Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1

docx 98 trang Thu Mai 06/03/2023 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_buoi_chieu_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_1.docx

Nội dung text: Giáo án buổi chiều môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1

  1. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 1,2 ÔN TẬP VỀ VĂN BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm, văn nghị luận. - Nắm được những đặc điểm, yêu cầu cần đạt của văn biểu cảm, văn nghị luận. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm. - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập I. Văn biểu cảm lại văn biểu cảm 1, Khái niệm - Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm là kiểu văn bản viết ra nhằm + HS suy nghĩ trả lời; biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá + GV chốt kiến thức; của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. - Tình cảm trong văn biểu cảm thường là 2. Đặc điểm những tình cảm như thế nào? - Tình cảm trong bài văn thường là những + HS suy nghĩ trả lời; tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân + GV chốt kiến thức; văn (yêu Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, ) - Có mấy cách biểu cảm? Nêu rõ cụ thể - Cách biểu cảm: từng cách? + Biểu cảm trực tiếp
  2. + HS suy nghĩ trả lời; + Biểu cảm gián tiếp + GV chốt kiến thức; - Đối tượng biểu cảm + Về một người mà em yêu quý - Em hãy nêu những đối tượng biểu cảm + Về một sự vật gần gũi, quen thuộc và trong văn biểu cảm? gắn bó. + HS suy nghĩ trả lời; + Về một tác phẩm văn học + GV chốt kiến thức; + Về một sự kiến đáng nhớ 3. Bố cục - Em hãy nêu bố cục bài văn biểu cảm. - Đảm bảo bố cục của một bài văn: + HS suy nghĩ trả lời; + MB: Xác định đối tượng và bày tỏ tình + GV chốt kiến thức; cảm về đối tượng đó. + TB: Cảm ận đối tượng được thể hiện qua các đặc điểm, chi tiết nổi bật. + KB: Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng được cảm nhận. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn tập II. Văn nghị luận văn nghị luận 1. Khái niệm - Thế nào là văn nghị luận? Văn nghị luận là kiểu văn bản bàn về một + HS suy nghĩ trả lời; vấn đề, một hiện tượng trong đời sống, + GV chốt kiến thức; các tư tưởng hoặc một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng để lập luận và chứng minh. 2. Đặc điểm - Hãy nêu những yếu tố đặc trưng của văn - Những yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận? nghị luận: + HS suy nghĩ trả lời; + Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, + GV chốt kiến thức; quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (phụ định) + Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chững được công nhận dùng làm cơ sở căn cứ cho luận điểm. + Lập luận: cách sắp xếp hệ thống các luận điểm, luận cứ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng, vấn đề nào đó. - Kế tên các thao tác lập luận thường găp. - Các phương pháp lập luận thường gặp: + HS suy nghĩ trả lời; diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, nêu + GV chốt kiến thức; phản đề, - Kể tên các phương pháp lập luận thường - Các thao tác lập luận thường gặp: chứng gặp. minh, giải thích, bình luận, phân tích, so + HS suy nghĩ trả lời; sánh, + GV chốt kiến thức; - Khi trình bày luận điểm phải chính xác, - Khi trình bày luận điểm, luận cứ phải lưu rõ ràng, có tính định hướng giúp người ý điều gì? đọc/ người nghe hiểu rõ vẫn đề nói đến.
  3. + HS suy nghĩ trả lời; - Luận cứ: lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ, dẫn + GV chốt kiến thức; chứng chính, có tính tiêu biểu, chọn lọc. 3. Bố cục - Nêu bố cục của bài văn nghị luận? - Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị + HS suy nghĩ trả lời; luận: + GV chốt kiến thức; + MB: Xác định vấn đề và phạm vi nghị luận + TB: Giải thích, phân tích, chứng minh, nêu quan điểm. + KB: Khẳng định quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm III. Luyện tập bài tập luyện tập Đề 1: Cảm nghĩ về một thầy/cô giáo mà - GV chia lớp thành 2 nhóm, hoạt động em yêu quý nhất. trong 20 phút và hoàn thành sơ đồ tư duy a. Mở bài lập dàn ý chi tiết cho hai đề văn: - Mở bài trực tiếp: giới thiệu về cô giáo mà + Nhóm 1: Cảm nghĩ về một thầy/cô giáo em yêu quý. mà em yêu quý nhất. - Mở bài gián tiếp: dẫn dắt, giới thiệu về cô + Nhóm 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng giáo thông qua những câu thơ. là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. b. Thân bài - Các nhóm hoạt động sau đó lên bảng - Tả khái quát: trình bày kết quả. + Cô giáo của em tên là gì? Dạy môn học - HS quan sát nhận xét, GV đánh giá kết nào? Bao nhiêu tuổi? quả hoạt động. + Cô đã dạy em năm lớp mấy? Gắn bó cùng em trong bao lâu? - Tả chi tiết: + Miêu tả vóc dáng (chiều cao, cân nặng, thân hình ) + Miêu tả mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay + Miêu tả giọng nói, nụ cười của cô + Miêu tả điểm chung của những bộ trang phục, cách trang điểm khi đi dạy của cô. - Mối quan hệ của cô với mọi người: + Với học sinh và phụ huynh + Với đồng nghiệp và bạn bè + Với bà con làng xóm - Kể một kỉ niệm khiến em nhớ mãi giữa em và cô (chú ý kể nguyên nhân, diễn biến, kết thúc của câu chuyện). c. Kết bài - Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cô
  4. - Em có những mong muốn gì muốn gửi gắm đến cô giáo. Đề 2: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. a.Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên) - Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào. - Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực) b. Thân bài - Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người. - Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ). - Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm, - Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương - Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp? c. Kết bài - Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời. - Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản thân mình và toàn xã hội. 3. Củng cố, mở rộng kiến thức - Luyện đề: Thế nào là sống chủ động? 4. Hướng dẫn bài tập về nhà - Vẽ sơ đồ tư duy: Văn biểu cảm, văn nghị luận - Hoàn thành bài tập về nhà
  5. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 3 TỪ VỰNG, MỘT SỐ PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về từ vựng, một số biện pháp tu từ từ vựng trong chương trình Ngữ Văn 7. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải một số bài tập. - Rèn kĩ năng cho HS nhận biết và sử dụng các biện pháp tu từ. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ yêu quý, trân trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập I. Kiến thức cơ bản các biện pháp tu từ đã học trong 1. Điệp ngữ chương trình Ngữ Văn 7 - Khái niệm: Là BPTT nhắc đi nhắc lại - Thế nào là điệp ngữ? nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm + HS suy nghĩ trả lời; tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, + GV chốt kiến thức; tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản. - Điệp ngữ có mấy dạng? Nêu ví dụ? - Có 3 dạng: + HS suy nghĩ trả lời; + Điệp ngữ cách quãng; + GV chốt kiến thức; + Điệp ngữ vòng; + Điệp ngữ nối tiếp; - Thế nào là chơi chữ? 2. Chơi chữ
  6. + HS suy nghĩ trả lời; - Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc + GV chốt kiến thức; về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị. - Kể tên các lối chơi chữ thường gặp? - Các lối chơi chữ thường gặp là: + HS suy nghĩ trả lời; + Dùng từ ngữ đồng âm + GV chốt kiến thức; + Dùng lối nói trại âm (gần âm) + Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái. + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. 3. Liệt kê - Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tieoes - Thế nào là phép liệt kê? hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn + HS suy nghĩ trả lời; tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những + GV chốt kiến thức; khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. - Kể tên các kiểu liệt kê. Nêu ví dụ? - Các kiểu liệt kê: + HS suy nghĩ trả lời; + Xét theo câu tạo: Liệt kê theo từng cặp + GV chốt kiến thức; và liệt kê không theo từng cặp. + Xét theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm II. Luyện tập bài tập luyện tập Bài tập 1: Tìm điệp ngữ trong các đoạn - HS hoàn thành bài tập vào vở trích dưới đây và cho biết tác dụng: - GV chữa a, Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ b, Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu, rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. c, Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Bài tập 2: Chỉ ra các kiểu chơi chữ trong những ví dụ sau: a, Còn mèo, con mẻo, con meo Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao? b,
  7. Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra, leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra c, Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú. d, Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò. Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện. e, Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ. Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây nhưng vẫn dựng kiểu Nam. 3. Củng cố, mở rộng kiến thức Bài 1: Chỉ ra phép điệp ngữ trong ví dụ sau và cho biết nó thuộc loại điệp ngữ nào? Tác dụng? a. Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. b. Một dân tộc đó gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. Bài 2: Tìm hiện tượng chơi chữ có trong ví dụ sau và cho biết chúng thuộc về lối chơi chữ nào? a. Bò lang chạy vào làng Bo d. Nước chảy niu riu b. Tập thể dục tập thể tập thể dục tập thể. Lục bình trôi níu ríu; c. Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương. Ầm ầm sấm dậy đất Xuân Lai e. Lươn ngắn mà chê chạch dài Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. Bài 3: Nêu tác dụng của phép liệt kê trong các đoạn văn sau. a. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. b. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
  8. Bài 4 : Có ý kiến cho rằng: Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng 1 phép liệt kê. Gạch chân và chỉ rõ. 4. Hướng dẫn bài tập về nhà - Hoàn thành bài tập phần mở rộng Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 4,5,6,7 ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho HS về các tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản. - Rèn kĩ năng cảm thụ phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh tình cảm, thái độ với việc học qua ngòi bút tinh tế của nhà văn Thanh Tịnh. - Giáo dục cho HS tình cảm gia đình, sự cảm thông với những số phận bất hạnh. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: HDHS ôn tập tác phẩm A. Văn bản “Tôi đi học” “Tôi đi học” I. Kiến thức cần nhớ - Nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác 1. Tác giả giả, tác phẩm
  9. - Thanh Tịnh (1911-1988) Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. - Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn 2. Tác phẩm - Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941) thuộc thể loại hồi ký ghi lại - Tóm tắt tác phẩm bằng lời văn của em? những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường 3, Tóm tắt tác phẩm *Hoạt động 2: HSHS làm bài tập II. Luyện tập - GV phát PHT cho HS Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu - HS làm bài theo cặp đôi hoàn thiện PHB hỏi sau đó lên bảng chữa “Tôi quên thế nào được những cảm giác - GV nhận xét, chốt kiến thức. trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ”. Câu 1: Văn bản được viết theo thể loại nào? Nêu chủ đề của văn bản? Câu 2: Chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và nêu tác dụng? Câu 3: Trong đoạn, “những cảm giác trong sáng ấy” là cảm giác gì? Câu 4: Truyện ngắn “Tôi đi học” gợi cho em nhớ đến văn bản nào trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Chỉ rõ tên tác giả? Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh để lại một dư vị khó phai trong tâm hồn người đọc bởi lời văn nhẹ nhàng, du dương, đằm thắm và rất đỗi tinh tế. Nó góp phần tạo nên chất thơ của truyện”. Em hãy làm sáng
  10. tỏ ý kiến trên bằng đoạn văn khoảng 8-10 câu. Trong đoạn có sử dụng một từ nghĩa rộng. Gạch chân và chỉ rõ. Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay đi. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong tâm trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy và lẩm bẩm đánh vần đọc: Bài tập viết: Tôi đi học” (“Tôi đi học” – Thanh Tịnh) Câu 1: Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 2: Giải thích nghĩa từ “kỉ niệm” có trong đoạn văn? Câu 3: Từ văn bản “Cổng trưởng mở ra” của tác giả Lí Lan và văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của buổi tựu trường đầu tiên đối với mỗi con người hãy thể hiện dưới dạng đoạn văn khoảng 8-10 câu. *Hoạt động 3: HDHS ôn tập tác phẩm B. Văn bản “Trong lòng mẹ” “Trong lòng mẹ” I. Kiến thức cần nhớ - Nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác 1. Tác giả giả, tác phẩm - Nguyên Hông sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dạy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cung khổ .
  11. - Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị , những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành - Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. 2. Tác phẩm - Tóm tắt tác phẩm bằng lời văn của em? - “Những ngày thơ ấu” là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương - Đoạn trích thuộc chương 4 *Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 3, Tóm tắt tác phẩm - GV phát PHT cho HS II. Luyện tập - HS làm bài theo cặp đôi hoàn thiện PHB Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu sau đó lên bảng chữa hỏi - GV nhận xét, chốt kiến thức “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm ” Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? Văn bản có đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? Câu 2: Em hiểu thế nào là “tâm can”? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên?
  12. Câu 4: Câu văn “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm ” diễn tả tâm trạng gì của nhân vật “tôi”. Câu 5: Khi nhận xét về văn bản được nói đến ở câu 1 có ý kiến cho rằng: Văn bản là một đoạn hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu làm rõ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một từ ngữ nghĩa hẹp. (Gạch chân và chú thích rõ). Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (“Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng) Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyên Hồng? Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì? Câu 3: Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng “mặt” trong câu: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”
  13. Câu 4: Khi nhận xét về văn bản “Trong lòng mẹ” một bạn học sinh đã viết: Văn bản là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Coi câu trên là câu mở đoạn, em hãy viết tiếp các câu để hoàn thành đoạn văn khoảng 10 câu. Câu 5: Kể tên một văn bản em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 7 nói về hình ảnh người mẹ luôn yêu thương và che chở cho con? Chỉ rõ tên tác giả? 3. Củng cố, mở rộng kiến thức 4. Hướng dẫn bài tập về nhà Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 8,9 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN BỐ CỤC VĂN BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được chủ đề của văn bản - Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài. - Biết xây dựng bố cục của văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề. - Rèn kĩ năng viết văn bản có đầy đủ bố cục. 3. Thái độ: HS có ý thức trong việc tạo lập văn bản rõ rang chủ đề và có đầy đủ bố cục. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,
  14. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập tính I. Tính thống nhất về chủ đề của văn thống nhất chủ đề của văn bản bản - Chủ đề là gì? - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà + HS suy nghĩ trả lời; văn bản biểu đạt. + GV chốt kiến thức; - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời - Văn bản có tính thống nhất khi nào? hay lạc sang chủ đề khác. + HS suy nghĩ trả lời; - Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác + GV chốt kiến thức; định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. * Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập bố cục văn bản II. Bố cục văn bản - Bố cục của văn bản gồm mấy phần? - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các + HS suy nghĩ trả lời; đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản + GV chốt kiến thức; thường có bố cục 3 phần: MB, TB, KB. + MB: Nêu chủ đề của văn bản. - Nhiệm vụ của từng phần là gì? + TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề. + HS suy nghĩ trả lời; + KB: Tổng kết chủ đề văn bản. + GV chốt kiến thức; - Các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV chốt kiến thức; - Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản? - Nội dung phần TB được trình bày theo + HS suy nghĩ trả lời; trình tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ + GV chốt kiến thức; đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Hoạt động 3: GV HDHS làm bài tập III. Luyện tập - GV giao bài tập Bài 1: Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của - HS làm bài tập theo nhóm đôi Thanh Tịnh, nêu chủ đề của văn bản và - HS trình bày kết quả thảo luận chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn - GV nhận xét, chốt kiến thức. bản đó. Bài 2: Đọc kĩ lời bài hát sau và trả lời câu hỏi: Hãy sống như đời sông, để biết yêu nguồn cội
  15. Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, để thấy bờ bến rộng Hãy sống và ước vọng, để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư a) Khái quát chủ đề bài hát trên bằng một câu văn. b) Cho câu chủ đề “Cuộc sống sẽ thật ý nghĩa nếu con người biết vươn tới những khát vọng, ước mơ cao đẹp”. Từ câu chủ đề trên, em hãy chia sẻ những khát vọng, ước mơ của bản thân để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bài 3: Viết bài văn ngắn về những kỉ niệm và ấn tượng sâu sắc nhất trong ngày tựu trường mà mình từng trải qua. Chỉ ra chủ đề và tính thống nhất chủ đề của văn bản mà mình vừa tạo lập. Bài 4: Xác định bố cục văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) 3. Củng cố, mở rộng kiến thức 4. Hướng dẫn bài tập về nhà
  16. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 10 TRƯỜNG TỪ VỰNG TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Ôn luyện và khắc sâu kiến thức trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng vận dụng trường từ vựng trong quá trình cảm thụ và tạo lập văn bản. - Rèn kĩ năng vận dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong quá trình giao tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ yêu quý, trân trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập trường I. Trường từ vựng từ vựng - Trường từ vựng là tập hợp của những từ - Trường từ vựng là gì? Lấy ví dụ? có ít nhất một nét chung về nghĩa. + HS suy nghĩ trả lời; - Lưu ý: + GV chốt kiến thức; + Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
  17. - Nêu những điều cần lưu ý khi sử dụng + Một trường từ vựng có thể bao gồm trường từ vựng. những từ khác biệt nhau về từ loại. + HS suy nghĩ trả lời; + Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có + GV chốt kiến thức; thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. + Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt. *Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập từ II. Từ tượng hình, từ tượng thanh tượng hình, từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng - Thế nào là từ tượng hình? Lấy ví dụ? vẻ, trạng thái của sự vật. + HS suy nghĩ trả lời; - Từ tượng thnah là từ mô phỏng âm thanh + GV chốt kiến thức; của tự nhiên, của con người. - Thế nào là từ tượng thanh? Lấy ví dụ? - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được + HS suy nghĩ trả lời; hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có + GV chốt kiến thức; giá trị biểu cảm cao; thường được dùng - Nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng trong văn miêu tả và tự sự. hình, từ tượng thanh? + HS suy nghĩ trả lời; + GV chốt kiến thức; *Hoạt động 3: GV HDHS làm bài tập III. Luyện tập - GV giao bài tập Bài tập 1: Đọc văn bản “Trong lòng mẹ” - HS làm bài tập theo nhóm đôi tìm các từ thuộc trường từ vựng “người - HS trình bày kết quả thảo luận ruột thịt”. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bài tập 2: Cho các danh từ: cây, cá, mưa. Hãy lập các trường từ vựng với mỗi từ trên. Bài tập 3: Tìm các từ tượng thanh gợi tả âm thanh của: tiếng nước chảy, tiếng gió thổi, tiếng cười nói. Bài tập 4: Chọn một đề tài và viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các từ tượng hình và từ tượng thanh. 3. Củng cố, mở rộng kiến thức 4. Hướng dẫn bài tập về nhà.
  18. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 11,12 ÔN TẬP VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cho HS về các tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Cảm thụ được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo từ văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản. - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích được nội dụng và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. 3. Thái độ: - Phê phán, lên án chế độ thực dân tàn nhẫn, bất công. - Đồng cảm, yêu thương, biết chia sẻ với những hoàn cảnh đáng thương. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập những I. Tác giả, tác phẩm nét chính về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả - Nêu những nét chính về tác giả Ngô Tất - Ngô Tất Tố (1893- 1954) sinh tại Lộc Tố? Hà, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (nay + HS suy nghĩ trả lời; thuộc Đông Anh - Hà Nội) + GV chốt kiến thức; - Về sáng tác văn học, ông là một trong - Nêu xuất xứ văn bản? những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu + HS suy nghĩ trả lời; văn học hiện thực trước cách mạng.
  19. + GV chốt kiến thức; - Là cây bút phóng sự, là nhà tiểu thuyết - Tóm tắt lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nổi tiếng. Gọi NTT là “nhà văn của nông + HS suy nghĩ trả lời; dân” bởi ông chuyên viết về nông thôn và + GV chốt kiến thức; đặc biệt rất thành công ở đề tài này. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: trích chương XVIII tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939) - PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm - Tóm tắt văn bản: Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập giá trị II. Giá trị hiện thực và tinh thần nhân hiện thực và nhân đạo trong văn bản. đạo trong “Tức nước vỡ bờ” 1.Giá trị hiện thực - GV hướng dẫn HS phân tích giá trị hiện - Giá trị hiện thực hiện lên chính là chế độ thực trong tác phẩm. xã hội thực dân phong kiến. Mở đầu tác phẩm chính là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê đang trong những ngày đòi sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù, inh ỏi tiếng thét, chửi mắng đánh đập. Nhà nào cũng phải đủ số sưu thuế. Sưu thuế chính là số tiền đóng cho một người đàn ông trong gia đình, nếu gia đình đó có bao nhiêu người đàn ông thì đóng biếu nhiêu sưu. Nếu nộp thiếu sưu bọn cai lệ, tay sai sẽ bị đánh đập người dân một cách dã man đến khi nộp đủ được thôi. Hoàn cảnh trong tác phẩm là trước cách mạng tháng 8, năm đó là một năm mất mùa cả làng. Có được miếng cơm cho gia đình đã vất vả. Vậy mà họ phải nộp sưu. Trong xã hội đó, ta thấy được bản chất của bọn tay sai, người nhà lý trường. Chúng luôn tỏ thái độ hách dịch, hung hăng. Cùng với đó là bọn địa chủ nhà giàu coi con người không bằng xúc vật. Nổi bật là cảnh bắt người. Trong đó, vẫn thấy nổi bật lên hình ảnh người nông dân, tiêu biểu là chị Dậu đã vùng lên chống lại chúng khi bị áp bức - Hiện thực hiện lên trong tác phẩm đó là số phận người nông dân trước cách mạng. Nổi bật trong tác phẩm chính là gia đình nhà chị Dậu. Gia đình nhà chị Dậu là thuộc gia đình nghèo “Nhất nhì trong hạng cùng đinh”. Nhà chị đã nghèo khó, 3 đứa con nhỏ. Năm đó là năm khó khăn, chị đã phải bán đi tất cả những gì trong gia đình
  20. mình để có tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng bọn chúng không tha mà còn bắt cả nộp sưu cho em trai chồng đã mắt từ năm ngoái. Anh Dậu đã bị bắt ra đình đánh đập và trả về khi giống một cái xác chết. Khi bọn cai lệ đến đòi sưu, mặc cho chị có van nài chúng để khất nợ đến hôm sau. Nhưng chúng vẫn hách dịch và đòi trói anh Dậu. Chị vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ chồng con. Người đàn bà con mọn ấy đã đánh tay đôi với chúng để có thể bảo vệ được chồng con và gia đình nhỏ bé của mình. Lúc này, chị hiện lên là một người không chịu khom lưng uốn gối trước thế lực đó, chị đã có lí trí, ý thức đấu tranh mạnh mẽ. Có thể thấy, trong bất kì hoàn cảnh nào, ta vẫn thấy vẻ đẹp tâm hồn, cùng sức sống tiềm tàng của người phụ nữ xưa. 2. Giá trị nhân đạo Tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc - GV hướng dẫn HS phân tích giá trị nhân với số phận người nông dân trước cách đạo trong tác phẩm. mạng tháng 8. Tiểu biểu là số phận của gia đình nhà chị Dậu. Chị đã phải bán đi tất cả của cải của gia đình mình để có tiên sưu nộp cho chồng. Nhưng chúng vẫn không tha cho gia đình chị. Chúng bắt gia đình chị nộp sưu cho cả đứa em chồng đã mất từ năm ngoái. Bần cùng lắm, chị không có tiền nộp sưu, chúng đã bắt anh Dậu đánh đập ngoài đình và trả về cho chị khi anh Dậu giống như một xác chết. Số phận của gia đình chị chỉ là đại diện của biết bao gia đình người nông dân nghèo đang bị ức hiếp trong hoàn cảnh đó. Tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận của người nông dân. Đồng thời, tác giả cũng tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Đại diện chính là Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. Bọn chúng chính là đại diện cho bộ máy nhà nước đúng đó. Khi chúng đến bắt anh Dậu luôn mang theo thái độ hách dịch, vô văn hóa. Đi bắt người mà mang dây thừng như đi bắt một xúc vật.
  21. Chúng thét, chửi không coi chị Dậu và anh Dậu ra gì. Chúng đánh cả chị Dậu người phụ nữ con mọn. Mặc cho anh Dậu còn đau ốm mà chúng quyết không tha 3. Luyện tập Bài tập 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”. (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “lực điền”, “hầu cận” có trong đoạn văn? Câu 3: Tìm những từ ngữ trong đoạn văn thuộc trường từ vựng “xô xát”? Câu 4: Trong đoạn văn trên, nếu chuyển câu “Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm” lên đầu (hoặc cuối) đoạn văn có được không? Vì sao? Câu 5: Nhận xét về tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân nói: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Coi đấy là câu chủ đề, em hãy chứng minh nhận định trên bằng đoạn văn diễn dịch 8-10 câu. Trong đoạn có sử dụng một từ ngữ tượng hình và một từ ngữ tượng thanh. (Gạch chân và chú thích rõ). Câu 6: Em hãy tên một tác phẩm văn học đã được học trong chương trình cũng nói về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám? (Chỉ rõ tên tác giả). Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: -Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai: -Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: -Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!”. (Trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố)
  22. Câu 1: Đoạn văn trên nói về sự việc gì? Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “Cai lệ”, “phải gió” có trong đoạn trích? Câu 3: Vì sao có thể nói hình ảnh tên cai lệ tiêu biểu cho bộ mặt tàn ác, bất nhân của bọn thống trị thực dân phong kiến đương thời? Câu 4: Cho câu chủ đề: “Trên cái nền tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân) hãy làm rõ ý kiến trên bằng một đoạn văn khoảng 8 câu. Câu 5: Chứng minh rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan) bằng một đoạn văn khoảng 8 câu. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 13,14 ÔN TẬP VĂN BẢN: LÃO HẠC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cho HS về các tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Cảm thụ được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo từ văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản. - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích được nội dụng và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. 3. Thái độ: - Phê phán, lên án chế độ thực dân tàn nhẫn, bất công. - Đồng cảm, yêu thương, biết chia sẻ với những hoàn cảnh đáng thương. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,
  23. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập những I. Tác giả, tác phẩm nét chính về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả - Nêu những nét chính về tác giả Nam - Nam Cao là bút danh của Trần Hữu Trí. Cao? Ông sinh năm 1915 quê ở Hà Nam. + HS suy nghĩ trả lời; - Trước năm 1945, ông dạy học tư và viết + GV chốt kiến thức; văn. Ông là một nhà văn hiện thực xuất - Nêu xuất xứ văn bản? sắc với những truyện ngắn, truyện dài + HS suy nghĩ trả lời; chân thực viết về người nông dân nghèo + GV chốt kiến thức; đói bị vùi dập và người trí thức nghèo - Tóm tắt lại đoạn trích “Lão Hạc” sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. + HS suy nghĩ trả lời; - Sau cách mạng tháng Tám, ông chân + GV chốt kiến thức; thành, tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến: làm phóng viên mặt trận, rồi làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1951, ông đi công tác vào vùng sau lưng địch, hi sinh trong tư thế một nhà văn- chiến sĩ. - Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). - Nam Cao là tác giả của cuốn tiểu thuyết Sống mòn và khoảng 60 truyện ngắn tiêu biểu nhất là các truyện Chí Phèo, Lão Hạc, Mua nhà, Đời thừa, Đôi mắt, - Nam Cao có tài kể chuyện, khắc họa nhân vật bằng độc thoại với bao trang đời éo le, đầy bi kịch. Người nông dân nghèo, người trí thức nghèo là hai đề tài in đậm trong truyện của Nam Cao. II. Tác phẩm - Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943. - Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam
  24. Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể truyện. *Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập giá trị II. Giá trị hiện thực và tinh thần nhân hiện thực và nhân đạo của văn bản đạo của “Lão Hạc” - GV hướng dẫn HS phân tích giá trị hiện - Giá trị hiện thực trong Lão Hạc: thực trong tác phẩm. + Phản ánh chân thực cuộc sống bần cùng, - GV hướng dẫn HS phân tích giá trị nhân bế tắc của người nông dân nghèo trong xã đạo trong tác phẩm. hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. - Giá trị nhân đạo: + Đồng cảm đối với thân vận cơ cực của người nông dân, người trí thức nghèo. + Xót thương cho thân phận bất hạnh, cái chết bế tắc của lão Hạc. + Trân trọng ngợi ca và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo, người trí thức tiểu tư sản: giàu lòng yêu thương, lòng vị tha và lòng tự trọng. 3. Luyện tập Bài tập: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy.” (“Lão Hạc” – Nam Cao) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? Hãy tóm tắt đoạn văn trên bằng một câu trần thuật đơn. Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ tượng hình và những từ ngữ tượng thanh trong đoạn văn trên. Câu 3: Nguyên nhân sâu xa nào khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết? Điều đó cho thấy lão là một con người như thế nào? Câu 4: Khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo cảm nhận: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Theo em nên hiểu ý nghĩ đó như thế nào? Câu 5: Trong một cuộc tranh luận: - Bạn Nam đưa ra ý kiến: Nam Cao không nên kết thúc truyện "Lão Hạc" bằng cái chết của lão Hạc vì lão rất tốt và nhân hậu. - Bạn Sơn không đồng tình với ý kiến trên mà cho rằng: Cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn đó là tất yếu và hợp lí. Em đồng tình với ý kiến của ai và giải thích tại sao?
  25. Câu 6: Cho câu chủ đề “Lão Hạc là hình ảnh chân thực về số phận đau thương của người nông dân trước cách mạng tháng Tám”. Hãy làm rõ câu chủ đề bằng đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu. Trong đoạn có sử dụng một từ ngữ tượng hình hoặc một từ ngữ tượng thanh. (Gạch chân và chỉ rõ) Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 15,16 LUYỆN TẬP: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Khắc sâu cách tạo lập một văn bản có chủ đề, đầy đủ nội dung và hình thức. - Khắc sâu liên kết các đoạn trong một văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tạo lập các đoạn văn trong một văn bản. - Rèn kĩ năng liên kết các đoạn văn trong một văn bản. 3. Thái độ: HS có ý thức trong việc tạo lập và liên kết các đoạn văn trong văn bản hoàn chỉnh. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập cách I. Xây dựng đoạn văn trong văn bản xây dựng đoạn văn trong văn bản - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn - Thế nào là đoạn văn? bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, + HS suy nghĩ trả lời; kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và + GV chốt kiến thức; thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
  26. chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng - Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại + HS suy nghĩ trả lời; nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được + GV chốt kiến thức; biểu đạt. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ - Nêu cách trình bày nội dung đoạn văn. triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn + HS suy nghĩ trả lời; bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song + GV chốt kiến thức; hành. *Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập các II. Liên kết các đoạn văn trong văn bản cách liên kết các đoạn văn trong văn - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn bản văn khác cần sử dụng các phương tiện liên - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. trong văn bản là gì? - Có thể sử dụng các phương tiện liên kết + HS suy nghĩ trả lời; sau để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn: + GV chốt kiến thức; + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết - Kể tên các cách liên kết các đoạn văn + Dùng câu nối trong văn bản? + HS suy nghĩ trả lời; + GV chốt kiến thức; 3. Luyện tập Bài 1: Hãy tìm các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn sau: “Vẻ đẹp của những người nông dân nghèo khổ được nhà văn thể hiên một cách khách quan, sâu sắc và truyền cảm qua bức chân dung của Lão Hạc. Trước hết, vẻ đẹp ấy bộc lộ ở lối sống tình nghĩa. Lão rất thương “cậu vàng” – tên thân mật lão đặt cho con chó vàng. Đó là kỉ niêm về đứa con trai. Nhưng một trận ốm đã khiến cho cuộc sống của lão càng túng bấn, cơm lão ăn mỗi bữa cũng chẳng đủ no nói gì tới viêc nuôi thêm con vàng. Cuối cùng, lão phải quyết định bán, mặc dù con vàng đã gắn bó với lão trong những ngày lão cô đơn nhất. Có điều lão đã băn khoăn, day dứt nhiều lần. Và khi sang nhà ông giáo kể về viêc bán chó, lão cố tỏ rõ sự vui vẻ, nhưng lão “cười mà như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miêng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc”. Lão tự trách mình bằng này tuổi đầu rổi còn đánh lừa một con chó.” (“Nhật kí văn học”- NBH) Bài 2: Cho hai câu chủ đề sau: (1) Lão Hạc là người cha yêu thương con tha thiết. (2) Lão Hạc là người thủy chung, nhân hậu, giàu lòng vị tha và tự trọng.
  27. Hãy triển khai 2 câu chủ đề bằng 2 đoạn văn (mỗi đoạn khoảng 8 câu), sau đó dùng phép liên kết để nối liền 2 đoạn văn thành một đoạn văn lớn có tính thống nhất, liên kết. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HÔI PHÂN BIỆT TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm, nhận biết được các từ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Nhận biết được trợ từ, thán từ. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải một số bài tập về từ địa phương, biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ. - Rèn kĩ năng cho HS vận dụng linh hoạt từ địa phương, biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ khi giao tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ yêu quý, trân trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập từ địa I. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phương và biệt ngữ xã hội - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng - Thế nào là từ ngữ địa phương? Nêu ví ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. dụ? - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một + HS suy nghĩ trả lời; số tầng lớp xã hội nhất định. + GV chốt kiến thức; - Lưu ý: + Phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
  28. - Phân biệt từ địa phương và biệt ngữ xã + Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng hội? một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô + HS suy nghĩ trả lời; đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng + GV chốt kiến thức; lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân - Thế nào là biệt ngữ xã hội? Nêu ví dụ? vật. + HS suy nghĩ trả lời; -Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương + GV chốt kiến thức; và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ - Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng xã hội cần phải lưu ý những gì? khi cần thiết. + HS suy nghĩ trả lời; + GV chốt kiến thức; *Hoạt động 2: GV HDHS ôn tập trợ từ, II. Trợ từ, thán từ thán từ - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ - Trợ từ là gì? Lấy ví dụ? ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị + HS suy nghĩ trả lời; thái độ đánh giá sự vật được nói đến ở từ + GV chốt kiến thức; ngữ đó. - Thán từ là những dùng để bộc lộ tình - Thánh từ là gì? Lấy ví dụ? cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để + HS suy nghĩ trả lời; gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, + GV chốt kiến thức; có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. 3. Luyện tập Bài 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có). Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mẵng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng. Bài 2: Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu. Gợi ý: + Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) + Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác) Đặt câu: Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai. Bài 3: Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn, c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai, bàn ủi, cây viết, chả lụa, đậu phộng, hột gà, Gợi ý: Từ toàn dân tương ứng với: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng - trăng; thấm chớp - sấm chớp, thâu róm - sâu róm. b. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai - anh cả; bàn ủi - bàn là; cây viết - cây bút; đậu phộng - đậu tương; hột gà - trứng gà .
  29. c. Từ địa phương Trung Bộ: nác - nước, tru - trâu, nỏ - không, thẹn - xấu hổ. Bài 4: Xác định từ loại cho các từ in đậm sau đây: a) Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc Toàn những cớ cho ta tàn nhẫn. b) Đường trơn, trời lạnh mà nó vẫn đến đúng giờ mà. c) Có mà mày bị điếc. d) Anh ấy đang học bài. e) Có chí thì nên. f) Anh nên đi vào buổi sáng. g) Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. h) Em đừng khóc nữa mà. i) Anh nói như vậy thì tôi sẽ đi. k) Trời mưa nên tôi đành ở nhà vậy. l) Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này. m) Khốn nạn! Nó bỏ đi rồi ư? n) Đích thị là nó chạy ra ngõ. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 18,19 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức văn tự sự. - Nắm được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự kếp hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ: HS có ý thức trong việc tạo lập văn bản tự sự, có ý thức kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình;
  30. - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập văn I.Văn tự sự bản tự sự - Khái niệm: tự sự là phương thức trình - Thế nào là văn tự sự? bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn + HS suy nghĩ trả lời; đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết + GV chốt kiến thức; thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Bố cục: 3 phần - Nêu bố cục của một bài văn tự sự? + Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc + HS suy nghĩ trả lời; chính của câu chuyện. + GV chốt kiến thức; + Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. + Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể. *Hoạt động 2: GV HDHS kết hợp yếu II. Sự kế hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự tình cảm trong văn bản tự sự sự *Miêu tả trong văn tự sự: - Việc đan xen yếu tố miêu tả vào văn tự - Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình sự có tác dụng như thế nào? nhân vật, làm cho các nhân vật có hình + HS suy nghĩ trả lời; dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm + GV chốt kiến thức; cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm. - Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật đước thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn. - Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng nhà văn về cuộc đời, nhân vật tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc. - Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của
  31. nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật. - Việc đan xen yếu tố biểu cảm vào văn tự *Biểu cảm trong văn tự sự: sự có tác dụng như thế nào? Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp + HS suy nghĩ trả lời; cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm + GV chốt kiến thức; của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện. 3. Luyện tập Bài 1: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Bài 2: Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn của mình vừa viết để rút ra nhận xét: - Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào? - Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì? - Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa? 4. Hướng dẫn bài tập về nhà Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 20,21 ÔN TẬP VĂN BẢN: CÔ BÉ BÁN DIÊM, CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cho HS về các tác giả, tác phẩm. - Cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật trong hai văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản. - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích được nội dụng và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. 3. Thái độ: Đồng cảm, yêu thương, biết chia sẻ với những hoàn cảnh đáng thương. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp;
  32. - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: GV HDHS ôn tập văn I. Văn bản “Cô bé bán diêm” bản “Cô bé bán diêm” 1. Tác giả - Nêu những nét chính về tác giả, tác - Là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch, nổi tiếng phẩm? thế giới về những truyện viễn tưởng và + HS suy nghĩ trả lời; truyện cổ tích viết cho trẻ em. + GV chốt kiến thức; - Truyện cổ tích của ông nhẹ nhàng, tươi mát, giàu chất nhân văn, đem đến cho người đọc cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người. 2. Tác phẩm Trích gần hết truyện “Cô bé bán diêm”, - Trình bày những nét đặc sắc về nội dung một trong những truyện nổi tiếng nhất của và nghệ thuật của văn bản? nhà văn An-đéc-xen. + HS suy nghĩ trả lời; 3. Nội dung, nghệ thuật (Ghi nhớ SGK) + GV chốt kiến thức; a) Nội dung Hoạt động 2: GV HSHS củng cố lại kiến b) Nghệ thuật thức văn bản “Chiếc lá cuối cùng” II. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” - Nêu những nét chính về tác giả, tác 1. Tác giả phẩm? - O. Hen-ri (1862-1910) + HS suy nghĩ trả lời; - Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết + GV chốt kiến thức; truyện ngắn. - Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông. 2. Tác phẩm Văn bản này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động - Trình bày những nét đặc sắc về nội dung về tình yêu thương giữa những người nghệ và nghệ thuật của văn bản? sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm + HS suy nghĩ trả lời; của mình về mục đích của sáng tạo nghệ + GV chốt kiến thức thuật. b) Nghệ thuật - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
  33. - Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo. - Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. Hoạt động 3: GV HDHS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy 2 văn bản. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng nhoáng. Trong lò, lửa cháy đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng ” Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! ” Câu 1: Đoạn trích thuộc văn bản nào? Của ai? Đoạn trích kể về sự việc gì? Câu 2: Thống kê những câu văn có dùng tình thái từ trong đoạn trích, chỉ rõ đó là loại tình thái từ nào? Câu 2: Đoạn trích sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Chỉ ra từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ ngữ sau: - Nhà: tường, lò sưởi, than hồng, mái nhà, cửa sổ, nền nhà. - Phương tiện lấy lửa: bùi nhùi, bật lửa, que diêm, đá lửa, đá mài, gạch chịu lửa. - Thời tiết: rét, nóng, sáng rực, bóng nhoáng, rực hồng, ấm, mưa, nắng. Câu 4: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ trong đoạn trích trên? Câu 5: Câu văn “Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!” thể hiện điều gì? Câu 6: Trong đoạn trích có dùng nhiều từ “chà”. Hãy chỉ ra và cho biết ý nghĩa biểu cảm của từ “chà” trong những trường hợp đó có giống nhau không? Câu 7: Viết đoạn văn T-P-H nêu suy nghĩ của em về hoàn cảnh của nhân vật trong văn bản em vừa xác định. Trong đoạn có sử dụng một tình thái từ. (Gạch chân và chỉ rõ).
  34. Bài 2: Cho lời nhận xét sau, đọc kĩ và trả lời các câu hỏi: “Ở văn bản này, tư tưởng nhân đạo tập trung ở sự ca ngợi tình yêu thương, sự cứu giúp nhau giữa những người nghèo cùng sống trong một ngôi nhà; ở sự khẳng định sức sống, niềm tin có thể giúp con người vượt lên cảnh ngộ tưởng như tuyệt vọng.” Câu 1: Văn bản được nhắc đến trong lời nhận xét trên là gì? Nêu tác giả? Thể loại của văn bản đó? Câu 2: Tại sao nói văn bản tập trung ở sự ca ngợi tình yêu thương, sự cứu giúp nhau giữa những người nghèo cùng sống trong một ngôi nhà? Câu 3: Nhân vật trung tâm trong truyện là cô gái tên Giôn-xi, lí do gì khiến cô gái này mất niềm tin vào cuộc sống? Câu 4: “Sức mạnh của nghệ thuật chân chính là luôn hướng tới cái đẹp và giúp con người hoàn thiện mình hơn”. Dựa vào văn bản em vừa xác định, theo em “nghệ thuật chân chính” ở đây là gì? Câu 5: Em hãy kể tên 1 văn bản em đã được học trong chương trình cũng nói về sức mạnh của nghệ thuật chân chính là luôn hướng tới cái đẹp và giúp con người hoàn thiện bản thân? Câu 6: Từ văn bản em vừa xác định, hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa những con người dành cho nhau trong cuộc sống hiện nay? Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 22,23 ÔN TẬP NÓI QUÁ, NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh. - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá. - Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể. 2. Kỹ năng - Vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản. - Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ - Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
  35. - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức - Nói quá là BPTT phóng đại mức độ, - Thế nào là nói quá? quuy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng + HS suy nghĩ trả lời; được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, + GV chốt kiến thức tăng sức biểu cảm. - Nói quá có tác dụng gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV chốt kiến thức - Thế nào là nói giảm nói tránh? + HS suy nghĩ trả lời; - Nói giảm nói tránh là BPTT dùng cahs + GV chốt kiến thức diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây - Nói giảm nói tránh có tác dụng gì? cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; + HS suy nghĩ trả lời; tránh thô tục, thiếu lịch sự. + GV chốt kiến thức Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm II. Luyện tập bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1: Chỉ ra các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các vi dụ sau: a.“Nhớ đêm dài ra đi đất trời bốc lửa Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng” (“Ngày về” – Chính Hữu) b. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng gửi trời” (“Tây Tiến” – Quang Dũng) c. “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn” (“Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi) d. “Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một tòa điện Diên Hồng” (“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – Nguyễn Huy Tưởng)
  36. Bài tập 2: Tìm biện pháp nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó a.Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác - Lênin, thế giới Người hiền. Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên! (“Bác ơi” - Tố Hữu) b. Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp ; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước của mình nữa. (« Bản án chế độ thực dân Pháp » - Nguyễn Ái Quốc) c. Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (“Tây tiến” - Quang Dũng) Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng cách nói giảm, nói tránh theo các cách sau: a. Dùng từ đồng nghĩa (thường là đồng nghĩa Hán Việt) b. Dùng cách phủ đinh từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa c. Dùng cách nói trống Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 24 ÔN TẬP: CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. - Nắm được yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Biết cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng - Biết xác định yêu cầu của một bài văn thuyết minh. - Biết quan sát, nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh. - Biết tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu đề văn và cách tạo lập văn bản thuyết minh. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
  37. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Luyện đề - Đề 1: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam” - Đề 2: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài “Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam” Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 25,26 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo,công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Biết cách xây dựng trình tự các nội dung càn trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 2. Kĩ năng Biết cách tạo lập văn bản thuyết minh và Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể. 3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Luyện đề - Đề 1: Thuyết minh về chiếc bút bi - Đề 2: Thuyết minh về chiếc máy tính cầm tay
  38. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 27,28 ÔN TẬP: CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được chắc chắn đặc điểm của câu ghép. - Thành thạo cách nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng - Biết phân biệt các câu ghép với câu đơn và mở rộng thành phần. - Biết cách sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Biết cách nối được các vế của các câu ghép theo yêu cầu. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích, khám phá sự giàu đẹp của tiếng Việt. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức - Câu ghép là những câu dó hai hay nhiều - Thế nào là câu ghép? cụm C – V không bao chứa nhau tạo + HS suy nghĩ trả lời; thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là + GV chốt kiến thức một vế câu. - Nêu các nối các vế câu ghép? - Có 2 cách nối các vế câu: + HS suy nghĩ trả lời; + Dùng các từ có tác dụng nối: nối bằng + GV chốt kiến thức một quan hệ từ, nối bằng một cặp quan hệ - Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu từ, nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ ghép? từ. + HS suy nghĩ trả lời; + Không dùng từ nối mà thay vào đó là + GV chốt kiến thức các dấu câu.
  39. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm II. Luyện tập bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Đọc câu ghép sau và hoàn thành bảng - Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) - Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới - Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc - Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay Câu Quan hệ ý nghĩa giữa các Ý nghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2 vế câu Bài 2: Phân tích thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong những câu ghép sau và cho biết giữa các vế của câu ghép giữ mối quan hệ nào? a. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” (Tô Hoài) b. Nếu trời mưa to thì khu đường này chắc chắn sẽ bị ngập. c. Nam nghiên cứu sách, còn Sơn thu thập tài liệu qua băng hình. d. Để phong trào thi đua của lớp 8C ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn nữa. e. Đạt càng chăm học thì bạn ấy càng dành được kết quả cao. g. Mình đọc hay tôi đọc. (Nam Cao). h. Thắng không những học giỏi mà bạn ấy còn chơi thể thao giỏi. i. Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào. k. Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 29,30,31,32 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
  40. - Củng cố lại kiến thức các văn bản đã học, năm rõ được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. - Củng cố lại kiến thức các kiểu câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán, phủ định 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản. - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản 3. Thái độ - Học sinh có ý thức ôn tập tốt. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Luyện đề ĐỀ BÀI SỐ 1 Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: “ Trong khói thuốc lá lại có chất ô – xít các – bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho phép chúng tiếp cận ô xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém. Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: chất ni – cô – tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê gớm mới nhận ra tác hại của thuốc lá.” (Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai? Câu 2 (1,0 điểm): Trong khói thuốc lá có chứa chất gì? Chất đó ảnh hưởng tới sức khoẻ
  41. con người như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay. Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Túi ni lông đang từng ngày tàn phá Trái Đất của chúng ta. Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. ĐỀ BÀI SỐ 2 Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc văn bản: “ Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng.” (Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2018) Thực hiện các yêu cầu sau : Câu 1 (1,0 điểm) : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai? Câu 2 (1,0 điểm) : Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng chủ yếu trong những lần quẹt diêm của cô bé? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung văn bản? Câu 3 (2,0 điểm) : Ngày nay, trong cuộc sống xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn em hãy viết đoạn văn (từ 6 - 8 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để giúp đỡ những mảnh đời ấy. Phần II : Làm văn (6,0 điểm) Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 33,34 ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỚ RỪNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm. - Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
  42. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập I. Củng cố kiến thức lại những kiến thức cơ bản về tác giả, 1. Tác giả tác phẩm. - Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là - Nêu những nét chính về tác giả, tác Nguyễn Thứ Lễ quê ở Bắc Ninh. phẩm? - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào + HS suy nghĩ trả lời; Thơ mới buổi đầu. Với một hồn thơ dồi + GV nhận xét, chốt ý. dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. - Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ cồn viết truyện, sau đó ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. 2. Tác phẩm - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ - Là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung - Trình bày đặc sắc về nội dung và nghệ - Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, bài thơ thuật của tác phẩm? diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, + HS suy nghĩ trả lời; tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. + GV nhận xét, chốt ý.
  43. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. b)Nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn, cảm hứng lãng mạn. - Xây dựng hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng (con hổ và tâm sự của con hổ). - Từ ngữ gợi hình gợi cảm. - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. - Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, điệp từ, câu hỏi tu từ II. Luyện tập Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập củng cố kiến thức. - Hoạt động theo nhóm 2 người trong 15 phút: Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - GV phát PHT HS hoàn thành phiếu sau đó lên bảng trình bày PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1: Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: - Sa cơ: . - Sơn lâm: . - Ngự trị: - Ngạo mạn: - Thảo hoa: - Giang sơn: . - Tự lự: . - Hùng vĩ: . Bài tập 2: Vì sao “Nhớ rừng” được xem là bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới?
  44. . Bài tập 3: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng”, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ? Bài tập 4: Thủ pháp tương phản trong bài thơ “Nhớ rừng” được thể hiện như thế nào? Cảnh hiện tại Cảnh quá khứ Hổ bị giam cầm trong: Hổ bị giam cầm trong: Khung cảnh: Khung cảnh: Thái độ của mọi người xung quanh: Thái độ của muôn loài: Thái độ của hổ: Thái độ của hổ: Bài tập 5: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vẽ lại bức tranh con hổ trong “Nhớ rừng” và ghi lời đề từ bằng một vài câu thơ trong văn bản mà em yêu thích.
  45. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 35 ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm. - Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thứ cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức bài cũ 1. Tác giả - Nêu những nét chính về tác giả, tác - Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc ở phẩm? Hải Dương. + HS suy nghĩ trả lời; - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên + GV nhận xét, chốt ý. của phong trào Thơ mới. - Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm - Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu lòng thương cảm của Vũ Đình Liên. - Trình bày những đặc sắc về nội dung và 3. Nội dung, nghệ thuật nghệ thuật của bài thơ Ông đồ? a) Nội dung
  46. + HS suy nghĩ trả lời; - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của + GV nhận xét, chốt ý. ông đồ - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. b) Nghệt thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại - Xây dựng những hình ảnh đối lập - Kết hợp biểu cảm, kể, tả. - Lời thơ gợi cảm xúc. II. Luyện tập Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1: Hoàn thiện bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ. Nội dung miêu tả Quá khứ Hiện tại Không gian Thời gian Tình cảnh của ông đồ
  47. Tâm trạng của ông đồ Bài tập 2: Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hãy chỉ ra điều đó và phân tích tác dụng của kết cấu đó trong bài. Bài tập 3: Trong bài thơ, tác giả đã gọi ông đồ bằng những từ ngữ nào? Lí giải vì sao lại có sự khác biệt đó? Bài tập 4: Trình bày những đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua bài thơ “Ông đồ”.
  48. Bài tập 5: Vẽ/sưu tầm bức tranh về ông đồ viết chữ thư pháp và ghi lời đề từ bằng một vài câu thơ trong “Ông đồ” mà em yêu thích. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 36,37 ÔN TẬP: CÂU NGHỊ VẤN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu nghi vấn. - Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính và khác của câu nghi vấn. 2. Kỹ năng - Nhận biết và hiểu câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt được câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,
  49. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức cần nhớ - Câu nghi vấn là câu: - Nêu khái niệm câu nghi vấn? + Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại + HS suy nghĩ trả lời; sao, bao giờ, hoặc có từ hay + GV nhận xét, chốt ý. + Có chức năng chính là dùng để hỏi. - Câu nghi vấn có chức năng gì? - Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu + HS suy nghĩ trả lời; chấm hỏi + GV nhận xét, chốt ý. - Chức năng khác: - Những đặc điểm hình thức nào cho biết + Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn đó là câu nghi vấn? không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, + HS suy nghĩ trả lời; khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm + GV nhận xét, chốt ý. xúc, và không yêu cầu người đối thoại - Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn trả lời. còn có các chức năng nào? + Khi không dùng để hỏi, câu nghi vấn có + HS suy nghĩ trả lời; thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm + GV nhận xét, chốt ý. than hoặc dấu chấm lửng. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức -Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Chỉ ra các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn? a) Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu! (Nguyên Hồng) c) Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên mâm bánh nhỏ. (Truyền thuyết Hùng Vương) d) Anh có biết con anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh) e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao) Bài 2: Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì? a) Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố) b) Tôi quắc mắt: - Sợ gì? [ ] Mày bảo, tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! (Tô Hoài)
  50. c) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngôn cuồng, dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Tô Hoài) d) Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không? (Tố Hữu) e) Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi? (Nguyễn Duy) g) Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? (Sọ Dừa) h) Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? (Ông lão đánh cá và con cá vàng) Bài 3: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào? Bài 4: Đặt 4 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để: - Yêu cầu một người hãy ngừng nói chuyện - Khẳng định một người bạn hôm qua học bài quá khuya. - Bộc lộ cảm xúc về thời tiết hôm nay. - Đe dọa một con vật. Bài 5: Viết đoạn văn ngắn hoặc đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) sử dụng câu nghi vấn. Gạch chân dưới câu nghi vấn đó, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của nó.
  51. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 38 ÔN TẬP VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm. - Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức 1. Tác giả - Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả, - Tế Hanh (1921 – 2009) sinh ra tại một tác phẩm? làng chài ven biển Quảng Ngãi. + HS suy nghĩ trả lời;
  52. + GV nhận xét, chốt ý. - Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. 2. Tác phẩm - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. - Bài thơ rút trong tập Nghẹn ngào sau được in lại trong tập Hoa niên. - Trình bày đặc sắc về nội dung và nghệ 3. Nội dung, nghệ thuật thuật của tác phẩm? a) Nội dung + HS suy nghĩ trả lời; - Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng + GV nhận xét, chốt ý. quê miền biển. - Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. - Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. b) Nghệ thuật - Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ĐT, TT, từ láy, câu cảm thán. - Giọng thơ mượt mà, sâu lắng. - Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng. II. Luyện tập Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nòng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Trong niềm vui và thắng lợi của thuyền về bến, ta nghe câu nói của người dân chài "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" tại sao câu nói cửa miệng của người dân chài lại là như vậy?
  53. Câu 3: Viết một đoạn văn (từ 6 – 8 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Bài 2: Cho câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.” (Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ. Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối của đoạn thơ trên. Câu 3: Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của em về tình yêu quê hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam? Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 39 ÔN TẬP VĂN BẢN: KHI CON TU HÚ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm. - Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới
  54. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức 1. Tác giả -Trình bày những nét chính về tác giả, tác - Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Thừa Thiên phẩm? – Huế. + HS suy nghĩ trả lời; - Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca + GV nhận xét, chốt ý. cách mạng và kháng chiến. - Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2. Tác phẩm - Trích trong tập Từ ấy (1937 – 1946) - Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây. - Trình bày những đặc sắc về nôi dung và 3. Nội dung, nghệ thuật nghệ thuật của tác phẩm? a) Nội dung + HS suy nghĩ trả lời; Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và + GV nhận xét, chốt ý. niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. b) Nghệ thuật - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. - Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt khi dằn vặt, u uất rất phù hợp với cảm xúc thơ. II. Luyện tập Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập -Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Khi con tu hú gọi bầy” Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2: Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ? Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ “tu hú”, “nắng đào”. Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. Câu 6: Kể tên 02 tác phẩm trong chương trình Ngữ vãn lớp 8 cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh sáng tác bài thơ nói trên, nêu rõ tên tác giả của từng tác phẩm. Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
  55. "Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!" (Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt? Theo em, hoàn cảnh ấy ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc cúa nhà thơ? Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn thơ bằng một câu văn. Câu 4: Bài thơ mở đầu và kết thúc bằng tiếng chim tu hú. Điều này có ý nghĩa gì? Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 40 ÔN TẬP: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Vận dụng vào tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp 3. Thái độ - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học
  56. 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức - Khi giới thiệu một phương pháp (cách - Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật làm) nào đó, người viết phải tìm hiểu, nắm hay cách nấu một món ăn, người ta chắc phương pháp đó. thường nêu những nội dung gì? - Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều + HS suy nghĩ trả lời; kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản + GV nhận xét, chốt ý. phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. - Cách làm được trình bày theo trình tự - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng. nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm II. Luyện tập bài tập luyện tập HS lập dàn ý sau đó lên bảng trình bày. - Bài tập 1: Lập dàn ý cho tiết thuyết minh cách làm một món ăn ngày Tết mà em yêu thích. - Bài tập 2: Lập dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi mà em yêu thích 3. Củng cố, dặn dò - Quay video thuyết minh về cách làm một món ăn ngày Tết mà em yêu thích. Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 41 ÔN TẬP: CÂU CẦU KHIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. - Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
  57. - Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu bản dịch tác phẩm. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu cầu khiến trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu - Nêu khái niệm câu cầu khiến. khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, + HS suy nghĩ trả lời; hay ngữ điệu cầu khiến. + GV nhận xét, chốt ý. - Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, - Câu cầu khiến được dùng để làm gì? đề nghị, khuyên bảo. + HS suy nghĩ trả lời; - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc + GV nhận xét, chốt ý. bằng dâu chấm than, nhưng khi ý cầu - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc khiến không được nhấn mạnh thì có thể bằng dấu gì? kết thúc bằng dấu châm. + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài II.Luyện tập tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày
  58. PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến sau: a. “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất ” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) b. “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) Bài tập 2: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài): (1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: - Thôi hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. (2) - Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh. (3) - Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. Bài tập 3: Cho chủ đề như sau: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã thể hiện tư thế ung dung của người chiến sĩ cách mạng”. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu em hãy làm sáng tỏ chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến. (Gạch chân và chỉ rõ) Ngày soạn: Lớp 8A, ngày giảng: . Sĩ số: . Vắng: Tiết: 42 ÔN TẬP: TỨC CẢNH PÁC BÓ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm. - Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập. 4. Năng lực cần phát triển - Phát triển năng lực chung:
  59. + Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp vấn – đáp; - Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề; III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Dạy học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng I. Củng cố kiến thức cố lại kiến thức 1. Tác giả - Trình bày những nét chính về tác giả, tác 2. Tác phẩm phẩm? 3. Nội dung, nghệ thuật + HS suy nghĩ trả lời; a) Nghệ thuật + GV nhận xét, chốt ý. - Giọng đùa vui hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc. - Trình bày những nét đặc sắc về nội dung b) Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung + HS suy nghĩ trả lời; của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy + GV nhận xét, chốt ý. gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm II. Luyện tập bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời Cách mạng thật là sang” (Ngữ Văn 8, kì II) Câu 1: Chép 2 câu thơ phía trước để hoàn thành bài thơ. Câu 2: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Trình bày ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đó?