Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

docx 6 trang nhatle22 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_3_cong_dan_binh_dang_tr.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

  1. Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Câu 1 (NB): Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm A. xã hội. B. pháp lý. C. cá nhân. D.đạo đức. Câu 2 (NB): Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện A. nghĩa vụ của mình. B. mục tiêu cá nhân. C. trách nhiệm pháp lí. D. chuẩn mực đạo đức. Câu 3 (NB): Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời với A. nghĩa vụ. B. nhu cầu. C. lợi nhuận. D. kĩ năng. Câu 4 (NB): Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A. đạo đức. B. cộng đồng. C. pháp lí. D. gia tộc. Câu 5 (NB): Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo A. chuẩn mực đạo đức. B. ý kiến cộng đồng. C. quy định của pháp luật. D. nội quy của cơ quan. Câu 6 (NB): Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là bình đẳng về A. nghĩa vụ của mình. B. hưởng quyền công dân. C. trách nhiệm pháp lí. D. chuẩn mực đạo đức. Câu 7 (NB): Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia bầu cử, ứng cử là bình đẳng A. trong việc hưởng quyền. B. hưởng phúc lợi xã hội. C. về trách nhiệm pháp lí. D. chuẩn mực đạo đức. Câu 8 (NB): Công dân vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ, hoàn cảnh như nhau thì phải chịu hình phạt như nhau là thể hiện sự bình đẳng về
  2. A. trách nhiệm cộng đồng. B. hưởng quyền công dân. C. trách nhiệm pháp lí. D. chuẩn mực đạo đức. Câu 9 (NB): Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bất kỳ công dân nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được A. thực hiện hành vi phạm tội. B. hưởng quyền công dân. C. vi phạm pháp luật. D. điều chỉnh chuẩn mực đạo đức. Câu 10 (NB): Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bất kỳ công dân nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều phải A. thực hiện nghĩa vụ theo quy định. B. xâm phạm quyền công dân. C. có hành vi vi phạm pháp luật. D. phá vỡ chuẩn mực đạo đức. Câu 11 (NB): Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là công dân ngoài việc hưởng quyền còn phải thực hiện nghĩa vụ theo A. quy định của pháp luật. B. quan điểm của người khác. C. sở thích của cá nhân. D. quy tắc của dòng họ. Câu 12 (NB): Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật là thể hiện sự A. bình đẳng trước pháp luật. B. ngang nhau về địa vị. C. san bằng về lợi ích. D. đồng nhất trong quan hệ . Câu 13 (TH): Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép lái xe là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. tập tục. Câu 14 (TH): Thí sinh là người dân tộc thiểu số được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học là thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. bổn phận. Câu 15 (TH): Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ A. tách rời hoàn toàn. B. trùng với nhau. C. không tách rời nhau. D. phụ thuộc vào nhau.
  3. Câu 16 (TH): Việc toà án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm kinh tế. B. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Câu 17 (TH): Mọi cá nhân khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền và nộp thuế theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện A. quyền. B. trách nhiệm pháp lý. C. nghĩa vụ. D. quy chế sản xuất. Câu 18 (TH): Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bầu cử và ứng cử là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. tập tục. Câu 19 (TH): Nhà nước ban hành các chính sách tạo điều kiện cho mọi công dân được tự do kinh doanh là thể hiện sự bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng về trách nhiệm kinh tế. B. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ. C. Bình đẳng trong thực hiện trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trong việc hưởng quyền. Câu 20 (TH): Nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số hay thiểu số là thể hiện sự bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng về trách nhiệm kinh tế. B. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ. C. Bình đẳng trong thực hiện trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trong việc hưởng quyền. Câu 21 (TH): Pháp luật nước ta quy định, cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có thể dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình là thể hiện sự bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. B. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ. C. Bình đẳng trong thực hiện trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trong việc hưởng quyền. Câu 22 (TH): Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. tập tục.
  4. Câu 23 (TH): Người lao động nếu đủ tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động đều có thể làm việc, tự do lựa chọn việc làm không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. tập tục. Câu 24 (TH): Lao động nam và lao động nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động là thể hiện bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. quyền. C. trách nhiệm. D. tập tục. Câu 25 (VD): Cơ quan X ra quyết định tuyển dụng viên chức đối với chị A vì chị có thành tích học tập cao hơn các ứng viên cùng nộp hồ sơ. Cơ quan X đã tạo điều kiện để công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Chịu trách nhiệm pháp lí. D. Cung cấp dịch vụ. Câu 26 (VD): Anh D và anh B bị toàn án nhân dân huyện X tuyên án tù 2 năm tù vì tội cùng nhau trộm cắp tài sản, mặc dù anh D là con của một cán bộ cao cấp. Việc làm của toàn án nhân dân huyện X thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Chịu trách nhiệm pháp lý. B. Bình đẳng về tài sản. C. Hưởng quyền. D. Thực hiện nghĩa vụ. Câu 27 (VD): Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương X đã mang hòm phiếu phụ đến nhà cụ A đang bị ốm để cụ được bỏ phiếu. Việc làm của tổ bầu cử đã tạo điều kiện để công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Chăm sóc y tế. C. Chịu trách nhiệm pháp lí. D. Cung cấp thông tin. Câu 28 (VD): Ông T cán bộ chức năng đã tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh cho những công dân có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ông T đã đã tạo điều kiện để công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Chịu trách nhiệm pháp lí. D. Cung cấp dịch vụ. Câu 29 (VD): Bà A và bà B phân phối thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc nên bị ông Q cán bộ chức năng lập biên bản xử phạt cả hai người. Việc làm của ông Q thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Chịu trách nhiệm pháp lí.
  5. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Hưởng quyền. D. Cung cấp dịch vụ. Câu 30 (VD): Công ty của bà A và ông C cùng phạm lỗi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường nên bị ông M cán bộ chức năng lập biên bản xử phạt. Việc làm của ông C thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Chịu trách nhiệm pháp lí. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Hưởng quyền. D. Tự chủ tài chính. Câu 31 (VD): Phát hiện anh Q trưởng phòng và anh M nhân viên thường xuyên trốn cơ quan để ra ngoài giải quyết việc riêng trong giờ làm việc, ông B giám đốc sở X ra quyết định kỉ luật cả hai người. Việc làm của ông B thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Chịu trách nhiệm pháp lí. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Hưởng quyền. D. Bình đẳng về chức vụ. Câu 32 (VD): Cửa hàng kinh doanh của bà Q và bà G thường xuyên không nộp thuế theo quy định nên bị ông M cán bộ chức năng lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động kinh doanh. Việc làm của ông B thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Chịu trách nhiệm pháp lí. B. Thực hiện bổn phận. C. Hưởng quyền. D. Tự do kinh doanh. Câu 33 (VD): Toà án nhân dân huyện X ra quyết định phân chia tài sản thừa kế của ông A để lại, theo đó mỗi người con không phân biệt trai gái đều được hưởng phần tài sản bằng nhau. Quyết định của tòa án nhân dân huyện X thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Chịu trách nhiệm pháp lý. D. Tự do quản lý tài sản. Câu 34 (VD): Toà án nhân dân huyện X ra quyết định li hôn cho vợ chồng chị A, ngoài việc phân chia tài sản, tòa án yêu cầu cả hai người đều phải cùng chu cấp tài chính để nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Quyết định của tòa án nhân dân huyện X thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Thực hiện nghĩa vụ. B. Hưởng ưu đãi xã hội. C. Chịu trách nhiệm pháp lý. D. Tự do quản lý tài sản. Câu 35 (VD): Công ty X sắp xếp cho chị A làm các công việc nhẹ nhàng và được hưởng trợ cấp vì chị đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Công ty X đã tạo điều kiện để công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Thực hiện nghĩa vụ.
  6. C. Chịu trách nhiệm pháp lí. D. Chăm sóc sức khỏe. Câu 36 (VD): Bà A và bà B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, nhưng ông C cán bộ chức năng chỉ cấp phép cho bà A vì đủ điều kiện, còn bà B không có bằng cấp theo quy định nên không được cấp phép. Việc làm của ông C đã tạo điều kiện để công dân bình đẳng trước pháp luật ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng quyền. B. Thực hiện nghĩa vụ. C. Chịu trách nhiệm pháp lí. D. Tự chủ kinh tế. Câu 37 (VDC): Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị N và chị D. B. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. C. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D. D. Vợ chồng chị V và chị D. Câu 38 (VDC): Đang cần ý tưởng để hoàn thành các mẫu thiết kế thời trang do công ty giao, nên khi được chị Q gửi mail nhờ góp ý về một số mẫu quần áo do chị mới thiết kế, anh D đã tự ý sao chép vào máy tính, sau đó chỉnh sửa một số chi tiết rồi nộp cho chị K trưởng phòng. Thấy các mẫu thiết kế đẹp, chị K đã bí mật nhờ anh V bạn mình liên hệ và bán cho bà T giám đốc công ty Y. Phát hiện sự việc, chị Q đã làm đơn tố cáo. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh D và chị K. B. Anh D, chị K và anh V. C. Anh D và anh V. D. Anh D, chị K và bà T. Câu 39 (VDC): Biết anh K vừa mới chế tạo thành công máy lọc nước thân thiện với môi trường, anh G đã mượn bản thiết kế rồi đưa cho em trai mình là anh P tham khảo để làm đề tài tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật. Sau khi được hội đồng đánh giá xuất sắc, anh P đã đăng ký bản quyền và bán cho ông M giám đốc công ty X tiến hành sản xuất đại trà. Biết chuyện, anh K đã đến nhà đe dọa, chửi bới và đe dọa tống tiền anh P. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh G và anh P. B. Anh G và ông M. C. Anh P và ông M. D. Anh P, anh K và anh G. Câu 40 (VDC): Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T. B. Anh M, anh K và anh T. C. Anh M, vợ anh Q và anh K. D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q.