Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat.docx
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Bài 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Câu 1 (NB): Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là hình thức A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 2 (NB): Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 3 (NB): Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C.sử dụng pháp luật . D. áp dụng pháp luật Câu 4 (NB):Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện? A. Do cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. B. Do cơ quan công chức nhà nước thực hiện. C. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện. D. Do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện. Câu 5 (NB):Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C.Vi phạm pháp luật . D. Trách nhiệm pháp lý Câu 6 (NB):Vi phạm hình sự là hành vi? A. rất nguy hiểm cho xã hội. B. nguy hiểm cho xã hội. C. .tương đối nguy hiểm cho xã hội D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 7 (NB):Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây? A. Quản lý nhà nước. B. Công vụ nhà nước. C.An toàn lao động. D. Ký kết hợp đồng. Câu 8 (NB):Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. lao động, công vụ nhà nước. B. kinh tế tài chính. C. tài sản và hợp đồng. D. công dân và xã hội.
- Câu 9 (NB):Nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là trách nhiệm A. hình sự. B. hành chính. C.pháp lí. D. dân sự. Câu 10 (NB):.Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. quan hệ kinh doanh và quan hệ tài sản. C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. D. quan hệ lao động và quan hệ kinh doanh. Câu 11 (NB):Đối với công chức không giữ chức vụ hoặc quản lý các hình thức kỷ luật bao gồm A.khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãinhiệm. B. khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, buộc xinlỗi. C. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. D. khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, phạt viphạm. Câu 12 (NB):Theo quy định của pháp luật, người bị xử phạt hành chính về mọi tội phạm hành chính do mình gây ra là người A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18tuổi. B.từ đủ 16 tuổi trởlên. C.từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi. D. từ đủ 18 tuổi trởlên. Câu 13 (TH):Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật? A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm. C. Làm những điều mà pháp luật không cấm. D. Làm những việc mà pháp luật quy định cấm. Câu 14 (TH):Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi A. chính đáng. B. hợp pháp. C. phù hợp. D. đúng đắn. Câu 15 (TH):Học sinh đến trường học tập là biểu hiện hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 16 (TH):Công dân đủ 18 tuổi trở lên được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là biểu hiện hình thức A. thi hành pháp luật . B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
- Câu 17 (TH):Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là A. thi hành pháp luật . B.sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 18 (TH): Chị A điều khiển xe máy đưa con đến trường học mà không đội mũ bảo hiểm là A. không sử dụng pháp luật. B.không thi hành pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 19 (TH):Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật A. quy định cấm. B. quy định phải làm. C. Cho phép làm. D. không bắt buộc. Câu 20 (TH): Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện pháp luật? A. Làm những gì pháp luật không cấm. B. Làm những gì pháp luật quy định phải làm. C. Làm những gì pháp luật cấm. D. Làm những gì pháp luật cho phép làm. Câu 21 (TH): Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của thi hành pháp luật? A. Con cái phụng dưỡng chamẹ. B.Công dân không buôn bán ma túy. C. Công dân bảo vệ Tổquốc. D . Công dân tham gia nghĩa vụ quânsự. . Câu 22 (TH): Hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật? A. Cơ quan, công chức có thẩm quyền làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. B. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những điều mà pháp luật cho phép làm. C. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những điều pháp luật quy định phải làm. D. Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. Câu 23 (TH): Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của Nhà nước? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 24 (TH): Điểm giống nhau giữa ba hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật thể hiện ở A. chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước. B. chủ thể thực hiện là các cá nhân và tổ chức trong xã hội. C. chủ thể thực hiện là các cá nhân vi phạm pháp luật. D.chủ thể thực hiện là công chức nhà nước.
- Câu 25 (VD): Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật? A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác. C. lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh. D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên. Câu 26 (VD): Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện chủ thể đã sử dụng pháp luật? A. Anh K không mua bán và tàng trữ vũ khí trái phép. B. Chị X đăng kí kinh doanh, khai thuế và nộp thuế. C. Anh A gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân dân tỉnh. D. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông vi phạm luật Câu 27 (VD): Anh H và anh T hợp tác với nhau để buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh trái với hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 28 (VD): Anh A bị bệnh tâm thần, trong lúc không làm chủ được hành vi, anh A đã dùng dao làm chị B bị thương. Hành động của anh A A. không vi phạm pháp luật. B. là vi phạm pháp luật. C. bị xã hội lên án. D. chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Câu 29 (VD): Bạn Z (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân anh T (láng giềng) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh T dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn Z. Hành vi của bạn Z thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm kỉ luật. . C. Vi phạm dân sự. D.Vi phạm hình sự . Câu 30 (VD): Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự? A. Vi phạm hợp đồng mua bán nhàđất. B. Vượt đèn đỏ gây tai nạn chếtngười. C. Tham gia giao thông không có giấy phép láixe. D. Làm thiệt hại tài sản của cơ quan Nhànước. Câu 31 (VD): Do có mâu thuẫn từ trước, nhân lúc anh Y không để ý, anh M đã dùng gậy đánh vào lưng anh Y (giám định thương tật 10%). Trong trường hợp này anh M bị xử phạt như thế nào? A. Cảnh cáo và phạt tiền anhM. B. Bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anhY. C. Không xử phạt anh M vì tỉ lệ thương tật chưa đạt từ 11% trởlên. D.Xử phạt hành chính anh M và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anhY. Câu 32 (VD): Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Sản xuất buôn bán hàng giả số tiền trên 30 triệu đồng. B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận. C. Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm.
- D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông. Câu 33 (VDC): Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh A bị thương (giám định thương tật là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào? A. Cảnh cáo phạt tiền chị B. B. Phạt tiền và thu giữ phương tiện của chị B. C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp D.Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A. Câu 34 (VDC): Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vi phạm pháp luật A. A 8 tuổi ăn trộm điện thoại của hàng xóm. B. N có ý định ăn trộm xe máy trong trường học. C. T (sinh năm 2001) tổ chức đua xe trái phép. D. Anh B bị tâm thần đánh người dẫn đến tử vong. Câu 35 (VDC): A và B là học sinh lớp 12, yêu nhau và có quan hệ tình dục dẫn đến B có thai. B yêu cầu kết hôn nhưng A không chấp nhận và yêu cầu B phá thai nếu muốn tiếp tục mối quan hệ. Vậy, theo em A đã vi phạm A. hành chính. B. pháp luật. C. đạo đức. D. kỉ luật. Câu 36 (VDC): Anh H trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Xét về hành vi, anh H đã A. thực hiện hành vi mà pháp luậtcấm. B. Không thực hiện đúng nghĩa vụ đạo đức của con trong gia đình. C. không làm tròn trách nhiệm của một người con. D. không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Câu 37 (VDC): Công ty X xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là A. trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. B. trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính. C.trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật. D. trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Câu 38 (VDC): Ông A đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm cho người đó bị thương phải vào viện điều trị. Ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Hành chính và dân sự. C. Hành chính và kỷ luật. D. Dân sự và kỷ luật. Câu 39 (VDC): Anh U đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh U phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Kỉ luật và dân sự.
- Câu 40 (VDC): M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào chị T. Hậu quả là chị T bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 33%; xe máy của chị T bị hư hỏng nặng. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí M phải chịu là A. Bồi thường và chịu trách nhiệm hình sự. B. Bồi thường và chịu trách nhiệm dân sự. C. Bồi thường và chịu trách nhiệm hành chính. D. Bồi thường và chịu trách nhiệm kỉ luật. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B B A A B A A C A C A A B A B A B A C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B A D B A B A A D D D A D C B D A D C A