Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_6_cong_dan_voi_cac_quye.docx
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Câu 1 (NB): Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp A. đang đi lao động ở tỉnh A. B. phạm tội quả tang. C. đang trong trại an dưỡng của tỉnh. D. đang đi công tác ở tỉnh B. Câu 2 (NB): Đánh người là hành vi xâm phạm tới quyền A. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. D. được pháp luật bảo hộ về tinh thần của công dân. Câu 3 (NB): Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật A. an sinh xã hội. B. di sản quốc gia. C. thông tư liên ngành. D. thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 4 (NB): Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có A. bạo lực gia đình. B. phương tiện gây án. C. tội phạm đang lẩn trốn. D. người đang bị truy nã. Câu 5 (NB): Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và A. bí mật thư tín, điện tín. B. bảo mật thông tin quốc gia. C. quản lí hoạt động truyền thông. D. chủ động đối thoại trực tuyến. Câu 6 (NB): Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có A. bạo lực gia đình. B. hoạt động tín ngưỡng. C. công cụ gây án. D. tổ chức sự kiện. Câu 7 (NB): Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp người đó đang A. điều tra tội phạm. B. thụ lí vụ án. C. theo dõi phiên tòa. D. phạm tội quả tang. Câu 8 (NB): Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có A. dấu hiệu nghi ngờ phạm tội. B. quyết định của cơ quan có thẩm quyền. C. yêu cầu của nhân viên bưu điện.
- D. kiến nghị, đề xuất của người dân. Câu 9 (NB): Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. việc thanh lí tài sản. B. các hoạt động tín ngưỡng. C. tội phạm bị truy nã. D. sự tranh chấp đất đai. Câu 10 (NB): Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì A. ai cũng có quyền bắt. B. chỉ công an mới có quyền bắt. C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên mới được quyền bắt. Câu 11 (NB): Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là nội dung về A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. quyền được bảo vệ của công dân. C. quyền được giữ gìn uy tín của cá nhân. D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự. Câu 12 (NB): Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. B. phát biểu ở bất cứ nơi nào. C. tung tin nói xấu cán bộ nhà nước trên mạng Facebook. D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền. Câu 13 (TH): Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc? A. Bắt người trong trường hợp không khẩn cấp. B. Bắt người phạm tội quả tang. C. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. D. Bắt người đang bị truy nã. Câu 14 (TH): Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Khống chế tội phạm. B. Đe dọa giết người. C. Bắt cóc con tin. D. Theo dõi nạn nhân. Câu 15 (TH): Chủ thể nào dưới đây được phép ra lệnh bắt, giam, giữ người trong trường hợp khẩn cấp? A. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện. B. Bất cứ công dân nào. C. Trưởng công an xã. D. Chánh án Toà án nhân dân huyện. Câu 16 (TH): Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là bảo đảm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khoẻ. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
- Câu 17 (TH): Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật ? A. An sinh xã hội. B. Di sản quốc gia. C. Thông tư liên ngành. D. Thư tín, điện tín. Câu 18 (TH): Việc khám xét chỗ ở của công dân trái với quy định của pháp luật khi có căn cứ cho rằng ở đó có A. có người thân đến thăm. B. phương tiện gây án. C. tội phạm đang lẩn trốn. D. người đang bị truy nã. Câu 19 (TH): Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Đầu độc nạn nhân. B. Tra tấn tội phạm. C. Đe dọa giết người. D. Giải cứu con tin. Câu 20 (TH): Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép. B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm. D. Tự ý vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất. Câu 21 (TH): Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà. B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền. D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 22 (TH): Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khoẻ của công dân A. Đe doạ giết người. B. Làm chết người trong trường hợp bất khả kháng. C. Điều khiển xe mô tô gây thương tích cho người khác. D. Thuê người khác đánh người khác gây thương tích. Câu 23 (TH): Bắt người trong trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Phạm tội quả tang . B. Nghi ngờ người đó phạm tội. C. Bắt giam người vi phạm hành chính. D. Bắt giam người vi phạm kỉ luật. Câu 24 (TH): Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Bí mật đời tư của công dân . B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
- D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 25 (VD): Anh S là lái xe chở hàng đường dài từ tỉnh X đến tỉnh Y. Trên đường lái xe, do buồn ngủ, anh S đã không làm chủ được tốc độ đã đâm vào xe máy của chị Q đang lưu thông trên đường làm chị bị chấn thương sọ não. Trong hợp này, anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở . D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 26 (VD): Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà T hơn một tuần. Bà T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng.Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân B. Không vi phạm quyền gì cả vì đây là nhà của bà T C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 27 (VD): Khi cán bộ D làm nhiệm vụ khám xét nhà đối với ông B (có hành vi vi phạm pháp luật) ông B không hợp tác mà chống đối, xúc phạm cán bộ D. Nên cán bộ D đã có lời lẽ nhục mạ và đánh ông B gãy tay, làm rơi vỡ một số vật dụng trong gia đình. Cán bộ D không vi phạm quyền nào dưới đây? A. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Được bảo hộ về sức khoẻ. Câu 28 (VD): Học sinh A viết thư gửi đại biểu Quốc hội bày tỏ ý kiến về cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong trường hợp này, học sinh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được học tập. Câu 29 (VD): Nghi ngờ ông A lấy trộm xe mô tô của ông B. Ông C trưởng công an xã đã ra lệnh bắt ông A. Trong trường hợp này, Trưởng công an xã đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 30 (VD): Tò mò muốn biết nội dung tin nhắn của đôi tình nhân A và B, C là học sinh lớp 12 đã lén xem nội dung tin nhắn trong điện thoại của A. Trong trường hợp này, học sinh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
- Câu 31 (VD): Bạn B điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, bạn B đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 32 (VD): Ông A là nhân viên văn phòng của trường THPT P làm mất giấy báo nhập học của học sinh B. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Được học tập. B.Sáng tạo và phát triển. C. Được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 33 (VDC): B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường trốn học. Biết được điều này, bố của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố nên đã lấy trộm tiền của mẹ 10 triệu đồng và rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt, nhốt B lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bố của B B. A, T, H C. T và H D. Bố B, T và H Câu 34 (VDC): Nghi ngờ G lấy điện thoại của K nên V đã tung tin nói xấu G trên mạng xã hội. Để trả thù, G nhờ P và Q chặn đánh V, K bị thương. Biết chuyện, D là bạn cùng lớp đã chỉ trích G nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. V, K, P và Q B. Anh P, Q và G C. G, K, D và P D. Hai anh P và Q Câu 35 (VDC): Phát hiện ông B Trưởng phòng Đào tạo trường đại học X làm bằng giả cho anh H, anh K và anh M yêu cầu ông B phải đưa cho hai anh 20 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Biết chuyện, anh H đã thuê anh C và anh D đến gặp anh K và M để nói chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại, anh C và anh D đã đánh anh K gây thương tích 15%. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân? A. Ông B, anh H, anh C B. Anh C, anh D, ông B C. Anh C, anh D D. Anh H, anh C và anh D Câu 36 (VDC): Anh B vào nhà ông C lấy trộm máy vi tính nên bị anh C, anh H và anh M bắt quả tang. E là người chứng kiến sự việc đã xúi anh H và M đem anh B nhốt vào nhà kho của hợp tác xã, làm anh B bị lạnh và ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông C, anh H, anh M B. Anh H, anh E, anh M C. Anh E và anh M D. Anh M và anh H
- Câu 37 (VDC): Anh H nhiều lần tung tin bịa đặt nói xấu, xúc phạm nghiêm trọng đối với chị A là người yêu cũ của mình. Không chịu đựng nổi hành vi của H, chị A đã tự tử. Ông B, bố của chị A bức xúc trước hành động của H nên trong lúc anh H vắng nhà, ông B đã vào nhà anh H đập phá tài sản và để lại mẩu tin nhắn đe doạ sẽ giết chết anh H. Những ai sau đây đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ của công dân? A. Anh H B. Ông B C. Anh H và ông B D. Chị A Câu 38 (VDC): Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt, vì vậy khi thấy gia đình bà T có nuôi được đàn gà mấy chục con đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết. Vô tình phát hiện gia đình bà T có việc phải về quê đến muộn, nên anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, đến sáng hôm sau đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình bà Q, bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạt nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh L, anh V và bà T B. Bà Q, bà T và anh V C. Anh B, anh V, anh L và bà T D. Anh D, anh V và anh L Câu 39 (VDC): Anh T vay của anh B 30 triệu đồng và viết giấy biên nhận hẹn 6 tháng sau sẽ trả. Đến hẹn, anh B gặp anh T đòi tiền, nhưng anh T mới trả được 15 triệu đồng và hẹn thêm một tuần nữa. Anh B không đồng ý và đã nhờ bạn mình là anh K giải quyết. Anh K gọi thêm anh X, anh N cùng xông vào nhà T, bắt trói anh T đem về nhà B nhốt trong phòng rồi giao hẹn có tiền mới thả người. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh B, anh K, anh X và anh N B. Anh X, anh N và anh K C. Anh K, anh X và anh B D. Anh B, anh T và anh K Câu 40 (VDC) : Do sơ ý, Ông A là nhân viên bưu điện đã làm làm mất thư của chị C. Chị N nhặt được thư và yêu cầu chị C phải hậu tạ thì mới trả lại thư. Thấy yêu cầu của chị N là vô lí, quá tức giận nên chị C đã giật thư trong tay chị N làm rách nát lá thư. Những ai dưới đây đã vi phạm đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Ông A. B. Ông A, và chị N. C. Ông A, chị N và chị C. D. Chị N và chị C.