Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

docx 7 trang nhatle22 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_8_phap_luat_voi_su_phat.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

  1. Câu 1 (NB): Một trong những nội dung quyền học tập của công dân là: A. công dân có quyền học tập không hạn chế. B. công dân có quyền được tham gia hoạt động khoa học. C. công dân có quyền được cung cấp thông tin. D. công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Câu 2 (NB): Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong pháp luật, bao gồm các quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do báo chí B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền sử dụng điện thoại, điện tín. D. Quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ. Câu 3 (NB): Công dân có quyền học tập bất cứ ngành nghề nào là: A. học bằng nhiều hình thức khác nhau. B. học bất cứ trường nào mình muốn. C. học thường xuyên, học suốt đời. D. phù hợp năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình Câu 4 (NB): Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung quyền nào dưới đây? A. Quyền phát triển. B. Quyền dân chủ. C. Quyền sáng tạo. D. Quyền học tập. Câu 5 (NB): Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với cơ quan, trường học. C. Đưa ra các phát minh, sáng chế. D. Sáng tác các tác phẩm văn học. Câu 6 (NB): Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền được chăm sóc sức khỏe. Câu 7 (NB): Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm: A. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ. B. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ. C. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học. D. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ.
  2. Câu 8 (NB): Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân? A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng. C. Công dân được đối xử bình đẳng về phát triển khả năng. D. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân. Câu 9 (NB): Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân. C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân. Câu 10 (NB): Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được học tập. C. Quyền tác giả. D. Quyền được phát triển. Câu 11 (NB): Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối là: A. quyền học tập không hạn chế. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 12 (NB): Công dân học từ tiểu học đến trung học đến đại học và sau đại học. Điều này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân? A. Học không hạn chế. B. Học thường xuyên. C. Học bất cứ ngành nghề nào. D. Học bằng nhiều hình thức. Câu 13 (TH): Quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung là nhằm: A. thỏa mãn đời sống vật chất. B. thỏa mãn đời sống tinh thần. C. cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. D. khuyến khích để phát triển tài năng. Câu 14 (TH): Công dân có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn, có ý chí vươn lên để: A. thực hiện tốt quyền học tập của mình. B. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân. C. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. D. phát triển đất nước.
  3. Câu 15 (TH): Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm: A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân. B. đảm bảo công bằng trong giáo dục. C. phát triển đất nước. D. bảo đảm quyền sáng tạo của công dân. Câu 16 (TH): Việc góp phần nâng cao dân trí của mỗi công dân nhằm: A. tạo ra các giá trị cho xã hội. B. thực hiện tốt quyền được phát triển. C. phát triển đất nước. D. đảm bảo lợi ích cá nhân. Câu 17 (TH): Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại: A. sự phát triển toàn diện của công dân. B. sự công bằng, bình đẳng. C. cơ hội việc làm. D. cơ hội phát triển. Câu 18 (TH): Biểu hiện nào dưới đây thuộc quyền được phát triển? A. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập C. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn D. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng Câu 19 (TH): Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện: A. bất bình đẳng trong giáo dục. B. định hướng đổi mới giáo dục. C. chủ trương phát triển giáo dục. D. công bằng xã hội trong giáo dục. Câu 20 (TH): Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm: A. bảo đảm công bằng trong giáo dục. B. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. Câu 21 (TH): Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích nào dưới đây? A. Mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền B. Tạo điều kiện cho ai cũng được học hành. C. Ưu tiên cho các dân tộc thiểu số . D. Ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước . Câu 22 (TH): Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân? A. Có mức sống đầy đủ về vật chất. B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe . C. Được tự do nghiên cứu khoa học.
  4. D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Câu 23 (TH): Công dân có quyền học tập để trở thành kĩ sư, bác sĩ hoặc học các trường dạy nghề để trở thành kĩ thuật viên, công nhân kĩ thuật. Đây thuộc nội dung nào của quyền học tập? A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế. B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. D. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào. Câu 24 (TH): Công dân sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm. Đây thuộc quyền gì của công dân? A. Quyền học tập. B. Quyền được phát triển. C. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền sáng tạo. Câu 25 (VD) Sau khi tốt nghiệp THPT anh D đi làm công nhân. Sau mấy năm, anh D lại tiếp tục học đại học. Vậy anh D đã thực hiện quyền gì trong học tập? A. tự học B. học thường xuyên học suốt đời C. học khi gia đình có điều kiện D. tự thực hiện quyền học tập Câu 26 (VD): Là học sinh giỏi, H được học ở trường chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh C. Quyền được phát triển của công dân D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập Câu 27 (VD): Trong kỳ thi tuyển sinh năm nay V không trúng tuyển vào học tập nên cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì Sao? A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời D. V vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền đó của em Câu 28 (VD): Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Tác giả B. Chuyển giao công nghệ C. Sáng chế C. Sở hữu công nghiệp
  5. Câu 29 (VD): Trường C đặc cách cho em B vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân? A. được tham vấn B. sáng tạo C. thẩm định D. được phát triển Câu 30 (VD): Thấy tiểu thuyết của nhà văn M hay, đạo diễn H đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn M biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Giải trí B. Học tập C. Phát triển D. Sáng tạo Câu 31 ( VD): Em H là học sinh lớp 10. Mới đây, cha mẹ H lần lượt qua đời vì bệnh AIDS. Không còn cha mẹ, H phải chuyển về quê ở với ông bà ngoại. Về quê ngoại, H muốn đi học tiếp ở trường THPT của huyện nhưng cha mẹ các học sinh khác của trường đã gây sức ép, ngăn cản nhà trường tiếp nhận H vào học vì sợ con họ bị lây nhiễm HIV. Việc làm của những bặc cha mẹ này đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Quyền tham gia. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền phát triển. D. Quyền học tập. Câu 32 (VD): K có năng khiếu âm nhạc đã dành giải thưởng quốc gia về nhạc cụ dân tộc nên được tuyển thẳng vào Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Vậy K đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng B. Quyền học tập theo sở thích C. Quyền học tập không hạn chế D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc Câu 33 (VDC): Đang cần ý tưởng để hoàn thành các mẫu thiết kế thời trang do công ty giao, nên khi được chị Q gửi mail nhờ góp ý về một số mẫu quần áo do chị mới thiết kế, anh D đã tự ý sao chép vào máy tính, sau đó chỉnh sửa một số chi tiết rồi nộp cho chị K trưởng phòng. Thấy các mẫu thiết kế đẹp, chị K đã bí mật nhờ anh V bạn mình liên hệ và bán cho bà T giám đốc công ty Y. Phát hiện sự việc, chị Q đã làm đơn tố cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh D và chị K. B. Anh D, chị K và anh V. C. Anh D và anh V. D. Anh D, chị K và bà T.
  6. Câu 34 (VDC): Biết anh K vừa mới chế tạo thành công máy tách hạt ngô phục vụ sản xuất, anh G đã mượn bản thiết kế rồi đưa cho em trai mình là anh P tham khảo để làm đề tài tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật. Sau khi được hội đồng đánh giá xuất sắc, anh P đã đăng ký bản quyền và bán cho ông M giám đốc công ty X tiến hành sản xuất đại trà. Biết chuyện, anh K đã đến nhà đe dọa, chửi bới và đe dọa tống tiền anh P. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh G và anh P. B. Anh G, anh P và ông M. C. Anh P và ông M. D. Anh P, anh K và anh G. Câu 35 (VDC): Chị S và anh L cùng đăng ký tham gia hội thi sáng tác trẻ tại tỉnh X. Biết anh L là cây bút sắc sảo nên chị S đã nhờ chồng mình là anh B mua chuộc ông Q trưởng ban tổ chức để loại tên anh L ra khỏi danh sách tham gia cuộc thi. Sau đó, chị S đặt hàng nhà văn M viết cho mình một tác phẩm rồi đăng ký dưới tên mình để tham gia cuộc thi. Bức xúc vì mình bị loại, trong khi chị S không có năng lực lại đạt giải cao, anh L đã làm đơn tố cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị S, anh B và ông Q. B. Chị S và anh B. C. Chị S và ông Q. D. Chị S, ông Q và nhà văn M. Câu 36 (VDC): Chị S và anh L cùng đăng ký tham gia hội thi sáng tác trẻ tại tỉnh X. Biết anh L là cây bút sắc sảo nên chị S đã nhờ chồng mình là anh B mua chuộc ông Q trưởng ban tổ chức để loại tên anh L ra khỏi danh sách tham gia cuộc thi. Sau đó, chị S đặt hàng nhà văn M viết cho mình một tác phẩm rồi đăng ký dưới tên mình để tham gia cuộc thi. Bức xúc vì mình bị loại, trong khi chị S không có năng lực lại đạt giải cao, anh L đã làm đơn tố cáo. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh L và nhà văn M. B. Anh L, nhà văn M và anh B. C. Anh L và anh B. D. Anh L, ông Q và anh B. Câu 37 (VDC): Em A học sinh lớp 8 có năng lực trí tuệ đặc biệt thuộc diện hộ nghèo, qua kì sát hạch, ông K giám đốc sở GD & ĐT tỉnh X cùng hội đồng xét duyệt đặc cách đã xét em vào lớp 10 trường THPT N. Biết được thông tin trên ông H hiệu trưởng trường chuyên M đã xin giám đốc sở chuyển em A vào học tại trường chuyên M. Ông R giám đốc công ty sữa An Lành nhận đỡ đầu em A. Những ai dưới đây đã thực hiện đúng quyền được phát triển của công dân? A. Ông K, ông H. B. Ông H, ông R. C. Ông R, ông K. D. Ông K, ông H, ông R. Câu 38 (VDC): N tham gia cuộc thi thiết kế thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của chị N nên đã lén lút
  7. chụp lại và gửi cho D. D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kết thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị họ của N và D. B. N, T và công ty X C. Công ty X, D, T D. N và T Câu 39 (VDC): Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận văn hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên Đ. Sau đó, học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị Q và học viên Đ B. Chị Q và cô N C. Anh L, chị Q và cô N D. Anh L và học viên Đ Câu 40 (VDC): X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp với sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế? A. K và P B. X và M C. K, P và M D. X, M và P