Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2

docx 404 trang hoanvuK 09/01/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_hoc_ky_2.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2

  1. Tuần 19 Bài 18 - Tiết 73: Đọc – Hiểu văn bản TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3.Phẩm chất: - Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại. - Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài - Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm - Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
  2. + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết - Phương án thực hiện: + Thực hiện trò chơi “Đố vui” + Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề - Thời gian: 2 phút - Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết 2. Thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + lập đội chơi + chuẩn bị tinh thần thi đấu + thực hiện trò chơi theo đúng luật * Giáo viên: - Tổ chức cho hs chơi trò chơi - Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: + tinh thần, ý thức hoạt động học tập + kết quả làm việc + bổ sung thêm nội dung (nếu cần) => Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung
  3. HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút) I. Tìm hiểu chung: - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ 1. Khái niệm: và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: + nội dung hs trình bày + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì ? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: - Tục: Là thói quen lâu đời - Ngữ: Lời nói => là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận - Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
  4. - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Tục ngữ là những câu nói - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức dân gian ngắn gọn, ổn định, - GV bổ sung, nhấn mạnh: có nhịp điệu, hình ảnh, đúc + Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một kết những bài học của nhân ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững dân về: có hình ảnh, nhịp điệu + Quy luật của thiên nhiên + Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn + Kinh nghiệm lao động sản nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xuất xã hội + Kinh nghiệm về con người Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và xã hội. và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của 2. Đọc, Chú thích, Bố cục: nhân dân - Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút) Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn đọc - giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. - HS đọc, nhận xét. Giải thích từ khó. - HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ Bước 2: Chia bố cục Phương pháp: Thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp
  5. - Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm - > thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. 3. Báo cáo kết quả: - Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả + Từ câu 1 đến 4 : Những câu - Học sinh nhóm khác bổ sung tục ngữ về thiên nhiên. 4. Đánh giá kết quả: + Từ câu 5 đến 8 : Những câu - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung tục ngữ về lao động sản xuất. - Giáo viên nhận xét, đánh giá II. Đọc, hiểu văn bản: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 1.Những câu tục ngữ về thiên GV chốt: nhiên Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? - Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng. HĐ 3: Đọc, hiểu văn bản Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên
  6. - Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên - Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm Cách tiến hành: +Hoạt động cá nhân +Hoạt động nhóm -Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào -Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm việc cá nhân thảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến -Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần Dự kiến sản phẩm: Câu 1: - Kinh nghiệm: Tháng năm ngày dài đêm ngắn , tháng mười ngày ngắn đêm dài(do ánh sáng mùa hè và mây mù mùa đông) => đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật của thời gian - Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá -> nhấn mạnh đặc điểm của thời gian, gây ấn tượng -Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông. Câu 2:
  7. - Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa. - Nghệ thuật:Hai vế đối xứng –> Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. -Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau. Câu 3: -Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng a. Câu 1: màu mỡ gà(do ánh sáng mặt trời chiếu vào mây) - Nghệ thuật: đối, hiệp vần thì sắp có gió bão lớn cần phải chằng chống nhà lưng, nói quá cửa cẩn thận. - Nội dung: nhấn mạnh (Đêm - Nghệ thuật: Ẩn dụ”ráng mỡ gà” tháng năm rất ngắn và ngày -Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con tháng mười cũng rất ngắn.) Ý người dự báo bão khá chính xác. Ở vùng sâu, vùng nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm dài; mùa đông đêm dài, ngày đoán bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn có ngắn. tác dụng. b. Câu 2: Câu 4: -Nghệ thuật: đối xứng, gieo -Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời vần lưng tổ, từng đàn bò lên cao thì sẽ có lụt lội - Nội dung: Đêm có nhiều -Nghệ thuật:Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo” sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, -Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch. đêm không có sao hoặc ít sao 3.Báo cáo sản phẩm thì ngày hôm sau sẽ mưa. - Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày c. Câu 3: bằng phiếu học tập - Nghệ thuật ẩn dụ -Học sinh các nhóm khác bổ sung Khi chân trời xuất hiện sắc 4. Đánh giá kết quả vàng màu mỡ gà thì sắp có - Học sinh nhận xét, đánh giá gió bão lớn -Giáo viên nhận xét đánh giá d. Câu 4: Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng - Nghệ thuật:Vần bằng-> Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến bò lên cao thì sắp có lụt lội
  8. 2.Tục ngữ về lao động sản xuất: GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất Bước 2:Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất - Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất - Phương pháp: Dự án Cách tiến hành: - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà -Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm. -Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh:Thảo luận trong nhóm->thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần -Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần Dự kiến sản phẩm:
  9. Câu 5: - Kinh nghiệm: Đề cao vai trò ,giá trị của đất Đất quý như vàng. - Nghệ thuật :Hai vế đối xứng, so sánh -ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất Câu 6: - Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao:thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng - Nghệ thuật:liệt kê - ý nghĩa: Phát triển kinh tế VAC, nuôi tôm, nuôi a. Câu 5: cá nâng cao giá trị kinh tế trong các hộ gia đình -Nghệ thuật: so sánh Câu 7: - Nội dung; khẳng định đất -Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu quý giá như vàng. tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng b. Câu 6: hàng đầu là nước - Nghệ thuật: liệt kê - Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ - Nội dung:khẳng định thứ tự - ý nghĩa: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất các nghề mang lại lợi ích Câu 8: kinh tế lớn: thứ nhất là nghề -Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất đào ao thả cá, thứ nhì là làm kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu vườn, thứ ba là làm ruộng -Nghệ thuật:Kết cấu cân xứng, vần lưng c. Câu 7: -Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ - Sử dụng phép liệt kê : 3.Báo cáo sản phẩm - Nội dung: nghề trồng lúa - Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày. cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, -Học sinh các nhóm khác bổ sung phân, cần, giống trong đó 4. Đánh giá kết quả quan trọng hàng đầu là nước. - Học sinh nhận xét, đánh giá d. Câu 8: -Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần chuẩn bị ở - cấu trúc đối xứng, vần lưng nhà của các nhóm - Trồng trọt cần đảm bảo 2 Giáo viên chốt kiến thức. yếu tố thời vụ và đất đai III. Tổng kết:
  10. 1. Nghệ thuật: - Ngắn gọn,có vần nhịp, giàu HĐ4: Tổng kết hình ảnh. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét 2. Nội dung: đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Đúc kết kinh nghiệm quý về - Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân tự nhiên và lao động, sản xuất Cách tiến hành: * Ghi nhớ (sgk) - Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu -Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ? IV. Luyện tập - Học sinh lắng nghe yêu cầu 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân -Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh Dự kiến sản phẩm: -Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. -Nội dung: Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 3.Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi học sinh trả lời -Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá -Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng -HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác
  11. Phương pháp: Học sinh hoạt động cặp đôi Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: Chuồn chuồn bay thấp thì râm. Cầu vồng cụt không lụt thì mưa. Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi các cặp đôi trình bày - Các cặp khác nhận xét bổ sung 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu:Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Các câu văn học sinh nói và viết Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy đặt câu có sử dụng một trong những câu tục ngữ vừa học? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ đặt câu - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: - Ông cha ta luôn nhắc nhở: tấc đất tấc vàng.
  12. - Mai đi học con phải mang áo mưa vì mau sao thì nắng vắng sao thì mưa. 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - Các cặp khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục tiêu:Học sinh sưu tầm các câu tục ngữ về lao động sản xuất Phương pháp: Dự án Sản phẩm: Các câu tục ngữ HS sưu tầm Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản xuất? - Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học. Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ( Phần văn và tập làm văn)” 2. Thực hiện hiệm vụ -HS về nhà học bài, sưu tầm -Dự kiến sản phẩm: - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu - Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân - Tốt lúa,tốt má,tốt mạ, tốt giống - Một lượt tát , một bát cơm. -Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ. - Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn. 3.Báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau - HS về nhà sưu tầm 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm IV. Rút kinh nghiệm
  13. Tuần 19 Bài 18- Tiết 74:Tập làm văn CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Văn và Tập làm văn ) Tuần 19 Bài 18 – Tiết 75: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điển chung của văn bản nghị luận. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3.Phẩm chất: - Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: - Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án, bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống - Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các lí do bạn Nam đi học muộn - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động:
  14. 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong giờ sinh hoạt các bạn tranh cãi sôi nổi quanh việc có bầu Nam là học sinh ưu tú trong học kì I hay không. Vấn đề là có đôi lần Nam đã đi học muộn. Là bạn thân của Nam hiểu rõ lí do vì sao Nam đi muộn hãy chứng minh Giúp để Nam được bình chọn - Phương án thực hiện: +HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh 2. Thực hiện nhiệm vụ: -. Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày -Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả: - GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: Nhu cầu nghị luận? I. Nhu cầu nghị luận và văn - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là bản nghị luận: vô cùng cần thiết trong cuộc sống 1. Nhu cầu nghị luận: - Phương pháp: thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện:Hoạt động cặp đôi - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá.
  15. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Em hiểu "nghị luận" là gì? Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? (- Vì sao em đi học? Vì sao con người cần phải có bạn? Theo em như thế nào là sống đẹp? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? 1) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? ) Để trả lời các câu hỏi đó cần sử dụng kiểu văn nào? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: +Nghị luận: bàn bạc, trao đổi, thảo luận +Trong đời sống ta vẫn thường gặp những vấn đề như đã nêu trên, không thể trả lời bằng văn miêu tả hay tự sự +Các câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ, phù hợp => sử dụng văn nghị luận 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - Trong đời sống, khi gặp Hs tự ghi vở những vấn đề cần bàn bạc, trao - GV bổ sung, nhấn mạnh: đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện . Miêu tả là dựng quan điểm ta thường sử dụng chân dung cảnh, người, vật . Biểu cảm đánh giá đã ít văn nghị luận. nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là
  16. cảm xúc, tình cảm đều không có sức thuyết phục . Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, Trong đời sống, ta thường qua đài phát thanh, truyền hình, ta thường gặp những gặp văn nghị luận dưới dạng kiểu văn bản : Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, các ý kiến nêu ra trong cuộc bình luận thể thao, tạp chí văn học, bài phát biểu ý họp, các bài xã luận, bình luận, kiến trên báo chí, ) bài phát biểu ý kiến trên báo chí, HĐ 2: Khái niệm văn nghị luận 2. Thế nào là văn nghị luận: HS đọc văn bản: Chống nạn thất học. a. Ví dụ: - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị Văn bản: Chống nạn thất học. luận . - Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Phương thức thực hiện:Thảo luận nhóm - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh trên giấy khổ lớn - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Bác Hồ viết bài này để nhằm mục đích gì? Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì? Xác định luận đề? Luận điểm,lí lẽ, dẫn chứng của văn bản? Những luận điểm Bác đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào ?Từ đó em hãy rút ra đặc điểm văn nghị luận? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:Hoạt động cá nhân->thảo luận nhóm trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên,giúp đỡ, lắng nghe học sinh trình bày
  17. - Dự kiến sản phẩm: *Mục đích:chỉ ra tình trạng thất học .Kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học * Luận đề : Chống nạn thất học. *Luận điểm: + Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là phải có kiến thức + Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. + Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ. * Lí lẽ: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8 do Đế quốc gây nên. + Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu. + Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học. *Tư tưởng, quan điểm: Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày ý kiến của mình trên giấy khổ lớn - Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Luận đề : Chống nạn thất học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Luận điểm: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng + Mọi người VN phải hiểu biết Hs tự ghi vở quyền lợi và bổn phận của mình - GV bổ sung, nhấn mạnh: là phải có kiến thức Văn bản” Chống nạn thất học”Bác đã nêu ra một thực + Có kiến thức mới có thể tham trạng là Pháp cai trị tiến hành chính sách ngu dân khiến gia vào công việc xây dựng 95% Người Việt Nam mù chữ Nay dành được độc nước nhà. lập phải nâng cao dân trí. Việc chống nạn mù chữ sẽ + Biết đọc, viết, truyền bá chữ thực hiện được vì (Người biết chữ dạy cho người quốc ngữ, giúp đồng bào thoát không biết. Người chưa biết gắng sức học. Người giàu nạn mù chữ.
  18. có mở lớp học ở tư gia. Phụ nữ cần phải học để theo -> Lý lẽ, dẫn chứng thuyết kịp nam giới. ) . Vấn đề này không thể thực hiện bằng phục. văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vậy vấn đề này cần phải b. Kết luận: thực hiện bằng kiểu văn bản nghị luận. - Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, Em hiểu thế nào là văn nghị luận? quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục 3. Ghi nhớ (sgk) Yêu cầu HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG Mục tiêu:Học sinh kể được một số tình huống trong đời sống cần dùng văn nghị luận Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Các tình huống họ sinh nêu ra Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Tìm một số tình huống trong đời sống cần vận dụng văn nghị luận? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ ,tìm tòi - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: - Bàn tác hại của việc ô nhiễm môi trường? - Làm thế nào để giảm thiểu ách tắc giao thông? - Thế nào là học tốt? 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét
  19. 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhận xét, cho điểm HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO Mục tiêu:Học sinh tiếp tục tìm các tình huống,chuẩn bị câu hỏi tiết 2 Phương pháp: Học sinh chuẩn bị ở nhà Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh vào tiết sau Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy tiếp tục tìm các tình huống trong cuộc sống cần phải dùng văn nghị luận? - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiết 2) 2. Thực hiện hiệm vụ -HS về nhà học bài, sưu tầm -Dự kiến sản phẩm:Các tình huống học sinh sưu tầm được 3.Báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau - HS về nhà sưu tầm 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn IV. Rút kinh nghiệm: Bài 18 – Tiết 76: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điển chung của văn bản nghị luận. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
  20. 3.Phẩm chất: - Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: - Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án, bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống - Sản phẩm hoạt động: Những lựa chọn của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong những tình huống sau tình huống nào em có thể sử dụng văn nghị luận? +Kể lại buổi chào cờ đầu tuần ở trường em? +Tả lại một người thân yêu của em? +Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học? +Bàn về lợi ích của bóng đá? - Phương án thực hiện: +HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh(HS chọn tình huống 4) 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày -Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả: GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
  21. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Như vậy qua tiết học trước các em đã có ý thức vận dụng văn nghị luận vào việc xử lí tình huống trong đời sống. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng phần lí thuyết để giải quyết các bài tập về văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và 2 II. Luyện tập: HS đọc văn bản: “Cần tạo ra xã hội” Bài 1+2 " Cần tạo ra thói quen - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm văn nghị luận tốt trong đời sống xã hội" thông qua việc tìm hiểu hệ thống:Luận điểm, lí lẽ,dẫn chứng của bài văn - Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Phương thức thực hiện:Thảo luận nhóm - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh trên giấy khổ lớn - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng câu nào thể hiện ý kiến đó ? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào ? Em có nhận xét gì về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây ? Từ đó em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên ? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:Hoạt động cá nhân->thảo luận nhóm trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên,giúp đỡ, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm:
  22. + Đây là bài văn nghị luận vì bàn về vấn đề đạo đức, xã hội (ngay nhan đề của bài đã có tính chất nghị luận) +Tác giả đề xuất ý kiến: Tạo nên thói quen tốt như dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách, bỏ thói quen xấu như hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, +Lí lẽ: . Cuộc sống có những thói quen tốt, có những thói quen xấu (thói quen tốt có lợi, thói quen xấu có hại) . Thói quen rất khó sửa . Thói quen xấu dễ nhiễm, thói quen tốt khó tạo => mỗi người tự xem xét bản thân để tạo ra nếp sống văn minh + Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi,cáu giận,hút thuốc -> Lí lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể,phong phú *Bố cục: 3 phần. - MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt. - TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ. - KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày ý kiến của mình trên giấy khổ lớn - Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Đây là bài văn nghị luận vì - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung bàn về vấn đề lối sống đạo đức - Giáo viên nhận xét, đánh giá -Đề xuất ý kiến: Tạo nhiều -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng thói quen tốt , bỏ thói quen xấu Hs tự ghi vở từ những việc làm nhỏ + Lĩ lẽ: Thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho XH.
  23. + Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi *Bố cục: 3 phần. - MB: Giới thiệu thói quen tốt và xấu - TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ. - KB: Khẳng định tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh. - GV bổ sung, nhấn mạnh: Bài văn bàn về một vấn đề rất nhạy cảm không dễ giải quyết trong cuộc sống hiện đại. Nhiều thói quen tốt mất đi hoặc bị lãng quên, nhiều thói quen xấu mới nảy sinh và phát triển.Để giải quyết vấn đề này không thể một sớm một chiều. Nó cần tạo ra ý thức tự giác đồng bộ của toàn xã hội . Mỗi người, mỗi nhà, nhất là trong nhà trường và nơi công cộng hãy xây dựng nếp sống văn minh cho xã hội. Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 Bài 4: Đọc bài văn “Hai biển hồ” Bài văn: Hai biển hồ - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận diện một văn nghị luận - PP: Dạy học nêu vấn đề - Phương thức thực hiện:Hoạt động cặp đôi - Sản phẩm hoạt động: + Câu trả lời của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Có ý kiến cho rằng a.Văn bản trên là văn bản miêu tả b.Kể chuyện hai biển hồ.
  24. c. Biểu cảm về hai biển hồ. d. Nghị luận về cuộc sống và hai cách sống thông qua kể chuyện hai biển hồ. Theo em ý kiến nào đúng?Vì sao? - H/S tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - H/S:Hoạt động cá nhân->thảo luận cặp đôi trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên,giúp đỡ, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: ->Câu trả lời d là đúng vì: Văn bản”Hai biển hồ”tả cuộc sống tự nhiên và con người quanh hồ nhưng mục đích là làm sáng tỏ về hai cách sống. Cách sống cá nhân và cách sống sẻ chia,hòa nhập . Cách sống cá nhân là cách sống thu mình,không quan hệ chẳng giao lưu thật đáng buồn và chết dần chết mòn. Còn cách sống sẻ chia, hòa nhập là cách sống mở rộng, cho đi mới làm cho tâm hồn con người phong phú tràn ngập niềm vui do đó là văn bản nghị luận 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày ý kiến của mình - Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức Văn bản nghị luận thường được trình bày chặt chẽ, rõ Là văn bản nghị luận trong đó ràng, sáng sủa, trực tiếp và khúc triết nhưng cũng có mượn yếu tố tự sự, miêu tả để khi được trình bày gián tiếp thông qua hình ảnh bóng dẫn dắt đến việc bàn bạc, đánh bảy. Vì vậy muốn xác định đúng kiểu văn bản các em giá: Hai cái hồ có ý nghĩa cần bám vào mục đích, bố cục trình bày, diễn đạt của tượng trưng, từ đó mà nghĩ văn bản đến 2 cách sống của con Hs tự ghi vở người. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
  25. - Mục tiêu:Học sinh bước đầu viết được những đoạn văn nghị luận ngắn gần gũi với cuộc sống - Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân - Sản phẩm: Bài viết của học sinh Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn nghị luận kêu gọi bạn bè giữ vệ sinh trường, lớp? -HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ ,thự hiện - GV lắng nghe, sửa chữa góp ý cho học sinh. Dự kiến sản phẩm: VD:HS có thể viết đoạn văn dựa vào những gợi ý sau -Nêu thực trạng việc giữ gìn vệ sinh trường lớp hiện nay - Vai trò , ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh - Những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc giữ gìn vệ sinh. 3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét 4.Đánh giá kết quả: Giáo viên nhận xét, cho điểm HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO - Mục tiêu:Học sinh tiếp tục sưu tầm các đoạn văn nghị luận mẫu - Phương pháp: Học sinh chuẩn bị ở nhà - Sản phẩm: Bài viết của học sinh vào tiết sau Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm một số đoạn văn nghị luận?(Nội dung bài tập 3) - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiết 2) 2. Thực hiện hiệm vụ -HS về nhà học bài, sưu tầm -Dự kiến sản phẩm:Các đoạn văn học sinh sưu tầm được 3.Báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau
  26. - HS về nhà sưu tầm 4.Đánh giá kết quả -Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20 Bài 19 – Tiết : VĂN BẢN: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội. -Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. - Sử dụng tục ngữ đúng ngữ cảnh trong giao tiếp. 3.Phẩm chất:Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại và vận dụng vào cuộc sống thường ngày. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: phiếu học tập - Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài - Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
  27. - Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm - Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến con người hoặc xã hội mà em đã biết, giải nghĩa sơ lược - Phương án thực hiện: + Thực hiện trò chơi “Đố vui” + Luật chơi: Mỗi đội có 3 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề - Thời gian: 2 phút - Sản phẩm: Các câu tục ngữ về con người và xã hội 2. Thực hiện nhiệm vụ: *. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + lập đội chơi + chuẩn bị tinh thần thi đấu + thực hiện trò chơi theo đúng luật * Giáo viên: - Tổ chức cho hs chơi trò chơi - Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết tg thì dừng lại 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh mỗi đỗi thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: + tinh thần, ý thức hoạt động học tập + kết quả làm việc + bổ sung thêm nội dung (nếu cần) HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  28. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu chung (5 phút) I. Tìm hiểu chung: - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu chủ đề, cách đọc 1. Chủ đề: và bố cục của văn bản - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: + nội dung hs trình bày + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Nội dung cơ bản của các câu tục ngữ trong văn bản là gì? NV2: Nêu cách đọc văn bản? NV3: Ta có thể chia các câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Hướng dẫn đọc: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối - HS đọc, nhận xét cách đọc. Giải thích từ khó. - HS giải thích. Hs hoạt động nhóm nhanh 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: NV1: Trình bày ý kiến cá nhân NV2: Nêu cách đọc NV3: Hoạt động nhóm và trình bày
  29. - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: + NV1: - Tục ngữ về con người và xã hội + NV2: Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối - HS đọc, nhận xét cách đọc. + NV 3: Chia 3 nhóm 3. Báo cáo kết quả: NV1+ 2: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung NV3: Đại diện nhóm trình bày 4. Đánh giá kết quả: - Tục ngữ về con người và xã - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung hội - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: 2. Đọc; Chú thích; Bố cục => Những bài học kinh nghiệm về con người và - Bố cục: 3 nhóm: xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ. +Tục ngữ về phẩm chất con -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng người (câu 1 -> 3) + Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6) + Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9). II. Đọc, hiểu văn bản: 1. Tục ngữ về phẩm chất con người : HĐ 2: Đọc, hiểu văn bản (25 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh Tìm hiểu cụ thể nội dung, ý nghĩa, cách vận dụng từng câu tục ngữ - Phương pháp: Dạy học nhóm kết hợp vấn đáp, thuyết trình - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân
  30. + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm trên phiếu học tập tìm hiểu các câu tục ngữ theo 3 nhóm nội dung: +Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1 -> 3) + Tục ngữ về học tập tu dưỡng (câu 4 -> 6) + Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7-> 9). - Cách làm: theo gợi ý trong phiếu học tập: + biện pháp nghệ thuật trong mỗi câu? + giải nghĩa mỗi câu? + nêu ý nghĩa hoặc cách vận dụng nó? 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Câu 1: + Bước 1: Hoạt động các nhân + Bước 2: Tập hợp ý kiến, thống nhất theo nhóm - HS đọc câu 1: " Một mặt người bằng mười mặt của. " Em hiểu "mặt người", "mặt của" là gì? Hs giải thích Câu tục ngữ có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó ? - HS trả lời Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể: của là của cải vật chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. ->Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu.
  31. Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? - Nhân hoá, so sánh, hoán dụ, => Khẳng định sự quí giá của người so với của. đối lập Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì? -> Khẳng định tư tưởng coi HS trả lời: Người quí hơn của. trọng giá trị của con người. Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ? - Phê phán những trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”. - Nêu quan niệm cũ về việc sinh nhiều con Câu 2: Em còn biết câu tục ngữ nào đề cao giá trị con người nữa không? - Người ta là hoa đất. - Người sống đống vàng. Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? Tại sao “cái răng cái tóc là góc con người”? - Góc tức là 1 phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ - Khuyên mọi người hãy giữ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết gìn hình thức bên ngoài cho rất nhỏ, nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức lại làm nên vẻ đẹp con người. bên ngoài thể hiện phần nào Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? tính cách bên trong. - HS trả lời Câu 3: Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ? - Nhắc nhở con người giữ gìn răng và tóc - Nhìn nhận đánh giá con người Đói cho sạch, rách cho thơm. Các từ: Đói-sạch, rách-thơm được dùng với nghĩa như thế nào ? - Đói-rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch-thơm là chỉ phẩm giá
  32. trong sáng tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn. Hình thức của câu tục ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng của hình thức này là gì ? - Có vần, có đối –> làm cho câu tục ngữ cân đối, - Có vần, có đối dễ thuộc, dễ nhớ. -> khuyên người ta dù đói khổ, Câu tục ngữ có nghĩa như thế nào? (Gv giải thiếu thốn cần giữ lối sống thích nghĩa đen, nghĩa bóng) trong sạch không làm việc xấu - Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù xa; Cần giữ gìn phẩm giá trong quần áo rách vẫn giữ cho sạch, cho thơm. sạch, không vì nghèo khổ mà - Nghĩa bóng: dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải bán rẻ lương tâm, đạo đức. sống trong sạch; không phải vì nghèo khổ mà - Giáo dục con người lòng tự làm bừa, phạm tội. trọng biết vươn lên trên hoàn Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? cảnh - Tự nhủ, tự răn bản thân; nhắc nhở người khác 2. Tục ngữ về học tập, tu phải có lòng tự trọng. dưỡng Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này? - Chết trong còn hơn sống đục; Câu 4: - Giấy rách phải giữ lấy lề HS đọc câu 4,5,6. Ba câu này có chung nội dung gì ? Hs trả lời Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? - Điệp ngữ -> Nhấn mạnh việc Tác dụng của cách dùng từ đó? học toàn diện, tỉ mỉ. Học ăn, học nói, học gói, học mở - Điệp ngữ –>Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trong của việc học. Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? - Nói về sự tỉ mỉ công phu trong việc học hành. Ăn nói phải giữ phép tắc, phải biết học xung Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
  33. quanh, học để biết làm, biết giao tiếp với mọi người. - Ý nghĩa: Không có thầy dạy Bài học rút ra từ câu tục ngữ này là gì? Liên hệ? bảo sẽ không làm được việc gì - HS trả lời thành công. - Liên hệ: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Ăn Khẳng định vai trò và công tùy nơi, chơi tùy chốn; Một lời nói dối, sám hối ơn của thầy. bảy ngày; Nói hay hơn hay nói. Câu 6: Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? Học thầy không tày học bạn. - HS trả lời - Phải tích cực, chủ động học Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó? hỏi ở bạn bè. - Phải tìm thầy giỏi mới có cơ hội thành đạt; Đề cao vai trò và ý nghĩa Không được quên công ơn của thầy. của việc học bạn. HS đọc câu 6 - Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? - HS trả lời - Mục đích của cách nói đó là gì ? 3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử - HS trả lời - Câu 5,6 mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? - 1 câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, 1 câu nói về tầm quan trong của việc học bạn. 2 câu Câu 7: không mâu thuẫn nhau mà chúng bổ sung ý Thương người như thể nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng thương thân. đắn của người xưa: trong học tập vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng. - Nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Hãy cư xử với nhau bằng HS đọc câu 7,8,9. lòng nhân ái và đức vị tha. Không nên sống ích kỉ. Giải nghĩa từ: Thương người, thương thân ? - Thương người: tình thương dành cho người Câu 8: khác; thương thân: tình thương dành cho bản Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. thân.
  34. -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? - Thương mình thế nào thì thương người thế ấy. - Hai tiếng “thương người” đặt trước “thương thân”, đặt như vậy để nhằm mục đích gì ? - HS trả lời - Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? - HS trả lời - Liên hệ? - Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy . - Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên HS đọc câu 8. thành quả đó. - Giải nghĩa từ : quả, cây, kẻ trồng cây ? - Quả là hoa quả; cây là cây trồng sinh ra hoa quả; kẻ trồng cây là người trồng trọt, chăm sóc cây để cây ra hoa kết trái. Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Nghĩa đen, nghĩa bóng ). Câu 9: - Nghĩa đen: hoa quả ta dùng đều do công sức Một cây làm chẳng nên non người trồng, vì vậy ta phải nhớ ơn họ. Ba cây chụm lại nên hòn núi Nghĩa bóng: cần trân trọng sức lao động của con cao. người, không được lãng phí. Biết ơn người đi trước, không được phản bội quá khứ. - Câu tục ngữ được sử dụng trong những hoàn - Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì cảnh nào ? mạnh; 1 người không thể làm - Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, nên việc lớn, nhiều người hợp cha mẹ; của học trò đối với thầy cô giáo. Lòng sức lại sẽ giải quyết được biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ những khó khăn trở ngại dù là đã chiến đấu hi sinh dể bảo vệ đất nước. to - Liên hệ? - Uống nước nhớ nguồn. HS đọc câu 9 Nghiã của câu 9 là gì ? - 1 cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao.
  35. Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì ? - HS trả lời ( Tránh lối sống cá nhân; cần có tinh III. Tổng kết: thần tập thể trong lối sống và làm việc). 1. Nghệ thuật: - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, động viên, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm vụ 2. Ý nghĩa: - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập hoàn chỉnh 3. Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm 1 trình bày 3 câu đầu - Đại diện nhóm 2 trình bày câu 4,5,6 - Đại diện nhóm 3 trình bày câu 7,8,9 * Ghi nhớ: sgk/ Tr13 => Các nhóm khác lắng nghe 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt ? - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ ; Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. Chín câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu gì về quan điểm của người xưa ? - Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân, xử thế. -HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, củng cố: (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học 2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động
  36. *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên giao nhiệm vụ: Trình bày cảm nhận của em về một trong số các câu tục ngữ mà em vừa học một cách ngắn gọn - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Trình bày trên giấy nháp - Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh - Dự kiến sản phẩm: Một đoạn văn nêu đủ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của 1 câu tục ngữ *Báo cáo kết quả Giáo viện gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống 2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs 5. Tiến trình hoạt động: Hãy tìm một tình huống mà em có thể một vận dụng một câu tục ngữ trong bài cho hợp lí? Hs nêu tình huống và giải thích HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học. - Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài. - Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài trên. *Chuẩn bị bài “Rút gọn câu” IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20 Bài 19 – Tiết : Tiếng Việt: RÚT GỌN CÂU I. MỤC TIÊU
  37. 1. Kiến thức: - Khái niệm câu rút gọn. - Tác dụng của việc rút gọn câu. - Cách dùng câu rút gọn. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Nhận biết và phân tích câu rút gọn. - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Sử dụng câu rút gọn trong việc tạo lập văn bản đạt hiệu quả diễn đạt. 3.Phẩm chất: - Chăm học, ý thức việc tìm tòi, học hỏi, vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: sgk, phiếu học tập - Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh 2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá học sinh - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ Gv đưa một số câu yêu cầu học sinh xác định CN, VN? a) Mẹ mua cho em mấy quyển vở mới. b) Buổi sáng, em đi học, chiều em tự ôn bài. c) Hàng cây bị bão quật đổ ngả nghiêng. d) Về thôi.
  38. - Học sinh tiếp nhận: Quan sát các câu Vd trên bảng phụ *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Phân tích cấu trúc câu trên giấy nháp theo yêu cầu - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần - Dự kiến sản phẩm: Các câu đã phân tích ngữ pháp * Báo cáo kết quả: - Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong các câu trên câu 4 không có CN. Những câu như vậy được gọi là câu rút gọn. Vậy đặc điểm và cách dùng chúng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Mục tiêu: A. Bài học: - HS nắm được khái niệm câu rút gọn . - Hiểu được tác dụng của rút gọn câu. I. Thế nào là rút gọn câu: 2. Phương thức thực hiện: 1. Ví dụ: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk - Phát phiếu học tập - Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm) *. VD1: - Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau?
  39. - Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu? - Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào? Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a? - Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ ? *. VD 2: - Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? - Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa? - Tại sao có thể lược như vậy ? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Làm việc các nhân + trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập - Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập của mỗi nhóm đã trả lời đủ các câu hỏi *Báo cáo kết quả: 2. Nhận xét: - Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả VD 1: - Nhóm khác bổ sung a. Học ăn, học nói, học gói, học *. VD1: mở. VN Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau? b. Chúng ta / học ăn, học nói, - Câu b có thêm từ chúng ta. CN VN Từ "chúng ta" đóng vai trò gì trong câu? học gói, học mở - Làm CN -> (a) lược bỏ chủ ngữ. Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào ? (b) có CN - Câu a vắng CN, câu b có CN. - Thêm CN vào câu (a) : Chúng Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a? ta, chúng em, người ta, người - Chúng ta, chúng em, người ta, người VN. VN. Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ ? (a) lược bỏ chủ ngữ -> Ngụ - Vì câu tục ngữ là lời khuyên chung cho tất cả mọi ý hành động, đặc điểm nói trong người dân Việt Nam, là lời nhắc nhở mang tính đạo lý câu là của chung mọi người. truyền thống của dân tộc Việt Nam *. VD2: *Ví dụ2:
  40. Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào a, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi của câu được lược bỏ? ba bốn người, sáu bảy người. - Câu a lược VN; Câu b lược cả CN, VN lược VN. Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để b, Bao giờ cậu đi Hà Nội ? chúng được đầy đủ nghĩa? - Ngày mai. lược cả CN và a. Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi theo nó. VN. b. Ngày mai, tớ / đi Hà Nội => Làm cho câu gọn hơn, nhưng Tại sao có thể lược như vậy ? vẫn đảm bảo lượng thông tin - HS trả lời truyền đạt. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Thế nào là rút gọn câu? * Kết luận: Rút gọn câu để nhằm mục đích gì ? - Rút gọn câu là lược bỏ 1 số thành phần của câu - Mục đích: + làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ + ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. HS đọc ghi nhớ1. 3. Ghi nhớ: SGK (15 ). Gv chuyển ý sang nội dung tiếp theo của bài học II. Cách dùng câu rút gọn: 1. Mục tiêu: Học sinh nắm vững được cách dùng câu rút gọn. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân - Học sinh trao đổi cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: phần trình bày miệng của học sinh trước lớp hoặc trên bảng phụ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá.
  41. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động 1. Ví dụ: *Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu yêu cầu hs quan sát ví dụ, phân tích câu trả lời câu hỏi Những câu in đậm thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe NV2: Hs trao đổi cặp đôi Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con ? Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây vd 1,2? *Thực hiện nhiệm vụ NV1: - Học sinh: + Làm việc các nhân + trình bày trước lớp NV2: Hs trao đổi cặp đôi - Giáo viên: Quan sát, vấn đáp, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: Những câu in đậm thiếu thành phần nào? 2. Nhận xét: Thiếu CN Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? VD 1: . Chạy loăng quăng. - Không nên –> Làm cho câu khó hiểu . Nhảy dây. Chơi kéo co. Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con ? Thiếu CN –> Làm cho câu -> Câu trả lời của người con chưa được lễ phép. khó hiểu . Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây vd 1,2? VD 2: Bài kiểm tra toán. - Thêm thành phần: -> Sắc thái biểu cảm chưa phù + VD1: CN: em, các bạn nữ, các bạn nam, hợp. + VD2: Từ biểu cảm: mẹ ạ, thưa mẹ, ạ. *Báo cáo kết quả: VD1, VD2 => Không nên rút gọn câu.
  42. - Giáo viên gọi hs trình bày ý kiến - học sinh khác bổ sung hoặc nêu ý kiến của mình kết quả - Nhóm cặp trình bày kết quả trao đổi, cặp khác bổ sung Gv lưu ý ở VD 2: => Do đó các em cần lưu ý không nên rút gọn câu tùy tiện nhất là khi giao tiếp với người lớn, người bề trên (ông, bà, cha mẹ, thầy, cô ) nếu dùng thì phải kèm theo từ tình thái : dạ, ạ, để tỏ ý thành kính. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Khi rút gọn câu cần chú ý gì? - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc *. Kết luận: không hiểu đầy đủ nội dung câu nói; Không biến câu Khi rút gọn câu cần chú ý: nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. - Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung HS đọc ghi nhớ2 - Không biến câu nói thành cộc lốc khiếm nhã 3.Ghi nhớ2: sgk (16 ). HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức B. Luyện tập: vừa tiếp thu về câu rút gọn để giải quyết các dạng bài tập liên quan 2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: + Phần trình bày miệng + Trình bày trên bảng + Trình bày trên phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá.
  43. 5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập Bài 1: - HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân - trình bày Bài 1 (16 ): miệng trước lớp - Học sinh khác nhận xét, bổ sung b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Gv chốt phương án đúng c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? tằm ăn cơm đứng. - HS trả lời Câu b, c Rút gọn CN Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút - Mục đích: những câu tục ngữ gọn như vậy để làm gì ? nêu quy tắc ứng xử chung cho - HS trả lời mọi người nên có thể rút gọn chủ Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ trên ? ngữ, làm cho câu trở nên gọn - Câu b: chúng ta, câu c: người ta, (ai). hơn Bài 2: - HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập Bài 2 (16 ): - Yêu cầu hoạt động nhóm trên phiếu học tập: a. Tôi bước tới Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây ? Tôi dừng chân Khôi phục những thành phần câu rút gọn ? Tôi cảm thấy chỉ có một - Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân -> làm mảnh việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập -> Những câu trên thiếu CN, câu đại diện trình bày trước lớp cuối thiếu cả CN và VN chỉ có - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung thành phần phụ ngữ. - Gv chốt phương án đúng b. Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV , VN ). - Người ta đồn rằng Quan tướng cưỡi ngựa Người ta ban khen Người ta ban cho Quan tướng đánh giặc Quan tướng xông vào Quan tướng trở về gọi mẹ Làm cho câu thơ ngắn gọn, Bài 3: Trao đổi cặp đôi xúc tích, tăng sức biểu cảm. Bài tập 3:
  44. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy ? Cậu bé và người khách trong câu - HS phát biểu, GV nhận xét chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé khi trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: Nêu một số trường hợp có thể sử dụng hoặc không nên sử dụng câu rút gọn khi giao tiếp ở trường, ở nhà? - Hs tìm và nêu trường hợp cụ thể HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn. - Tìm ví dụ về việc sử dụng câu rút gọn thành câu cộc lốc, khiếm nhã. *học sinh thực hiện ở nhà nộp kết quả vào tiết sau Gv nhắc học sinh: Chuẩn bị bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. IV. Rút kinh nghiệm:
  45. Tuần 20 Bài 19 – Tiết : Đọc – Hiểu văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA - Hồ Chí Minh - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 3. Phẩm chất: Yêu nước biết quý trọng giữ gìn phát huy truyền thống của đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: sgk, phiếu học tập, tiểu sử Hồ Chí Minh - Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh 2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế cho học sinh, gây hứng thú, kích thích sự tò mò muốn được khám phá kiến thức - Kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Hs trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động:
  46. * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Kể tên một văn bản em đã học ở lớp 6 viết về lòng yêu nước và cho biết cảm xúc, ấn tượng sâu sắc mà văn bản đó để lại cho em? + Em thấy văn bản đó và văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có điểm gì giống nhau? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe và suy nghĩ *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ, trả lời - Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét - Dự kiến sản phẩm: + Văn bản “Lòng yêu nước” của I.Ê-ren-bua -> chân lí của lòng yêu nước và lòng yêu nước luôn tồn tại trong trái tim mỗi công dân + Điểm giống: Cùng đề cập đến lòng yêu nước và chỉ ra nó được khơi dậy mạnh mẽ khi Tổ quốc lâm nguy * Báo cáo kết quả - một số học sinh trình bày ý kiến của mình trước lớp * Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đúng như các em vừa trình bày tinh thần yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý của mỗi dân tộc. Ở mỗi thời đại, hoàn cảnh biểu hiện của nó cũng rất đa dạng. Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” mà chúng ta tìm hiểu hôm nay Hồ Chí Minh đã đưa ra một nhận định xác đáng về tinh thần này dưới một văn bản nghị luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. Vì vậy trong tiết học này chúng ta cần: (->Giáo viên nêu mục tiêu bài học) - Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, văn bản I. Tìm hiểu chung: - Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch HCM cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
  47. - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: + nội dung hs trình bày miệng + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Nhắc lại những nét chính về tác gải Hồ Chí minh NV2: Nêu xuất xứ, thể loại, cách đọc văn bản? -> Học sinh làm việc cá nhân - NV3: Hoạt động nhóm nêu bố cục văn bản 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: NV1: Trình bày ý kiến cá nhân NV2: Nêu cách đọc NV3: Hoạt động nhóm và trình bày - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: + Vài nét về tiểu sử HCM + Xuất xứ, thể loại văn bản + Cách đọc văn bản + Bố cục văn bản 3. Báo cáo kết quả: NV1+ 2: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung NV3: Đại diện nhóm trình bày 1. Tác giả
  48. -Nhóm khác bổ sung - Hồ Chí Minh (1890-1969) Cụ thể: - Quê ở lang Sen - Kim Liên- Em đã được biết về tác giả HCM qua bài thơ nào? Nam Đàn - Nghệ An Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả HCM ? - Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Văn chính luận chiếm một vị trí quan trọng trong 2. Văn bản: sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh. a. Xuất xứ, thể loại: - Bài văn trích trong "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch HCM - Dựa vào c.thích (*), em hãy nêu xuất xứ của văn tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/ bản? 1951 của Đảng LĐ VN. => Trong bản báo cáo Bác nêu quan điểm yêu nước là truyền thống quý báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày - Thể loại: Nghị luận xã hội càng được bồi đắp thêm. Hiểu rõ và phát huy truyền (chứng minh một vấn đề chính thống đó trong hoàn cảnh kháng chiến chống kẻ thù trị xã hội). xâm lược là một việc hết sức quan trọng. b. Đọc, chú thích, bố cục Văn bản thuộc thể loại gì? - HS trả lời - Học sinh tự nêu cách đọc, GV hướng dẫn đọc: Giọng to rõ ràng mạch lạc, dứt khoát nhưng tình cảm. - GV đọc mẫu, gọi hs đọc - Học sinh đọc -> nhật xét. - GV nhận xét, sửa chữa. Giải thích nghĩa từ “quyên”; “nồng nàn”? - HS đọc các từ khó còn lại Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? - Lòng yêu nước của nhân dân ta. - Bố cục: 3 phần. Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND + MB (Đ1): Nhận định chung vấn đề nghị luận trong bài ? về lòng yêu nước. - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. + TB (Đ2,3): CM những biểu Hs thảo luận nhóm: Tìm bố cục bài văn và lập dàn hiện của lòng yêu nước ý theo trình tự lập luận trong bài ? + KB (Đ4): Nhiệm vụ của 4. Đánh giá kết quả: chúng ta. - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung II. Đọc, hiểu văn bản: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:
  49. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng HĐ 2: Đọc, hiểu văn bản - Mục tiêu chung: Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. + Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận HCM qua văn bản. + Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. 1. Nhận định chung về lòng + Đọc, hiểu văn bản nghị luận xã hội. yêu nước: + Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. Mục tiêu phần 1: Học sinh nắm được nhận định chung về lòng yêu nước, cách nâu nhận định trong văn nghị luận - PP: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động cặp đôi + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: + nội dung hs trình bày miệng Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: Hoạt động cá nhân HS đọc đoạn 1 Đoạn 1 nêu nội dung gì ? Ngay ở phần MB, HCM trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta khẳng định 1 chân lí, đó là chân lí gì? Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả ?
  50. Cách nêu luận điểm của tác giả HCM có gì đặc biệt ? Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Vì sao ? NV2: Trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi Câu 1: Em hãy tìm những hình ảnh nổi bật nhất được tác giả dùng để diễn tả lòng yêu nước trong đoạn văn? Cách nêu hình ảnh? Câu 2: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó ? 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: NV1: Trình bày ý kiến cá nhân NV3: Hoạt động cặp đôi và trình bày - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: + Nêu được luận điểm của bài văn (Nhận định chung về lòng yêu nước) + Cách trình bày luận điểm + ý nghĩa của luận điểm 3. Báo cáo kết quả: Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng nhiệm vụ được giao - Báo cáo kết quả làm việc cá nhân HS đọc đoạn 1. Đoạn 1 nêu nội dung gì ? Hs nêu Ngay ở phần MB, HCM trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta khẳng định 1 chân lí, đó là chân lí gì? - HS trả lời: Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, - Cách nêu luận điểm ngắn đó là truyền thống quý báu của ta. gọn, giản dị, mang tính thuyết Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả phục cao khẳng định chân lí: ? Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu
  51. - Lời văn ngắn gọn, vừa phản ánh LS, vừa nhìn nước, đó là truyền thống quý nhận đánh giá và nêu cảm xúc về LS, về đạo lí của báu của ta. DT. Cách nêu luận điểm của tác giả HCM có gì đặc biệt ? - HS trả lời: nêu luận điểm ngắn gọn, giản dị, mang tính thuyết phục cao Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh - Hình ảnh so sánh, điệp ngữ trên lĩnh vực nào? Vì sao ? kết hợp với động từ, tính từ - Đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì đặc điểm LS -> diễn tả đúng hình ảnh và của DT ta luôn phải chống ngoại xâm nên cần đến sức công phá của làn sóng yêu lòng yêu nước. nước - Báo cáo kết quả trao đổi cặp đôi: Gợi tả sức mạnh của lòng Em hãy tìm những hình ảnh nổi bật nhất được tác yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ giả dùng để diễn tả lòng yêu nước trong đoạn văn? cho câu văn, thuyết phục Cách nêu hình ảnh? người đọc. - Nó kết thành lũ cướp nước. Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó ? - Lặp lại nhiều lần đại từ nó ( tức lòng yêu nước); 2. Chứng minh những biểu các động từ mạnh dùng liên tiếp ( kết thành, lướt hiện của lòng yêu nước: qua, nhấn chìm ). a. Lòng yêu nước trong lịch sử 4. Đánh giá kết quả: thời quá khứ: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - Mục tiêu của phần 2 văn bản: Học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước qua hệ thống dẫn chúng toàn diện của tác giả; thấy được cách trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận thuyết phục - Phương thức thực hiện: + Hoạt động nhóm, kĩ thuật sơ đồ tư duy + Hoạt động chung cả lớp
  52. - Sản phẩm hoạt động: Phiếu học của nhóm được chuẩn bị trước ở nhà - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động 1. Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu học sinh làm dự án theo nhóm ở nhà: Yêu cầu 1: nghiên cứu đoạn văn thứ hai và cho biết - Lòng yêu nước trong qúa khứ được xác nhận bằng những chứng cớ LS nào ? Trước khi đưa ra dẫn chứng, tác giả đã khẳng định điều gì ? Vì sao tác giả lại khẳng định như vậy ? Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn của tác giả ở đoạn văn này ? Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ? Yêu cầu 2: đọc đoạn văn thứ 3 và cho biết Để c/m lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Các dẫn chứng được đưa ra theo cách nào ? Dẫn chứng được trình bày theo kiểu câu có mô hình chung nào? Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như thế nào? Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ? Yêu cầu 3: Vẽ sơ đồ tư duy cách lập luận của tác giả ở hai đoạn văn - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe ghi chép yêu cầu, lên kế haochj thực hiện 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh Tập hợp nhóm làm ở nhà trên phiếu học tập
  53. - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng yêu cầu, cách trình bày sản phẩm và yêu cầu cần đạt của sản phẩm - Dự kiến sản phẩm: + nêu được nội dung chủ yếu của mỗi đoạn văn + cách nêu dẫn chứng + ý nghĩa của dẫn chứng + khái quát được hệ thống lập luận bằng sơ đồ đơn giản 3.Báo cáo kết quả Gv tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm của mình trước lớp - Mỗi nhóm báo cáo kết của thực hiện một yêu cầu - Các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiaeenj sản phẩm Cụ thể: Trước khi cho các nhóm trình bày sản phẩm Gv yêu - Dẫn chứng: Chúng ta có cầu Hs đọc đoạn 2,3. quyền tự hào vì những trang -Học sinh đọc LS vẻ vang về thời đại Bà Hai đoạn này có nhiệm vụ gì ? Trưng, Bà Triệu, , - Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước Q.Trung, GV: Để làm rõ lòng yêu nước, tác giả đã đưa ra những chứng cớ của lòng yêu nước trong hai thời -> Dẫn chứng tiêu biểu, được kì: Lòng yêu nước trong qúa khứ của LS DT và liệt kê theo trình tự thời gian lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta. LS. Hãy chỉ ra các đoạn văn tương ứng? =>Ca ngợi những chiến công - Từ lịch sử anh hùng. hiển hách trong LS chống - Đồng bào . yêu nước. ngoại xâm của DT. Nhóm 1 báo cáo kết quả thực hiện yêu cầu 1 dự kiến như sau: - Lòng yêu nước trong qúa khứ được xác nhận bằng những chứng cớ LS nào ? b. Lòng yêu nước ngày nay Trước khi đưa ra dẫn chứng, tác giả đã khẳng định của đồng bào ta: điều gì ? - Nhận định chung: Đồng bào Vì sao tác giả lại khẳng định như vậy ? ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
  54. - Vì đây là các thời đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong LS chống ngoại xâm của DT. Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn của tác giả ở đoạn văn này ? Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ? Sau khi hs nhóm 1 trình bày - hs nhóm khác nhận xét - Gv chốt – hs ghi kiến thức cơ bản Chuyển ý sang yêu cầu 2: Lịch sử dân tộc anh - Liệt kê dẫn chứng theo mô hùng mang truyền thống yêu nước từ ngàn xưa hình "từ đến" vừa cụ thể, được nối tiếp theo dòng chảy của thời gian, của vừa toàn diện mạch nguồn sức sống DT được biểu hiện bằng 1 câu chuyển ý, chuyển đoạn. Đó là câu nào? => Cảm phục, ngưỡng mộ Em có nhận xét gì về câu văn chuyển ý này? lòng yêu nước của đồng bào ta - Câu văn chuyển ý tự nhiên và chặt chẽ. trong cuộc kháng chiến chống Gọi nhóm thứ 2 trình bày yêu cầu 2 TD Pháp. Để c/m lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? - Từ các cụ già đến các cháu -Từ những chiến sĩ , đến những công chức -Từ những nam nữ công nhân , cho đến những Các dẫn chứng được đưa ra theo cách nào ?Dẫn chứng được trình bày theo kiểu câu có mô hình chung nào? Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như thế nào? - Mô hình LK: Từ đến để làm sáng tỏ chủ đề đoạn văn: Lòng yêu nước của đồng bào ta trong kháng chiến chống TD Pháp. Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì ? - HS trả lời trên sản phẩm Sau khi hs nhóm 2 trình bày - hs nhóm khác nhận xét - Gv chốt – hs ghi kiến thức cơ bản Yêu cầu nhóm thứ 3 trình bày yêu cầu 3 Mô hình lập luận đoạn 2 LĐ: Lịch Dẫn chứng: Kết sử có những trang luận: nhiều LS vẻ vang Chúng cuộc về thời đại ta phải kháng Bà Trưng, Bà ghi nhớ chiến vĩ Triệu, , công đại Q.Trung lao ấy
  55. * Kết luận: Với nghệ thuật liệt Mô hình lập luận đoạn 3 kê trùng điệp, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng cụ thể, lập luận LĐ: Đồng Dẫn chứng: Kết luận:đanh thép tác giả đã chứng bào ta - Từ các cụ già Khác nhauminh lòng yêu nước nồng nàn ngày nay đến các cháu nơi việccủa nhân dân ta cả trong quá cũng rất -Từ những chiến làm nhưng xứng đáng sĩ , đến những công giống khứ và hiện tại. Nó ăn sâu vào với tổ tiên chức nhau nơitiềm thức mọi tầng lớp nhân ta ngày -Từ những nam nữ lòng yêudân, mọi công việc trước công nhân , cho đến nước 3. Nhiệm vụ của Đảng viên: những *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - So sánh: Tinh thần yêu nước - Giáo viên nhận xét, đánh giá cũng như các thứ của quí. Qua việc tìm hiểu hai đoạn văn trên em hãy khái -> Đề cao tinh thần yêu nước quát cách lập luận và nội dung nghị luận của tác của nhân dân ta. giả? Hs khái quát ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - Lòng yêu nước được tồn tại dưới 2 dạng: + Có khi được trưng bày -> nhìn thấy. + Có khi được cất giấu kín đáo -> không nhìn thấy. => Cả 2 đều đáng quí.
  56. Mục tiêu phần 3: Học sinh nắm được sự đánh giá - Nêu lên bổn phận: phải động khái quát của tác giả về lòng yêu nước và mục đích viên, tổ chức, khích lệ tiềm của văn bản (nêu nhiệm vụ của Đảng viên) năng yêu nước của mọi người. - PP: Vấn đáp, thuyết trình - Phương thức thực (Phải ra sức giải thích, tuyên hiện: truyền kháng chiến). + Hoạt động cá nhân -> Đưa hình ảnh để diễn đạt lí + Hoạt động chung cả lớp lẽ –> Dễ hiểu, dễ đi vào lòng - Sản phẩm hoạt động: người. + nội dung hs trình bày miệng Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu học sinh đoạc đoạn văn cuối Đoạn em vừa đọc nêu nội dung gì ? Tìm câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh? Hình III. Tổng kết ảnh s.sánh đó có tác dụng, ý nghĩa gì ? 1. Nghệ thuật: Theo như lập luận của tác giả thì lòng yêu nước được tồn tại dưới dạng nào? - Xây dựng luận điểm ngắn Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước được trưng gọn, súc tích, lập luận chặt bày và lòng yêu nước được cất giấu kín đáo ? chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả biểu, chọn lọc theo các đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? Câu phương diện: lứa tuổi, nghề văn nào nói lên điều đó ? nghiệp, vùng miền, Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh 2.Thực hiện nhiệm vụ ( làn sóng, lướt qua, nhấn - Học chìm ) câu văn nghị luận , gợi ý khuyến khích học sinh trả lời, trao đổi với hiệu quả ( câu có từ quan hệ học sinh từ đến). - Dự kiến sản phẩm: 2. Ý nghĩa: + Nêu được nội dung đoạn sinh: - Khẳng định dân ta có lòng + suy nghĩ trả lời câu hỏi yêu nước nồng nàn và làm + Trình bày ý kiến cá nhân sáng tỏ lòng yêu nước đó - Giáo viên: nêu câu hỏivăn + Cách trình bày đoạn văn
  57. + ý nghĩa của luận điểm 3.Ghi nhớ: sgk (27 ). 3. Báo cáo kết quả: IV. Luyện tập Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu Bài tập: Viết một đoạn văn từ hỏi 3 đến 5 câu lập luận theo mô Đoạn em vừa đọc nêu nội dung gì ? hình "từ đến" để nói về -Nhiệm vụ của Đảng viên trong việc phát huy tinh phong trào thi đua của lớp em thần yêu nước trong học kì 1 vừa qua? Tìm câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh? Hình ảnh s.sánh đó có tác dụng, ý nghĩa gì ? - So sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. -> Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Theo như lập luận của tác giả thì lòng yêu nước được tồn tại dưới dạng nào? - Lòng yêu nước được tồn tại dưới 2 dạng: + Có khi được trưng bày -> nhìn thấy. + Có khi được cất giấu kín đáo -> không nhìn thấy. Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước được cất giấu kín đáo ? - HS trả lời Trong khi bàn về bổn phận của Đảng viên, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? Câu văn nào nói lên điều đó ? - phải động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người. (Phải ra sức giải thích, tuyên truyền kháng chiến). Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? - HS thảo luận, trả lời -> Đưa hình ảnh để diễn đạt lí lẽ –> Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung: -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
  58. => Kết thúc bài viết Báo cáo chính trị thì ai nấy đều hiểu và đều thầm hứa với Người sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình. Và chúng ta ngày nay, khi đọc văn bản này cũng hiểu rõ để suy ngẫm sâu thêm về tấm lòng, trí tuệ và tài năng của Bác, làm theo lời Bác dạy: Phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hằng ngày, trong việc học tập, lao động và ứng xử với mọi người. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật: - Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. + Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Qua bài văn em hiểu thêm gì về Chủ tịch HCM ? - Chúng ta hiểu thêm và kính trọng tấm lòng của HCM đối với dân, với nước; hiểu thêm về tài năng và trí tuệ của Người trong văn chương kể cả thơ ca và văn xuôi. - Gọi HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động các nhân
  59. 3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh trên giấy 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Giáo viên đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu lập luận theo mô hình "từ đến" để nói về phong trào thi đua của lớp em trong học kì 1 vừa qua? - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Viết đoạn văn theo yêu cầu - Dự kiến sản phẩm: là một đoạn văn đảm bảo cả hình thức và nội dung Trong học kỳ I vừa qua, phòng trào thi đua học tập của lớp em rất sôi nổi. Từ các thầy cô giáo đến các bạn học sinh, từ các bạn nữ đến các bạn nam, từ các bạn học sinh giỏi đến học sinh yếu, từ những bạn xưa nay rất trầm đến các bạn sôi nổi, có thành tích cao đều tích cực hơn trong phong trào. Tất cả đều cố gắng để đạt được thành tích cao nhất. * Báo cáo kết quả - Gọi 1đến 3 học sinh trình bày đoạn văn trước lớp *.Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh
  60. 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: Liên hệ với cuộc sống hiện tại chỉ ra một số biểu hiện thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta hiện nay? - Hs tìm và nêu biểu hiện cụ thể Hs trình bày – hs khác bổ sung Gv bổ sung thêm HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: - Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - học sinh thực hiện ở nhà nộp kết quả vào tiết sau Nhắc nhở: Chuẩn bị bài “Đặc điểm của văn bản nghị luận” IV. Rút kinh nghiệm: Bài 19 – Tiết 80: Tập làm văn ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó với nhau. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
  61. - Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 3. Phẩm chất: - Chăm học, biết nắm vững lí thuyết để làm bài văn nghi luận đạt hiệu quả. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống - Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa tình huống: Có nhận định cho rằng sống và làm việc có kế hoạch sẽ đem lại hiệu quả cao. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng thực tiễn đời sống? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh : Nghiên cứu tình huống tìm dẫn chứng -> trình bày - Giáo viên quan sát, động viên, lắng nghe kết quả của học sinh - Phương án thực hiện: + HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút - Dự kiến sản phẩm: Các dẫn chứng thuyết phục của học sinh 3. Báo cáo kết quả: - GV gọi 1->2 học sinh trả lời. Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: => Vào bài: Như vậy vấn đề cô nêu ra trong tình huống là luận điểm. Các dẫn chứng mà các em đưa ra kèm theo lí lẽ (lời văn, lời dẫn dắt) gọi là luận cứ.
  62. Cách trình bày vấn đề để có sức thuyết phục gọi là quá trình lập luận. Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy luận điểm là gì? luận cứ là gì? lập luận là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung A. Bài học: 1. Mục tiêu: I. Luận điểm, luận cứ và lập - Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận luận: điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc văn bản: Chống nạn thất học. - Học sinh làm việc nhóm thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn vào 3 phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Theo em ý chính của bài viết là gì ? Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào ? Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính? Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ? Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu cầu gì ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào ?
  63. - Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản: Chống nạn thất học ? - Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ? Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ? - Luận điểm, luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức nào? Có tính chất gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - Cách sắp xếp, trình bày luận cứ gọi là lập luận. Em hiểu lập luận là gì? - Lập luận có vai trò như thế nào? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe, nắm vững yêu cầu *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Làm việc các nhân + trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập - Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập của mỗi nhóm đã trả lời đủ các câu hỏi *Báo cáo kết quả: - Giáo viên gọi mỗi nhóm trình bày kết quả ở một phiếu học tập lần lượt từ 1 đến 3 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung Lưu ý: khi một nhóm học sinh trình bày hoàn thiện gv chốt cho học sinh ghi kiến thức cơ bản Dự kiến kết quả trình bày như sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Luận điểm: Theo em ý chính của bài viết là gì ? a. Ví dụ: - Chống nạn thất học Văn bản: Chống nạn thất học Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào ? . - Được trình bày dưới dạng nhan đề b. Nhận xét:
  64. Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính? - Ý chính của bài viết: Chống + Mọi người VN nạn thất học, được trình bày + Những người đã biết chữ dưới dạng nhan đề. + Những người chưa biết chữ Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ? Muốn có sức thuyết phục thì ý chính phải đạt được yêu - > Ý chính thể hiện tư tưởng cầu gì ? của bài văn nghị luận. *. Giảng thêm: Vấn đề chống nạn thất học không chỉ là vấn đề được nhiều người quan tâm vào những năm 1945 => Muốn có sức thuyết phục mà hiện nay, đây cũng là một trong những vấn đề đang ý chính phải rõ ràng, sâu sắc, được quan tâm hàng đầu. Trong nước ta hiện có rất nhiều có tính phổ biến (vấn đề được tỉnh, thành đã phổ cập bậc trung học cơ sở. Như vậy, nhiều người quan tâm). muốn cho ý chính có sức thuyết phục thì ý chính phải rõ ràng, đúng đắn là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là vấn đề đáp ứng được nhu cầu thực tế. Gv: Trong văn nghị luận người ta gọi ý chính là luận điểm. Vậy em hiểu thế nào là luận điểm ? - HS trả lời Luận điểm: là ý kiến thể PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 hiện tư tưởng, quan điểm của Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào ? bài văn được nêu ra dưới hình - Lý lẽ : Pháp cai trị bằng chính sách ngu dân thức câu khẳng định ( hay Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn bản: Chống nạn phủ định) thất học ? 2. Luận cứ: Luận cứ 1: - Dẫn chứng: 95% người Việt Nam thất học - Triển khai luận điểm bằng lí - Lý lẽ: Khi giành được độc lập cần nâng cao dân trí lẽ, dẫn chứng cụ thể làm cơ Luận cứ 2: sở cho luận điểm, giúp cho - Dẫn chứng: những người đã biết chữ những người luận điểm đạt tới sự sáng rõ, không biết chữ đúng đắn và có sức thuyết Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế nào trong bài văn phục. nghị luận ? - làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.
  65. Gv => Có thể tạm so sánh luận điểm như xương sống, luận cứ như xương sườn, xương các chi, còn lập luận như da thịt, mạch máu của bài văn nghị luận. - Luận điểm thường mang tính khái quát cao VD: Chống nạn thất học, Tiếng Việt giàu và đẹp, Non sông gấm vóc.Vì thế: muốn có tính thuyết phục - Muốn cho người đọc hiểu Muốn có sức thuyết phục thì lí lẽ và dẫn chứng cần phải và tin, cần phải có hệ thống đảm bảo những yêu cầu gì ? luận cứ cụ thể, sinh động, => Luận cứ chính là lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị chặt chẽ. luận, trả lời câu hỏi vì sao phải nêu luận điểm? nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? - Muốn có tính thuyết phục Luận điểm, luận cứ thường được diễn đạt dưới hình thức thì luận cứ phải chân thật, nào? Có tính chất gì? đúng đắn và tiêu biểu. - Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành những lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày 1 cách hơp lí để làm rõ luận điểm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 => Ta thường gặp các hình thức lập luận phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân-hợp, so sánh học ở tiết sau. 3. Lập luận: Cách sắp xếp, trình bày luận cứ gọi là lập luận. Em hiểu lập luận là gì? - HS trả lời Lập luận có vai trò như thế nào? - Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội - Lập luận là cách lựa chọn dung để đảm bảo cho mạch tư tưởng nhất quán, có sức sắp xếp trình bày luận cứ sao thuyết phục . cho chúng làm cơ sở vững *Đánh giá kết quả chắc cho luận điểm - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Em hiểu thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận? - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
  66. 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa 3. Ghi nhớ: SGK/Tr19 . tiếp thu về đặc điểm văn bản nghị luận để giải quyết bài B. Luyện tập: tập liên quan 2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập *. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yêu: + Đọc lại văn bản "Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội" (bài 18 ). - HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi trong SGK: - Cho biết luận điểm ? - Luận cứ ? - Và cách lập luận trong bài ? - Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy ? -Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe nắm được yêu cầu *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Làm việc các nhân + trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi - Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần - Dự kiến sản phẩm: - Luận điểm: chính là nhan đề. - Luận cứ: + Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Văn bản: Cần tạo thói quen + Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì tốt trong đời sống xã hội. đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. + Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
  67. - Lập luận: - Luận điểm: chính là nhan + Luôn dậy sớm, là thói quen tốt. đề. + Hút thuốc lá, là thó quen xấu. - Luận cứ: + Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày rất nguy + Luận cứ 1: Có thói quen tốt hiểm. và có thói quen xấu. + Cho nên mỗi ngươi2 cho xã hội. + Luận cứ 2: Có người biết *Báo cáo kết quả: phân biệt tốt và xấu, nhưng vì - Giáo viên đại diện một số cặp trình bày lần lượt từng đã thành thói quen nên rất câu hỏi khó bỏ, khó sửa. *Đánh giá kết quả + Luận cứ 3: Tạo được thói - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá quen tốt là rất khó. Nhưng - Giáo viên nhận xét, đánh giá nhiễm thói quen xấu thì dễ. -> Giáo viên chốt kiến thức => Bài văn có sức thuyết *. Củng cố: phục mạnh mẽ vì luận điểm - Nêu vai trò của luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn mà tác giả nêu ra rất phù hợp nghị luận? với cuộc sống hiện tại. - HS phát biểu, GV nhận xét HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động *. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv nêu nhiệm vụ: Hãy chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"? Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ *.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm ra giấy, trình bày - Gv quan sát, động viên - Dự kiến sản phẩm *Hệ thống LĐ:
  68. + Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. + Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. + Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. *Báo cáo kết quả: - Giáo viên gọi một số hs trình bày - Hs khác nhận xét, bổ sung *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức - Hs làm việc cá nhân – trình bày Hs trình bày – hs khác bổ sung Gv bổ sung thêm HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm làm dự án ở nhà 3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh 5. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: Tìm luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ - Làm dự án ở nhà, báo cáo theo thời gian quy định của giáo viên *. Nhắc nhở: - Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học. - Về nhà học bài, soạn bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” IV. Rút kinh nghiệm:
  69. Tuần 21 - Tiết 81 - Tập làm văn: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 2. Năng lực: a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b. Năng lực chuyên biệt: - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận. - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. 3.Phẩm chất: Chăm học, biết lập dàn ý cho bài văn nghị luận của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học -Học liệu: phiếu học tập,một số văn bản nghị luận, đề văn nghị luận. - Một số đề văn nghị luận 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. - Phương thức thực hiện:hoạt động nhóm - Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn thuộc văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
  70. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Nhiệm vụ: tìm và ghi ra giấy các đề văn nghị luận 2. Thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh :tìm nhanh trong vòng 2 phút .(chia lớp làm 4 đội) * Giáo viên:tổ chức cho các nhóm chơi. - Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả:phiếu học tập 4. Nhận xét, đánh giá: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung -GV nhận xét GV dẫn vào bài: Muốn đạt yêu cầu trong bài văn nghị luận, chúng ta cần phải có điều kiện nào. Tiết học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu một số đề bài văn nghị luận từ đó nắm được những yêu cầu cần đạt của bài văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức HĐ1:Tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị I-Tìm hiểu đề văn luận nghị luận: -Mục tiêu: HS biết xác định nội dung, tính chất của đề 1.Nội dung và tính chất văn nghị luận. của đề văn nghị luận -Phương pháp: hoạt động nhóm -Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn thuộc văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV cho Hs đọc thầm các đề bài Sgk. Sau đó giao nhiệm vụ thảo luận: 4 nhóm cùng thảo luận trả lời các câu hỏi a,b,c mục 1.I/21. -Đề bài của 1 bài văn a)Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được nghị luận thể hiện chủ không ? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có đề của nó. được không?
  71. b)Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn nghị luận -Tính chất của đề ? (Nội dung: mỗi đề chứa 1 vấn đề đem ra để bàn luận.) thường đưa ra lời ca c)Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm ngợi, khuyên nhủ, văn ? tranh luận, giải thích, -HS hoạt động nhóm sau đó đại diện trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau. -> định hướng cho bài 2.Thực hiện nhiệm vụ viết. -Học sinh :làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến. -Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần. 3.Báo cáo kết quả: -Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả. Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm còn lại bổ sung. 4.Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung. -GV nhận xét,đánh giá a)Được. b)Căn cứ vào khái niệm, vấn đề lí luận mà đề nêu ra. c)Tính chất của đề như lời khuyên, tranh luận, giải thích, có tính định hướng cho bài viết (định hướng 1 thái độ hoặc giọng điệu .) và đòi hỏi người viết phải vận dụng các phương pháp phù hợp. -GV chốt kiến thức: GV giảng thêm về ý b: Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra 1số khái niệm, 1số v.đề lí luận. Ví dụ: Lối sống giản dị, Tiếng Việt giàu đẹp ->là những nhận định, q.điểm, luận điểm; Thuốc đắng dã tật ->là 1 tư tưởng; Hãy biết quý thời gian ->là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng =>Căn cứ vào nội dung mỗi đề. Giảng khái quát: Tóm lại đề văn nghị luận là câu hay cụm từ mang tư tưởng, q.điểm hay 1 v.đề cần làm sáng tỏ. Như vậy tất cả các đề trên đều là đề văn nghị luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu. HĐ2tìm hiểu đề văn nghị luận -Mục tiêu: HS biết xác đề văn nghị luận.
  72. -Phương pháp: hoạt động nhóm 2.Tìm hiểu đề văn nghị -Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được các đề văn luận: thuộc văn nghị luận. - Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ -GV gọi Hs đọc đề bài. -GV giao nhiệm vụ thảo luận theo bàn các câu hỏi Sgk/22 mục 2.I. -Xác định đúng vấn đề, ?Đề bài nêu lên vấn đề gì , Đối tượng và phạm vi nghị phạm vi, tính chất của luận ở đây là gì , Khuynh hướng tư tưởng của đề là bài nghị luận để làm bài k.định hay phủ định , Đề đòi hỏi người viết phải làm gì? khỏi sai lệch. 2.Thực hiện nhiệm vụ -HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau Học sinh :làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến. -Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần. 3.Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả. Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm còn lại bổ sung. 4.Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung. -GV nhận xét,đánh giá -GV chốt, sau đó hỏi khái quát: -Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. Hđ3 lập ý cho bài văn nghị luận ?Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết: trước 1 đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề? -Mục tiêu: HS làm quen với các bước lập ý cho bài nghị II-Lập ý cho bài văn luận. nghị luận: