Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 1 đến Tiết 35
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 1 đến Tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_vat_ly_lop_8_tiet_1_den_tiet_35.doc
Nội dung text: Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 1 đến Tiết 35
- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1. Bài 1 Chuyển động cơ học I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc. - Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Biết được các dạng của chuyển động. 2- Kỹ năng: - Học sinh nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. - Học sinh lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với một vật được chọn làm mốc. - Học sinh nêu được các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 3- Thái độ: Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: * Cho cả lớp: Tranh vẽ 1.1, 1.2, 1.3 trong sách giáo khoa phóng to trên giấy A0 hoặc các hình ảnh về các dạng chuyển động trên máy chiếu (nếu có). * Mỗi nhóm học sinh: Phiếu học tập hoặc bảng con. Nội dung của phiếu học tập: Phiếu học tập (học sinh thực hiện bài làm trong 8 phút) Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. Sự thay đổi của một vật theo thời gian so với gọi là chuyển động cơ học. Câu 2: Trong kết luận sau có một cụm từ dùng sai. Em hãy chỉ ra từ dùng sai và sửa lại từ đó cho đúng. Chuyển động và đứng yên có tính tuyệt đối tuỳ thuộc vào vật làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. Câu 3: Khi xét chuyển động hay đứng yên của một vật, có bốn ý kiến sau: A. Chỉ những vật gắn liền với trái đất mới được chọn làm vật mốc. B. Chỉ những vật chuyển động so với trái đất mới được chọn làm vật mốc. C. Chỉ những vật ở ngoài trái đất mới được chọn làm vật mốc. D. Có thể chọn một vật bất kỳ làm mốc. ý kiến nào là đúng? Câu 4: Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc? a) Khi vật đó không chuyển động. b) Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian. c) Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. d) Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 5: Một ô tô đang chạy trên đường, câu mô tả sau đây câu nào là sai?. A- Người lái xe đứng yên đối với hành khách ngồi trên xe. B- Người lái xe chuyển động so với mặt đường. C- Người soát vé chuyển động so với cây cối bên đường. 1
- D- Người soát vé đứng yên so với đoàn tàu chuyển động ngược lại. * Gợi ý đáp án: Đáp án - Biểu điểm Câu 1: 2 điểm (mỗi từ đúng 1 điểm) - 1. vị trí, 2. vật khác. Câu 2: 2 điểm - Từ sai: tuyệt đối, Sửa lại: tương đối. Câu 3: 2 điểm - Câu D Câu 4: 2 điểm - Câu C Câu 5: 2 điểm - Câu D * Gợi ý ứng dụng CNTT: các đoạn video về chuyển động cơ học, các câu hỏi, phiếu học tập dưới dạng trắc nghiệm, * Nội dung ghi bảng: Bài 1: Chuyển dộng cơ học I- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay dứng yên? Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. II- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc và vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn vật gắn với mặt đất làm vật mốc. III- Một số chuyển động thường gặp. Chuyển động thẳng, chuyển động cong IV- Vận dụng: (SGK) *Ghi nhớ: SGK 2 - Học sinh: Tìm hiểu về một số chuyển động thường gặp trong thực tế. III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (1 phút) Đặt vấn đề nghiên cứu về chuyển động cơ học. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nghe câu hỏi tình huống: - Nêu câu hỏi. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không? bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. Hoạt động 2: (13 phút) Tìm hiểu một vật chuyển động hay đứng yên? Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi C1 (SGK). - Yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm. - Đưa ra phương án trả lời: - Gợi ý bằng cách đặt các câu hỏi: + Ô tô chuyển động xa dần cột điện bên đường. Làm thế nào để nhận biết một ô tô Ô tô không chuyển động. đang chuyển động hay đứng yên? + Ô tô chuyển động vì vị trí của nó thay đổi. Tại sao em lại cho là ô tô đó chuyển + Ô tô đứng yên vì vị trí của nó không thay đổi. động hay đứng yên? - So sánh vị trí của ô tô so với cột điện. Ta căn cứ vào yếu tố nào để biết vật - Trả lời các câu hỏi: chuyển động hay đứng yên? . Làm thế nào nhận biết được chiếc thuyền trên sông đang chuyển động hay đứng yên? đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên? . Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên 2
- ta dựa vào vật nào? - Trả lời các câu hỏi: - Nêu câu hỏi cho HS. . Làm thế nào nhận biết được chiếc thuyền trên sông đang chuyển động hay đứng yên? đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên? - Gợi ý, đưa ra khái niệm vật mốc. . Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên ta dựa vào vật nào? - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Gợi ý: Vật mốc là những vật gắn với - KL: Ta có thể chọn bất kỳ một vật nào đó làm trái đất như: nhà cửa, cây cối, cột cây mốc. số - Lấy một số ví dụ về vật làm mốc. - Cho HS lấy ví dụ về vật làm mốc, vật - Lấy ví dụ về vật đứng yên. đứng yên - Đọc SGK, trả lời câu hỏi: - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi. Thế nào gọi là chuyển động cơ học? - Lấy ví dụ về chuyển động cơ học. - Cho HS lấy ví dụ về chuyển động cơ - KL: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi học theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, chuyển động này gọi là chuyển động cơ học - Lấy ví dụ về vật đứng yên, vật chuyển động so với vật mốc. - Gợi ý cho HS lấy ví dụ. Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên so với vật mốc. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận theo nhóm về câu C4, C5. - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát Nhóm 1: Trả lời câu C4. hình 1.2 SGK. Nhóm 2: Trả lời câu C5. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS điền từ Nhóm 3 nhận xét. ghi sẵn câu C6. - Thảo luận nhóm, lên bảng điền từ. - Theo dõi nhận xét HS điền từ 1. đối với vật này. 2. đứng yên - Nêu ví dụ : Người ngồi trên thuyền đang trôi theo - Nêu câu hỏi C7. Cho HS lấy ví dụ dòng nước. Người ngồi trên thuyền đứng yên so với thuyền nhưng lại chuyển động so với bờ. - Yêu cầu học sinh trả lời câu C8. - Trả lời câu hỏi c8, rút ra nhận xét: - Gợi ý để HS rút ra nhận xét : . Một vật có thể là chuyển động đối với vật này Em hãy chỉ ra vật chuyển động so với nhưng lại đứng yên đối với vật khác. vật này nhưng so với vật khác là đứng . Trạng thái đứng yên hay chuyển dộng của vật có yên? tính tương đối. .Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất 3
- Hoạt động 4: (5 phút) Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát hình 1.3 SGK, trả lời câu hỏi : - Cho HS quan sát hình, nêu câu hỏi Thế nào là quỹ đạo của chuyển động? - Nêu câu hỏi gợi ý: - KL : Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là Hãy phân biệt chuyển động thẳng, quỹ đạo của chuyển động. chuyển động cong, chuyển động tròn Quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi. trong hình 1.3 SGK. Hoạt động 5: (13 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo - Thảo luận, trả lời câu C10, C11 nhóm câu C10, C11. - Nhận phiếu học tập hoàn thành nội dung trong - Phát phiếu học tập cho học sinh. phiếu học tập theo cá nhân. - Đưa ra đáp án, biểu điểm cho học - Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình sinh trao đổi bài cho nhau và chấm. thông qua việc chấm bài của bạn. Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết bài học, giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Bài tập về nhà: Bài 1.3, 1.4, 1.5, 1.5 (sách bài tập) - Nhận xét giờ học - Học thuộc nội dung ở phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết và đọc trước bài vận tốc. - Cho HS ghi bài tập về nhà và những chuẩn bị cho bài sau. IV- Rút kinh nghiệm (Cách thực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, lưu ý những sai sót mà học sinh thường mắc phải) 4
- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2: Vận tốc I- Mục tiêu bài dạy: 1- Kiến thức: - Biết đọc vận tốc là gì. - Biết đọc công thức tính vận tốc. - Biết đọc các đơn vị chính của vận tốc. 2- Kĩ năng: - So sánh được quãng đường chuyển động trong một giây của một chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. - Đổi các đơn vị vận tốc. - Vận dụng thành thạo công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động. 3- Thái độ: Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 2.1 SGK - Tranh vẽ phóng to hình 2.2 SGK, tốc kế thực (nếu có) 2- Học sinh: Kẻ sẵn bảng 2.1 và 2.2 vào vở. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video về chuyển động của một số phương tiện có gắn tốc kế. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 2: vận tốc I - Vận tốc là gì? - Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuyển động. - Độ lớn của cận tốc được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian. II- Công thức tính vận tốc: s v: là vận tốc v trong đó: s: là quãng đường đi được t t: là thời gian đi hết quãng đường đó. III- Đơn vị vận tốc: - Phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. - Đơn vị hợp pháp thời gian là m/s và km/h. III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình hình học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. + Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng - Gọi 2 HS lên bảng. yên là như thế nào, lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc? + Chữa bài tập số (SGK) - 1 HS trả lời câu hỏi: + Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? + Lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc của bài tập số (SGK) - HS khác nhận xét và chữa bài vào vở nếu sai. - Quan sát hình 2.1 và dự đoán: - Nêu câu hỏi tình huống. + Trong các vận động viên chạy đua từ đó dựa vào yếu tố nào là ta nhận biết được vận động viên chạy nhanh, chậm? 5
- Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu về vận tốc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận nhóm: - Nêu ý kiến, hướng dẫn HS thảo luận nhóm + Cùng chạy 60 m, ai chạy mất ít thời gian trả lời câu C1, C2. hơn thì chạy nhanh hơn. Như vậy Hùng nhất, Bình nhì, An ba, Việt tư, Cao năm. - So sánh quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian. - Tính quãng đường đi được trong 1s và ghi vào bảng. + C3: (1) nhanh - Nêu câu hỏi: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ (2) chậm trống câu C3. (3) độ dài đường đi được (4) đơn vị. Hoạt động 3: (5 phút) Lập công thức tính vận tốc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS thảo luận đưa ra công thức: - Nêu câu hỏi: s v + Từ kết quả trên hãy lập công thức để t tính độ lớn của vận tốc, nghĩa là tính quãng trong đó: v: là vận tốc đường đi được trong 1 giây (một đơn vị thời s: là quãng đường đi được gian) biết thời gian t giây, quãng đường s? t: là thời gian đi hết quãng đường đó Hoạt động 4: (5 phút) Xét đơn vị vận tốc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS làm câu C4 (cá nhân) - Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị chiều dài - 1 HS đọc kết quả câu C4: m/s; m/phút; quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng km/h; km/s; cm/s đường đó. - HS tính bằng cách đổi vận tốc: - Đơn vị chính là m/s và km/h. 1km/h = ? m/s - Cả lớp cùng đổi: 3m/s = ? km/h. Hoạt động 5: (2 phút) Nghiên cứu tốc kế Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát ảnh chụp hoặc đoạn phim, trả lời - Treo tranh tốc kế của xe máy (hoặc đoạn câu hỏi: băng quay số chỉ tốc kế). + Tốc kế dùng để làm gì? Nêu cách đọc - Giới thiệu nguyên lý hoạt động của tốc kế. tốc kế? - Nêu được: Tốc kế là dụng cụ đo vận tốc. Hoạt động 6: (12 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc nội dung câu C5, thảo luận trả lời. - Nêu yêu cầu thực hiện câu C5. + C5: - Hướng dẫn từ (3) có thể đổi 10m/s = ? km/h a) ý nghĩa các con số: so sánh với 2 chuyển động trên. 36km/h ; 10,8km/h ; 10m/s b) So sánh: - Nếu đổi về đơn vị m/s 36km 36000m v 10m/s (1) 1 1h 3600s 10,8km 10800m v 3m/s (2) 2 1h 3600s v3 = 10m/s (3) 6
- - Chuyển động (1) và (3) nhanh hơn chuyển động (2). - Gọi HS đọc câu C6. - HS thực hiện tóm tắt theo trợ giúp của GV, - Hướng dẫn HS tóm tắt. sau đó tính. + So sánh số đo v1 và v2? s 81km v m/s 1 t 1,5h s 81000m v m/s 2 t 1,5.3600s - Tương tự làm câu C7, C8 - Tự tóm tắt làm câu C7, C8 vào vở. - 2 HS lên trình bày lên bảng. - HS so sánh kết quả và nhận xét. Hoạt động 7: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học thuộc phần ghi nhớ. - Giao bài tập về nhà cho HS. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm các bài tập 2.1 đến 2.5 (SBT-T). IV- Rút kinh ngiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 3: chuyển động đều - chuyển động không đều I- mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu những ví dụ về chuyển động đều. - Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. 2 - Kỹ năng: - Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1, trả lời được các câu hỏi trong bài. - Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều. 3 - Thái độ: Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm. II - chuẩn bị 1- Giáo viên: Bảng phụ ghi vắn tắt các bước thí nghiệm; kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK. 2 - Học sinh: mỗi nhóm: 1 máng nghiêng, 1 bánh xe, 1 bút dạ để đánh dấu, 1 đồng hồ bấm giây. Bảng kết quả thí nghiệm. Tên quãng đường CB BC CD DE EF Chiều dài (m) Thời gian (s) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video về chuyển động đều, chuyển động không đều. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 3: chuyển động đều - chuyển động không đều I - Định nghĩa: 7
- F 100N - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. II - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: s vtb: là vận tốc trung v trong đó s: là quãng đường đi được t t: là thời gian đi hết quãng đường đó. II - Vận dụng: (SGK) II - Tổ chức hoạt động học tập: Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ - Tổ chức hướng học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi: + Độ lớn của vận tốc được xác định như - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. thế nào? + Biểu thức: Đơn vị các đại lượng, chữa bài tập 2.3. - 1 HS trả lời câu hỏi: + Độ lớn vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Chữa bài tập số 2. 4. - HS khác nhận xét: + Nhận xét chiếc ô tô đi từ Chũ đến - Nêu câu hỏi tình huống. thành phố Bắc Giang. Vận tốc của ô tô thay đổi như thế nào? Từ đó lúc bắt đầu lăn bánh đến khi tới nơi và dừng lại. Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu chuyển động đều - chuyển đồng không đều Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc mục I - Định nghĩa. - Nêu câu hỏi. - Trả lời câu hỏi: + Căn cứ vào đâu biết vật chuyển động là đều hay không đều? + Quan sát 1 vật chuyển động làm thế nào xác định được vận tốc của vật để biết nó đều hay không không đều? - Quan sát giúp đỡ HS cách tiến hành thí - Khảo sát chuyển động của bánh xe lăn trên nghiệm và ghi kết quả. một máng nghiêng rồi lăn liên tiếp trên một mặt nằm ngang. - Bố trí thí nghiệm như hình 3.1 SGK theo nhóm, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả thí nghiệm. - Từ kết quả thí nghiệm tự trả lời câu hỏi. - Thảo luận theo nhóm thí nghiệm và thống - Vận dụng trả lời câu C2. nhất trả lời. Hoạt động 3: (13 phút) Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học sinh đọc thông tin mục II (SGK-T). - Từ bảng 3.1 SGK yêu cầu. - Tìm hiểu vận tốc trên mỗi đoạn nhỏ AB, NC, CD trả lời câu C3. + C3: AB 0,05 Trên AB: v 0,02 m/s t 3 BC 0,15 Trên BC: v 0,05 m/s t 3 8
- BC 0,25 Trên CD: v 0,08 m/s t 3 Từ A D: chuyển động của trục bánh xe là + Tính vtb theo công thức nào? s + Trong một chuyển động biến đổi vận tốc nhanh dần v tb t trung bình trên đoạn đường khác nhau có giá trị bằng nhau không? - Trong chuyển động biến đổi vtb trên mỗi đoạn đường khác nhau thì giá trị khác nhau. - Lưu ý: vtb ≠ trung bình cộng vận tốc Hoạt động 4: (7 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu C4, C5, C6. - Nêu yêu cầu - Tự đánh giá bài của nhóm mình thông qua - Đưa ta đáp án, biểu điểm yêu cầu các nhóm bài làm của nhóm bạn. trao đổi cho nhau. Hoạt động 6: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học thuộc phần ghi nhớ ở cuối bài - Giao bài tập về nhà cho HS. - Tự làm thực hành đo vtb theo C4 - Làm các bài tập 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 (SBT) IV- Rút kinh ngiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4: Biểu diễn lực I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nắm được các yếu tố của lực nhận biết lực là đại lượng vec tơ biểu diễn được vec tơ lực. - Căn cứ cách biểu diễn nêu lên các yếu tố lực. 2- Kĩ năng: Biểu diễn lực 3- Thái độ: Có đức tính cẩn thận, chính xác (sửa tính đại khái, qua loa) II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Tranh vẽ 4.1 và 4.2 trong SGK phóng to. - Phiếu học tập cho mỗi nhóm - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm. Câu 2: Lực và nguyên nhân là: A. Thay đổi vận tốc của vật B. Vật lý biến dạng C. Thay đổi dạng quỹ đạo của vật D. Các tác động A, B, C Câu 3: Lực tác dụng lên vật (hình vẽ) có giá trị: A. 444N F B. 160N C. 240N D. 120N 120N Câu 4: Hãy biểu diễn một lực 100N tác dụng lên quả bóng theo phương thẳng đứng, từ dưới 9
- lên. - Đáp án - Biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): D Câu 2 (2 điểm): D F Câu 3 (2 điểm): C 100N Câu 4 (4 điểm): như hình vẽ 2- Học sinh: mỗi nhóm: - Giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt - Ôn lại kiến thức về lực học lớp 6 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video biểu diễn lực tác dụng lên vật. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 4: Biểu diễn lực I- Ôn lại khái niệm lực II- Biểu diễn lực Khi tác dụng lên vật lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật. 1- Lực là một đại lượng vec tơ 2- Cách biểu diễn và kí hiệu vec tơ III - Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - HS 1 trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. + Chuyển động đều là gì? Nêu ví dụ về - Gọi 4 HS lên bảng trả lời và làm bài tập. chuyển động đều trong tế? + Viết biểu thức của chuyển động đều? - HS 2 trả lời câu hỏi: + Chuyển động không đều là gì? Nêu 2 ví dụ về chuyển động không đều trong tế? + Viết biểu thức của chuyển không đều? - HS 3: Chữa bài tập 3.2 và bài 3.3 (SBT) - HS 4: Chữa bài tập 3.1 và bài 3.4 (SBT) - Nêu tình huống. - Nhận xét chữa bài vở nếu sai - Nghe câu hỏi tình huống và trả lời: Một vật có thể chịu tác động của một hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực? Để biểu diễn lực cần tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc của vật, em hãy nêu tác dụng của lực. Lấy ví dụ? Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và làm - Nêu yêu cầu. thí nghiệm hình 4.1 (SGK) và trả lời câu C1. - Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm hình - Quan sát trạng thái của xe lăn khi buông 4.1, thảo luận và rút ra nhận xét. tay - Mô tả hình 4.2 (SGK) + C1: Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miêng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh lên. Hình 4.2 lực tác dụng của vật lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lai, lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng. 10
- Hoạt động 3: (15 phút) Thông báo đặc điểm của lực biểu diễn lực bằng hình vẽ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc thông tin mục II.1 SGK và trả lời câu - Thông báo thuật ngữ đại lượng vec tơ, nêu hỏi: yêu cầu. + Theo định nghĩa đó thì độ dài phải là đại lượng vec tơ không? Vì sao? - Thảo luận, trả lời câu hỏi. + Phương án trả lời: Không phải đại lượng vec tơ khi nói khối lượng, độ dài không cần nói theo hướng nào. - Đọc thông tin mục II.2 SGK và trả lời câu - Đưa câu hỏi lên bảng. hỏi: + Các yếu tố nào của lực tương ứng với các yếu tố dưới đây của vec tơ lực? - Góc của vectơ lực - Hướng (phương và chiều) của vec tơ lực. - Độ dài vec tơ + Thế nào là tỉ xích cho trước? + Kí hiệu F khác với F như thế nào?. - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, thảo luận khi có ý kiến khác nhau. + Phương án trả lời: - Góc mũi tên biểu diễn phương chiều của lực. - Phương chiều mũi tên biểu diễn phương chiều của lực. - Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỷ lệ xích cho trước. F: Ký hiệu vec tơ lực F: Ký hiệu cường độ lực - Chú ý xem: Cách mô tả 4.3 (SGK). Hoạt động 4: (10 phút) Vận dụng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi 2. - Nêu yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ. - 2 HS lên bảng vẽ hình. - ở dưới lớp vẽ hình vào vở. - HS khác nhận xét. - Lên bảng quan sát hình 4.4 (SGK) điễn tả - Treo hình 4.1 SGK lên bảng. bằng lời các yếu tố của lực trong hình vẽ. - Nhóm phiếu thảo luận, hoàn thành nội - Phát phiếu học tập cho các nhóm. dung yêu cầu. - Học sinh tự đánh giá kết quả học tập qua - Đưa đáp án biểu diễn các nhóm trao đổi bài kết quả điểm. và chấm. Hoạt động 5: (2 phút) Tổng kết bài học giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Học thuộc nội dung, phần ghi nhớ SGK, - Nhận xét giờ học. đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập: 4.1đến 4.4 (SBT) và kẻ bảng - Ghi bài tập về nhà chuẩn bị tiết sau. 5.1. 11
- IV- rút kinh nghiệm Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5: Sự cần bằng lực - Quán tính I- Mục đích bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm hai lực cân bằng và biểu thị bằnh vec tơ - Từ dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định “ Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều” - Nêu được ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng quán tính. 2- Kĩ năng: - Suy đoán. - Kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác. 3- Thái độ: Trong thí nghiệm nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm. II - Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1 để điền vào kết quả một số nhóm, một cốc nước, một số giấy ( 20 x 10 cm ), bút dạ để đánh dấu. Bảng phụ: Nhóm Nhóm Thời gian (s) Quãng đường Vận tốc Quãng đường Vận tốc đi được (cm) (m/s) đi được (cm) (m/s) Hai giây đầu (t1 = 2) Hai giây tiếp theo (t2 = 2) Hai giây cuối (t3 = 2) 2- Học sinh: mỗi nhóm: 1 máy A tút, 1 đồng hồ điện tử, 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ. Chia lớp thành 4 nhóm. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video về quán tính. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 5: Sự cân bằng lực - quán tính I- Lực cân bằng: 1- Hai lực cân bằng là gì? Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm cùng trên một dường thẳng, chiều ngược nhau. 2- Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. a- Dự đoán b- Thí nghiệm kiểm tra * Nhận xét: Một vật đang chuyển động và chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ chuyển động thẳng đều. II- Quán tính: 1- Nhận xét: Khi có tác dụng mọi vật không thể thay dổi vận tốc đột ngột được. 2- Vận dụng: III- Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra - Tổ chức tình huống Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên 12
- - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi + Vectơ lực được biểu diễn như thế nào? Chữa bài tập 4.4 SGK. - Gọi 2 HS lên bảng trả lời và chữa bài. + 1 HS lên bảng làm bài tập: Trọng lực của một vật là 2000N hãy biểu diễn vec tơ lực, tỉ lệ xích tuỳ chọn. - Nhận xét và chữa vào vở nếu sai. - Nêu dự đoán trả lời tình huống: - Nêu tình huống. ở lớp 6 các em đã học về hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. Bây giờ nếu vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó đứng yên không? Nếu chuyển động thì chuyển động như thế nào? Hoạt động 2: (17 phút) Nghiên cứu về hai lực cân bằng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của hai lực cân bằng khi tác dụng vào vật đang đứng - Hướng dẫn HS tìm đọc hai lực tác dụng lên yên sẽ làm vận tốc của vật đó có thay đổi mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng. không? - Quan sát hình 5.2 vẽ vào vở, 3 học sinh khá - Vẽ sẵn 3 vật lên trên bảng để HS biểu diễn. lên trả lời câu 1 Q P: trọng lực quyển sách Sách Q: phản lực của bàn lên quyển sách - Gợi ý cách vẽ. P và Q là hai lực cân bằng P T P: Trọng lực quả cầu Quả T: Lực căng của dây cầu P và T là hai lực cân bằng - Từ 3 hình vẽ nêu cầu hỏi. P - Trả lời câu hỏi: + Khi hai lực cân bằng thì các yếu tố: điểm đặt, phương chiều và cường độ của hai lực - Dẫn dắt học sinh dự đoán bằng cách trả lời quan hệ với nhau như thế nào? các câu hỏi. - Thảo luận nhóm: Nhận xét điểm đặt cùng trên một vật. + Có cùng cường độ. + Cùng phương ngược chiều. - Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động: - Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS tiến hành TN + Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc. kiểm tra dự đoán, giúp đỡ các nhóm làm thí Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của nghiệm. hai lực cân bằng thì trạng thái chuyển động 13
- của chúng thay đổi như thế nào? + Nêu dự đoán: - Bố trí thí nghiệm hình 5.3 (SGK) bằng máy A tút quan sát và ghi kết quả vào bảng thí nghiệm. - Theo dõi thí nghiệm suy nghĩ trả lời câu C2, C3, C4 - Phương án trả lời: + C2: Quả cân A chịu tác dụng của hai lực. Trọng lực PA , lực căng T của dây, hai lực này cân bằng do T = PB mà PB = PA nên T cân bằng với PA ' + C3: Đặt thêm vật nặng A lên A lúc này PA ' ' PA lớn hơn T nên vật AA chuyển động - Treo bảng phụ 5.1 nhanh dần xuống, B chuyển động đi lên. + C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì - Từ kết quả TN tiếp tục nêu câu hỏi. A' bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên A chỉ còn - Cho HS thảo luận và rút ra kết luận hai lực PA và T lại cân bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. - Đại diện nhóm công bố kết quả thí nghiệm ghi vào bảng phụ 5.1. - Trả lời câu hỏi: Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng có thay đổi chuyển động không, vận tốc có thay đổi không? - Dựa vào kết quả cột vận tốc câu C5, đưa ra kết luận. Hoạt động 3: (8 phút) Nghiên cứu quán tính là gì, vận dụng quán tính trong đời sống và kỹ thuật. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc nhận xét và phát biểu ý kiến của bản - Nêu yêu cầu. thân đối với nhận xét đó. - Đọc đưa ra các nhận xét. - Chiếu một số video về quán tính. - Xem băng về chuyển động có quán tính. - Nêu yêu cầu. Gọi học sinh trả lời. - Dấu hiệu của quán tính là gì? lấy ví dụ. - Nhận xét các ví dụ mở rộng: trong kỹ thuật - Thảo luận trả lời: Khi có lực tác dụng thì không thay đổi vận tốc đột ngột, vật có khối vật không chỉ thay đổi vận tốc ngay được, lượng lớn thì quán tính lớn. VD Hoạt động 4: (10 phút) Vận động Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Tự làm thí nghiêm trả lời và giải thích câu - Nêu yêu cầu. C6, C7, C8 ra vở. - Cá nhân hoàn thiện các câu trả lời. - 1 số HS trình bày câu trả lời. - Nhận xét yêu cầu. Hoạt động 5: (3 phút) Tổng kết bài học giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Học thuộc phần ghi nhớ - Nhận xét giờ học - Đọc mục "Có thể em chưa biết" - Làm bài tập 5.1 đến 5.8 (SBT) - Giao bài tập cho học sinh và nhắc nhở IV- rút kinh nghiệm 14
- Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6: Lực ma sát I- Mục đích bài dạy 1- Kiến thức: - Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn, đặc điểm của mỗi loại này. - Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của ma sát và nội dung ích lợi của lực này. 2- Kĩ năng: - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ. - Rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là đo lực ma sát để rút ra nhận xét về đặc điểm lực ma sát. 3- Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc, phối hợp trong các hoạt động nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 tranh vẽ các vòng bi - 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt và đẩy vật lên con lăn. - Phiếu học tập. - Nội dung phiếu học tập: Phiếu học tập (Học sinh thực hiện trong 7 phút) Câu 1: Lực sinh ra khi một vật (1) trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy gọi là (2) Câu 2: Một hòn bi lăn trượt và nằm yên trên một măt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhất: A- Hòn bi lăn trên mặt phẳng C- Hòn bi nằm yên trên mặt phẳng B- Hòn bi trượt trên mặt phẳng D- Hòn bi vừa lăn vừa trượt trên mặt phẳng Câu 3: Chiều của lực ma sát: A- Cùng chiều với chiều chuyển động của vật B- Ngược chiều với chiều chuyển động của vật C- Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật D- Tuỳ thuộc vào lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật Câu 4: Những cách nào sau đây làm giảm lực ma sát: A- Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giưa các vật B- Thêm dầu mỡ C- Giảm lực ép giữa các vật lên nhau D- Tất cả các biện pháp trên Câu 5: Tại sao đế dép, đế giầy lại có khía? - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): (1) chuyển động; (2) lực ma sát Câu 2 (2 điểm): A Câu 3 (2 điểm): B Câu 4 (2 điểm): D Câu 5 (2 điểm): Giải thích: để làm tăng ma sát 2- Học sinh: - Tìm hiểu các loại lực ma sát, cách làm tăng, giảm lực ma sát. - Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 miếng gỗ (một mặt nhám, 1 mặt nhẵn), 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video về lực ma sát 15
- 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 6: lực ma sát I- Khi nào có lực ma sát? 1- Lực ma sát trượt: xuất hiện khi vật chuyển động trượt trên mặt vật khác 2- Lực ma sát lăn: xuất hiện khi vật chịu tác dụng tác dụng của lực ma sát mà vẫn đứng yên II- Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật: 1- Lực ma sát có thể có hại. 2- Lực ma sát có thể có ích. III- Vận dụng (SGK) III - Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (4 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - 1 HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của lực - Nêu câu hỏi kiểm tra 2 HS. cân bằng và chữa bài tập 5.1 và 5.2. - 1 HS trả lời câu hỏi: Quán tính là gì và chữa bài tập 5.3 và 5.8. - Nhận xét câu trả lời và bài tập của bạn. Hoạt động 2: (1 phút) Đặt vấn đề nghiên cứu lực ma sát Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nghe câu hỏi tình huống và dự đoán: - Nêu câu hỏi. Tại sao quả bóng đá ta khỏi chân lăn trên mặt đất chậm dần rồi dùng lại? Hoạt động 3: (20 phút) Tìm hiểu lực ma sát Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nghe câu hỏi: Lực ma sát (Fms) trượt xuất - Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm hiện ở đâu? - Thảo luận và trả lời: + Fms trượt xuất hiện ở má phanh và bánh xe ngăn cản chuyển động. + Fms trượt xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường. - Yêu cầu đọc thông báo về ma sát lăn - Cá nhân đưa ra phương án trả lời câu C1: + KL: Fms lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác. - Nêu ví dụ và ghi vở khi đã thống nhất. - Quan sát hình 6.1 trả lời câu C3: - Quan sát hình 6.1 nêu câu hỏi + Hình 6.1a là Fms trượt + Hình 6.1b là Fms lăn - Nhận xét: + Lực đẩy vật F trong trường hợp có F - Cho HS quan sát hình 6.2 được hướng dẫn đ ms của thí nghiệm, nêu yêu cầu. lăn nhỏ hơn trường hợp có Fms trượt Fms lăn < Fms trượt. - Đo cường độ lực ma sát, cần dụng cụ gì? - Tiến hành đọc hướng dẫn thí nghiệm trả lời. - Thảo luận trả lời câu C4. + C4: Vật không đổi vận tốc chứng tỏ vật chịu tác dụng lên 2 lực cân bằng. Hoạt động 4 (20 phút) Tìm hiểu về lợi ích tác hại của ma sát trong đời sống và kỹ thuật 16
- Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát hình 6.3a, b, c SGK trả lời câu - Cho học sinh phân tích hình 6.3a, 6.3b, 6.3c hỏi: SGK nêu câu hỏi + Tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát được mô tả trong các hình vẽ? - Phân tích hình vẽ trả lời câu hỏi. + C6: Hình 6.3a: Ma sát trượt làm mòn xích, đĩa. Cách khắc phục: Tra dầu mỡ. Hình 6.3b: Ma sát trượt làm mòn ổ trục cản trở chuyển động bánh xe. Khắc phục: Lắp ổ bi, tra dầu. + Quan sát hình 64 và cho biết Fms có tác - Tương tự hình 6.4 dụng như thế nào? - Quan sát đưa ra ý kiến câu C7. + C7: Fms giữ phấn trên bảng. Fms cho vít và ốc giữ chặt vào nhau. Fms làm nóng chỗ tiếp xúc để đốt diêm. - Sau khi học sinh nêu tác dụng của ma sát, Fms giữ cho ô tô trên mặt đường. đưa ra ý kiến tiếp. + Biện pháp làm tăng ma sát như thế nào? - Thảo luận nhóm về cách làm tăng ma sát. Hoạt động 5: (10 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu C8, C9. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C8, C9. - Nhận phiếu học tập hoàn thiện nội dung - Phát phiếu học tập cho HS. học tập cá nhân. - HS tự đánh giá kết quả học tập của mình - Cho HS tự đánh giá và chấm kết quả. thông qua việc chấm bài của bạn. Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết bài học giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Bài tập về nhà: 6.1 đến 6.5 (SBT) - Nhận xét giờ học - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Cho HS bài tập về nhà và những chuẩn bị - Đọc mục “Có thể em chưa biết” cho bài sau. IV- rút kinh nghiệm Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 7: áp suất I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Căn cứ vào ví dụ, thí nghiệm hình thành khái niệm áp lực và áp suất. ý nghĩa của khái niệm. - Nắm được công thức tính áp suất trong đời sống và kĩ thuật dùng nó giải thích một số hiện tượng đơn giả thường gặp. 2 - Kĩ năng: Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là S và F. 3 - Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, hợp tác nhóm. 17
- II - Chuẩn bị 1- Giáo vên: - Tranh vẽ hình 7.1 và .3, Bảng 7.1 bảng so sánh - Phiếu học tập. - Nội dung của phiếu học tập: Phiếu học tập (Học sinh thực hiện bài làm trong 8 phút) Câu 1: Trong câu kết luận sau có một cụm từ dùng sai. Em hãy chỉ ra những từ dùng sai và sửa lại từ đó cho đúng. áp suất là độ lớn của lực ép trên một đơn vị diện tích bị ép. Câu 2: áp lực là: A. Lực có phương song song với lực nào đó. B. Lực vuông góc với mặt bị ép. C. Lực kéo vuông góc với mặt bị ép. D. Tất cả các loại lực trên. Câu 3: 1 Pa có giá trị bằng: A. 1N/cm3 B. 1N/m2 C. 10N/m2 D. 100N/m2 Câu 4: Diện tích phần tiếp xúc áp suất Đối tượng Khối lượng áp lực với nền đất (N/m2) 210cm3 Người 60kg (diện tích mỗi bàn chân) Máy cày 6000kg 2,8m2 - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): (1) chuyển động; (2) lực ma sát Câu 2 (2 điểm): A Câu 3 (2 điểm): B Câu 4 (2 điểm): D 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 khay bột, 3 miếng kim loại hình chữ nhật - Bảng 7.1 bảng so sánh áp lực (F) Diện tích bị ép Độ lún F1 F2 S1 S2 h2 h1 F3 F1 S3 S1 h3 h1 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: 2 - Công thức tính áp suất: F = p.S p: áp suất; đơn vị: N/m2 F p F trong đó: F: áp lực; đơn vị: N S S 2 p S: diện tích bị ép; đơn vị m 1N/m2 = 1Pa Hoạt động 2: (2 phút) Tạo tình huống Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi tình huống: - Nêu tình huống. + Để một thỏi sắt lên khay cát và chồng hai thỏi sắt lên thì trường hợp nào cát nún nhiều hơn? + Quan sát hình 7.1 SGK thấy máy cày nặng 18
- hơn ô tô con nhiều nhưng máy kéo vẫn đi được còn ô tô bị lún sâu và lầy trên chính đoạn đường ấy, không thể đi được? Vì sao? Hoạt động 3: (7 phút) Tìm hiểu áp lực là gì? Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc phần I và trả lời: áp lực là gì? Lấy ví - Nêu yêu cầu HS đọc mục I nêu câu hỏi. dụ? - Hoàn thành câu C1 SGK vào vở - Tự xác định ai tự trong hình 7.3 SGK trả lời - Gợi ý: Trường hợp nào lực ép vuông câu C1. góc với mặt bị ép. Hoạt động 4: (15 phút) Tìm hiểu về áp suất Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên + Quan sát hình 7.4 SGK và cho biết áp lực - Nêu yêu cầu. gây ra hiện tượng gì trên bề mặt bị ép? - Quan sát đưa ra nhận xét: Làm cho bề nặt bị lún. - Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm theo nhóm - Phát dụng cụ thí nghiệm hướng dẫn HS kết quả vào bảng SGK tiến hành thí nghiệm theo nhóm ghi kết áp lực (F) Diện tích bị ép Độ lún quả. F1 F2 S1 S2 h2 h 1 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thí F3 F1 S3 S1 h3 nghiệm rút ra kết luận câu C3 h1 - Thảo luận theo nhóm trả lời câu C3 (SGK) - Trả lời: Tác dụng của áp lực càng khi áp - Dẫn dắt khái niệm áp suất. lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ. - Hình thành khái niệm áp suất và ghi vở - Nêu yêu cầu. khái niệm. + áp suất có độ lớn đo bằng gì? Công thức tính áp suất? - Đọc thông báo mục II.2 và trả lời. Hoạt động 5: (13 phút) Vận dụng - Củng cố Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc những ghi nhớ SGK. - Nêu yêu cầu: Học sinh thực hiện C4, C5 Nêu biện pháp tăng giảm áp suất? - Tự làm câu C4 - Tóm tắt và làm C5: - Nhận phiếu học tập hoàn thành nội dung - Phát phiếu học tập cho học sinh - Đánh giá kết quả học tập của mình thông - Đưa ra đáp án biểu điểm, yêu cầu trao qua việc chấm bài bạn đổi bài cho nhau chấm. Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Bài tập về nhà: 7.1 đến 7.6 (SBT) - Nhận xét giờ học - Học thuộc nội dung ghi nhớ SGK, đọc - Cho học sinh ghi bào tập về nhà phần có thể em chưa biết IV- rút kinh nghiệm Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. 19
- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8: áp suất chất lỏng - Bình thông nhau I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Làm được thí nghiệm sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. - Viết được công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Vận dụng linh hoạt công thức tính áp suất chất lỏng đề giải các bài tập đơn giản. 20
- - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó giải thích một só hiện tượng thường gặp. 2- Kĩ năng: Làm quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét. 3- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Phiếu học tập. 2- Học sinh: ôn tập kiến thức về áp suất. mỗi nhóm: - 1 bình trụ có đáy C và các lỗ A, B bên thành bịt bằng cao su mỏng. - 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy. - 1 bình thông nhau. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 8: áp suất chất lỏng - bình thông nhau I- Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: 1- Thí nghiệm 1: Nhận xét: Chất lỏng gây ra sự áp suất lên đáy và thành bình. 2- Thí nghiệm 2: Nhận xét: Chất lỏng gây ra áp suất lên các vật ở trong nó. 3- Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong chất lỏng. II- Công thức áp suất chất lỏng: p: áp suất chất lỏng; đơn vị: Pa hay N/m2 p = d.h trong đó d: trọng lượng riêng của chất lỏng; đơn vị: N/m3 h: chiều cao của cột chất lỏng (độ sâu); đơn vị: m III- Bình thông nhau: - Thí nghiệm: - Kết luận: Trong bình thông nhau chứa một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao. IV- Vận dụng: II- Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. áp suất là gì? biểu thức tính áp suất, nêu đơn vị các đại lượng trong biẻu thức? Chữa bài tập 7.1 và 7.2 - 1 HS chữa bài tập 7.5 và trả lời câu hỏi: Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp lực 1,7.104 N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó là như thế nào? - Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. - Đánh giá, cho điểm Hoạt động 2: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. Muốn lăn xuống sâu dưới biển hàng trăm mét, người thợ lặn phải mặc bộ quần áp đặc biệt chịu được áp suất lớn từ bên như hình 8.1 SGK, tại sao? 21
- Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu về áp suất của chất lỏng lên đáy và thành bình Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Các nhóm nhận biết dụng cụ thí nghiệm: - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm - Dự đoán khi đổ nước vào bình trụ. - Gợi ý: Các màng cao su có biến dạng? - Thảo luận nhóm đưa ra dự đoán. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm quan sát hiện tượng xảy ra. - Theo dõi HS làm thí nghiệm. - Thảo luận trả lời theo câu hỏi C1, câu C2 + Các màng cao su biến dạng chứng tỏ điều gì? Chỉ ra các phương mà chất lỏng tác dụng? C1: Các màng cao su biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy và thành bình. C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. - Nghe câu hỏi và trả lời: - Nêu câu hỏi tình huống. Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình. Vậy chất lỏng có gây áp suất lên bề mặt các vật nhúng trong nó không? Hoạt động 4: (5 phút) Tìm hiểu áp suất của chất lỏng lên một mặt phẳng nằm trong chất lỏng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát hình 8.4 (SGK) và tiến hành thí - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. nghiệm nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra. - Thảo luận trả lời câu hỏi: + Giải thích vì sao đĩa D không bị rời khỏi đáy ống trụ mặc dù đĩa D có trọng lực tác dụng. + Quay ống trụ theo các hướng khác nhau, đĩa D vẫn không rời ra chứng tỏ áp suất chất lỏng tác dụng theo phương nào? - Thảo luận trả lời câu C3 C3: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật trong lòng nó. - Tự điền từ vào chỗ trống, hoàn thiện kết - Qua 2 thí nghiệm cho HS rút ra kết luận. luận. - Nhận xét câu trả lời của bạn thống nhất ghi vở. Hoạt động 5: (8 phút) Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Lập luận để tính áp suất chất lỏng. - Nêu yêu cầu. + Biểu thức tính áp suất? + áp lực F = ? biết d, V. + Giải thích các đại lượng trong biểu thức? - Vẽ hình yêu cầu . . . A B C + Gợi ý: Chất lỏng đứng yên, tại các - So sánh pA , pB , pC điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng 22
- - Quan sát hình vẽ và nhận xét như nhau? Hoạt động 6: (5 phút) Tìm hiểu mực nớc trong các nhánh ở bình thông nhau Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát hình 8.6 SGK. - Cho HS quan sát và nêu yêu cầu. - áp dụng kết luận và nhận xét ở trên để giải - Gợi ý: câu C5: - Xét hai điểm A và B ở trong chất lỏng. + pA = pB So sánh pA và pB + pA = d.hA; pB = d.hB - Tính pA và pB theo độ cao cột nước. + pA = pB d.hA = d.hB hA = hB - Vì pA = pB mối liên hệ giữa hA và hB - Nhận dụng cụ làm thí nghiệm kiểm tra. - Phát dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí - Thảo luận trả lời câu hỏi: nghiệm. + Mực nước ở hai nhánh bình thông nhau như thế nào? - Tự hoàn thành kết luận trong SGK. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Rút ra kết luận. Hoạt động 7: (5 phút) Vận dụng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời các câu hỏi phần vận - Nêu yêu cầu dụng (câu C6 đến C9 ) - Gọi HS trả lời Hoạt động 8 (4 phút) Tổng kết bài học - Giao nhiệm vụ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Học thuộc phần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học - Đọc mục: Có thể em chưa biết: Tìm hiểu - Giao bài tập cho HS và nhắc nhở máy ép dùng chất lỏng. - Làm các bài tập: 8.1 đến 8.6 (SBT) IV- rút kinh nghiệm Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 9: áp suất khí quyển I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển. - Giải thích thí nghiệm Torixenli, một số hiện tượng đơn giản trong thực tế. 23
- - Biết tại sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được diễn đạt theo độ caop của cột thuỷ ngân và biết cách đổi sang đơn vị áp suất (N/ m2) 2- Kĩ năng: Suy luận lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và do áp suất khí quyển. 3- Thái độ: Nghiêm túc, tập trung khi nghiên cứu hiện tượng. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Phiếu học tập - Nội dung phiếu học tập: Phiếu học tập Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Trong thí nghiệm Torixenli nếu không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì chiều cao cột nước (1) chiều cao cột thuỷ ngân vì trọng lượng riêng của nước (2) trọng lượng riêng của thuỷ ngân. Câu 2: Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng: A. 76cm B. 76cmHg C. 76N/m2 D. 760cmHg Câu 3: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng B. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm C. Càng giảm vì nhiệt độ không khí giảm D. Càng tăng vì khoảng cách tình từ mặt đất tăng Câu 4: Để đo áp suất khí quyển ta dùng: A. Lực kế B. áp kế C. Vôn kế D. Ampe Kế Câu 5: Khi áp suất khí quyển bằng 75cmHg áp suất đo bằng: A. 103360N/m2 C. 102000N/m2 B. 103300N/m2 D. 103300N/m2 - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Mỗi câu 2 điểm: Câu 1: (1) cao lớn (2) nhỏ hơn Câu 2: B Câu 4: B Câu 3: B Câu 5: B 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 ống thuỷ tinh dài 10 - 15cm, tiết diện 2 - 3mm, 1 cốc nước. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các hình ảnh về sự tồn tại của khí quyển. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 9: áp suất khí quyển I- Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái đất, áp suất này tác dụng theo mọi phương. II- Độ lớn của áp suất khí quyển: 1- Thí nghiệm Torixenli 2- Độ lớn của áp suất khí quyển * Kết luận: áp suất khí quyển bằng sáp suất của cột thuỷ ngân trong ống Torixenli II- Vận dụng (SGK) Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu rõ - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức và chữa bài 8.2. - 1 HS chữa bài 8.6 (SBT) 24
- Hoạt động 2: (3 phút) Tạo tình huống Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi: - Nêu tình huống. Nước thường chảy xuống, vậy tại sao quả dừa đục 1 lỗ dốc nước dừa lại không chảy xuống? - Quan sát một cốc nước đầy, đậy tờ giấy - Làm thí nghiệm cốc nước và tờ giấy. phẳng. Dốc ngược cốc nước vẫn không rơi. Tại sao cái gì giữ cho miếng giấy sát vào - Nêu câu hỏi. miệng cốc không cho nước chảy ra? Hoạt động 3; (12 phút) Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc thông tin SGK. - Thông báo sự tồn tại của áp suất không - Dự đoán: Chúng ta đứng trong không khí khí. tương tự ngâm mình trong nước. Vì nước có - Nêu yêu cầu dự đoán. trọng lượng nên gây ra áp suất lên các vật trong nó, không khí cũng có trọng lượng nên có thể suy ra dự đoán thế nào về tác dụng của khí quyển lên các vật nằm trong nó. - Thảo luận nêu dự đoán: Khí quyển cũng tác dụng áp suất lên các vật nằm trong nó. - Làm thí nghiệm như hình 9.2 SGK trả lời - Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1. câu C1 + Gợi ý: Lúc đầu cả trong và ngoài hộp - Thảo luận nhóm và giải thích đều có không khí tại sao hộp không bẹp? - Làm thí nghiệm hình 9.3 SGK, quan sát Khi hút không khí trong hộp ra thì áp hiện tượng. suất không khí trong hộp thế nào? - Thảo luận trả lời câu C2, C3 Vì sao hộp bị bẹp vào trong? + Phương án trả lời: - Hướng dẫn làm thí nghiệm như hình 9.3 C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực SGK. của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên trên hộp trọng lượng cột nước. C3: Khi bỏ ngón tay nước chảy ra kỏi ống vì khi đó không khí trong ống thông với khí quyển, áp suất không khí trong ống cộng với cột nước lớn hơn áp suất khí quyển. Bởi vậy làm nước chảy từ trong ống ra. - Thảo luận nhóm trả lời câu C4: áp suất bên trong của quả cầu bằng không. - Tái hiện lại thí nghiệm 3 bằng 2 bán áp suất bên ngoài bằng áp suất khí quyển cầu cao su và kể lại thí nghiệm 3. Nêu ép hai nửa quả cầu. yêu cầu. Hoạt động 4: (15 phút) Đo độ lớn của áp suất khí quyển Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. Tại sao không dùng cách tính của áp suất chất lỏng để tính áp suất khí quyển? - Thảo luận ở lớp: vì khí quyển bao quanh Trái đất có chiều cao rất lớn. - Tìm hiểu thí nghiệm Torixenli. - Thông báo thí nghiệm Torixenli - Thảo luận nhóm trả lời cho từng câu hỏi. C5: pA = pB vì A và B cùng nằm trên một - Căn cứ vào thí nghiệm trả lời C5, C6, mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng câu C7 tìm ra cách xác định áp suất khí 25
- C6: pA = áp suất khỉ quyển quyển. pB = áp suất cột thuỷ ngân trong ống. 3 C7: pB = d.h = 136.000N/m 0,76m = 103.360N/m2 Hoạt động 5: (8 phút) Vận dụng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Suy nghĩ trả lời câu hỏi C8, C9, C10, C11, - Nêu yêu cầu. C12. - Phát phiếu học tập. - Cá nhân HS hoàn thành phiếu học tập. - Chấm bài của bạn theo sự hướng dẫn của - Đưa ra đáp án, biểu diễn yêu cầu HS giáo viên. trao đổi bài cho nhau và chấm. - Tự nhận xét đánh giá bài làm của mình thông qua việc chấm bài của bạn. Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết bài học, giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Học thuộc phần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Giao bài tập về nhà cho học sinh và nhắc - Làm bài tập: 9.1 đến 9.6 (SBT) nhở. IV- rút kinh nghiệm Cách thức tổ chức các hoạt động của HS, lưu ý những sai sót mà HS thường mắc phải. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 10. kiểm tra 45 phút đề bài Bài 1(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng. Câu 1: Hành khách đang ngồi trên xe ôtô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe đột ngột. A. Giảm vận tốc B. Tăng vận tốc C. Rẽ sang trái. D. Rẽ sang phải Câu 2: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. Câu 3: Câu nào sau đây nói về áp suất là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép và giữ nguyên áp lực. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng phồng nên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. dùng một ống nhựa nhỏ hút nước từ cốc vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay bổng lên. Câu 5: 54km/h bằng: A. 5m/s C. 15m/s B. 10m/s D. 20m/s Câu 6: Khi có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi. C. Vận tốc giảm dần. B. Vận tốc tăng dần. D. có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. 26
- Câu 7: Một vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật đang chuyển đông đều sẽ không chuyển động nữa. D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. Câu 8: Khi nói về lực ma sát thì: A. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. B. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động. C. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. D. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. Bài 2(6 điểm): Câu 1: Từ điểm A đến B một ô tô chuyển động đều với vận tốc v1 = 30km/h. Đến B ô tô quay ngay về điểm A và cũng chuyển động đều nhưng với vận tốc v2 = 40km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô ? Câu 2. Một người đi bộ trên đoạn đường dài 3,6km với vận tốc 2m/s, đi đoạn đường tiếp theo dài 1,9km hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường sau và trên cả hai đoạn đường. Hết Đáp án Bài 1: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 D C B C C D D A Bài 2: Mỗi câu đúng cho 3 điểm S S 7S Câu 1: Tổng thời gian: t = + = (1điểm) 30 40 120 Tổng quãng đường: 2S (1điểm) 240 Vận tốc trung bình: v = (km/h) (1điểm) 7 1,9 Câu 2: Vận tốc trung bình trên đoạn đường sau: v2 = = 3,8 (km/h) (1điểm) 0,5 3600 Tổng thời gian t = + 0,5. 3600 = 3600s = 1h (1điểm) 2 3 6 1 9 Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường: v = , , = 5,5 (km/h) (1điểm) 1 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 10: Lực đẩy Acsimet Tiết theo phân phối chương trình I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức. 2- Kỹ năng: 27
- - Học sinh tham gia đề xuất thí nghiệm, tìm ra lực đẩy Acsimet. - Học sinh tham gia đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra công thức FA = d.V. - Học sinh vận dụng được công thức FA = d.V để giải bài tập đơn giản tính 1 trong 3 đại lượng FA, d, V. - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan. 3- Thái độ: Rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, cẩn thận, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: a. Dụng cụ thí nghiệm: Mỗi nhóm học sinh: 01 giá đỡ, 02 cốc đựng nước, 01 bình tràn, 01 quả nặng, 01 bút dạ, 01 khăn lau, 01 bình nước. b. Bảng kết quả thí nghiệm. (làm trên bảng phụ, hoặc dùng máy tính, đèn chiếu) ' So sánh Nhóm P1 P2 P1 ' P1 - P 1 1 2 3 4 5 6 c. Phiếu học tập: Mỗi nhóm 01 phiếu học tập: Nội dung phiếu học tập: Phiếu học tập (Thực hiện bài làm trong 7 phút) Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ với lực có độ lớn bằng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet. Câu 2: Móc một qủa nặng vào lực kế, số chỉ của lục kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên B. Giảm đi. C. Không thay đổi D. Chỉ số 0 Câu 3: Hai quả cầu A và B có thể tích như nhau, A làm bằng nhôm, B làm bằng đồng. Nhúng chìm A, B vào cùng một chất lỏng, so sánh độ lớn lực đẩy Acsimet FA, FB tác dụng lên hai quả cầu. A. FA > FB B. FA < FB C. FA = FB D. Tuỳ thuộc vào loại chất lỏng. Câu 4: Chọm câu trả lời đúng: Một vật có thể tích 1cm3, trọng lượng riêng 100 N/m3 nhúng chìm vào trong nước có trọng lượng riêng 1000N/m3 thì chịu một lực đẩy Acsimet có độ lớn là: a) 1000N b) 100N c) 10N d) 1N Câu 5: Một vật đặc được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không kgí lực kế chỉ 2,1N; khi nhúng chìm vật vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Tính trọng lượng 3 riên của vật? cho dnước = 10000 N/m . - Gợi ý đáp án Đáp án - Biểu điểm Câu 1: (2 điểm) - điền đúng mỗi từ được 1 điểm: 1. dưới lên 2. trọng lượng. 28
- Câu 2: (2 điểm) - Câu B. Câu 3: (2 điểm) - Câu C. Câu 4: (2 điểm) - Câu D. Câu 5: (2 điểm) Giá trị giảm của lực kế là độ lớn của lực đẩy Acsimet. F = d.V = 0,2N. F > V = = 0,00002 m3 d Vì vật chìm nên V = Vvật . Trọng lượng riêng của vật là: P 3 dvật = = 105000N/m V d. Dự kiến chia lớp học thành 6 nhóm e. Nội dung ghi bảng: Bài 10: Lực đẩy ác si mét I- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. + Treo một vật nặng vào lực kế xác định số chỉ F1 = P1. + Nhúng chìm vật nặng trong nước. Xác định số chỉ F2 = P2. - So sánh: P1 > P2. * Kết luận: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng. II- Độ lớn của lực đẩy ác si mét 1. Dự đoán: SGK. 2. Thí nghiệm kiểm tra. + Bảng kết qủa thí nghiệm: + Kết luận: (SGK) 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy ác si mét. FA = d.V FA: Lực đẩy ác si mét (N) d: trọng lượng riên của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) III- Vận dụng (SGK) * Ghi nhớ: (SGK) 2- Học sinh: - Ôn tập cách biểu diễn lực, sự cân bằng lực, đặc điểm của áp suất chất lỏng. - Xem trước yêu cầu của thí nghiệm hình vẽ 10.2, 10.3 (SGK). 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Các đoạn video minh hoạ cho bài giảng, bảng kết quả thí nghiệm, các câu hỏi, phiếu học tập dưới dạng trắc nghiệm, III- Tổ chức các hoạt động học tập. Hoạt động 1: (3 phút) Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi: Nêu câu hỏi kiểm tra. Nêu đặc điểm và viết công thức tính áp suất của chất lỏng? - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: (1 phút) Đặt vấn đề nghiên cứu lực đẩy Acsimet. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên + Nghe câu hỏi tình huống: Nêu câu hỏi. Tại sao nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn 29
- khi ta nâng vật đó trong không khí? + Ghi đầu bài vào vở Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Dự đoán câu hỏi tình huống: Có lực tác dụng đẩy vật từ dưới lên. Gợi ý bằng cách đặt câu hỏi: - Thảo luận, nêu phương án thí nghiệm. Làm thế nào để kiểm tra được điều - Đưa ra phương án thí nghiệm: đã dự đoán? + Dùng lực kế để đo trọng lượng của vật trong không khí là P1. + Dùng lực kế để đo trọng lượng của vật ở trong lòng chất lỏng (nhúng chìm trong nước) là P2. So sánh P1 với P2 > kết luận. - Nhận dụng cụ, tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Phát dụng cụ, hướng dẫn học sinh > Kết quả: P1>P2. làm thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho ta rút ra kết luận gì? Nêu câu hỏi tình huống. Nếu thay nước bằng một chất lỏng khác, hiện tượng có xảy ra không? - Hoàn thành câu C2 SGK vào vở. Lực có đặc điểm như vậy được gọi là lực đẩy Nêu thông báo. Acsimet. Độ lớn của lực này được xác định theo quy luật Nêu câu hỏi nào? Hoạt động 4: (13 phút) Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK phần 1, nêu dự đoán của Acsimet về Yêu cầu HS đọc SGK. độ lớn của lực đẩy Acsimet. - Đọc, thảo luận phần 2 và quan sát hình vẽ 10.3a, b, c SGK. - Nhận dụng cụ, tiến hành thí nghiệm theo nhóm Phát dụng cụ, hướng dẫn học sinh ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm. làm thí nghiệm. - Thảo luận theo nhóm, trả lời câu C3 SGK. Yêu cầu học sinh thảo luận theo Trả lời: nhóm. + Khi nhúng vật nặng chìm trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra, lượng nước này có thể tích bằng thể tích của vật. Vật nhúng trong nước Theo dõi học sinh trả lời. bị nước tác dụng lực đẩy từ dưới lên số chỉ của lực kế là: P2 = P1 - FA < P1 + Khi đổ nước từ cốc B và cốc A, lực kế chỉ giá trị P1. Chứng tỏ lực đẩy ác si mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm Nêu câu hỏi. chỗ. Gợi ý cho học sinh bằng câu hỏi. - Học sinh trả lời câu hỏi. Trọng lượng của khối chất lỏng Lực đẩy Acsimet đượng tính theo công thức nào? được tính theo công thức nào? Công thức: FA = d.V FA: Lực đẩy Acsimet. (N) 30
- d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3). Hoạt động 5: (15 phút) Củng cố, vận dụng. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nêu yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm câu C4, C5, C6. Thảo luận, trả lời câu C4, C5,C6. Nhận phiếu học tập, thảo luận hoàn thành nội Phát phiếu học tập cho học sinh dung trong phiếu học tập theo nhóm. theo nhóm. Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình Đưa ra đáp án, biểu điểm yêu thông qua việc chấm bài của bạn cầu học sinh trao đổi bài cho nhau và chấm. Hoạt động 6: (3 phút) Tổng kết bài học, giao nhiệm vụ học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Bài tập C7 (SGK), 10.2, 10.3, 10.4 (SBT). - Nhận xét giờ học. - Học thuộc nội dung ở phần ghi nhớ, đọc phần - Cho HS ghi bài tập về nhà và có thể em chưa biết, kẻ mẫu báo cáo thực hành ra những chuẩn bị cho bài sau. giấy (mẫu trang 42) IV- Rút kinh nghiệm. (Cách thực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, lưu ý những sai sót mà học sinh thường mắc phải) Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11: Thực hành nghiệm lại lực đẩy ác - si - Mét Tiết: theo phân phối chương trình. I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy ác si mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức. Bằng thực nghiệm chứng tỏ được độ lớn của lực đẩy ác - si - mét bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 2- Kỹ năng: Sử dụng được lực kế, bình chia độ để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác si mét. Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở các dụng cụ đã có. 3- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo trong nghiên cứu thí nghiệm, tinh thần hợp tác trong nhóm học tập. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: * Dụng cụ thí nghiệm: 31
- - Cho mỗi nhóm học sinh: 1 lực kế 0-2,5N (hoặc 1 một lực kế 0-5N), độ chia nhỏ nhất 0,02N; có thể hiệu chỉnh được. 1 vật nặng bằng nhôm, hình trụ, đường kính 4cm, thể tích 50cm3, có móc treo. 1 giá đỡ, 1 bình chia độ, 1 bình nước, 1 khăn lau. - Cho cả lớp: Bảng kết quả thí nghiệm Trọng lượng khối chất Lực đẩy ác So sánh Nhóm lỏng bị vật chiếm chỗ Nhận xét si mét (FA) FA và PN (PN) 1 2 3 4 5 * Dự kiến chia lớp thành 5 nhóm thực hành: * Nội dung ghi bảng: Bài 11: Thực hành nghiệm lại lực đẩy ác - si mét I- Chuẩn bị: II- Nội dung thực hành: 1- Đo lực đẩy ác - si - mét. - Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí. - Đo hợp lực của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. - Độ lớn của lực đẩy ác - si - mét bằng công thức: FA = P - F. 2- Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ: PN = P2 - P1. 3- So sánh kết quả đo PN và FA. FA = PN = d.V. Kết luận: Lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 2- Học sinh: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 01 báo cáo thực hành (theo mẫu SGK - trang 42) có thêm mục 5- đề xuất phương án thí nghiệm khác. 3- Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin: Sưu tầm một số video biểu diễn thí nghiệm về lực đẩy ác - si - mét, các phiếu học tập, bảng kết quả thí nghiệm theo nhóm III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Ôn tập kiến thức cũ, tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi và viết câu trả lời vào báo cáo: (3 phút) Nêu câu hỏi. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy ác - si - mét?nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? + Câu trả lời: Công thức: FA = d.V Trong đó: FA: lực đẩy ác si mét (N), d: trọng lượng riêng của khối chất lỏng bị 32
- vật chiếm chỗ (N/m3). V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) Đặt câu hỏi tình huống: - Nhận xét câu trả lời của bạn? Tích d.V gọi là gì? Để làm thí nghiệm kiểm chứng lại độ lớn Nêu câu hỏi. của lực đẩy ác si mét ta cần dụng cụ gì?và bố trí như thế nào? Hoạt động 2: (5 phút) Nhận dụng cụ, nêu phương án thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nhận dụng cụ thí nghiệm theo nhóm. Phát dụng cụ cho các nhóm. - Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm. Giới thiệu dụng cụ. - Trả lời câu hỏi và viết câu trả lời vào báo cáo. Muốn kiểm chứng lại độ lớn của lực đẩy Nêu câu hỏi. ác si mét cần phải đo những đại lượng nào? + Trả lời: . Đo lực đẩy ác si mét. . Đo trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật bị chìm trong nước. Nêu câu hỏi tình huống: Để đo được lực đẩy ác si mét và trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ ta cần bố trí thí nghiệm như thế nào? và đo những đại lượng nào? Hoạt động 3: (10 phút) Thảo luận phương án thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc và thảo luận theo nhóm mục 1a và Cho HS đọc SGK, Nêu yêu cầu. 1b trả lời câu hỏi C1. Trả lời: Xác định độ lớn lực đẩy ác - si - mét bằng công thức: FA = P - F. - Đọc và thảo luận theo nhóm mục 2a và Cho HS thảo luận theo nhóm. 2b trả lời câu hỏi C2 và C3. Trả lời: Theo dõi học sinh trả lời. C2: Thể tích (V) của vật được tính: V = V2 - V1 C3: Trong lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ là: PN = P2 - P1. Ta cần đo các đại lượng nào? Hoạt động 4: (15 phút) Học sinh làm thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Hoạt động theo nhóm. Cho HS hoạt động theo nhóm. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm. + Lắp đặt lần lượt các thí nghiệm để đo Quan sát học sinh làm thí nghiệm, kiểm các đại lượng F, P, V1, V2, P1, P2. (mỗi đại tra và hướng dẫn lắp đặt dụng cụ thí 33
- lượng lấy kết quả 3 lần) nghiệm, thao tác thí nghiệm. + Ghi kết quả đo được vào báo cáo thí nghiệm. + Tính đại lượng FA và PN. Hoạt động 5: (10 phút) Kết thúc Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nộp báo cáo, trả dụng cụ thí nghiệm. Thu báo cáo, nhận dụng cụ thí nghiệm. - Đại diện các nhóm ghi kết quả đo và tính Treo bảng phụ cho HS điền kết quả toàn lên bảng kết quả thí nghiệm. - Thảo luận kết quả đo được bằng cách so sánh FA và PN theo từng nhóm. - Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận. Nêu đánh giá, nhận xét. - Nghe giáo viên nhận xét: + Kết quả thí nghiệm của các nhóm. + Sự phân công và hợp tác trong nhóm. + Thao tác thí nghiệm. + Trả lời câu hỏi. + Cho điểm. Hướng dẫn học sinh. - Thảo luận về phương án thí nghiệm (nếu có), nếu không thì nghe giáo viên hướng dẫn tìm phương án mới. IV- Rút kinh nghiệm: (Cách thực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, lưu ý những sai sót mà học sinh thường mắc phải) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 13. Bài 12: sự nổi I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Biết được điều kiện nổi của vật. - Nêu được các ví dụ trong thực tế về sự nổi và các ứng dụng của sự nổi. - Bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy học sinh tìm tòi kiến thức mới. 2- Kĩ năng: - Phân tích lực tác dụng vào vật. - Vận dụng công thức, tính lực đẩy Acsimet. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị . 1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm: Một vật có trọng lượng 500N, thể tích 40dm3 thả chìm vào nước. a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật ? b) Thả tay ra, vật nổi lên hay chìm xuống ? 2- Học sinh: Mỗi nhóm : + Một cốc thuỷ tinh to đựng nước. + Một vật rắn(chìm); một vật nhẹ(nổi). + Lực kế, dây buộc 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Hình ảnh vật nổi lên, chìm xuống 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 13: sự nổi I- Điều kiện để vật nổi, vật chìm: 34
- a) P >FA: vật chìm xuống. b) P FA: vật chìm xuống, hay dV > dl b) P FA: vật chìm xuống. b) P FA: vật chìm xuống, hay dV > dl b) P < FA: vật nổi lên, hay dV < dl c) P = FA: vật lơ lửng trong lòng chất lỏng, hay dV = dl C7: Tầu to nhưng trọng lượng riêng của tầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên tầu nổi. Kim tuy nhỏ nhưng trọng lượng riêng của kim lại lớn hơn trọng lượng riêng của nước, nên kim chìm. C8: Viên bi nổi, vì trọng lượng riêng của bi(sắt) nhỏ hơn trọng lượng riêng của thuỷ ngân. Hoạt động 5: (5 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập (SBT-). - Giao bài tập về nhà cho HS. 35
- IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 14. Bài 13: công cơ học I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Biết được dấu hiệu để có công cơ học - Nêu được các ví dụ trong thực tế có công cơ học và không có công cơ học. - Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 2- Kĩ năng: - Phân tích lực khi thực hiện công. - Vận dụng công thức, tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị . 1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm: * Trong các trường hợp sau trường hợp nào có công cơ học. Hãy chỉ rõ lực thực hiện công? a- Con trâu đang kéo cày. b- Quả táo ở trên cây. c- Bác công nhân đang kéo gạch bằng raòng rọc để xây dựng. d- Học sinh đang học bài. e- Tên lửa đang bay. g- Bác nông dân đang cấy lúa. 2- Học sinh: 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 14: công cơ học I- Khi nào có công cơ học - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển có hướng. II- Công thức tính công A = F.s + A: công của lực F + F: lực tác dụng vào vật + s: quãng đường vật dịch chuyển Đơn vị của công là Jun ký hiệu là J (1J = 1N.m) III- Vận dụng 36
- III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc thông tin in nghiêng đầu bài. - Nêu yêu cầu cho HS. - Nghe câu hỏi tình huống. - Nêu thêm các ví dụ và đưa ra câu hỏi + Trong thực tế mọi công sức bỏ ra để làm tình huống. một việc đều thực hiện công. Trong đó thì công nào là công cơ học? Hoạt động 2: Tìm hiểu công cơ học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nghiên cứu và nhận xét hai hình vẽ H13.1 - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ. và H13.2 SGK. - Hướng dẫn HS phân tích hình vẽ và rút + Con bò kéo xe: ra kết luận trường hợp có công cơ học và Bò tác dụng lực vào xe. không có công cơ học. Xe chuyển động. => Có công cơ học + Lực sĩ đang nâng tạ: Lực sĩ tác dụng lực vào quả tạ. Quả tạ không chuyển động. => Không có công cơ học - Cá nhân trả lời câu C1, C2. - Yêu cầu HS trả lời C1, C2. - Các nhóm thảo luận hoàn thành C3, C4. + C3: Các trường hợp có công cơ học là: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn a- Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng thành C3, C4. chở than chuyển động. c- Máy xúc đất đang làm việc. d- Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. + C4: Lực thực hiện công trong các trường - Nhận xét các câu trả lời. hợp là. a- Lực kéo của đầu tầu hoả b- Lực hút của trái đất (trọng lực) c- Lực kéo của người công nhân. - Nghe câu hỏi gợi ý: - Đưa ra câu hỏi gợi ý. + Làm thế nào để tính được công của lực? Hoạt động 3: Công thức tính công Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi + Công của lực được tính theo công thức Nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức. nào? + Kể tên các đại lượng có trong công thức đó? - Chú ý nghe thầy giáo giảng. - Thông báo về đơn vị các đại lượng. - Đọc thông tin phần chú ý. - Nêu yêu cầu. Hoạt động 4: Củng cố , vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ SGK. - Nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm - Thảo luận trả lời C5, C6, C7. câu C5, C6, C7. + C5: A = F.s = 5000.1000 = 5000000J + C6: A = F.s = P.h = 2.10.6 = 120J + C7: Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, 37
- nên không có công cơ học của trọng lực. - Nhận phiếu học tập, thảo luận hoàn thành - Phát phiếu học tập cho HS theo nhóm. nội dung trong phiếu học tập theo nhóm - Đưa ra đáp án biểu điểm, yêu cầu HS - Tự đánh giá kết quả học tập của mình trao đổi bài cho nhau và chấm . thông qua việc chấm bài của bạn Hoạt động 5: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập (SBT-). - Giao bài tập về nhà cho HS. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Bài 14: định luật về công I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. 2- Kĩ năng: - Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, (Nếu có thể giải được bài tập về đòn bẩy). - Làm thí nghiệm, phân tích kết quả để rút ra mối quan hệ giữa yếu tố lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị . 1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm: 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 thước đo có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm - 1 giá đỡ - 1 thanh nằm ngang - 1 ròng rọc - 1 quả nặng 100g - 1 lực kế 5N - 1 dây kéo - Bảng kết quả thí nghiệm: Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc động Lực F (N) F1 = F2 = Quãng đường đi được s (m) s1 = s2 = Công A (J) A1 = A2 = 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 15: định luật về công I- Thí nghiệm 1- Thí nghiệm với ròng rọc động 2- Kết luận Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công. II- Định luật về công (SGK) III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV 38
- - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi kiểm tra. + Khi nào có công cơ học? Lấy ví dụ minh hoạ? + Viết biểu thức công cơ học, giải thích các đại lượng trong công thức? - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét cho điểm. - Trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên các máy cơ đơn giản? Máy - Nêu câu hỏi thình huống. cơ đơn giản giúp ta có lợi như thế nào? + Máy cơ đơn giản có thể giúp ta nâng vật lên có lợi về lực. Vậy công của lực nâng vật lên có lợi không? Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để so sánh công của lực kéo vật lên bằng máy cơ đơn giản và công của lực kéo vật lên trực tiếp Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc thông tin SGK trình bày các bước tiến - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. hành thí nghiệm. - Nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo - Phát dụng cụ, hướng dẫn HS làm thí nhóm ghi lại kết quả vào bảng. nghiệm. - Thảo luận trả lời C1, C2, C3, C4. - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu + C1: F1 = 2F2 C1, C2, C3, C4. + C2: s2 = 2s1 + C3: A1 = A2 + C4: Dùng ròng rọc động được lợi hai - Cho HS nhận xét sửa sai nếu có. lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công. - Trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. + Đối với các máy cơ đơn giản khác có lợi về công không? Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật về công Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc thông tin SGK. - Nêu yêu cầu. - Phát biểu định luật về công: Không một - Chốt lại định luật. máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ SGK. - Nêu yêu cầu cho HS làm việc theo - Thảo luận nhóm trả lời C5, C6. nhóm. + C5: a- Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần. b- Cả hai trường hợp công thực hiện là như nhau. c- Công của lực kéo theo mặt phẳng nghiêng bằng công của lực kéo trực tiếp: A = 500.1 = 500 J. - Nhận xét và sửa chữa. + C6: a- Kéo vật lên bằng ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật nghĩa là: F = P/2 = 420/2 = 210N 39
- Quãng đường để nâng vật: s = 2h = 8cm Vậy h = 8/2 = 4 cm b- Công nâng vật lên: A = F.s = 210.8 = 1680J Hoạt động 5: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập (SBT-). - Giao bài tập về nhà cho HS. IV- Rút kinh ngiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Bài 15: công suất I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. - Viết được công thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập đơn giản. 2- Kĩ năng: - Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị . 1- Giáo viên: - Tranh vẽ hình 15.1 SGK - Phiếu học tập cho mỗi nhóm 2- Học sinh: 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 16: công suất I- Công suất 1- Khái niệm Công thực hiện trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất. 2- Công thức A P t trong đó: + P: công suất + A: công + t: thời gian II- Đơn vị công suất Đơn vị công suất gọi là oát, ký hiệu là W. 1W = 1J/s 1kW = 1000W 1MW = 1000kW III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi kiểm tra. 40
- + Phát biểu định luật về công? - Nhận xét cho điểm. - Đọc thông tin SGK, đưa ra dự đoán: - Nêu yêu cầu. + Ai làm việc khoẻ hơn ai? - Cá nhân trả lời C1. Gọi A1là công thực hiện được của anh Dũng Gọi A2là công thực hiện được của anh An A1= 10.16.4 = 640 (J ) A2 = 15.16.4 = 960 (J) - Các nhóm thảo luận trả lời C2 Chọn đáp án c và d - Các nhóm tính theo phương án c: tính thời gian của An và Dũng để cùng thực hiện công là 1Jun. gọi thời gian của Dũng là t1 là: t1 = 60/960 = 0,625s gọi thời gian của An là t2 là: t2 = 50/640 = 0,078s - Các nhóm tính theo phương án d tính công thực hiện được trong cùng một thời gian là 1s của Dũng và An Công của Dũng là: A1= 960/60 = 16J Công của An là: A2 = 640/50 = 12,8J - Dựa vào kết quả tìm được hoàn thành C3. Anh Dũng làm việc khoẻ hơn. - Trả lời câu hỏi. Để biết người nào hay máy nào thực hiện công nhanh hơn người ta làm như thế nào? Hoạt động 2: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v + An khoẻ hơn Dũng Nêu yêu cầu và đưa ra câu hỏi. + Dũng khoẻ hơn An + Cả hai khoẻ như nhau Ghi lại các phương án dự đoán của H/s lên bảng. Nêu yêu cầu cho H/s làm việc. Kiểm tra kết quả. Nêu yêu cầu Hướng dẫn học sinh tính theo phương án c và d 41
- Nêu yêu câu và nhận xét. -Nêu câu hỏi - Gợi ý học sinh trả lời nếu học sinh không trả lời được - Vào bài Hoạt động 3: Tìm hiểu về công suất Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v đọc thông tin SGK Nêu yêu cầu Ghi lại khái niêm công suất và công thức tính Thông báo khái niệm công suất công suất vào vở. Nêu câu hỏi Trả lời câu hỏi. Để so sánh ai hay máy móc nào làm việc khoẻ hơn hay nhanh hơn ta làm như thế nào? Nhận xét câu trả lời và nêu câu hỏi gợi ý Tính công suất và so sánh. Trả lời câu hỏi gợi ý. Công suất có đơn vị là gì ? Vào hoạt động tiệp theo. Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị công suất. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi. Nêu yêu cầuvà câu hỏi Đợ vị công suất là gì? Nhận xét và đưa ra các đơn vị kW,MW. Đơn vị công suất là oát ký hiệu là W Hoạt động 5 : Củng cố và vận dụng. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v - Đọc phần ghi nhớ SGK - Các nhóm hoàn thành C4, C5, Nêu yêu cầu Nhận xét câu trả lời - Cá nhân chú ý gợi ý của giáo viên để Gợi ý để học sinh hoàn thành C6 hoàn thành C6 Bài 16: Cơ năng I. Mục tiêu bài học: 42
- 1. Kiến thức. - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng , động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh hoạ. 2. Kỹ năng. - Thu nhận thông tin từ tranh vẽ , thí nghiệm của giáo viên và các hiện tượng thực tế , phân tích thông tin để rút ra kiến thức cần đạt được. 3. Thái độ. - Hứng thú học tập bộ môn - Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. II> Chuẩn bị. 1. Đối với giáo viên. a. Phương tiện dạy học. * Cho cả lớp. - Hình vẽ phóng to hình 16.1 SGK - 1hòn bi thép - 1 máng nghiêng - 1miếng gỗ - 1cục đất nặn. * mỗi nhóm học sinh. - lò so uốn thành hình vòng tròn như hình 16.2 - một miến gỗ nhỏ. b. Phiếu học tập. Hãy chỉ ra các dạng cơ năng trong các trường hợp sau nếu có. a. Quả táo trên cây b. Máy bay đang bay c. Con trâu kéo cày d. Quả bóng được đá lên cao e. Lò xo xe máy khi có người ngồi lên c. Nội dung ghi bảng. Tiết 19: Cơ năng I/ Cơ năng Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có công cơ học. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng có đơn vị là Jun. II/ Thế năng. 1. Thế năng hấp dẫn Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị chí của vật so với mạt đất hoặc so với một vị trí khác chọn làm mốcđể tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng của vật.Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 2. Thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. III/ Động năng Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật, vận tốc của vật. ật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. IV/ Vận dụng 43
- Ghi nhớ SGK 2. Học sinh. Nghiên cứ bài học ở nhà. 3. Dự kiến chia lớp thành 6 nhóm 4.Gợi ý ứng dụng CNTT III> Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Trả lời câu hỏi Nêu câu hỏi kiểm tra Công suất là gì? viết biểu thức tính công suất ? Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm đơn vị công suất Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Trả lời câu hỏi: Nêu câu hỏi Khi nào có công cơ học? Nghe G/v thông báo: Khi một vật có khả năng Thông báo thông tin ban đầu về cơ năng thực hiện công , ta nóivật đó có cơ năng. Cơ năng là một dạng năng lượng đơn giản nhất. Nghe câu hỏi gợi ý. Cơ năng là dạng năng lượng như thế nào? Đưa ra câu hỏi gợi ý. Ghiđằ bài Vào bài Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ năng. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Nêu yêu cầu và câu hỏi. Khi nào một vật có cơ năng? Nhận xét và chốt lại kiến thức. đơn vị của cơ năng ? Nêu câu hỏi gợi ý Nghe câu hỏi gợi ý. Vào hoạt động tiếp theo Cơ năng có những dạng nào? Hoạt động 4: Tìm hiểu thế năng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Quan sát tranh vẽ hình 16.1, nghiên kứu thông Đưa ra hình vẽ nêu yêu cầu tin SGK . Thảo luận trả lời C1 C1: Khi đưa quả nặng A lên một độ cao nào Gợi ý học sinh trả lời đó thì nó có cơ năng. Quả nặng A đưa lên cao sẽ chuyển động xuống làm căng sợi dây gây ra lực tác dụng vào thỏi gỗ B và làm B chuyển động. Như vậy khi đưa quả nặng A lên cáôn có khả năng sinh công tức là có cơ năng - Nghe G/v thông báo: Cơ năng trong trường Thông báo về thế năng hợp này gọi là thế năng. - Trả lời câu hỏi: Nêu câu hỏi Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì thế năng của nó càng lớn hay càng nhỏ ? Vì sao ? Quả nặng A được đưa lên càng cao thì thế năng của nó càng lớn. Vì khi đó nó có khả 44
- năng sinh công càng lớn. Nhận xét câu trả lời - Trả lời câu hỏi. Thế năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố Nêu câu hỏi nào ? Nhận xét câu trả lời Thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật Thông báo về thế năng hấp dẫn và chú ý so với mặt đất. Nghe giáo viên thông báo về thế năng hấp dẫn và chú ý. Lấy ví dụ vật có thế năng hấp dẫn * Nghiên cứu thông tin SGK, nhận dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn Nêu yêu cầu phát dụng cụ cho học sinhvà của G/v. hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trả lời C2 Trả lời C2 : Khi thả sợi dây lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Như vậy lò xo khi biến dạng có cơ năng Trả lời câu hỏi: Độ lớn cơ năng của lò xo bị Nêu câu hỏi biến dạng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Vì sao? Phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo. Vì khi độ biến dạng cử lò xo càng lớn thì sinh ra Nhận xét câu trả lời công càng lớn. Nghe thông báo của giáo viên: cơ năng trong trường hợp này cũng gọi là thế năng Thông báovề thế năng đàn hồi Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi. Nghe câu hỏi gợi ý Nghoài thế năng ra cơ năng còn có dạng nào Nêu câu hỏi gợi ý khác ? Vào hoạt động tiếp Hoạt động 5: Tìm hiểu về động năng Hoạt động của H/s Trợ giúp của giáo viên Quan sát và chú ý nghe giáo viên giới thiệu thí Giới thiệu thí nghiệm 1 nghiệm. Đưa ra dự đoán về hiện tượng xẩy ra. Yêu cầu H/s đưa ra dự đoán + Quả cầu A tác dụng vào vật B làm vật B chuyển động. + Quả cầu A tác dụng vào vật B làm vật B đứng yên Quan sát giáo viên làm thí nghiệm mô tả lại kết quả. Làm thí nghiệm cho học sinh quan sát Trả lời C4: quả cầu A tác dụng vào vật B một Yêu cầu trả lời C4, C5 lực làm vật B chuyển động , tức là thực hiện công Trả lời C5: một vật chuyển có khả năng sinh công tức là có cơ năng. Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng Chốt lại kiến thức Nghe câu hỏi gợi ý: động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu câu hỏi gợi ý Nêu dự đoán và phương án làm thí nghiệm kiểm tra. Yêu cầu học sinh dự đoán , đưa ra các phương Quan sat giáo viên làm thí nghiệm 2 dựa vào án làm thí nghiệm. kết quả thí nghiệm trả lời C6 Nhận xét các phương án 45
- Trả lời C6: So với thí nghiệm 1 vận tốc của Làm thí nghiệm 2 cho học sinh quan sát và quả cầu lớn hơn. vật B chuyển động một doạn yêu vầu trả lời C6 dài hơn chứng tỏ công của A thực hiện được lớn hơn so với thí nghiệm 1. Như vậy động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm 3 dựa vào kết quả trả lời C7 Làm thí nghiệm 3 cho học sinh quan sát và Trả lời C7: Quả cầu A có khối lượng lớn hơn yêu cầu học sinh trả lời C7 làm vật B chuyển động được quãng đường dài hơn. Chứng tỏ động năng phụ thuộc vào khối lượng. Trả lời C8 :Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Vật có khối lượng Yêu cầu học sinh trả lời C8 càng lớn, chuyển động càng nhanh có động năng càng lớn Đọc phần chú ý Chốt lại kiến thức và chú ý. Hoạt động 6: Củng cố và vận dụng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Đọc phần ghi nhớ SGK Nêu yêu cầu. Trả lời C9 . C10 Nhận xét các câu trả lời Nhận phiếu học tập và hoàn thành theo nhóm Phát phiếu học tâp. Tự kiểm tra kết quả học tập của bản thân Đưa ra đáp án và thang điểm. thông qua việc chấm bài của bạn. Bài 17: Sự bảo toàn và chuyển hoá cơ năng I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức. - phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng ở mức biểu đạt như SGK - Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. 2.Kỹ năng. - Phân tích tổng hợp kiến thức - Sử dụng chính xác các thuật ngữ 3. Thái độ. - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học. II> Chuẩn bị. 1. Đối với giáo viên a. Phương tiện dạy học - Tranh phóng to hình17.1 - 1 quả bóng cao su - con lắc đơn và giá treo - tranh vẽ con lắc đơn b. Phiếu học tập. c.Nội dung ghi bảng. Tiết 20: sự bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. I/ sự chuyển hoá của các dạng năng lượng 46
- 1. Thí nghiệm với quả bóng rơi 2. Thí nghiệm với con lắc dao động * Kết luận: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng. II/ Bảo toàn cơ năng Trong quá trình cơ học động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn. III/ Vận dụng. Ghi nhớ SGK. 2. đối với học sinh; Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 3. Dự kiến chia lớp thành 6 nhóm. 4. Gợi ý ứng dụng CNTT III> Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Trả lời câu hỏi: Nêu câu hỏi H/s1 - Khi nào vật có cơ năng ? - Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng ? Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là động năng ? - Lấy ví dụ về 1 vật có cả động năng và thế năng. H/s2 Nhận xét và cho điểm - Động năng và thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? Nghe câu hỏi gợi ý: Trong các quá trình cơ học chúng ta Nêu câu hỏi gợi ý thường thấy những vật vừa có cơ năng vừa có động năng. Vậy giữa động năng và thế năng có sự chuyển hoá lẫn nhau không ? Nừu có thì cơ năng của vật thay đổi như thế nào ? Vào bài Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá của các dạng năng lượng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Chú ý quan sát giáo viên làm thí nghiệm. G/v làm thí nghiệm cho học sinh quan sát Mô tả quá trình chuyển động của quả bóng. Nêu yêu cầu cho học sinh làm việc Trả lời câu hỏi: Có dạng cơ năng nào của quả bóng. Có động năng và thế năng. Quan sát hình vẽ 17.1 trả lời C1, C2, C3, C4 Trả lời C1: Đại diện nhóm 1 Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần Các nhóm khác nhận xét Trả lời C2 : Đại diện nhóm 2 Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động 47
- năng của quả bóng tăng dần. Các nhóm khác nhận xét Trả lời C3: Đại diện nhóm3 Trong thời gian quả bóng nảy lên , Độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc vủa nó giảm dần. Như vậythế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần. Các nhóm khác nhận xét Trả lời C4: Đại diện nhóm 4 Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị chí A và có thế năng nhỏ nhất ở vị trí B Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và có động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A Các nhóm khác nhận xét Nghe câu hỏi gợi ý: Nhận xét câu trả lời của học sinh đối với các quá trình cơ học khác mà cơ năng của vật có cả động năng và thế năng thì có Nêu câu hỏi gợi ý xẩy ra hiện tượng như trên không ? Nghe giới thiệu thí nghiệm 2 Nhận dụng cụ làm thí nghiệm theo nhóm Quan sát và trả lời câu hỏi: Giới thiệu thí nghiệm Có những dạng cơ năng nào của con lắc. Phát dụng cụ và hướng dẫn học sinh làm thí +có động năng và thế năng. nghiệm Thảo luận trả lời C5, C6, C7, C8. Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời Trả lời C5: Đại diện nhóm 5 C5,C6,C7,C8. a- Con lắc đi từ A về B vận tốc tăng b- con lắc đi từ B lên C vận tốc giảm các nhóm khác nhận xét. Trả lời C6: đại diện nhóm 6 Khi con lắc đi từ A về B có sự chuyển hoá từ thế năng thành động năng Khi con lắc đi từ B lên C có sự chuyển hoá từ động năng thành thế năng. Các nhóm khác nhận xét. Trả lời C7: Đại diện nhóm 1 Tại vị trí A và C con lắc có thế năng lớn nhất, Tại vị trí B có động năng lớn nhất Các nhóm khác nhận xét. Trả lời C8: đại diện nhóm 2. Tại vị tri A và C con lắc có động năng nhỏ nhất, Tại vị chí B con lắc có thế năng nhỏ nhất. động năng có giá trị nhỏ nhất bằng 0 Thế năng có giá trị nhỏ nhất bằng 0 nếu chọn mốc tính độ cao là tại vị chí cân bằng. Đọc kết luận. Trong các quá trình cơ học có sự chuyển hoá Nhận xét các câu trả lời của học sinh. từ động năng thành thế năng và ngược lại từ Nêu yêu cầu động năng chuyển hoá thành thế năng thì cơ Nêu câu hỏi năng thay đổi như thế nào? Không thay đổi Nhận xét câu trả lời 48
- Vào hoạt động tiếp Hoạt động3: Bảo toàn cơ năng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Đọc thông tin sgk Nêu yêu cầu Nhắc lại định luật bảo toàn cơ năng. Chốt lại kiến thức Hoạt động 4 : Củng cố, vận dụng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Đọc phần ghi nhớ SGK Trả lời C9 Nêu yêu cầu Các nhóm nhận phiếu học tập và hoàn thành Phát phiếu học tập cho các nhóm. Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình đưa ra đáp án và thang điểm. thông qua việc chấm bài của ban. Tiết 18: ôn tập I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức Ôn tập hệ thống hoá kiến thức của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập Vân dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng 2. Kỹ năng. Có kỹ năng hệ thống kiến thức 3. Thái độ Chăm chỉ , nghiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị. 1. đối với giáo viên a. Phương tiện dạy học - Bảng phụ viết sẵn các câu 1,2,3,4,5 mục I phần B bài câu hỏi tổng kết chương I b. Nội dung ghi bảng: Tiết 18: Ôn tập. I/ Các kiến thức cần nhớ 1. Chuyển động cơ học 2. chuyển động đều: v = s/t 3. Chuyển động không đều: vtb= s/t 4. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên 5. Lực có thể làm thay đổi vân tốc của chuyển động. 6. Lực là một đại lượng véc tơ. 7. Hai lực cân bằng. 8. Lực ma sát. 9. áp lực phụ thuộc vào: Độ lớn của lực và diện tích mạt tiếp xúc 10. áp suất: p = F/S 11. Lực đẩy Acsimet: FA = d.V 12. Điều kiện để một vật nhúng chìm trong chất lỏnglà: + Nổi lên: P FA hay d1> d2 + Cân bằng “ lơ lửng “:P = FA hay d1= d2 II/ trả lời câu hỏi. III/ Bài tập. 49
- 2. Đối với học sinh: ôn tập ở nhà 3. Dự kiến chia lớp thành 6 nhóm 4.ứng dụng CNTT. III> Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn tập Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Các nhóm thảo luận trả lời từ câu 1 đến câu 4 Nêu yêu cầu phần ôn tập bài câu hỏi và bài tập tổng kết chương I. Đại diên đọc câu hỏi và phần trả lời. Nhận xét câu trả lời của H/s. Học sinh cả lớp chú ý theo rõi, nhận xét và sửa Ghi tóm tắ kiến thức để hệ thống phần động chữa nếu có sai sót. học lên bảng Ghi tóm tắ kiến thức cần nhớ phần động học. Thảo luận trả lời từ câu 5 đến câu 10. Đại diện cá nhân của một nhóm đọc câu hỏi Nêu yêu cầu. và câu trả lời. Hoch sinh các nhóm khác chú ý theo rõi , Nhận xét câu trả lời của học sinh. nhân xét. Ghi tóm tắ các kiến thức về lực lên bảng. Ghi tóm tắt hệ thống kiến thức về lực Hoạt động 2: Vận dụng Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Các nhóm thảo luận hoàn thành từ câu 1 đến Đưa ra các câu hỏi trên bảng phụ nêu yêu cầu câu 4 phần I vận dụng được viết sẵn trên bảng cho học sinh làm việc. phụ Trả lời các câu hỏi Đưa ra đáp án cho học sinh tự đánh giá kết Câu 1 2 3 4 quả Đ/án D D B A Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến Nêu lần lượt các câu hỏi cho học sinh trả lời. câu 5 phần II theo sự chỉ định của giáo viên Nhận xét , bổ xung cho các câu trả lời Học sinh trong lớp nhận xét câu trả lời của bạn bổ sung nếu có thiếu sót. Các nhóm thảo luận làm bài tập 1 SGK, một Hướng dẫn học sinh làm bài tập học sinh lên bảng làm bài Yêu cầu học sinh làm bài H/s dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Nhận xét bài làm của học sinh Một học sinh khác lên bảng làm bài tập 2 Học sinh dưới lớp thảo luận theo nhóm làm bài. Đại diện học sinh các nhóm nhận xét bài làm của ban trên bảng. 50
- Tiết 21: Câu Hỏi và bài tập tổng kết chương I I . Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức Ôn tập hệ thống hoá kiến thức của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập Vân dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng 2. Kỹ năng. Có kỹ năng hệ thống kiến thức 3. Thái độ Chăm chỉ , nghiêm túc trong học tập II > Chuẩn bị. 1 . Đối với giáo viên. a> Phương tiện dạy học. - Bảng phụ ghi câu 5 và câu 6 mục I phần vận dụng. - Bảng phụ ghi câu 6 mục II phần vận dụng. - Bảng phụ ghi chò trơi ô chữ b. Nội dung ghi bảng. Tiệt 21: ôn tập I/ Các kiến thức cần nhớ. 1. Điều kiện để có công cơ học 2. Biểu thức tính công cơ học: A = F.s 3. Định luật về công 4. ý nghĩa vật lý của công suất, biểu thức tính công suất: P = A/t 5. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng II / Vận dụng 1. trả lời câu hỏi 2. Bài tập III.Trò chơi ô chữ 3. Đối với Học Sinh. 4. Ôn tập các kiến thức ở nhà. 5. dự kiến chia lớp thành 6 nhóm III> tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức đã học. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v - Các nhóm thảo luận trả lời từ câu 13 đến câu Nêu yêu cầu cho học sinh hoạt động 17. - Đại diện nhóm 1 đọc câu hỏi 13 và trả lời Điều khiển lớp trả lời các câu hỏi Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có - Đại diện nhóm 2 đọc câu hỏi 14 và trả lời Nhận xét Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có Ghi lại các kiến thức cần nhớ lên bảng - Đại diện nhóm 3 đọc câu hỏi 15 và trả lời Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có - Đại diện nhóm 4 đọc câu hỏi 16 và trả lời Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có - Đại diện nhóm 5 đọc câu hỏi 17 và trả lời Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có Hoạt động 2: Vận dụng. Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v 51
- - Hoàn thành câu hỏi trên bảng phụ Đưa ra bảng phụ có ghi câu 5, câu 6 mục I Câu 5 6 phần vận dụng,yêu cầu học sinh hoàn thành. đáp án D D Đua ra đáp án. - Hoàn thành câu hỏi trên bảng phụ Đưa ra bảng phụ có ghi câu 6 mục II phần vận Các trường hợp có công cơ học là: dụng a) Cởu bé trèo cây đưa ra đáp án d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh làm bài. - Một học sinh lên bảng làm bài tập 5, học Nhận xét bài làm của học sinh. sinh dưới lớp làm việc theo nhóm. P = A/t A = F.s = 10.m.h Vậy P = 10.m.h/t = 10.125.0,7/0,3 = 2916,7W Học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của học sinh Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Cử hai đội chơi vào vị chí Chia học sinh thành hai đội , mỗi đội 4 học Học sinh dưới lớp làm khán giả sinh Các đội gắp thăm câu hỏi và trả lời Nêu thể lệ trò chơi. + Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với từ hàng ngang của ô chữ Trong vòng 30 giây phải có đáp án trả lời. Nêu quá thời gian không được tính điểm + Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm + Đội nào có số điểm cao hơn đội đó thắng Điều khiển trò chơi Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào. I.Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - kể được hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 2. Kỹ năng. Có sự tư duy các thông tin Sgk để hình thành kiến thức. 3. Thái độ Yêu thích môn học , có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong cuộc sống. 52
- II. Chuẩn bị. 1. Đối với giáo viên. a. Phương tiện dạy học - Tranh phóng to hình 19.3 - 1 bình đựng 50 cm3 rượu - 1 bình đựng 50 cm3 nước - 1 bình đựng 50 cm3 ngô - 1 bình đựng 50 cm3 cát khô và mịn b. Nội dung ghi bảng. Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào I/ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không . Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử , phân tử. II/ Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ? Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. III/ Vận dụng. Ghi nhớ SGK 2. đối với học sinh. Nghiên cứu bài 3. dự kiến chia lớp thành 6 nhóm 4.úng dụng CNTT III.tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Quan sát giáo viên làm thí nghiệm . - Làm thí nghiệm đổ 50cm3 rượu vào Trả lời câu hỏi.: Khoảng 5cm3 hỗn hợp còn lại 50cm3 nước. đã biến đi đâu. - Nêu câu hỏi - Vào bài Hoạt động 2: Tìm hiểu các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Ndhiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: Nêu yêu cầu và câu hỏi cho học sinh hoạt + Các chất được cấu tạo như thế nào ? động Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là các hạt nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Quan sát hình 19.3 để thấy rõ hơn về cấu tạo Đưa ra tranh vẽ hình 19.3 của các chất từ các nguyên tử, phân tử. Chốt lại kiến thức, ghi lên bảng. Hoạt động 3: Tìm hiểu giữa các phân tử có khoảng cách Hoạt động của H/s Trợ giúp của G/v Nhận dụng cụ thí nghiệm .Làm thí nghiệm mô Phát dụng cụ thí nghiệm hướng dẫn học sinh hình theo sự hướng dẫn của giáo viên. làm thí nghiêm mô hình Dựa vào kết quả thí nghiệm các nhóm thảo Nêu sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và luấn trả lời C1: thí nghiệm chộn rượu với nước Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng khoảng cách này làm cho thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của cát và ngô. 53
- Dựa vào kết quả trên trả lời câu hỏi tình huống. Thể tích hỗn hợp rượu và nước giảm chứng tỏ giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu có khoảng cách, chính vì thế khi trộn rượu với nước các phân tử rượu đã đan xen vào khoảng cách giữa cácc phân tử nước và ngược lại làm cho thể tích hỗn hợp bị giảm đi. Đưa ra hình vẽ 19.3 cho H/s quan sát Quan sát hình 19.3 để thấy rõ hơn giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách. Chốt lại kiến thức : giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách. Hoạt động 4: Củng cố, Vận dụng Hoạt động của H/s Trợ giúp của giáo viên Đọc phần ghi nhớ SGK Yêu cầy H/s đọc ghi nhớ SGK Trả lời C3: Khi khuấy đều , các phân tử đường Nêu yêu cầu các nhóm làm việc xen vào khoảng cách các phân tử nước và ngược lại Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày câu Trả lời C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ trả lơi các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách . Các phân tử không khí có thể chui qua Nhận xét các câu trả lời những khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần. Trả lời C5: Cá vẫn sống được dưới nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Tiết 23: Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên. I> Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức. - Giải thích được chuyển động Bơ-rao - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao - Biết được khi phân tử , nguyên tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao hiện tượng khuyếch tán càng nhanh. 2. Kỹ năng. - Có tư duy tù các hiện tượng thực tế để liên hệ với cá kiến thức trừu tượng. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học , kiên trì, nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu II> Chuẩn bị . 1. Đối với giáo viên. a.Phương tiện dạy học. - tranh vẽ phóng to hình 20.3, 20.4 b. Nội dung ghi bảng. Tiết 23: Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên I/ Thí nghiệm Bơ-rao II/ Các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng III/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ. 54