Giáo án bồi dưỡng môn học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_boi_duong_mon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_8.doc
Nội dung text: Giáo án bồi dưỡng môn học sinh giỏi môn Vật Lý Lớp 8
- CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LÍ 8 CHƯƠNG I: CƠ HỌC CHỦ ĐỀ I CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, KHÔNG ĐỀU. BÀI TẬP - Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. Chuyển động của một vật mang tính tương đối - Chuyển động đều là chuyển động được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. - Công thức : v = s / t - Vận tốc trung bình: vtb = Tổng quãng đường Tổng thời gian CHỦ ĐỀ II SỰ CÂN BẰNG LỰC, LỰC MA SÁT, QUÁN TÍNH - Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. - Lực ma sát xuất hiện tại bề mặt tiếp xúc, ngược chiều với chuyển động của vật. (Có ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ) - Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. Quán tính của một vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. CHỦ ĐỀ III ÁP SUẤT, ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, ÁP SUẤT CHẤT KHÍ BÌNH THÔNG NHAU. BÀI TẬP - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. F Công thức: P S - Càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng lớn.
- Công thức: P = d.h - Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12 m thì cột thủy ngân giảm xuống 1mm Hg. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. F S - Trong máy ép dùng chất lỏng ta có công thức: f s CHỦ ĐỀ IV LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT, ĐIỀU KIỆN NỔI CỦA VẬT BÀI TẬP - Mọi vật nhúng vào chất lỏng (hoặc chất khí) đều bị đẩy từ dưới lên một lực đúng bằng trọng lượng phần chất lỏng (Chất khí) bị vật chiếm chỗ. - Công thức: FA = d.V - Điều kiện nổi của vật. + Vật nổi lên khi; P FA dv > dn + Vật lơ lửng khi; P = FA dv = dn CHỦ ĐỀ V CÔNG CƠ HỌC, CÔNG SUẤT. BÀI TẬP - Điều kiện để có công cơ học là phải có lực tác dụng và có quãng đường dịch chuyển. Công thức: A = F.s - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công A thức: P t * Mở rộng: Trường hợp phương của lực tác dụng hợp với phương dịch chuyển của vật một góc thì. A = F.s.cos CHỦ ĐỀ VI CƠ NĂNG, SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG - Thế năng của một vật là năng lượng của vật đó có được do có vị trí ở độ cao h so với mặt đất hoặc là do vật bị biến dạng đàn hồi. + Thế năng của một vật so với mặt đất: Wt = P.h = mgh (g= 9,8) - Động năng của một vật là năng lượng vật có được do chuyển động.
- mv 2 Công thức: Wđ = 2 - Trong các quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. ( Wt + Wđ = hằng số) CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC CHỦ ĐỀ VII CẤU TẠO CHẤT CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT Ở CHẤT RẮN - LỎNG - KHÍ * Cấu tạo chất. - Các chất được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách - Giữa các nguyên tử, phân tử có lực liên kết - Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh * Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo lên vật. Nhiêt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách; Thực hiện công và truyền nhiệt * Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt * Có 3 hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không CHỦ ĐỀ VIII CÁC CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT. BÀI TẬP * Các công thức tính nhiệt lượng - Khi có sự chênh lệch nhiệt độ: Q = m.c. t (c - là nhiệt dung riêng)
- - Khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn : Q = q.m (q - năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu) - Phương trình cân bằng nhiệt : Q tỏa ra = Q thu vào Q - Hiệu xuất : H = i . 100% Qtp * Mở rộng : - Khi vật nóng chảy: Q = .m( - nhiệt nóng chảy) - Khi chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ sôi: Q = L.m ( L - nhiệt hóa hơi) CHỦ ĐỀ IX ĐỘNG CƠ NHIỆT. BÀI TẬP - Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng (Động cơ nổ 4 kỳ là loại thường gặp nhất hiện nay) - Hiệu suất : H = A . 100% Q