Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

docx 4 trang Thu Mai 06/03/2023 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_lich_su_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 03 - 05/6/2021 Câu 1. (3.0 điểm) Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức dưới đây về Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và rút ra những điểm tương đồng giữa hai tổ chức này. Tổ chức EU ASEAN Nội dung Lí do thành lập Mục tiêu Phát triển thành viên Vị thế quốc tế Câu 2. (2.0 điểm) Trình bày những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm từ 1920 đến 1930. Câu 3. (2.5 điểm) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: "Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.480) Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam trong những năm 1945 - 1946, em hãy: 1. Làm rõ nội dung đoạn trích trên. 2. Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Câu 4. (2.5 điểm) 1. Nêu mối quan hệ giữa các sự kiện sau trong lịch sử Việt Nam: - Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" (1972). - Hiệp định Pari được kí kết (1973). - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021 - 2022 HDC CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (Bản hướng dẫn này gồm 03 trang) * Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc, tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp. 2. Điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. Câu 1 Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức dưới đây về Liên minh châu Âu (EU), 3.0 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và rút ra những điểm tương đồng giữa hai tổ chức này. EU ASEAN Lí do thành - Nhu cầu hợp tác để phát - Nhu cầu hợp tác để phát triển, 1.0 lập ttriển, tạo sức mạnh cạnh hạn chế ảnh hưởng của các cường ttranh quốc từ bên ngoài Mục tiêu Hợp tác về kinh tế, liên Phát triển kinh tế văn hóa thông minh về chính trị. qua những nổ lực hợp tác chung, 0.5 trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Phát triển ban đầu gồm 6 nước đến Ban đầu gồm 5 nước đến nay 0.5 thành viên 2007 tăng lên 27 nước. tăng lên 10 nước Vị thế quốc Là liên minh kinh tế - chính Ngày càng phát triển, được đánh tế trị lớn nhất thế giới giá cao, tạo nên một khu vực kinh 0.5 tế năng động bậc nhất thế giới. * Những điểm tương đồng: - Là những tổ chức liên kết khu vực. - Về thành lập: sau khi ổn định, các nước có nhu cầu hợp tác - Về nội dung hợp tác: kinh tế và chính trị là trọng tâm. 0.5 - Về phát triển thành viên: ban đầu gồm 1 số nước, về sau mở rộng thành viên của cả khu vực. - Vị thế quốc tế: ngày càng khẳng định được vị thế của mình. (Thí sinh chỉ cần nêu 02 trong các điểm tương đồng trên) Câu 2 Trình bày những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt 2.0 Nam trong những năm từ 1920 đến 1930.
  3. - Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, bước đầu 0.25 giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và xác định con đường giải phóng 0.25 dân tộc theo khuynh hướng vô sản. - Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 0.25 Người viết nhiều sách, báo qua đó xây dựng và truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản về Việt Nam. 0.25 - Chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng CSVN. 0.25 Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho sự ra 0.25 đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 0.25 Năm 1929 Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; soạn thảo cương lĩnh 0.25 chính trị đầu tiên của Đảng - một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Câu 3 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2.5 có đoạn: "Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.480) Bằng những hiểu biết về lịch sử dân tộc trong những năm 1945 - 1946, em hãy: 1. Làm rõ nội dung đoạn trích. 2. Rút ra bài học cho việc bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. 1. Làm sáng tỏ nội dung đoạn trích Nội dung đoạn trích giải thích nguyên nhân bùng nổ của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. - Nhân dân Việt Nam có thiện chí hoà bình, mong muốn giải quyết cuộc xung 0.25 đột bằng con đường hoà bình nên đã phải nhân nhượng cho Pháp: + Ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) 0.25 + Tạm ước Việt -Pháp (14/9/1946) 0.25
  4. - Dã tâm của Pháp là muốn cướp nước ta lần nữa: bội ước, khiêu kích đỉnh cao là ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta giải tán lực lượng tự vệ 0.5 và giao quyền kiểm soát thủ đô, tức là yêu cầu ta phải đầu hàng. - Độc lập, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nên Đảng, Chính Phủ Việt Nam DCCH phát động toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), toàn dân đứng lên, quyết 0.5 tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. 2. Bài học - Chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà bình, mềm dẻo, linh 0.25 hoạt trong các mối quan hệ. - Sẵn sàng đứng lên, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc khi bị xâm 0.5 phạm Câu 4 1. Nêu mối quan hệ giữa các sự kiện sau trong lịch sử Việt Nam: 2.5 - Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" (1972). - Hiệp định Pari được kí kết (1973). - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975). 1. Nêu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử - Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 1972, đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, 0.5 lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Hiệp định Pari 1973 kí kết, theo đó Mĩ phải rút quân về nước, tạo ra sự thay đổi trong tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng, tạo thời cơ 0.5 thuận lợi để tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. - Mục tiêu chung là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 0.25 2. Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) - Kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ được những thành quả của Cách mạng tháng 0.5 Tám - Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên cả nước độc lập thống 0.25 nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 0.25 - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới 0.25 - Cỗ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới HẾT