Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

docx 7 trang nhatle22 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_9_phap_luat_voi_su_phat.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

  1. Chủ đề. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC Nhận biết Câu 1 (NB): Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền thành lập doanh nghiệp. B. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. C. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. D. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh. Câu 2 (NB): Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên. B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên. C. công dân từ 20 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam. Câu 3 (NB): Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện A. trong lĩnh vực văn hoá. B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu 4 (NB): Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là A. kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh. B. kinh tế, dân số, văn hoá, môi trường và quốc phòng an ninh. C. kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hoá và xã hội. D. kinh tế, văn hoá, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh. Câu 5 (NB): Pháp luật về sự phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế quy định, công dân khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải A. trực tiếp tham gia quản lí thị trường. B. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. C. tự chủ phân phối mọi mặt hàng. D. đồng loạt mở rộng quy mô doanh nghiệp. Câu 6 (NB): Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của A. Bộ luật Hình sự. B. Luật hành chính. C. Luật Bảo vệ môi trường. D. Bộ luật Dân sự. Câu 7 (NB): Lực lượng nòng cốt trong việc giữ vững quốc phòng và an ninh là A. Cảnh sát và bộ đội. B. Quân đội nhân dân và cảnh sát. C. Công an nhân dân và dân quân tự vệ.
  2. D. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Câu 8 (NB): Hiến pháp nước ta quy định, đối với công dân bảo vệ Tổ quốc là A. nghĩa vụ. B. quyền cao quý. C. trách nhiệm và nghĩa vụ. D. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý. Câu 9 (NB): Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là A. thực hiện xóa đói, giảm nghèo. B. thúc đẩy hiện tượng độc quyền. C. triệt tiêu quan hệ cung - cầu. D. nâng cao tỉ lệ lạm phát. Câu 10 (NB): Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về A. quy trình bảo hiểm. B. lĩnh vực xã hội. C. lựa chọn dịch vụ y tế. D. áp dụng chính sách bảo trợ. Câu 11 (NB): Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. công vụ. B. kinh doanh. C. dân sự. D. việc làm. Câu 12 (NB): Pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm cấm hành vi A. thu hái quả rừng. B. khai thác trái phép rừng. C. khai thác rừng trồng theo kế hoạch. D. xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên trong rừng. Thông hiểu Câu 1. (TH): Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh doanh. B. Lao động. C. Quan hệ liên ngành. D. Quản lí thị trường. Câu 2 (TH): Trong xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước theo hướng nào dưới đây: A. Năng động. B. Sáng tạo. C. Bền vững. D. Liên tục.
  3. Câu 3 (TH): Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào các yếu tố nào dưới đây: A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 4 (TH): Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước? A. Thuế. B. Tín dụng. C. Tỉ giá ngoại tệ. D. Lãi suất ngân hàng. Câu 5 (TH): Với việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực nào dưới đây? A. Môi trường. B. Văn hoá. C. Kinh tế. D. Quốc phòng an ninh. Câu 6 (TH): Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? A. Bảo vệ môi trường. B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh. Câu 7 (TH): Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp? A. Nông dân. B. Sinh viên. C. Người đang không có việc làm. D. Cán bộ, công chức nhà nước. Câu 8 (TH): Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào nói về nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh? A. Cải tiến kĩ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. C. Bảo vệ môi trường. D. Sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Câu 9 (TH): Trong bảo vệ môi trường thì việc làm nào dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt? A. Bảo vệ rừng. B. Bảo vệ môi trường nước. C. Bảo vệ môi trường không khí. D. Bảo vệ môi trường đất.
  4. Câu 10 (TH): Nhà nước sử dụng các biện pháp nào dưới đây để thực hiện xóa đói giảm nghèo? A. Kinh tế- tài chính. B. Kinh tế- xã hội. C. Kinh tế- chính trị. D. Tài chính-ngân hàng. Câu 11 (TH): Trong các lĩnh vực xã hội, lĩnh vực nào luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm? A. Dân số. B. Xóa đói-giảm nghèo. C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân. D. Phòng chống tệ nạn xã hội. Câu 12 (TH): Người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào yếu tố nào dưới đây? A. Tính chất và mức độ vi phạm. B. Tính chất và đối tượng bị vi phạm. C. Tính chất và hậu quả của vi phạm. D. Đối tượng và hậu quả vi phạm. Vận dụng Câu 1 (VD): Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc làm của công ty T nhằm thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. B. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty. C. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. D. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Câu 2 (VD): Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chị B nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Tìm kiếm mở rộng thị trường. B. Độc quyền phân phối hàng hóa. C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. Phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp. Câu 3 (VD): Cơ sở nước mắm T sản xuất nước mắm đóng chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hoạt động kinh doanh của cở sở nước mắm T đã vi phạm nghĩa vụ nào dưới đây? A. Nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Quy trình sản xuất kinh doanh. C. Công thức sản xuất nước mắm. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  5. Câu 4 (VD): Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, nhưng Công ty A chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ? A. Lợi nhuận thu được. B. Quan hệ quen biết. C. Địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh. Câu 5 (VD): Chị A và chị B cùng đăng kí làm đại lí bán hàng cho doanh nghiệp tư nhân Z. Biết hồ sơ của chị A đầy đủ, đúng quy định, chị B rất lo lắng vì mình thiếu một số chứng chỉ quan trọng. Do có tình cảm riêng nên Giám đốc chỉ phê duyệt hồ sơ của chị B. Trong trường hợp này, chị A bị vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh doanh. B. Hành chính. C. Lao động. D. Công vụ. Câu 6 (VD): Sau khi li hôn, anh A đồng ý nhận chị B vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thay thế vị trí vợ cũ của mình trực tiếp bán hàng tại quầy thuốc tân dược mà anh đã được cấp giấy phép kinh doanh. Vì bị anh A ngăn cản việc mình gặp gỡ người yêu, chị B đã xin nghỉ làm và công khai việc cửa hàng của anh A thường xuyên bán thêm nhiều thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Hôn nhân và gia đình. D. Nhân phẩm và danh dự. Câu 7 (VD): C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ? A. Phòng, chống tội phạm. B. Kinh doanh trái phép. C. Phòng, chống ma túy. D. Tàng trữ ma túy. Câu 8 (VD): Công ty A kinh doanh có hiệu quả, nhưng thường xuyên kê khai thuế không đúng với số liệu trên thực tế để giảm tiền thuế. Hoạt động kinh doanh của công ty A đã vi phạm nghĩa vụ nào dưới đây? A. Bảo vệ môi trường. B. Đảm bảo an ninh chính trị. C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vận dụng cao Câu 1 (VDC): Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định
  6. kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, ông H và chị S. C. Anh P, anh K và chị S. D. Anh P, anh K, chị S và ông H. Câu 2 (VDC): Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông T, ông Q và ông P. B. Ông P và anh G. C. Ông T và anh G. D. Ông T, ông Q và anh G. Câu 3 (VDC): Mặc dù không được cấp giấy phép nhưng anh A vẫn tự ý buôn bán rượu ngoại và để tránh bị phát hiện anh đã thuê trẻ vị thành niên đi đưa hàng. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh doanh và lao động. B. Dân sự và hành chính. C. Lao động và dân sự. D. Hành chính và hình sự. Câu 4 (VDC): Vì mâu thuẫn với ông H nên đại diện Cơ quan thuế là ông A và đại diện Phòng thương mại là ông B đến yêu cầu cửa hàng đóng cửa và kiểm tra hàng hóa. Bức xúc với quyết định trên, bà T vợ ông H có hành vi chống đối, và có lời lẽ xúc phạm ông A và ông B. Lúc này C là con của ông H và bà T đi học về thấy vậy chạy vào can ngăn không may làm cho ông A chấn thương ở đầu. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh ? A. Ông A và B. B. Bà T và ông H. C. Bà T, ông H và C. D. Ông A, B và ông H. Câu 5 (VDC): Ông X nhận tiền của H để vận chuyển sừng tê giác về bán cho H. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm huyện M bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi X trả lại tiền nhưng ông X khất lần không trả. Bà A vợ ông H đã thuê K đến đe dọa ông T đòi trả lại số hàng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường? A. Ông X và H. B. Ông X, K và bà A. C. Anh T, K và bà A.
  7. D. Ông X và K. Câu 6 (VDC): Trên đường đi học về A và B thấy N đang cưa trộm cây trên rừng. A liền lấy đá bên đường ném vào N, còn B thì hô to cho mọi người biết. N lấy hung khí đe dọa A,B. Anh C ở gần đấy nhìn thấy liền chạy đi báo cho ông X là kiểm lâm huyện M. Trong trường hợp trên, ai đã bảo vệ rừng đúng quy định của pháp luật? A. B và C. B. A và B. C. C, A và ông X. D. A, B, và C. Câu 7 (VDC): A và C cùng nuôi cá. Vì mâu thuẫn nên anh A đã bàn với anh B thả chất độc xuống hồ cá nhà anh C. Anh D biết được tin này đã báo cho anh C. Ngay tối hôm đó, anh C đã cùng anh trai là T thả hóa chất xuống hồ cá anh B làm cá chết nhiều. Vậy những ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường? A. Anh B, C, A. B. Anh C, T, A. C. Anh C, T, D. D. Anh C, T. Câu 8 (VDC): Dưới sự chỉ đạo của ông S giám đốc công ty, anh X là kế toán trưởng đã khai không đúng một số chứng từ, để gian lận thuế. Tình cờ nghe được yêu cầu của giám đốc, anh K đã kể cho bạn của mình là anh A. Biết chuyện, anh A đe dọa sẽ báo lại với cơ quan có thẩm quyền nếu ông S không đề bạt anh lên làm trưởng phòng kinh doanh. Vậy những ai đã thực hiện không đúng nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh? A. Ông S và anh X. B. Anh X và anh A. C. Ông S, anh A và anh K. D. Anh A , ông S và anh X.