn phù hợp với bức tranh hiện thực lịch sử lúc bấy giờ. 2. Thái độ của tác giả trước hiện thực, nhân cách của Lẻ Hữu Trác qua đoạn trích Tác giả đã phê phán cuộc sống xa hoa nhưng ốm yếu nơi phủ chúa, mỉa mai sự lộng quyền của chúa Trịnh. Miêu tả phủ chúa giàu sang, xa hoa nhưng thiếu sinh khí, trái với tự nhiên, người viết đã gián tiếp phê phán hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa. Cuộc sống giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa được tác giả khái quát bằng một bài thơ, ẩn chứa trong giọng điệu trữ tình có đôi sắc điệu của sự mỉa mai : Cả trời Nam sang nhất là đây-Lầu từng gác vẽ tung mây - Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào – Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới – Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen. Lê Hữu Trác là một danh y vừa có y thuật giỏi, vừa có y đức lớn, một con người cốt cách thanh cao. Y thuật giỏi, y đức lớn của Lê Hữu Trác bộc lộ rõ khi ông giải quyết những mâu thuẫn khó xử trong lúc chữa bệnh cho Trịnh Cán. Nếu chửa khỏi bệnh cho thế tử, ông sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về voi núi rừng nơi ẩn dật. Để tránh được điều này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng, vô phạt. Nhưng làm như thế thì trái với y đức. Cuối cùng lương tâm người thầy thuốc đã thắng. Ông đã gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của ngưòi thầy thuốc. Khi đã quyết, Lê Hữu Trác thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh họp lí, mặc dù càch chữa bệnh của ông khác vói âc số các ý kiến của các thầy thuốc trong cung. Lê Hữu Trác còn là người có cốt cách thanh cao. Ông xem thường danh lợi, yêu thích tự do, chỉ có ý nguyện “về núi”, sống thanh đạm “ở nơi quê mùa’ của một ông già áo vải NGHỆ THUẬT 1. Đặc điểm Cơ bản của kí sự Kí sự là một thể thuộc loại kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Kí sự viết về những sự việc, con người có thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến; sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật So với bút kí, tuỳ bút, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả hoặc những yếu tố liên tưởng, nghị luận ở kí sự thường ít hơn. Tuy nhiên khi viết kí sự, cùng với những ghi chép khách quan, tác giả vẫn có thể bộc lộ cảm nghĩ, thái độ của chính mình. Mặc dù cốt truyện không chặt chẽ như truyện, song trong các tiểu loại của kí thì kí sự gần với truyện hơn cả. 2. Đặc điểm bút pháp kí sự qua đoạn trích • Tài quan sát tỉ mỉ, kết hợp với ngòi bút ghi chép sự việc trung thực, tả cảnh, tả người sinh động, kể chuyện khéo léo. Sự việc được miêu tả theo trình tự thời gian. Tư liệu phong phú, chi tiết chân thực và chọn lọc. Tác giả đặc biệt chú ý các chi tiết khác lạ, từ những đồ vật lạ lùng, quý hiếm đến cung cách sinh hoạt đi lại, thưa gửi khác thường tạo nên sự chú ý, hấp dẫn đối với người đọc.
  3. • Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác, khách quan vói bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của tác giả. Nhà văn kết họp miêu tả chính xác, khách quan với việc thể hiện những cảm nhận chủ quan nên đã truyền tới người đọc những cảm xúc, suy tư của chính ngưòi viết. Những ưang viết của Hải thượng Lãn ông vừa có tính chính xác, tường tận, minh bạch của một nhà khoa học, vừa mang cảm xúc của một trái tim nghệ sĩ. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực noi phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó. 2. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật ưong cách viết kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích. 1.Qua những ghi chép của tác giả, phủ chúa hiện lên vói hai mảng hiện thực: cực kì giàu sang, lộng lẫy, xa hoa không đâu sánh bằng; thâm nghiêm đầy uy quyền nhưng ốm yếu, thiếu sinh khí. Quang cảnh giàu sang, lộng lẫy, xa hoa được gọi lên ngay từ những ấn tượng đầu tiên : “cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nol ở: Lầu từng gác vẽ tung mây – Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Giàu sang ttong tiện nghi sinh hoạt: vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống toàn cao lương mĩ vị “mâm vàng, chén bạc”, “toàn của ngon vật lạ”. Phủ chúa phô bày sự giàu sang và cũng không che giấu sự xa xỉ. Để phục dịch một ông chúa nhỏ, một đứa ưẻ độ năm, sáu tuổi mà cố tói “năm sáu lần trướng gấm”, chiếc phòng rộng vói chiếc sập, chiếc ghế sơn son thếp vàng bày nệm gấm và những ngưòi đứng hầu hai bên. Ngưòi hầu kẻ hạ nhiều vô kể : “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch cho thế tử và lúc nào cũng có “mấy ngưòi đứng hầu hai bên”. Vật và ngưòi nơi phủ chúa không chỉ được dát vàng mà còn được trát phấn son và bao bọc bởi tầng tầng lóp lóp hương hoa. Cuộc Sống nơi phủ chúa thật thâm nghiêm, đầy uy quyền nhưng ốm yếu, thiếu sinh khí. Cụộc sống sinh hoạt noi phủ chúa vói nhiều lễ nghi, khuôn phép, thể hiện quyền uy tột đỉnh. Để đến được chỗ ở của thế tử Cán phải qua nhiều nơi canh phòng rất cẩn mật. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh, xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà phải viết tờ khải. Khi nói đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ phải hết sức cung kính lễ độ : “Có thánh chỉ triệu cụ vào”, “Nay vâng thánh chỉ”, “Thánh thượng cho phép cụ vào hầu mạch”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, Theo bước chân tác giả, người đọc có cảm giác đi vào phủ chúa như đi vào mê cung đầy uy quyền bí hiểm và ám khí: “Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền lệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa”, “đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”. Để vào nơi ở của chúa còn phải lần theo lối đi “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”, phải “đi qua độ năm sáu lần trướng gấm”. Trong cái mê cung này, ám khí bao trùm không gian, cảnh vật: không ánh mặt trời, cuộc sống bị vây bọc bởi gấm vóc, phấn sáp, hương hoa. Ám khí ngấm sâu vào hình hài thể tạng Trịnh Cán : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thời xanh, chân tay gầy gò ”. Bởi “Thế tử ờ trong chốn màn che- trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” Qua ngòi bút kí sự với những ghi chép cụ thể, chi tiết, người đọc còn nhận ra sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh. Trong đoạn trích có tới bốn lần xuất hiện từ thánh chỉ ba lần từ thánh thượng để chỉ Trịnh Sâm, một lần từ thánh thể để chỉ thế tử Trịnh Cán.
  4. Chữ thánh lúc đầu dùng để chỉ người tài trí, đức độ siêu phàm, “về sau thường dùng để chỉ vua. Chúa là bề tôi của vua, không được phép dùng từ thánh để chỉ chúa. Chỉ cần qua những chi tiết này cũng đủ thấy sự lộng quyền, tiếm quyền của nhà chúa đã lên tới cực điểm. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã thể hiện cảm nghĩ, thái độ của Lê Hữu Trác trước hiện thực nơi phủ chúa. Tác giả tỏ thái độ phê phán cuộc sống xa hoa, trái tự nhiên trong Trịnh phủ, đồng thời không đồng tình với sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh. 2. Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có thể thấy những đặc sác nghệ thuật trong cách viết kí sự của Lê Hữu Trác. Trước hết là tài quan sát tỉ mỉ, kết họp vói ngòi bút ghí chép sự việc trung thực, tả cảnh, tả người sinh động, kể chuyện khéo léo. Sự việc được miêu tả thẹo trình tự thời gian. Tư liệu phong phú, chi tiết chân thực và có chọn lọc. Tác giả đặc biệt chú ý các chi tiết khác lạ, từ những đồ vật lạ lùng, quý hiếm đến cung cách sinh hoạt, đi lại thưa gửi khác thường tạo nên sự chú ý, hấp dẫn đối với người đọc : “cái gác này gọi là “Gác tía”. Vì thế tử dùng và ở đây, cho nên gọi nó là “phòng trà”. (Số là ở đây kiêng danh từ “thuốc” nên gọi thuốc là “trà”)” ; “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Tác giả không bỏ qua những chi tiết nhỏ và nhiều khi những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt, ngẫu nhiên lại có tác dụng nói lên cái thần của cảnh, của người. Ví dụ đoạn miêu tả thế tử Trịnh Cán : “Một ngưừi ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên Thế tử cười: “Ông này lạy khéo”-”. Chỉ qua một lời nói, Trịnh Cán hiện lên đúng là một ông chúa con, cái “oai” của “bề trên” không che lấp cái ngô nghê của một đứa trẻ miệng còn hơi sữa. Bức chân dung mang một nét hài hước kín đáo. Nhà văn kết hợp miêu tả chính xác, khách quan với việc thể hiện những cảm nhận chủ quan nên đã truyền tới người đọc những cảm xúc, suy tư của chính người viết: “Tôi ngẩng đầu lên : đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương Tôi nghĩ bụng : Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ nghe nói thôi. Bước chân tới đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường! Bèn ngâm một bài thơ để ghi nhớ việc này ”. Vãn Lê Hữu Trác vừa có tính chính xác, tường tận, minh bạch của một nhà khoa học, vừa tràn đầy cảm xúc của một trái tim nghệ sĩ. Vào phủ chúa Trịnh _Lê Hữu Trác_ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này. Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực
  5. bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Nlìững dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm: Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt Cả trời Nam sang nhất là đây Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào. Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả: Quê mùa cung cẩm chưa quen Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì. Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu
  6. dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động. Lê Hữu Trác nhanh chóng nhận ra khuyết tật của phủ chúa, phán xét chính xác căn bệnh của thế tử, đồng thời cũng thấy được căn bệnh chung của nơi giàu sang này. Chính vì thế mà có lúc ông đã do dự: Nếu mình làm, sao về núi được nữa, chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Từ xưa đến nay, con người chỉ sợ thất bại, khổ đau. Còn với Lê Hữu Trác thì hoàn toàn ngược lại, ông sợ công danh, sợ uy quyền ràng buộc. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng mất đi, nhường chỗ cho chữ trung, chữ đức cha ông mình đời đời để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. Là một nhà nho chân chính, dù lánh xa danh lợi, nhưng để giữ vững khí tiết của mình, ông vẫn đặt chữ trung lên hàng đầu, dù vị chúa mà ông thờ, triều đại mà ông sống là một xã hội thối nát, suy đồi. Ông có thể làm như suy nghĩ ban đầu, không hại ai, cũng không gây đau khổ cho ai, nhưng vì tấm lòng lương y như từ mẫu cứu người không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, Lê Hữu Trác đã làm đúng tâm đức của một thầy thuốc. Tấm lòng ấy đáng được ca ngợi. Phải có một cái nhìn tinh tế, một tâm hồn và nhân cách cao thượng, tác giả mới có cái nhìn sắc sảo và chân thực về cuộc sống xa hoa mà tàn tạ nơi phủ chúa. Tóm lại, qua đoạn Vào Trịnh phủ chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời cũng nhận thây một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Qua Thượng kinh kí sự, có thể thấy rõ tính cách của Lê Hữu Trác, một người coi khinh bả danh lợi. Ông muốn làm việc gì có ý nghĩa và ông đã quyết tâm đi vào con đường làm thuốc, chữa bệnh, “quyết dựng lên một lá cờ đỏ trong y giới”. Lê Hữu Trác là một nhà y học nổi tiếng, qua Thượng kinh kí sự còn thấy ông là một nhà văn có tâm hồn, giàu cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật. Những bài thơ của ông viết về thiên nhiên trong Thượng kinh kí sự hết sức trữ tình. Thượng kinh kí sự còn có giá trị đặc biệt ở những trang miêu tả cuộc sống trong phủ chúa. Ngòi bút của tác giả kín đáo và tinh tế. Ông có vẻ không phê phán một cái gì cả ; nhưng những điểu được ông nói lên một cách chính xác, tự nó lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên trong tác phẩm của ông với những cung điện kiêu sa, cầu kì, với những con người từ chúa Trịnh Sâm, ông quan đầu triều Hoàng Đình Bảo (? – 1786) đến đám công khanh quan lại tất cả như vô nghĩa, tật bệnh, không thấy một người nào có năng lực, bản lĩnh. Họ đi đứng trịnh trọng, nói năng kiểu cách, làm thuốc, làm thơ cái gì cũng có vẻ biết, nhưng không biết cái gì đến nơi đến chốn. Cuối tác phẩm, tác giả nói Trịnh Sâm chết vì mắc một trong tứ chứng nan y. Không khí phủ chúa vẫn cứ âm u bằng lặng như thế, chưa thấy mầm mống của những đổi thay. Cái bằng lặng ấy gây cho người đọc cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗi không chịu đựng được mà muốn thét to lên cho nó vỡ tan đi. Và với cái tin “cả nhà quan Chánh đường bị hại”, tác giả viết như muốn tổng kết lịch sử : “Than ôi ! Giàu sang như đám mây bay. Đền vũ tạ, thú ca lâu’ phút chốc thành nơi hoang phế”. Thượng kinh kí sự là một tác phẩm kí sự bằng chữ Hán rất có giá trị trong văn học Việt Nam thế kỉ xvm. (Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, NXB Văn học, 1986)
  7. “Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to” - Albert Einstein. TỰ TÌNH II ~Hồ Xuân Hương~ ĐỀ 1 : Cảm nhận về bài thơ Tự Tình (II) Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nồm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tam trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy. Trong một ngày thì lúc hoàng hôn hay đêm khuya thanh vắng thường dễ gợi buồn nhất. Với những người đa cảm như Xuân Hương, đây là thời điểm mình sống thực với lòng mình và chắc là tâm trạng của bà sau bao sóng gió cuộc đời cũng chẳng khác mấy tâm trạng Thuý Kiều khi một mình một bóng trước ngọn đèn khuya: Khi tĩnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa ! Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Bước chân của đêm tối mới nặng nề, chậm chạp làm sao! Chậm chạp nhưng nó vẫn đi, còn tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng trĩu. Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hổng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Nhưng lại gọi với ý mĩa mai là cái hổng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao là xót xa, hờn tủi trong cách gọi bất bình thường ấy! Lại còn trơ ra đó với nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này. Tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy: Chén rượu hương đưa say lại tĩnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Muốn mượn chén rượu thdm để say cho quên hết mọi đau khổ, bẽ bàng, lỡ lầm, dối trá nhưng khổ nỗi không sao quên được. Hết say lại tỉnh mà bao hững hờ, dối trá của người đời vẫn sờ sờ ra đó và nỗi bẽ bàng, đau khổ của mình thì cũng cứ còn nguyên. Ước mong có được một mảy may bù đắp, một chút an ủi mà nào có được! vầng trăng bóng xế giống
  8. như đời mình đã ngả chiều. Chờ đợi mỏi mòn mà ước mong cũng như vầng trăng kia cứ khuyết chưa tròn. Vậy thì biết đến bao giờ trăng mới tròn, hỡi trời ! Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở lòng mình, sức mình. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu trong đá: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn. Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt của thiên nhiên. Mình là con người nên đâu có thể dễ dàng biến thành gỗ đá được?! Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tĩnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công vẫn nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im tiếng. Nó có nhu cầu cấp thiết là được bày tỏ và chia sẻ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Xuân đi xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn của đất trời, nhưng trước đôi mắt đầy tâm trạng của nữ sĩ thì nó lại như một sự cố tình trêu ngươi, vì mùa xuân của đời người chỉ có qua đi mà không bao giờ trở lại. Vậy thì có đáng buồn, đáng chán hay không? Ngẫm đến mình thì tuổi xuân trôi qua đã lâu, tình thì chỉ còn một mảnh. Cụ thể hoá tình yêu đến như thế thì quả là nữ sĩ không chỉ chán chường mà còn ngao ngán đến cực độ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là tuyệt vọng. Dẫu tình yêu, tình đời chĩ còn một mảnh tí con con nhưng nữ sĩ vẫn muốn ,tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành là để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi. Đọc kĩ câu thơ, ta nghe như nỗi hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn không nguôi hi vọng. Bài thơ Kể nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”. ĐỀ 2:Đề thi học sinh giỏi về bài Tự Tình- Hồ Xuân Hương Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ Tự tình ( II)
  9. của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn cách làm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được các ý sau: Mở bài : +Dẫn dắt và giới thiệu nhận định: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” + Giới thiệu bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương Thân bài Luận điểm 1 : Giải thích nhận định “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời ”, + Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. + Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống “Thơ còn là thơ nữa” + Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ. Thơ phảỉ mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức. – Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ của thơ – Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính Cần chỉ rõ: đây là nhậnđịnh đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã được nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức Luận điểm 2 :Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) để làm sáng tỏ nhận định Bài thơ Tự tình ra đời từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được tự do quyết định hạnh phúc của chính mình. Học sinh cần phân tích để thấy được bi kịch cá nhân trong bài thơ được thể hiện một cách mãnh liệt và sâu sắc. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp. +Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ môt chòi canh xa vọng đến,những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. +Bài thơ thể hiện được cá tính riêng của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón
  10. ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt , sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên. ->>Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được. -Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả: + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: Trơ; cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế, xuân – Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6 – Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc. + Cách ngắt nhịp mới mẻ Kết bài : Đánh giá • Ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc. • Liên hệ mở rộng bằng một số tác phẩm khác. Tự tình (bài II) là một bài thơ hay, bộc lộ rõ tài năng và phong cách Hồ Xuân Hương. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Tế Hanh bình luận : Kính chào chị Hồ Xuân Hương, Ôi một tài thơ cỡ khác thường. “Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn, “Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương. Không chịu cam tâm làm phận gái, Chế giễu nam nhi cả một phường. “Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp, Ra ngoài lề lối của văn chương. Tự tình II _Hồ Xuân Hương_ Một nhà phê bình văn chương nổi tiếng đã từng đưa ra một quy luật : “Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi cái quy luật băng hoại của thời gian, để trường tồn mãi mãi”. Không nằm ngoài quy luật đó, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng muốn để lại cho hậu thế những tác phẩm hoàn mỹ, đạt đến sự xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là bài thơTự Tìnhthứ 2 – Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời để cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất,
  11. rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!” Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ có lẽ đã được nữ sĩ viết về cuộc đời của chính bản thân mình, torng một phút suy tư. Nữ sĩ đã cảm nhận cuộc sống qua những âm thanh, quang cảnh lạnh buồn, vắng lặng và tự cảm thương cho số phận hẩm hiu của bà. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong Xã hội đương thời “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non” Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ ĐỀ trong thể thơ độc đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian. Đêm nay, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Từ “Trơ” – một trong những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời và sự đối lập giữa vẻ đẹp “Hồng nhan” – “Nước non”. Tại sao nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại đặt mình vào trong nhân vật với một không gian buồn bã, tàn lụi đến như vậy? Đối với riêng nữ sĩ khi đối mặt với cái thực tế đó, tâm trạng bà thế nào? Phải chăng bà muốn diễn tả thân phận không chỉ của riêng bà, mà còn là của những người phụ nữ khác trong cái quy luật cổ hủ, vô nhân đạo “Hồng nhan bạc phận” ? Hay cái thân phận phải đi làm “Vợ lẽ” – Không được tôn trọng cả về phẩm giá và tâm hồn ? Thật đớn đau Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận được diều gì trong sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ? “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Trong cái không gian cô quạnh không bóng người của bầu trời đêm, người phụ nữ tìm đến những chén rượu để giải thoát mình khỏi nỗi sầu não của cuộc đời. Thật độc đáo khi sử dụng nghệ thuật “Mượn cảnh ngụ tình” trong hai câu thực này. Nỗi buồn đau, tụi nhục – như đã đề cập ở trên, có thể là thân phận làm vợ lẽ, phải chịu sự ghen ghét, cay nghiệt của người vợ cả ? Một chút hương rượu nồng có thể đã đưa người phụ nữ đến những giấc mơ trong cơn mê để xoa dịu những nỗi đau trong giây phút thực tại. Nhưng Càng về khuya, khi tiếng trống canh dãn dài ra, thời gian bắt đầu chậm lại, thì cũng là lúc mùi hương nhè nhẹ của những chén rượu không còn tác dụng. Người phụ nữ chợt bừng tỉnh về phút giây hiện tại chan chứa nỗi buồn. Ba từ : “Say lại tỉnh” đã chứng minh được điều đó. Càng uống càng tỉnh, cảng tỉnh lại càng nghĩ suy. Trong cái “Bóng xế khuyết chưa tròn” của Vầng trăng tưởng chừng như êm đềm, phải chăng tác giả đang nghĩ về nhan sắc của mình đang tàn phai theo năm tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn toàn? Ánh trăng đêm là ánh trăng cuả kỷ niệm, của hẹn ước yêu đương, của bao đôi tình nhân. Ánh trăng cũng là biểu tượng của sự thuỷ chung của bao
  12. tình yêu đôi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần khuất bóng sau những rặng dừa cao, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng chưa thể tròn, như cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật. Trong lúc suy tư đó, mà đối với những bạn trẻ đang hạnh phúc là vầng trăng cổ tích, còn đối với người phụ nữ là ánh trăng suy tư, tác giả đã đánh động người đọc ra khỏi sự suy nghĩ về nỗi đau của phái đẹp trong xã hội phong kiến lạc hậu bằng hai câu thơ luận : “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” Ánh mắt ngước nhìn bầu trời đếm có trăng, có sao, có mây trôi, có gió thổi tự lúc “Trống canh dồn”, giờ đây người phụ nữ lạc lõng đó đang ngắm nhìn những sự vật xung quanh mình. Có lẽ nào người phụ nữ ấy đang dạo quanh đâu đó trong khung cảnh khi bình mình chưa ló dạng, và phát hiện ra một sự thật hiển nhiên mà lâu nay không một ai để ý đến? Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Cũng đâu đó dưới khung trời rộng lớn nhưng trống trải, những hòn đá tuy nhỏ bé thôi, cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động Ta đang cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Những ngọn cỏ tí hon hay những sự vật vô tri như hòn đá kia, đã được tác giả tô điểm bằng nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chính điều đó đã đánh thức người đọc ra khỏi tâm trạng u uẩn của người phụ nữ cô đơn trong bóng đêm. Ta cũng cảm nhận được sức sống mãnh liệt để sinh tồn, dù trước mắt hiện tại đang rất rất khó khăn của từng sự vật thiên nhiên. Nếu như thế, phải chăng tác giả đang hướng người đọc đến sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó khăn, bất hạnh ở phút hiện tại, đối với nhân vật trong bài thơ, với tác giả hay toàn thể những người phụ nữ trong Xã hội phong kiến? Dưới góc nhìn của chúng ta ở thời này, có thể cho là như vậy. Với hai câu Luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng quyết liệt ! Thật là một người phụ nữ có ý chí và niềm tin Tưởng chừng như cảnh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!” Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Mùa xuân năm sau cũng khác hẳn mùa xuân năm nay. Chẳng có sự vật gì có thể thoát khỏi quy luật chung đó. Thế nhưng Xuân thì có thể đến, chứ người thì không thể trường tồn mãi mà không già đi. Tuổi xuân – là nhan sắc mà mỗi ngày một phai tàn của những “Hồng nhan”. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng
  13. cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Đó cũng là nỗi uất ức khi “Tình đã nhỏ, mà còn xé nhỏ hơn” thì cũng tương tự việc chia cắt trái tim. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. Bằng nghệ thuật tăng tiến giảm dần, ta thấy được sự ít ỏi, nhỏ bé của hạnh phúc trong cảnh cái cảnh chồng chung đáng phê phán, chê trách ấy Có lẽ khi đọc đến đây, chúng ta mới cảm nhận được nỗi đau khổ đau đáu cũng những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh cho chồng cho con, hay những số phận hẩm hiu khác trong xã hội đương thời. Bài thơ “Bánh trôi nước” cuản hà thờ cũng từng thể hiện được nội dung tương tự. Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm, yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả. Tiêu điểm cho nhận định này chính là bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi Nhà thơ Hồ Xuân Hương với tác phẩm Tự Tình là một trong những bản thơ Nôm hay nhất, diễn tả chân thực đời sống bất hạnh của người Phụ nữ Việt Nam xưa, đồng thời thể hiện được tài năng, sự ngang tàng của bà chúa thơ Nôm này. Tác phẩm xứng đáng đứng trong bộ thơ Nôm hay nhất nền văn học trung đại Việt Nam. Ngoài ra tác phẩm cũng thể hiện được ước nguyện cháy bỏng của tất cả phụ nữ của mọi thời đại. Giá trị của bản thơ vẫn còn, thậm chí là rất được đánh giá cao sau hơn 200 năm sáng tác. Hi vọng xã hội này sẽ không còn người phụ nữ nào phải chịu nỗi đau, nhục nhã, để không còn ai phải viết lên những nỗi đau thương về số phận đáng thương, như nhà thơ Hồ Xuân Hương cách đây 200 năm nữa “Thời gian của bạn là hữu hạn đừng phí hoài nó bằng cách sống cuộc đời của một người khác” - Steve Jobs. CÂU CÁ MÙA THU I – TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN ~Nguyễn Khuyến~ 1. Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là người thông minh, cần cù, chăm chỉ, có nghị lực nên đạt được được những vinh quang trên con đường học tập, khoa cử. Xuất thân Trong một gia đình nhà nho có truyền thống khoa bảng nhưng nghèo, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống và để nuôi mẹ. Từng không đỗ trong các kì thi Hương nám 1852,1855,1861 nhưng Nguyễn Khuyến không nản lòng, ông vừa đi dạy học, vừa tìm thầy để học và nhất là bằng sự tự học, sự nỗ lực lớn của bản thân, nám 1864, ông đổ đầu ìà thi Hương. Trong các nám tiếp theo 1865, 1868, 1869 (ân khoa) ông thi Hội đều không đỗ. Lại một lần nữa, thất bại không làm ông nản lòng mà chỉ càng làm ông thêm quyết chí. Năm 1871, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả thị Hội và thi Đình, được vua Tự Đức ban cờ, biển vậ hai chữ Tam nguyên. Đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
  14. Nguyễn Khuyên là người có lòng yêu nước, thương dân. Ông từng ra làm quan với triều Nguyễn, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chiếm sáu tỉnh Nam Kì, đang lần lượt chiếm các tỉnh Bắc Kì, ông từ chối không nhận chức làm quyền Tổng đốc Sơn Tây. Năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo quan trở về quê Yên Đổ.Để mua chuộc sĩ phu miền Bắc, thực dân Pháp từng cho người mời Nguyễn Khuyến ra làm quan trở lại nhưng ông đều từ chối, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân. Là người có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng Nguyễn Khuyến chưa có dũng khí chiến đấu với giặc. Tuy nhiên, về mặt tư tưởng, ông là người có dũng khí. Nguyễn Khuyến ý thức được sự khủng hoảng của Nho giáo, sự bất lực của học vấn, khoa cử truyền thống, muốn từ bỏ những tư tưởng Nho giáo đã tỏ ra lỗi thời : “Đề vào mấy chữ trong bia – Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” [Di chúc). Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, tính tình đôn hậu. Đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm còn phần lớn cuộc đời là sống ờ quê nhà, dạy học trong hoàn cảnh thanh bạch, ông sống chan hoà với gia đình, họ hàng, xóm giềng, bè bạn. Ông gắn bó với người dân quê, với quê hương, làng cảnh một cách chân tình, nhiều khi đến mộc mạc. 2.Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn khoảng trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Đóng góp nổi bật của tác giả đối với văn học dân tộc là ở mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn ngữ thơ Nôm. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ số một về quê hương, làng cảnh vì ông viết nhiều, viết đúng và viết hay về thiên nhiên, con người và cuộc sống thôn quê. II – BÀI THƠ CÂU CÁ MÙA THU NỘI DUNG 1. Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ a. Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình, mang nét đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cảnh trong Câu cá mùa thu là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh sơ trong màu sắc : nước trong vèo sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ thanh sơ trong đường nét, chuyển động : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. b) Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn Không gian ưong Câu cá mùa thu là một không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo). Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh : sóng hoi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tình mịch của cảnh vật Cái tình bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ của tiếng cá đớp mồi. 2. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân : tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước Bài thơ có nhan đề là Câu cá mùa thu nhưng không chú ý vào việc câu cá mà thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.
  15. + Dường như nhà thơ rất hờ hững với việc câu cá mà chỉ chú ý tới cánh thu : bâng quơ trước tiếng cá đớp động dưới chân bèo những cảm nhận sâu sắc mọi biến thái tinh tế của cảnh vật. + Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng đến ghê gớm. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái hơi gợn tí của sóng, cái độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh lại gây ấn tượng đậm đến thế, là bởi tâm cảnh đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. + Sự tình lặng của ngoại cảnh và tâm cảnh đem đến sự cảm nhận vẻ một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bức tranh Câu cá mùa thu xuất hiện nhiều gam màu xanh và’phần nhiều là gam màu lạnh : độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái cảnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật ? Tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước thể hiện qua sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất nước. Ở Câu cá mùa thu, tác giả đã cảm nhận mùa thú bằng nhiều giác quan : thị giác (nước trong veo, tầng mây lơ lủng; trời xanh ngắt. :.), thính giác (lá vàng khẽ đưa vèo, cá đớp động dưới chân bèo), xúc giác (ao thu lạnh lẽo). Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết yêu quê hương đất nước» Nguyễn Khuyến mới cảm nhận và thể hiện được những biến thái tinh vi của cảnh sắc mùa thu. Nghệ thuật tả cảnh và bộc lộ tâm trạng Gợi tả cảnh thu, tình thu, tác giả vừa sử dụng bút pháp nghệ thuật cổ điển, vừa có những sáng tạo riêng + Bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ với những hình ảnh ước lệ như thu thiên (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt), thu thuỷ {Ao thu lạnh lẽo nước trong veo), thu diệp [Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo), ngư ông (tựa gối buông cần lâu chẳng được). Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật lấy động nói tình rất quen thuộc trong nghệ thuật phương Đông. Để gợi cái yên vắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng, nhà thơ sử dụng một nét động ở ngoại cảnh: cá đâu đớp động dưới chân bèo. + Sáng tạo của tác giả trong những hình ảnh công thức ước lệ đem đến cho cảnh thu nét vẽ hiện thực hơn, hình ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc. Cũng là thu thuỷ nhưng đó là chiếc ao làng quen thuộc của vùng chiêm trũng của miền quê Bình Lục. Cũng là thu diệp nhưng là chiếc lá thu rơi mang cả nỗi niềm và tâm trạng. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng, mang tâm trạng Hồn người lan toả lên cảnh vật để rồi hồn thu lại đi vào hồn ngưòi. Chính vì vậy mà không gian trong Câu cá, mùa thu mở rộng từ chiếc ao thu đến bầu trời thu, đến ngõ trúc, nhưng cuối cùng thu hẹp, nhỏ dần trông dáng người “tựa gối ôm cần” của một ngư ông mang tâm trạng đầy uẩn khúc về thời thế. Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt Tiếng Việt ưong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng đến kì lạ, nó có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng. Nhà thơ sử dụng thành công nhiều từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng. Những từ láy này
  16. góp phần tạo thanh, tạo hình, tạo hồn cho cảnh vật. Đặc biệt vần eo – một loại “tử vận” oái oăm, khó làm – được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách rất thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức choi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Trong văn cảnh bài thơ, vần eo góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù họp với tâm ưạng đầy uẩn khúc cá nhân CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 :Phân tích nét đặc sắc trong sự cảm nhận và thể hiện cảnh thu ở bài Câu cá mùa thu. Cùng nằm trong chùm thợ thu ba bài nhưng Câu cá mùa thu có những nét riêng ưong cảm nhận và thể hiện cảnh thu. a. Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu : Nếu ờ Vịnh mùa thu(Thu vịnh), cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần rồi từ gần đến cao xa thì ở đây, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ caở xa trở lại gần : từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. b. Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho nét riêng của mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Độ Mùa thu với những nét dịu nhẹ thành sơ qua màu sắc, đường nét, qua sự kết hợp giữa hoà sắc, tạo hình. Màu sắc dịu nhẹ thanh sơ với nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ thanh sơ trong đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Dịu nhẹ thành sơ trong hoà sắc tạo hình : “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh áo, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. Thơ xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng những hình ảnh ước lệ như lá ngô đồng rụng “Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu“ (Một lá ngô đồng rụng – Biết mùa thu đã về), sen tàn, cúc nở (Sen tàn cúc lại nở hoa)(Truyện Kiều), rừng phong lá đỏ (Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san) (Truyện Kiều). Trong công thức ước lệ, với nét bút sáng tạo, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Từ “tầng mây lơ lửng” giữa trời thu xanh ngắt đến “ao thu lạnh lẽo” với sóng biếc “hơi gợn tí”, từ “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đến “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”, tất cả đều thật, đều đúng là mùa thu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Hơn thế, cảnh còn mang nét đặc trưng của vùng chiêm trũng Bình Lục quê hương nhà thơ: ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng bé tẻo teo và dáng người cũng như thu lại. Xuân Diệu cảm nhận về bài Câu cá mùa thu “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu ; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở”. c. Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn Cảnh vắng và lặng – vắng người và lặng tiếng. “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” như đi vào yên tĩnh, vắng teo là rất vắng, là không có biểu hiện hoạt động nào của con ngưòi. vắng teo không chỉ đơn thuần là vắng mà còn là lặng, là hiu hắt. Vắng đi với lặng. Không gian im ắng đến mức nhà thơ cảm nhận được độ vèo của chiếc lá khẽ rơi, nghe được tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo đâu đó. Gam màu xanh làm nên “các điệu xanh” trong bức tranh Câu cá mùa thu. Từ “xanh ao, xanh bờ, xanh sóng” đến “xanh tre, xanh trời, xanh bèo”, tất cả đều gợi cảm giác xanh –
  17. trong và phần nhiều đều thuộc gam màu lạnh : độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Mùa thu vắng, lặng, lạnh được cảm nhận qua tâm hồn một ngư ông – thi nhân đang trầm ngâm suy ngẫm về thời thế. Câu 2: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ. Qua bài thơ, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến a. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm quê hương, đất nước • Thơ viết về thiên nhiên, trước hết bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả. Để cảm nhận hết vẻ đẹp của thiên nhiên với những biểu hiện phong phú, đa dạng, tinh tế, nhà thơ đã cảm nhận bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hoà trộn nhiều cảm giác (thị giác với thính giác : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, thị giác vói xúc giác : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo). • Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình cảm quê hương đất nước nếu đó là thiên nhiên của quê hương, Tổ quốc mình. Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết vói quê hương, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thật, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi công thức,.ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. b) Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao Một ngư ông lại hững hờ với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng tác giả qua bài thơ là một nỗi u hoài, u hoài nên thì khi trầm ngâm khi lại như giật mình thảng thốt : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ; Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Nỗi u hoài từ tam canh toa lan ra ngoại cảnh, phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng ở Câu cá mùa thu đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Vị Tam nguyên Yên Đổ về sống giữa làng quê, giữa cảnh đời thôn dã nhưng vẫn nặng lòng thời thế, vẫn suy nghĩ về hiện tình đất nước và âm thầm “thẹn” cho sự bất lực của chính mình. Đặt Câu cá mùa thu trong chùm thơ thu, với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) ta càng thấy rõ tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao Nguyễn Khuyến, ở bài Vịnh mùa thu, tác giả sống trong tâm trạng buồn đến thẫn thờ, ngơ ngẩn, mất cả ý niệm không gian, thời gian. Hoa nở năm nay mà ngỡ là hoa năm ngoái. Ngỗng kêu trên trời nước mình mà ngỡ ngỗng nước nào. Buồn đến nhân hứng” muốn viết thơ mà “nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm — danh sĩ đời Tấn vừa có tài thơ, vừa có nhân cách. Đào Bành Trạch không vì năm đấu gạo mà uốn gối khom I lưng trước thói tục, đã treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ. Tam nguyên Yên Đổ cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà, nhưng so với Đào Tiềm ông vẫn tự cho mình là từ quan hơi muộn. Ở bài uống rượu mùa thu, Nguyễn Khuyến nói chuyện uống rượu nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, để quên đi bao sự đời đau buồn, tủi hổ. Mượn chén rượu để thưởng thức thú ngắm cảnh, ngắm trăng, mượn “say” để nói “tỉnh”. Say thiên nhiên mà tỉnh trước sự đời. Đằng sau cái “say nhè” sau năm ba chén rượu là một tuý ông nặng lòng trước thời thế. Như vậy có thể nói, với Câu cá mùa thu, người đọc nhận ra ở Nguyễn Khuyến một tâm
  18. hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Câu 3 : Đề thi học sinh giỏi :Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến và Vội Vàng-Xuân Diệu Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy (Trích Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, năm 2010). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). Hướng dẫn cách làm bài : Mở bài : +Giới thiệu ý kiến trong đề bài :Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy + Giới thiệu vấn đề nghị luận :điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). Thân bài : 1.Giải thích ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi • Nhận định của Nguyễn Đình Thi khẳng định vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ. Cái kì diệu của ngôn ngữ thơ là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú. • Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ “đẹp ” khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc. • Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu trúc câu, biện pháp tu từ giàu sức gợi, giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ được thể hiện qua hai bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). a. Điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ: • Đối với các nhà thơ lớn, tài năng thể hiện ở việc sáng tạo và tổ chức ngôn từ. • Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong hai thi phẩm được biểu hiện trong cách dùng từ ngữ tài hoa, cách xây dựng hình ảnh thơ độc đáo, cách hiệp thanh, ngắt nhịp sáng tạo, cách sử dụng thủ pháp tu từ hiệu quả, cấu trúc cú pháp mới mẻ. • Hai thi phẩm thuộc các chặng đường thơ ca khác nhau trong nền văn học dân tộc nên ở một chừng mực nào đó mỗi thi phẩm đều soi bóng thời đại mà nó ra đời- điều đó thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ. b. Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ở từng thi phẩm Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến + Sinh thời Nguyễn Khuyến là người trầm tĩnh, kín đáo, chuộng sự giản dị, nhẹ
  19. nhàng, .trang nhã nhưng sâu sắc, thâm thuý. Điều này phần nào đã được khúc xạ qua đặc điểm ngôn ngữ thơ ông. + Không bị gò bó trong khuôn mẫu của thơ ca cổ, thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng gần gũi trong cách dùng từ, dung dị trong sử dụng hình ảnh (phân tích cách gieo vần “eơ”, cách sử dụng từ láy thuần Việt độc đáo (lạnh lẽo, tèo teo ) các động từ giàu sức biểu hiện (hơi gợn tí, khẽ đưa vèo .) gợi cái hồn của cảnh vật mùa Thu, không gian thu vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, bộc lộ được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên, đất trời. Điều đó đánh thức ở người đọc tình quê, hồn quê, gợi tấm lòng yêu nước thiết tha, thầm kín. + Ngôn ngữ thơ gợi lên một cảnh trí thanh sơ mà gợi cảm, trong và lặng. Cảnh chan chứa tình, gợi nhiều tâm sự ẩn kín trong lòng thi nhân (tấm lòng ưu thời mẫn thế mà cô đơn, bất lực trước cuộc đời). —> Đóng góp lớn của nhà thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu là ờ chỗ làm giàu đẹp tiếng Việt văn học trong vốn ngôn ngữ dân tộc, Việt hoá thơ Đường luật khiến một thể loại vốn rất gò bó về thi liệu, thi đề, thi luật trở nên gần gũi, bình dị, thể hiện thi pháp đặc trưng, dấu ấn của thơ Trung đại thể hiện ở Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm. Vội vàng – Xuân Diệu + Xuân Diệu, “nhà thơ mới nhất trong làng Thơ mới (Hoài Thanh) không chỉ mới ở điệu tâm hồn mà còn mới trong sự cách tân ngôn ngữ thơ, tạo cho thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX một bộ “y phục tân kì ” + Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hình ảnh thơ sống động trong những vận động, những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm lĩnh. Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người, (dẫn chứng). Cách kết hợp từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó còn là tạo nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, còn động thái và cảm xúc thì điệp lôi tăng tiên, hệ thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ (dẫn chứng) -> Gợi niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình yêu. Giọng điệu: nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng. Có thể nói, ngôn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung, thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống, (dẫn chứng). Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái “Tôi thi sĩ’. Với Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong bài thơ mang theo không khí sôi sục của “Một thời đại thi ca”. 3. Bàn luận mở rộng
  20. • Một nhà thơ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ – tài năng của người viết thể hiện qua việc sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm: dấu ấn nghệ thuật, phong cách riêng cũng được thể hiện ờ hệ thống ngôn ngữ đặc trưng. • Sức hấp dẫn, giá trị của một tác phẩm văn học biểu hiện trong sự hài hoà giữa nội dung và hình thức. Đối với thơ, việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó gắn với đặc trưng thể loại – “Ý tại ngôn ngoại”“Thi trung hữu hoạ”“Thi trung hữu nhạc” • Với người đọc, việc khám phá tác phẩm, nhận ra cái hay cái đẹp của bài thơ luôn bắt đầu từ yếu tố ngôn ngữ, do đó cần rèn luyện khả năng thâm thâu, thưởng thức văn chương bắt đầu từ khả năng nói đúng, nói hay. hiêu. yêu quý và trân trọng cái đẹp của ngôn từ. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói và giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ Câu cá mùa thu _Nguyễn Khuyến_ Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: “Thu vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”. Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài “Thu điếu”, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu dẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. “Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” tỏa hơi thu “lạnh lẽo” . Sưong khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ – “bé tẻo teo”. Cái ao thuyền câu là hình ảnh rung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân diệu cho biết vùng đất đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo”: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Các từ ngữ: “lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về. Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”.Màu “biếc” của sóng hoà hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện: “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ngợi ca chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu, tiễn thu”: “vèo trông lá rụng đầy sân”.
  21. Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với “những tầng mây lơ lửng” trôi theo chiều giớ nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là “xanh ngắt”: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh) “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm) “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu) “Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như bà con dân làng đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh, có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác nhưng rất gần gũi, thân thiết với mọi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế! Cái ý vị của bài “Thu điếu” là hai câu kết: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. “Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá, cũng là một tâm thế nhàn, thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đầu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ấn. Đang ôm cần câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: buồn cô đơn và trống vắng. Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo” Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước. Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo – vắng teo – chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao,
  22. xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu xanh vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi ” Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. THƯƠNG VỢ ~Trần Tế Xương~ Thơ văn Trần Tế Xương gồm hai mảng lớn: trào phúng và trữ tình. Có bài hoàn toàn là đả kích, châm biếm, có bài thuần là trữ tình. Tuy vậy, hai mảng không tuyệt đối ngăn cách. Thường là châm biếm sâu sắc nhưng vẫn có chất trữ tình. Ngược lại, trữ tình thấm thìa cũng pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng. Thương vợ là một bài thơ như vậy. Thương vợ là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của Tú Xương đối với người vợ của mình. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Chi bằng vài lời kể nôm na, bình dị, Tú Xương đã giúp người đọc hình dung ra cảnh bà Tú một mình mang trên vai gánh nặng gia đình, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ. Mom sông là mỏm đất nhô ra dòng sông, cũng là một địa điểm ở phía Bắc thành phố Nam Định. Ngày xưa, đây là nơi trên bến dưới thuyền, người từ các nơi đổ về buôn bán. Quanh năm, bà Tú làm ăn ở đó để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình gổm hai vợ chồng và nám đứa con thơ. Quanh năm buôn bán có nghĩa là không nghi ngơi ngày nào. Hơn nữa, chữ mom sồng càng tô đậm thêm cái thế chênh vênh, không vững vàng của công việc làm ăn. Mom sông ba bề là nước, có thể đổ ùm xuống sông lúc nào không biết. Ở cái mỏm đất chênh vênh ấy, hình ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn. Một mình bà phải xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả tội nghiệp biết bao! Trên đây là thời gian, không gian và cả tính chất công việc làm ăn buôn bán của bà Tú. Tại sao bà Tú lại chấp nhận sự lam lũ, vất vả như thế? Đương nhiên là để nuôi chổng, nuôi con. Ngày xưa, xã hội phong kiến dành cho phụ nữ bổn phận là thờ chổng, nuôi con. Với bà Tú, chắc chắn là có chuyện thờ chổng. Thờ chồng bao hàm cả nghĩa vụ nuôi chồng. Đó là sự bất công của xã hội, nhưng xét về mặt đức độ thì sức đảm đang tháo vát của những người vợ như bà Tú thật đáng nể phục. Cái không bình thường trong bài thơ là cách đếm số người, Giá như tính gộp lại là sáu miệng ăn và một mình bà Tú mà phải cáng đáng đến chừng ấy cũng đã là nhiều. Trên
  23. đời, phần lớn phụ nữ cũng gặp cảnh như thế. Đằng này, tác giả đếm rõ ràng là: năm con với một chồng. Đặc biệt là tách riêng ông chồng ra và đếm là một Xuân Diệu có nhận xét rất hay khi đọc câu thơ này: “Hoá ra ông chồng cũng phải nuôi, tựa hồ như lũ con bé bỏng nên mới đếm ngang hàng với chúng nó: một miệng ăn, hai miệng ăn ”. Mà bà Tú nuôi chồng đâu có đơn giản như nuôi con. Cơm ăn đã đành, đôi khi phải có tí rượu tí trà cho ông ngâm nga câu thơ câu phú. Áo mặc đã đành, còn phải có bộ cánh tử tế cho ông đi đây đi đó, chứ ai lại để cho ông quanh năm Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông và Một đoàn rách rưới con như bố. Lại phải cho ông xỏng xảnh ít tiền trong túi để gặp bạn, gặp bè. Ấy thế mà bà nuôi đủ, tức là đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Như vậy là bà Tú không chỉ nuôi ống Tú mà còn cung phụng, còn thờ. Nhưng kể ra được những điều ấy chứng tỏ là ông chồng thấu hiểu và biết đánh giá một cách xứng đáng công lao của bà vợ. Như vậy là thương vợ. Đến câu thứ ba, hình ảnh bà Tú một mình thui thủi làm ăn càng hiện lên cụ thể và rõ nét hơn: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Tú Xương dùng một hình tượng quen thuộc trong văn chương dân gian nới về người phụ nữ lao động ngày xưa: Con cò lặn lội bờ sông nhưng ông không so sánh mà đồng nhất thân phận bà Tú với thân cò. Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối của bà Tú mà phải chịu dãi nắng dầm sương thì đã là gian nan, tội nghiệp, vậy mà bà còn phải lặn lội sớm trưa. Nghĩa đen của từ này cũng gợi ra đầy đủ cái vất vả, khó nhọc trong nghĩa bóng. Tấm thân cò ấy lại lặn lội trên quãng vắng đường xa. Nói quãng vắng là tự nhiên nổi lên Cái lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường. Eo sèo chi sự nói đi nói lại, có ý bất bình. Đò đông có thể hiểu hai cách: một là đò ngang đã chở đầy người, hai là đò từ các nơi tập hợp lại rất đông. Hiểu cách nào cũng đúng với ý định đặc tả hôi khó nhọc, gian nan trong cảnh kiếm ăn của bà Tú. Bên cạnh nỗi khổ vật chất còn có nỗi khổ tinh thần. Vì chồng con mà phải lặn lội đường xa quãng vắng, nhưng liệu chồng con có biết cho chăng? Và bà Tú cứ âm thầm lo toan như vậy cho đến hết đời, hết kiếp số phận bà là vậy. Câu thơ miêu tả mà đầy chất trữ tình, nghe thật xót xa, tội nghiệp! ông Tú tỏ ra thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ và thương vợ đến vậy là sâu sắc. Ông Tú hiểu thấu công việc làm ăn của bà Tú. Khi quãng vắng, buổi đò đông, bà đều vất vả khó nhọc, không kể gian nan, không quản thân mình, một lòng vì chồng, vì con. Bà Tú mà nghe được những lời như thế của ông chắc cững thấy gánh nặng trên vai mình nhẹ bớt và trong thâm tâm bà cũng được an ủi ít nhiều. Nhưng không phải chĩ có thế, Giọng điệu trữ tình kín đáo lồng trong hai câu tường thuật miêu tả (câu 3, 4) chứng tỏ tim ông Tú không phải dửng dưng. Thương vợ nhưng cũng là tự trách mình. Không phải chỉ tự coi mình là một miệng ăn để vợ phải nuôi mà còn hổ thẹn, thấy mình có cái gì đó như nhẫn tâm. Ông chồng trụ cột gia đình là mình ở đâu rồi
  24. mà để vợ phải nhọc nhằn, gian nan đến vậy? Tự trách mình như thế cũng là thương vợ thêm sâu. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Tú Xương lại vận dụng thêm một thành ngữ, một câu ca dân gian khác: Vợ chồng là duyên là nợ, Một duyên hai nợ ba tình Vợ chồng gặp nhau là do ông Tơ bà Nguyệt sắp đặt từ kiếp trước. Có duyên thì tốt đẹp, hạnh phúc, là nợ thì đau khổ một đời. Có lẽ ở đây, ông Tú mượn tâm tư bà Tú mà suy ngẫm hay đúng ra, ông hoá thân vào bà để cảm thông sâu sắc hơn: lấy chồng như thế này thì cũng là duyên hoặc nợ thôi, số phận đã thế thì cũng đành thế. Chọ nên có khổ cực bao nhiêu, năm nắng mười mưa cũng phải chịu, phải lo, nào dám quản công. Chẳng còn là chuyện thân nữa, dù là thân cò, mà đã là chuyện phận rồi, chuyện số phận. Ôi! Lấy vợ lấy chồng, người ta bảo là duyên là nợ, nghĩ cũng đúng thật! Số phận đã như thế thì cũng đành thôi, chứ biết làm thế nào?! Cái số kiếp người phụ nữ như tấm lụa đào, như hạt mưa sa, như con thuyền lênh đênh mười hai bến nước, như cơm nguội đỡ khi đói lòng Trách làm sao được! Vậy thì còn dám kể gì gian lao, dám quản gì mưa nắng! Lại thêm nghĩa của mấy nhóm từ âu đành, dám quản. Âu đành là một sự bất đắc dĩ, xếp lại, nén xuống những gì bất bình, tủi nhục Dám quản tức là không dám kể gì đến công lao, là thái độ chấp nhận gánh chịu mọi sự nhọc nhằn. Thêm âm thanh nặng nề của từ phận ở cuối câu khép lại cáng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Vậy là chi bốn câu thơ mà chân dung bà Tú hiện lên hoàri Chĩnh: từ vất vả bon chen, lăn lộn ở ngoài đời, đến năm liệu bảy lo trong gia đình, từ con người của công việc làm ăn, đảm đang tháo vát, chịu thương chịu khó, đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha. Hình ảnh bà Tú tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người vợ, người mẹ Việt Nam. Thương vợ mà nói ra là mình thương thì cung đã quý ở đây, ông Tú đã nhập thân vào bà Tú để thấu hiểu nỗi niềm và thể hiện tình cảm của mình bằng những lời thơ chân thành, thấm thía. Như vậy mà không phải là thương vợ sâu sắc hay sao? Đó là thương vợ, còn tự trách mình ? Ngày ngày ngồi không, làm một miệng ăn cho vợ nuôi, điềm nhiên hưởng thụ trong khi vợ phải ngược xuôi tần tảo, nghe cũng đã có cái gì đó bất nhẫn. Nay vợ thầm oán trách, tủi hờn mà quy số phận bất hạnh ấy là do một duyên hai nợ, thử hỏi ông chồng làm sao mà không nhận thấy lỗi của mình? Tự trách đến như vậy là ngoài tình thương vợ đã có thêm ý thức trách nhiệm. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chổng hờ hững cũng như không. Câu kết là một tiếng chửi đổng cái thỏi đời ăn ở bạc. Không phải lần này ông Tú mới chửi như thế. Trong bài Gặp người ăn xin, ông cũng đã từng chửi – chửi mình mà thực ra là chửi đời: Người đói, ta đây cũng chẳng no, Cha thằng nào có, tiếc không cho. Chi khác ở chỗ là lần này, lời chửi tuy có ném thẳng vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình. Để
  25. tự trách mình thì ông phải chửi. Mà ông phải đặt câu chửi ấy vào miệng bà .Tú thì mới đích đáng! Nhứng bà Tú vốn con gái nhà dòng, chẳng đời nào lại chanh chua, thô tục dám chửi chồng. Nhưng đối với ông Tú thì tự trách đến mức phải bật ra tiếng chửi như thế là giận mình thật sự. Bài thơ ông viết ra cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự trách mình ià đồ tầm thường, vô tích sự. Bà Tú vất vả đến thế, ông Tú tự trách mình đến thế thì đương nhiên là phải bực bội đến bật ra tiếng chửi. Nhận lỗi chưa đủ, nguyền rủa mình bằng câu chửi đổng mới xứng với tội lỗi ông Tú lại chẳng dè dặt gì với chữ nghĩa mà dùng luôn cách chửi dân gian: Cha mẹ thói đời: Bà Tú không hề coi chồng là ăn ở bạc, nhưng ông Tú thi gọi đích đanh tội lỗi của mình ra như vậy, vợ chồng với nhau mà như thế thì còn gì mà không ông Tú lại không nói trực tiếp là mình ăn ở bạc mà khái quát nó lên thành thói đời. Thói đời đen bạc tượng trưng cho bản chất của xã hội kim tiền dưới thời thực dân phong kiến, ở thành thị điều đó càng tệ hại hơn. Hoá ra đệ tử của thánh hiền là ông tú mà cũng bị nhiễm cái thói dời xấu xa ấy. Như vậy ỉà từ hổ thẹn, ông Tú đã đi tới chỗ xót xa, tự trách. Câu kết là sự phán xét vô cùng đau đớn nhưng cũng rất công minh, ông Tú xỉ vả mình là ăn ở bạc, nhưng xét ra cái bạc ấy cũng chỉ mới ở mức hờ hững. Hờ hững trước việc nhà, trước mọi lo toan, vất vả, trước thái độ cam phận của vợ. Đã là vợ chồng, trăm sự cùng lo mới phải. Bà Tú không bắt buộc ông vất vả như bà mà chỉ mong ông đừng hờ hững, ông hãy quan tâm lo cho gia đình chút ít, trước hết là ông hiểu cho bà, như thế cũng đủ cho bà ấm lòng và có niềm vui. Cả bài thơ cô đúc lại ở ý này: ở câu đề, ông chồng có mặt với tư cách là một miệng ăn phải nuôi, ở câu thực, câu luận, ông chồng vắng bóng. Bài thờ chấm dứt bằng sự day dứt, ân hận trong câu kết: Có chồng hờ hững cũng như không, càng làm tăng thêm nỗi thương vợ của nhà thơ. Đó là cách nói của Tú Xương, đã nói gì là nói ráo riết đến tận cùng. Tuy nhiên, có điều này ông đã nói oan cho mình: đó là hai chữ hờ hững. Vì giận mình mà ông nói thế thôi, chứ thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Bởi nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thương vợ thấm thía và cảm động đến như vậy. Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. -Về hình ảnh: Ta hãy làm một phép so sánh. Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa. Có khi nó được dùng để nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó (“Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”). Có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động nói chung với nhiều bất trắc, thua thiệt (“Con cò mà đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”). Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào một thân phận cụ thể (như trong bài thơ Thương vợ là nói về bà Tú chẳng hạn) nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Như đã phân tích, con cò trong ca dao tội nghiệp trong cái rợn ngợp của không gian còn con cò trong thơ của Tú Xương thì bị bao vây bởi cả không gian lẫn thời gian rợn ngợp, heo hút. Hơn thế nữa, so với từ “con cò” trong ca dao thì từ “thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình thương yêu của Tú Xương cũng sâu sắc và thấm thìa hơn. -Ngôn ngữ: Đáng chú ý nhất là vận dụng rất sáng tạo thành ngữ “năm nắng mười
  26. mưa”. Cụm từ “nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm,mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó là vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú. 1.Ngẫm ngợi về Tú Xương, thi sĩ – nhà giáo Trần Trung viết bài thơ vẫn một Tú Xương : Khi Tú Xương “Đi hát mất ô” Lửng lửng lơ lơ ỡm ờ câu hát Khi Tú Xương “Thương vợ” Bước tâm linh thập thộm thân cò Dẫu đã quen phong vận thị thành Vẫn se lòng tiếng giày khua chí chát Mịt mờ bụi vẩn Thành Nam Phố Hàng Song Xồng xộc bước chân người Xáp mặt cười vết nhơ Thành, Đốc Rồi đêm về lặn ngợp cái buồn tênh Tiếng ai gọi – thót đau tâm tưởng Giật mình Sông Lấp Đò ơi Giữa thời thác loạn Người ngông nghênh cao lâu tửu quản Vật vã khóc cười – vẫn một Tú Xương Tú Xương đi Hun hút Hàng Nâu Ngất ngưởng độc hành Bước cao thấp dặm sầu trăm mối Cõi vô cùng vướng nợ thi nhân. Nam Định, 11- 1990 2. Cảm kích trước nhân vật trữ tình trong bài Thương vợ, tác giả Trần Trung Phụng Gửi bả Tú Xương : “Quanh năm lặn lội ở mom sông”, Thương bà gánh kiếp lấy chồng làm thơ. Õng nhà ra ngẩn vào ngơ, Áo bông giữa hạ, mất ô đầu ngày. Nặng tình muối mặn gừng cay, Bà cười nịnh mát : – Chịu ngài giỏi giang. Đèn xanh soi tỏ quyển vàng, Trăm năm còn thắm đôi hàng răng đen. Tôi : con cháu đất Vị Xuyên, Yêu tin, bà gửi một em mở dòng. Giống bà cái dáng vẹo hông,
  27. Khác bà cái tính ghét chồng làm thơ. Tôi thương biết mấy cho vừa, Ước ao học được ông xưa tế bà. 3. [ ] Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy Thật tôi thấy chối tai đấy. Ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng. Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng [ ] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tói chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình. (Nguyễn Tuân, Văn nghệ tháng 5, 1961) Thương vợ _ Tú Xương_ Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vẵng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”.
  28. Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con: “Nuôi đủ năm con với một chồng” Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm. Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động. Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ: “Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công” Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề.
  29. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”: “Năm nắng mười mưa dám quản công” Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết. Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình. “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời ” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính. Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. *Nhân cách Tú Xương trong bài Thương vợ Nguyễn Khuyến khi viết về Tú Xương đã dùng những vần thơ đầy cảm xúc: “Kìa ai chín suối xương không nát Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn” Đó là sự còn lại của một tài năng nghệ thuật, một tâm hồn, một nhân cách lớn trong nền văn học trung đại nói riêng cũng như văn học Việt Nam nói chung: Trần Tế Xương. Tú Xương sống trong thời kỳ mà bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là một bức tranh xám xịt, nham nhở. Đời sống thành thị bị tha hoá trong thứ xã hội nửa tây, nửa ta nhốn nháo, hỗn tạp. Ở những vùng kẻ chợ như Hà Nội, Nam Định (quê Tú Xương) thì phơi bày cảnh đồi bại, lố lăng. Tú Xương là con người đầy đủ bản lĩnh và lương tri của một tri thức Việt Nam phong kiến chân chính. Ông nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra nhưng không thể làm gì để thay đổi nên đành bất lực. Với tài thơ văn xuất chúng, có cái tâm của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu nước, thương xót giống nòi của mình; có cái trí của một kẻ sĩ, của một người đủ tinh tế để nhận biết tất cả những gì đang diễn ra, để biết mình có thể chấp nhận, phủ nhận gì. Thơ văn ông thể hiện nỗi lòng đau đáu về một xã hội cũ đang tan rã và một xã hội mới đang hình thành “với những vai tuồng mới, lố bịch, bất tài, vô hạnh và vong quốc” (Đỗ Đức Hiểu). Có thể nói tâm sự của Tú Xương chính là tâm sự chung của những người bị xã hội đen bạc gạt ra ngoài cuộc sống mà bản thân họ cũng không thể chấp nhận. Càng chứng kiến xã hội bất công, càng hiểu về nỗi niềm của ông, ta càng thêm cảm phục cho một tâm hồn, một nhân cách. Người đọc biết đến Tú Xương ở hai mảng thơ trào phúng và trữ tình và hai mảng thơ này đã
  30. góp phần hoàn thiện nên bức chân dung tinh thần của ông. Thơ trào phúng là tiếng nói của một con người biết hết lề thói của cõi đời đen bạc, hiểu nên đứng trên nó một cách ngông nghênh, ngạo nghễ. Thơ trữ tình lại là những phút giây ông sống trong nỗi niềm băn khoăn, day dứt của một nhà thơ yêu nước trước vận mệnh của quê hương, đất nước, trước sự tha hoá, biến chất của con người trong xã hội Tây tàu lẫn lộn, cũng như những nỗi niềm của yêu thương dành cho người dân, đành cho những người thân yêu của ông, đặc biệt là bà Tú. Trong các tác phẩm của mình Tú Xương đã không ngần ngại vạch trần bộ mặt của xã hội thời ông khi mà quan lại thực chất chỉ là những tên tay sai hèn hạ, chỉ biết tham nhũng và hối lộ. “Quan thấy tiền như kiến thấy mỡ”. “Tiền vào nhà quan như than vào lò”. Lại là những kẻ dốt nát chỉ biết ăn chơi, cờ bạc. Ông đã không dừng lại ở những nét cá tính bên ngoài mà dường như qua đó còn muốn khái quát lên thành nét chung của cả thời đại. Bên cạnh quan lại, một tầng lớp cũng đặc biệt được ông chú ý chĩa ngòi bút chính là những “ông cử”, “ông tú”, những kẻ tri thức “biết” vứt bỏ nhân cách của mình để chạy theo thời thế nhưng rút cuộc cũng chỉ là một lũ tay sai nhố nhăng, vô tích sự và mất hết liêm xỉ. Thế nên mới có cái cuộc “Xướng danh khoa thi Ất Dậu” nhục nhã nhường này: “Một đàn thằng hỏng đứng mà trông Nó đỗ phen này có sướng không Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng’’. Cái đầu rồng của ông cử có vinh quang, có đẹp đẽ đến đâu thì cũng chỉ được đối với “cái đít vịt” của bà đầm, thậm chí còn được đổi ở trong một tư thế ngưỡng vọng từ dưới lên. Danh giá, lòng tự trọng, nhân phẩm của những kẻ chạy theo thời thế ấy thì cũng chỉ được đến thế mà thôi. Kéo theo sau đó còn là một thế hệ những kẻ công chức sản phẩm đồng thời là tay sai của chế độ thuộc địa, sống không lý tưởng, vô tích sự, “sang vác ô đi tối vác về”. Phụ nữ thì sống lẳng lơ, buông thả: “Em giận thân em chẳng có chồng Ngày năm bảy mối tối nằm không’’ Bọn phụ nữ trung lưu, những bà đầm, bà me ra vẻ ta đây đài các thì lại là những kẻ đĩ thoã, tà dâm. Ông thẳng tay châm biếm: “Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày” Có thể nói, trong cái nhìn của Tú Xương, trong xã hội ấy nhân cách con người trở nên méo mó một cách thảm hại. Nó khiến cho lối sống của con người cũng bị tha hoá theo, thuần phong mĩ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có của người Việt Nam bị phá vỡ mà điển hình nhất chính là ở nơi mảnh đất Vị Hoàng quê hương tác giả. “Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” để rồi ông phải thốt lên đau đớn: “Có đất nào như đất ấy không?”. Còn lại một cái gật mình thảng thót: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình cứ ngỡ tiếng ai gọi đò" Miêu tả hiện thực bằng một giọng trào phúng sâu cay, Tú Xương đã mang đến cho các
  31. tác phẩm của mình “Tiếng cười thuần tuý Việt Nam, khi thì nhẹ nhàng dí dỏm, khi thì mỉa mai chua chát, cay độc, đã văng vào mặt ai thì để lại dấu vết gột không phai, mài không nhẵn, với những tiếng cười gằn, cười ra nước mắt, có khi là những tiếng khóc, khóc ra tiếng cười” (Tú Mỡ). Cũng giống như những nhà viết hài kịch xưa nay, Tú Xương cũng đã dùng tiếng cười của mình những mong tống tiễn những cái kệch cỡm trong xã hội đương thời nhưng ông đành bất lực. Đằng sau tiếng cười, tiếng chửi đời, chửi người một cách gay gắt, chua ngoa ấy, người ta nhận ra một nhân cách lớn, người có lòng yêu nước mà không thể cam chịu, nén lòng trước cảnh đất nước quê hương mình đang đứng trên bờ vực của sự tha hoá, suy thoái. Đó là thái độ trào phúng của một tầng lớp tri thức cữ tuyệt vọng, bất mãn với hiện thực nhưng đành bất lực. Đằng sau tiếng cười ấy, người ta cảm nhận được những giọt nước mắt đau đớn, xót xa. Bên cạnh thơ trào phúng, các sáng tác thơ trữ tình của Tú Xương thể hiện một góc khác trong con người ông: một Tú Xương tuy vẫn không mất đi vẻ sắc nhọn nhưng cũng đầy suy tư, trầm tĩnh. Trong các tác phẩm này, chất trào phúng đã như một đặc trưng của Tú Xương vẫn xuất hiện nhưng cái khiến cho người ta quan tâm nhiều hơn cả vẫn là những nỗi niềm tâm sự của ông, tình cảm yêu thương mà ông dành cho những người xung quanh mình, đặc biệt là bà Tú vợ ông. Hãy nghe những lời trong bài thơ mà ông viết cho bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ trăm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững củng như không”. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện ra ở phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Ở bài “Thương vợ” ông Tú tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng hình ảnh ông hiển hiện trong từng câu chữ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng không chỉ thương vợ mà còn tri ân vợ. Ông nhận thấy và cảm kích cho những vất vả của cuộc đời bà Tú, cho đức hi sinh cao cả: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”. để sao cho “Nuôi đủ năm con với một chồng” bởi nói như Xuân Diệu: “Thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại” mà bà Tú phải nặng vai gánh vác. Con người ấy đã thể hiện nhân cách của mình qua lời tự trách, ông không dựa vào duyên số mà trút bỏ trách nhiệm. Ông tự coi mình là một cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Mà nợ thì gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều, ông tự chửi mình nhưng cũng là chửi thói đời đen bạc: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”. Trong cái xã hội vốn trọng nam khinh nữ, một tấm lòng tri ầm, tri kỷ, tri ân với vợ như Tú Xương đã là đáng quý, nhưng ông vẫn cảm thấy mình đáng bị chửi, đáng bị tự lên án
  32. bởi mình đã thật vô nghĩa, ông tự nhận mình chỉ là một thứ “quan ăn lương vợ” biết mà chẳng giúp đỡ được vợ gì cho bà đỡ cơ cực. Ấy thế nên có chồng rồi cũng chỉ hờ hững như không. Một nhà nho như Tú Xương, dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám lên tiếng chửi mình, chửi đời mà cũng là nói hộ cho những nỗi niềm của vợ, một con người như thế là một nhân cách đẹp. Nghe lời chửi thay cho bà Tú của ông, ta lại nhớ đến những vất vả lận đận trong cuộc đời Tú Xương. Số phận của bản thân ông phản ánh số phận của dân tộc ông thời ấy. Đó là bi kịch của một con người "tiến thoái lường nan", ông không thể cam tâm "vứt bút lông đi giắt bút chì" để trở thành "Chẳng kí, không thông cũng cậu bồi" như những kẻ vô liêm sỉ khác. Ông cũng không phải hạng hủ nho vùi đầu vào kinh sử, quanh năm "đẽo gọt con sâu". Chính vì vậy mà ông đến nỗi "tám khoa chưa khỏi phạm trường qui". Nói gì thì nói, đối với một người theo nghề khoa cử, đó cũng vẫn là một nỗi buồn không thể nào khoả lấp được. Tú Xương đã không có được sự dứt khoát như Nguyễn Khuyến (“Đèn sách ích gì cho buổi ấy”), ông tự dằn vặt mình: “Đau quá đòn thù, rát hơn lửa bỏng Tủi bút, tủi nghiên, hổ lều, hổ chõng Nghĩ đến câu: “Nam nhi đắc chí” thêm nỗi thẹn thùng Ngâm đến chữ: “Quản thổ trùng lai”, nói ra ngập ngọng”. Bi kịch chính là ở chỗ, con người trí thức nho sĩ trong ông lên tiếng đòi phải khẳng định mình với đời nhưng trong thời buổi nhố nhăng đó, làm điều ấy cũng đồng nghĩa với việc biến mình thành những kẻ tay sai của thực dân đế quốc, điều mà cặp mắt đã và đang chứng kiến biết bao những nhiễu nhương kia của ông không bao giờ cho phép. Tú Xương đã không tìm được hướng đi dứt khoát cho mình. Tuy vậy, bi kịch ấy cũng làm nên một nhân cách Tú Xương đáng trân trọng. Nguyễn Tuân đã dùng những lời sau để bình về bức tượng tạc hình Tú Xương: “Một ngôi tượng dong dỏng, một dáng người áo chùng khăn chít thơ thẩn bên dòng nước mà chờ một chuyến đò thời đại. Dưới chân tượng, trước bệ tượng, phẳng tắp một con sông thời gian”. Đó cũng sẽ là những hình ảnh còn đọng lại mãi trong lòng người về Tú Xương. Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương. "Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. • Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt. Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Hay:Con cò mày đi ăn đêm Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế
  33. nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn. • Về từ ngữ: o Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. o Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú. o Bên cạnh đó chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn. “Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có được giấc mơ của mình khi mọi người chỉ ao ước”. (William Arthur Ward). HAI ĐỨA TRẺ ~Thạch Lam~ I- GỢI DẪN Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội, khi cha mất việc, ông về sống ở huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tuổi thơ nơi phố huyện nghèo này đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Thạch Lam. Ông cùng vói Nhất Linh và Hoàng Đạo là những cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn. Tuy vậy, sáng tác của Thạch Lam có phong cách riêng so với hầu hết các nhà văn lãng mạn 1930 – 1945. Tác phẩm chính : Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc (tập truyện ngắn), tiểu thuyết Ngày mới, tiểu luận Theo dòng, tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường, Tác phẩm của Thạch Lạm có một giọng điệu trữ tình rất riêng. Nhẹ nhàng, tình cảm và giàu chất thơ, tác phẩm của Thạch Lam có khả năng đi sâu vào trái tim người đọc. Viết về cuộc sống khổ cực hay về những nét đẹp của Hà Nội xưa, văn Thạch Lam đều thấm đượm tinh thần nhân văn chủ nghĩa. Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Một cách rất nhẹ nhàng mà thấm thìa, qua tâm trạng của hai đứa trẻ và cảnh sống nghèo cực của những người dân nơi phố huyện, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc về thân phận con người. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực, vừa thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Truyện ngắn của Thạch Lam thường có cốt truyện đơn giản, tác giả thường đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với những cảm xúc và cảm giác mơ hồ, mong manh. Miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật là biệt tài của Thạch Lam. Trong Hai đứa trẻ, nhà văn đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó đặc tả được cảnh nghèo và tương lai không mấy sáng sủa của những người dân phố huyện. Với giọng điệu tâm tình, ngôn ngữ, diễn đạt tinh tế, giàu chất thơ, tác phẩm mang lại cho người đọc những rung động hết sức tinh tế và nhân bản. II- KIẾN THỨC CƠ BẢN Thạch Lam là gương mặt khá đặc biệt của nhóm Tự lực văn đoàn. Là thành viên của nhóm nhưng sáng tác của Thạch Lam không giống với các nhà văn khác cùng nhóm.
  34. Các nhà văn Tự lực văn đoàn thường hướng ngòi bút tới tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Nhân vật của họ thường là những trí thức Tây học, những cô gái mới với những khung cảnh sống nên thơ, những chuyện tình yêu lãng mạn. Tiến bộ hơn, họ thể hiện sự phản kháng của những người trẻ tuổi với những nếp sống cổ hủ và những nguyên tắc phong kiến khắt khe. Nhưng nhìn chung, Tự lực văn đoàn là nhóm sáng tác thiên vế cảm hứng lãng mạn tiêu cực, trốn tránh hiện thực bằng cách xây dựng nên những thế giới của ảo tưởng để tự an ủi mình. Còn Thạch Lam thì lại khác. Ông hướng đến những con người nghèo khổ, những số phận nhỏ bé bất hạnh. Không gay gắt, cay nghiệt như Vũ Trọng Phụng, không sâu xa như Ngô Tất Tố hay hài hước như Nguyễn Công Hoan trong phản ánh hiện thực nhưng văn của Thạch Lam vẫn thể hiện những giá trị hiện thực sâu sắc. Truyện ngắn của Thạch Lam thường giàu chất trữ tình, có cốt truyện đơn giản. Nhà văn không tạo dựng những tình huống truyện éo le, gay cấn, cũng không có những xung đột thiện ác, giàu nghèo gay gắt. Truyện của Thạch Lam chỉ như những đoạn thủ thỉ tâm tình, nhẹ nhàng mà thấm thìa, nhưng vẫn có giá trị phản ánh hiện thực và thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày thường như bao ngày tháng khác ở một phố huyện. Nhà văn chọn bối cảnh là một ngày chợ phiên. Và thời điểm bắt đầu truyện là cảnh chợ chiều vừa tàn. Các tình tiết được kể tự nhiên theo chiều thời gian tuyến tính. Liên và An dọn hàng và bắt đầu ngồi chờ đợi chuyến tàu đêm. Cuộc sống của chị em Liên và những người dân nơi phố huyện như vợ chồng bác xẩm, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu đều chẳng có gì đặc biệt. Tất cả đều bàng bạc, lặng lẽ và lầm lụi. Chuyện chợ tàn, chuyện chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua với một chút hi vọng được nhìn thấy trong một khoảnh khắc rất ngắn thứ ánh sáng sang trọng trên những toa tàu, hồi ức về những ngày sống sung sướng ở Hà Nội của hai đứa trẻ và những suy nghĩ của cô bé Liên là tất cả tình tiết cơ bản của câu chuyện. Một câu chuyên dung dị, đời thường, không tô vẽ và một lối kể chuyện như tâm tình thủ thỉ với chính mình là những nét riêng trong nghệ thuật kể chuyện của Thạch Lam ở Hai đứa trẻ. Trong Hai đứa trẻ, nhà văn đặc biệt chú ý đến miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Chính vì thế mới gọi Hai đứa trẻ là loại truyện ngắn trữ tình. Nhà văn chú ý miêu tả tâm trạng của cô bé Liên. Cảnh vật cũng được nhìn bằng ánh mắt của Liên. Là nhàn vật trung tâm của truyện, những hành động của Liên không được chú tâm miêu tả. Câu chuyện như một dòng tâm trạng của nhân vật, từ khi chứng kiến cảnh chiều xuống đến khi chuyên tàu đêm đi qua. Có thể nói nhân vật Liên thuộc loại nhân vật trữ tình trong văn xuôi. Qua những cảm nhận của Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh, nhà văn thể hiện một nỗi buồn thấm thìa và sâu sắc về số phận con người. Nỗi buồn của cô bé Liên cứ tăng tiến dần theo sự muộn dần của đêm. Khi chợ tàn và khi nhìn cảnh chiều đến, một buổi chiếu êm như ru của phố huyện, lòng Liên man mác buồn mà không rõ nguyên nhân. Khi bóng đêm bao trùm phố huyện, “một đêm mùa hạ êm như nhung”, lại càng đáng sợ hơn. Cuộc sống quá buồn tẻ. Chẳng hứa hẹn một điều gì thay đổi cả. Nỗi buồn của Liên không trực tiếp thể hiện qua ngôn ngữ mà thể hiện ở ánh mắt : “trong mắt chị bóng tối ngập đầy dần”, qua tâm trạng chờ đợi chuyến tàu đêm. Cuộc sống nơi phố huyện nghèo ấy vô cùng đơn điệu, ngày hôm sau là sự lặp lại y nguyên ngày hôm trước : chị Tí lại dọn hàng nước dù chẳng hi vọng gì nhiều, vợ chồng bác xẩm xuất hiện với chiếc đàn bầu ảo não, người nhà thầy thừa đi gọi người đánh tổ tôm Kể cả buổi chợ đúng phiên cũng tiêu điều xơ xác, hàng họ bán chẳng được là bao. Cuộc sống tối tăm và ngột ngạt, đơn điệu và buồn tẻ. Sống trong cảnh bế tắc ấy, những người như chị em Liên đã tìm được một cứu cánh tinh thần. Họ đã hàng đêm