Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_7_cong_dan_voi_cac_quye.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Câu 1 (NB): Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 2 (NB): Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưới đây? A. Tự đề cử. B. Tự bầu cử. C. Được giới thiệu. D. Được đề cử. Câu 3 (NB): Quyền bầu cử và quyển ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 4 (NB): Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 5 (NB): Ai dưới đây được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội? A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội. Câu 6 (NB): Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
- B. xây dựng các văn bản phápluật về kinh tế xã hội. C. phê phán cơ quan nhà nước trên face book. D. giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Câu 7 (NB): Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 8 (NB): Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là A. cá nhân. B. tổ chức. C. cán bộ công chức D. cá nhân, tổ chức. Câu 9 (NB): Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Câu 10 (NB): Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của A. tố cáo. B. xét xử. C. khiếu nại. D. chấp hành án. Câu 11 (NB): Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết A. khiếu nại. B. tố cáo. C. Việc làm.
- D. rắc rối. Câu 12 (NB): Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là cơ sở quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước là A. ý nghĩa của quyền này. B. nội dung của quyền này. C. yêu cầu của quyền này. D. tính chất của quyền này. Câu 13 (TH): Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 14 (TH): Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 15 (TH): Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công bằng. D. Bỏ phiếu kín. Câu 16 (TH): Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền quản lý Nhà nước và xã hội của công dân? A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai. B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặt dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí. C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương. D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết.
- Câu 17 (TH): . Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nội dung quyền dân chủ nào dưới đây? A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử. C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín. Câu 18 (TH): Công dân thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội. Câu 19 (TH): Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của xã phường là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã phường quyết định. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 20 (TH): Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền A. ứng cử. B. bầu cử. C. tố cáo. D. khiếu nại. Câu 21 (TH): Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật? A. Quyền tố cáo. B. Quyền ứng cử. C. Quyền bầu cử.
- D. Quyền khiếu nại. Câu 22 (TH): Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại. B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại. C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại. D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại. Câu 23 (TH): Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây? A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo. B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo. C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ. D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Câu 24 (TH): Theo quy định, người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc A. trực tiếp, bỏ phiếu kín. B. phổ thông, bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, phổ thông. D. phổ thông, trực tiếp. Câu 25 (VD): Bầu cử Quốc hội khóa XIV diễn ra ngày 22 tháng 5 năm 2016, vậy công dân có ngày sinh nào dưới đây có quyền được bầu cử? A. Ngày 22 tháng 5 năm 1999. B. Ngày 20 tháng 5 năm 1999. C. Ngày 22 tháng 5 năm 1998. D. Ngày 20 tháng 5 năm 1998. Câu 26 (VD): Bà Nguyễn Thị A bị bại liệt 2 chân không đi lại được đã nhiều năm; đến ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tổ bầu cử đã cử người mang phiếu đến tận nhà để bà A gạch phiếu và bỏ vào thùng phiếu kín. Tổ bầu cử đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 27 (VD): Giám đốc công ty X đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với anh Y mà không nêu được lý do chính đáng, anh Y cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Cả quyền khiếu nại và tố cáo.
- D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 28 (VD): Anh C là cảnh sát giao thông của Huyện D, anh thường xuyên tuần tra giao thông ở những đoạn đường vắng người và yêu cầu người vi phạm đưa hối lộ để khỏi bị xử phạt. Trong trường hợp này, ai là người có quyền tố cáo anh C với cơ quan chức năng? A. Người bị yêu cầu đưa hối lộ. B. Người chứng kiến anh C nhận hối lộ. C. Không ai có quyền tố cáo. D. Bất cứ ai cũng có quyền tố cáo nếu biết anh C có hành vi nhận hối lộ. Câu 29 (VD): Việc chị A giúp cụ M là người không biết chữ viết phiếu bầu rồi bỏ lá phiếu đó vào hòm phiếu là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây của công dân? A. Trực tiếp. B. Bỏ phiếu kín. C. Phổ thông. D. Bình đẳng. Câu 30 (VD): Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Phổ biến. D. Công khai. Câu 31 (VD): Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình? A. Tố cáo. B. Khởi tố. C. Tranh tụng. D. Khiếu nại. Câu 32 (VD): Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Gửi đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại. C. Nhờ phóng viên viết bài. D. Im lặng vì nể nang.
- Câu 33 (VDC): Vào ngày bầu cử, anh A có việc bận nên nhờ con trai là S đi bỏ phiếu thay mình. Tới nơi bầu cử, S gặp X là bạn học cũng đang đi bỏ phiếu cho mẹ. Khi S và X chuẩn bị bỏ phiếu, anh K tổ kiểm phiếu, lại đề nghị hai em bỏ phiếu cho cháu mình là Y. Những ai vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử? A. Anh A và S. B. Anh A, anh K. C. Anh A, anh K và mẹ X. D. Anh A, mẹ X, S và X. Câu 34 (VDC): Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Anh B và anh C. B. Chị A và cụ K. C. Chị A, anh B và anh C. D. Chị A, cụ K và anh C. Câu 35 (VDC): Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Anh D, chị A và anh K. B. Anh B, chị A và anh D. C. Anh B và chị A. D. Anh B và anh D. Câu 36 (VDC): Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Ông A, chị K, chị G và bà M.
- B. Ông A và chị K. C. Ông A, chị K và chị G. D. Ông A và chị G. Câu 37 (VDC): Nhận được tin báo ông A nghi ngờ nhà bà B chứa tội phạm bị truy nã, muốn lập công nên ông C công an xã vội vã ập vào nhà bà B để khám xét. Vì ở nhà một mình, cháu D học sinh lớp ba hoảng sợ bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C, lập tức ông G giấu cháu D vào nhà kho rồi bỏ về quê. Sau hai mươi tiếng tìm con không được, bà B đến nhà ông C đập phá đồ đạc nhằm gây sức ép. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Ông C, ông G và bà B. B. Ông C và bà B. C. Ông A, ông C, ông G và bà B. D. Ông G và bà B. Câu 38 (VDC): Vào ngày bầu cử, anh A có việc bận nên nhờ con trai là S đi bỏ phiếu thay mình. Tới nơi bầu cử, S gặp X là bạn học cũng đang đi bỏ phiếu cho mẹ. Khi S và X chuẩn bị bỏ phiếu, anh K tổ kiểm phiếu, lại đề nghị hai em bỏ phiếu cho cháu mình là Y. Những ai vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử? A. Anh A và S, X. B. Anh A, anh K, S, mẹ X. C. Anh A, anh K và mẹ X. D. Anh A, mẹ X, S và X. Câu 39 (VDC): Được anh K nhờ nên B đã bỏ phiếu cho C. Biết được sự việc, lại nhìn thấy B gạch tên mình và chọn C nên X liền báo lại cho Z là tổ trưởng tổ bầu cử. Thấy vậy ông Z đã tới gặp và yêu cầu B thay đổi lựa chọn. Tuy nhiên, bị B kiên quyết phản đối. Không hài lòng X liền lăng mạ, chửi bới B. Trong lúc đó chị T là nhân viên bầu cử đã dùng điện thoại quay lại sự việc rồi tung lên mạng xã hội và được A chia sẻ với mọi người. Trong trường hợp trên ai không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín? A. Anh K, ông Z, B, X. B. Chị T, A, B và C. C. C và A. D. Chị T, A và C. Câu 40 (VDC): Do không làm chủ được tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va chạm vào anh H khiến anh bị xây xát nhẹ. Tức giận vì ông M không xin lỗi còn to tiếng chửi bới, anh H kể chuyện này với anh rể mình là T. Vô tình biết được ông M làm cùng công ty với P là bạn thân mình, anh T bí mật rủ anh P cầm theo hung khí tìm ông M để trả thù. Bị ông M lớn tiếng chửi mắng, anh P đã đâm ông M trọng thương, phải nhập viện. Hành vi của ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Ông M, anh T và anh P. B. Anh T, ông P. C. Ông M và anh P . D. Anh H, anh P và ông M.