Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019

doc 3 trang nhatle22 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. TRƯỜNG THCS VŨ LỄ ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi : VẬT LÍ Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Câu 1: Điện trở R 1= 10 chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U 1= 6V. Điện trở R 2= 5 chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U 2= 4V. Đoạn mạch gồm R 1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là: A. 10V. B. 12V. C. . 9V. D. 8V Câu 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên. B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn. C. không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây . D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không đổi. Câu 3: Cho đoạn mạch : (R1ntR2) // R3. Biết R1 = 7 , R2 = 8 , R3 = 10 , cường độ dòng điện qua R2 là 2A. Cường độ dòng điện qua R3 là A. 2A B. 3A C. 2,5A D. 1,6A Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB thì A. OA = 15cm. B. OA = 40cm. C. OA = 10cm. D. . OA = 60cm. Câu 5: Mắc bóng đèn Đ(12V - 6W) nối tiếp với một biến trở R b vào hiệu điện thế U=18V. Muốn đèn Đ sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có trị số bằng: A. 6 B. 3 C. 12 D. 9 Câu 6: Cho mạch điện gồm R1 mắc song song với R2: biết R1= 20Ω, hiệu điện thế của mạch là 12V và công của dòng điện qua đoạn mạch song song trong 10 giây là 144J. Trị số của R2 là: A. 20Ω B. 30Ω C. 40Ω D. 50Ω Câu 7: Chọn câu đúng. A. Tờ giấy màu lục dưới ánh sáng đỏ cũng có màu vàng. B. Tờ bìa màu đỏ dưới ánh sáng lục sẽ có màu vàng. C. Tờ giấy màu trắng đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu trắng. D. Tờ giấy màu đen đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu đen. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm? A. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau. B. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm mới. C. Nam châm hút được các vật làm bằng sắt, niken. D. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam. Câu 9: Cho mạch điện gồm : R1 nt (R2//R3) mắc vào hiệu điện thế U = 5V . Biết: R1= 4 , R2=10 , R3= 15 . Cường độ dòng điện qua điện trở R3 là A. 0,2A B. 0,1A C. 0,3A D. 0,5A Câu 10: Một người cận thị phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm (kính đeo sát mắt) thì nhìn được xa vô cực không phải điều tiết. Khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được vật xa mắt nhất là: A. 48cm. B. 100cm. C. 50 cm. D. 25cm. Câu 11: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn như hình vẽ có chiều: F A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải. S N C. Từ trước ra sau mặt phẳng hình vẽ. D. Từ sau đến trước mặt phẳng hình vẽ. Câu 12: Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, tia sáng hợp với mặt phân cách góc 600 thì: A. .góc khúc xạ lớn hơn 300. B. góc khúc xạ bằng 300. C. góc tới bằng 600 D. cả A, B, C đều sai. Trang 1 – Mã đề 209
  2. Câu 13: Công thức nào dưới đây là đúng trong mạch có hai điện trở mắc song song : I1 R1 I1 U 2 A. B. C. I = I1 = I2 D. I = I1 + I2 I 2 R2 I 2 U1 Câu 14: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật như sau: A. Ngoài khoảng tiêu cự của kính lúp B. Trong khoảng tiêu cự của kính lúp C. Đặt vật xa kính D. Đặt vật sát vào mặt kính lúp. Câu 15: Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 40cm.Xác định tiêu cự của kính mà người đó cần đeo sát mắt để có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 25cm . A. 40cm B. 33,33cm C. 66,67cm D. 50cm Câu 16: Trong các công thức sau đây, công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc nối tiếp ? R1R2 1 1 1 1 1 A. R = B. R = C. D. R = R1 + R2 R1 R2 R1 R2 R R1 R2 Câu 17: Mỗi ngày, một bóng đèn 220V - 75W thắp trung bình 4 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) là : A. 90 kJ. B. 9000J. C. 36000W.s. D. 9kW.h. Câu 18: Trong động cơ điện, cổ góp điện có tác dụng A. tích trữ điện cho động cơ. B. làm đổi chiều dòng điện trong khung dây . C. là bộ phận chính làm biến đổi điện năng thành cơ năng. D. làm cho dòng điện vào động cơ mạnh hơn. Câu 19: Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị : A. trung bình của cường độ dòng điện xoay chiều. B. hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều. C. cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều. D. cực tiểu của cường độ dòng điện xoay chiều. Câu 20: Trên giá đỡ của một kính lúp có ghi 2,5X.Đó là: A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm B. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm C. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm Câu 21: Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100 000V. Để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi 16 lần thì phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện là : A. . 400 000V B. 160 000V C. 200 000V . D. 50 000V Câu 22: Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn không phát ra ánh sáng trắng là: A. Một đèn LED. B. Một ngọn nế đang cháy. C. Mặt Trời D. Bóng đèn pin đang sáng. Câu 23: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ.Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu A. tia tới bất kì. B. tia tới song song với trục chính. C. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. D. .tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. Câu 24: Cho mạch điện gồm biến trở Rb và điện trở R mắc nối tiếp vào hiệu điện thế hai đầu nguồn là U. Khi điều chỉnh Rb ta thấy có 2 giá trị của Rb là R 1 = 2 và R2 = 8 thì công suất tiêu thụ ở Rb có cùng một giá trị. Tính giá trị của điện trở R A. 6 B. 5 C. 4 D. 10 Câu 25: Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau: Q1 R2 Q1 R1 A. . = . B. Q1. R2 = Q2.R1 C. = . D. Q1. Q2 = R2.R1 Q2 R1 Q2 R2 Câu 26: Hãy xắp xếp theo đúng trình tự các bước tiến hành thí nghiệm để xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế: 1. Ghi các kết quả đo được vào theo bảng; 2. Đặt vào hai đầu dây dẫn các giá trị U khác nhau, đo U và I chạy qua dây dẫn đó. Trang 2 – Mã đề 209
  3. 3. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở. 4. Dựa vào số liệu đo được và công thức định luật Ôm để tính trị số của điện trở dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 4, 2, 3. C. 2, 1, 4, 3. D. 2, 3, 1, 4. Câu 27: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của điện năng tiêu thụ? A. J/s B. kWh. C. J D. W.s Câu 28: Hình bên vẽ một ống dây có dòng điện và các kim nam châm. 2 Trong đó có một kim vẽ sai, đó là: 1 3 A. Kim số 1. B. Kim số 2. C. Kim số 3. D. Kim số 4. Câu 29: Hiện tượng quang hợp của cây cối thể hiện : 4 A. Tác dụng điện của ánh sáng mặt trời. B. Tác dụng từ của ánh sáng mặt trời. C. Tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. D. Tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. Câu 30: Một bóng đèn loại 220V – 40W và một bếp điện loại 220V – 800W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 6 giờ, bếp sử dụng 1,5 giờ. Giá 1 KWh điện 1500 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày? A. 6480 đồng B. . 64 800 đồng C. 648 000 đồng D. 46 800 đồng Câu 31: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 62,8 Ω. Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,22 mm 2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Cho điện trở suất của hợp kim nicrom là 1,1.10-6 Ω.m. Tính số vòng dây của biến trở này A. 300 vòng B. 200 vòng. C. 500 vòng. D. 400 vòng . Câu 32: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì A. A1B1 >A2B2. B. A1B1 = A2B2. C. A1B1 A2B2. D. A1B1 < A2B2. Câu 33: Cho hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp với nhau. Biết R 1 = 3 R2, hiệu điện thế hai đầu điện trở R 2 đo được là 4V . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là A. 12V. B. 4V. C. . 16V. D. 20V. Câu 34: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 24V thì cường độ dòng điện qua nó là: A. 3A. B. 1A. C. 2,5A. D. 1,5A. Câu 35: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng quang. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng sinh lý. Câu 36: Vật sáng AB song song và cách màn ảnh một khoảng 60cm. Trong khoảng giữa vật và màn, ta di chuyển một thấu kính hội tụ sao cho trục chính luôn vuông góc với màn thì thấy chỉ có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự của thấu kính là: A. 20cm B. 15cm C. 60cm D. 30cm Câu 37: Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 15000 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là A. 2200V. B. 22000V. C. 2,2V. D. 22V. Câu 38: Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì sẽ cho: A. ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật C. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. Câu 39: Một dây dẫn có điện trở R. Nếu đồng thời giảm đường kính dây đi 2 lần và tăng chiều dài 3 lần thì điện trở dây thay đổi như thế nào? A. Giảm 6 lần B. Tăng 1,5 lần C. Tăng 12 lần. D. Tăng 6 lần. Câu 40: Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là A. 2cm. B. 1,5cm. C. 2,5cm. D. 1cm. HẾT Trang 3 – Mã đề 209