Đề thi Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 110

docx 5 trang nhatle22 5490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_trung_hoc_pho_thong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_d.docx

Nội dung text: Đề thi Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 110

  1. ĐỀ THI THPT QUỐC GIA GDCD Thời gian 50 phút ( Đề gồm 40 câu) Mã đề: 110 Câu 1: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm, thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bỏ phiếu kín. B. bình đẳng. C. trực tiếp. D. phổ thông. Câu 2: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân quy định trong Bộ luật A. Tố tụng Hình sự. B. Hôn nhân và gia đình. C. Tố tụng Dân sự. D. Hình sự. Câu 3: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. không cho phép làm. B. quy định cho làm. C. cho phép làm. D. quy định phải làm. Câu 4: Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được thể hiện thông qua A. các công văn của các Bộ. B. Hiến pháp và các luật qui định. C. các thông tư, chỉ thị của Chính phủ. D. nội qui của các cơ quan Nhà nước. Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là A. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo. B. các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình. C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. D. các tôn giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động. Câu 6: Nội dung của pháp luật chính là A. các quy tắc, chuẩn mực xã hội. B. quy định nghĩa vụ của công dân. C. quy định những việc phải làm. D. các quy tắc xử sự. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi. C. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển. D. Tôn trọng ý kiến của con Câu 8: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế đối với các vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. B. Học sinh các dân tộc phải có điểm bằng nhau khi xét tuyển vào các trường Đại học. C. Các dân tộc ở các vùng miền phải được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế như nhau. D. Mỗi dân tộc, kể cả dân tộc ít người phải có số đại biểu như nhau trong Quốc hội. Câu 9: Anh S đi xe máy nhưng không mang bằng lái xe. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính bắt buộc thực hiện. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 10: Chị M phát hiện chồng mình ngoại tình với cô đồng nghiệpY. Chị đã gọi mấy người bạn đến cắt tóc, đánh ghen ở cơ quan. Hành vi của chị M vi phạm vào quyền tự do cơ bản nào của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Câu 11: Anh H và chị N yêu nhau được một năm và có ý định kết hôn. Tuy nhiên, bố mẹ anh H ngăn cấm không cho hai người lấy nhau vì lí do chị N theo đạo Thiên Chúa. Hành vi trên của bố mẹ anh H đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây?
  2. A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C. Quyền bình đẳng, tự do trong hôn nhân. D. Quyền tự do tín ngưỡng. Câu 12: Chị Mai bị sa thải việc vì trong cuộc họp cơ quan chị đã thẳng thắn phê bình giám đốc làm sai nguyên tắc . Chị Mai phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Làm đơn tố cáo đến Tòa án nhân dân.B. Khiếu nại đến giám đốc đã sa thải việc chị. C. Làm đơn tố cáo đến Tổng giám đốc công ty.D. Khiếu nại đến UBND thành phố Hải Phòng. Câu 13: Bố mẹ mất sớm không để lại di chúc. Anh D cậy mình là con trưởng đã tự ý gọi người bán ngôi nhà của bố mẹ để lấy tiền mở công ty tư nhân. Anh B là em không đồng ý bán nhà. Hai anh em tranh chấp dẫn đến xô xát. Anh D dùng gậy đánh anh B gây thương tích. Trong tình huống trên, hành vi của anh D đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây? A. Quan hệ nhân thân và chịu trách nhiệm hình sự. B. Bình đẳng giữa anh, em và chịu trách nhiệm hành chính. C. Quan hệ tài sản và chịu trách nhiệm hành chính. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em và chịu trách nhiệm hình sự. Câu 14:Pháp luật do ai ban hành? A. Do cơ quan, tổ chức ban hành. B. Do cá nhân ban hành. C. Do nhà nước ban hành. D. Do địa phương ban hành. Câu 15:Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện: A. Sự không công bằngB.Sự bất bình đẳng. C. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.D. Sự mất cân đối. Câu 16:Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: A. Trai 5 thê 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có 1 chồng. B.Môn đăng hộ đối. C. Thuyền theo lái, gái theo chồngD. Một vợ, một chồng,Vợ chồng bình đẳng. Câu 17:Vi phạm hình sự là A.Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B.Hành vi nguy hiểm cho xã hội. C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hộiD. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 18:Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là A.cơ sở tồn tại của xã hội . B.tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. C.giúp con người có D.thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 19:Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất ? A.Đối tượng lao động. B.Sức lao động. C.Tư liệu lao động. D.Máy móc hiện đại. Câu 20: Nhà báo X đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty.Biết tin, anh K - giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên để đột nhập vào nhà riêng và hành hung nhà báo X. Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể và bảo hộ về sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Bất khả xâm phạm về thân thể và bảo hộ về danh dự. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và bảo hộ về tính mạng. Câu 21: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lí thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng. B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh C trong lúc nên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng
  3. Câu 22: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Hiệu lực tuyệt đối.D. Khả năng đảm bảo thi hành cao. Câu 23: là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật.D. Tôn trọng pháp luật. Câu 24: Giám đốc công ty K đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chi B. Chị B đã gặp luật sư tư vấn về pháp luật và làm đơn khiếu nại sau đó được nhận lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã A. bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của chị B. B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị B. C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ . D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. Câu 25: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền trong kinh doanh.B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí .D. nghĩa vụ pháp lí. Câu 26: Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lí thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Bà M, Anh C.B. Đội trưởng K, bà M, anh C. C. Bà M, đội trưởng K .D. Đội trưởng K, anh C. Câu 27: C và D cùng nộp hồ sơ vào công ty, nhưng vì C sợ không được nhận vào làm nên đã đến nhà ông trưởng phòng A tổ chức biếu quà, cô N làm thư ký cũng biết chuyện này. Cả C và D đều được nhận vào công ty sau đó. Những ai dưới đây đã vi phạm bình đẳng trong tuyển dụng lao động? A. Anh C và anh D. B. Anh C, trưởng phòng A, Cô N. C.Anh C, trưởng phòng A. D. Trưởng phòng A, cô N. Câu 28: Chị H và anh P yêu nhau đã lâu nay muốn kết hôn, nhưng ông B bố chị H và ông trưởng họ K không đồng ý vì hai người không cùng đạo, ông ngăn cấm con gái ra mặt còn bà C vợ ông thì ủng hộ vì thấy hai người rất yêu thương nhau. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng về tôn giáo ? A. Chị H và anh P. B. Ông B, bà C. C. Anh P, ông B. D. Ông B, ông K Câu 29: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp A. đang đi lao động nước ngoài. B. phạm tội quả tang. C. đang đi công tác cho cơ quan. D. đang trong quân đội. Câu 30: Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Bộ luật dân sự. C. Luật xử phạt vi phạm hành chính. D. Luật tố tụng dân sự.
  4. Câu 31: quyền bầu cử và ứng cử là A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội. B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự. C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị. D. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã họi của công dân. Câu 32: Trong hợp đồng lao động giữa công ty A và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 2 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với A. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động . B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong việc sử dung người lao động. Câu 33: Trong ngày đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Bố mẹ N bận nên cho N, đang là học sinh lớp 11 đi bỏ phiếu hộ. Đến nơi em còn được ông X tổ trưởng bầu cử phố K hướng dẫn bỏ cho ai và gạch tên ai. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Ông X, Bố mẹ N. B. Bố mẹ N, N , ông X. C. Ông X, N. D. bố mẹ N,N. Câu 34: Đối với gia đình,phát triển kinh tế là tiền đề để A. thực hiện tốt chức năng kinh tế. B. loại bỏ tệ nạn xã hội. C. đảm bảo ổn định về tâm lí. D. xóa bỏ thất nghiệp. Câu 35: Đội tuyển U23 Việt nam lọt vào vòng chung kết, nhu cầu mua áo của đội tuyển và cờ đỏ sao vàng tăng cao nên gia đình anh B đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ mặt hàng này cho thị trường , thu được nhiều lợi nhuận. Gia đình anh B đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Tạo năng suất lao động cao hơn. Câu 36: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Những ai dưới đây thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A, anh C. B. Anh A, anh B. C. Anh A, anh B, anh C. D. Anh B, anh C. Câu 37: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hàng hóa trên thị trường. C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất. Câu 38: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. giành hàng hóa tốt về mìnhi. B. giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. C. giành lợi nhuận về mình nhiều hươn người khác.D. giành thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 39: Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, công ty Y đã phải nhập ngoại dây chuyền công nghệ mới hàng tỷ đồng. Việc làm của công ty Y thể hiện mặt nào dưới đây của cạnh tranh? A. Góp phần ổn định sản xuất. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của công ty. C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng xuất lao động tăng lên. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới. Câu 40: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lí khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Những ai dưới đây đáng bị lên án A. Ông T, ông K . B. Ông T, anh B.
  5. C. Anh B, ông K D. Ông T, anh B. Hết