Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 111

pdf 4 trang nhatle22 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 111", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_d.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề số 111

  1. SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG TH, THCS, THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi: 111 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Địa danh nào được chọn làm thủ đô khu giải phóng Việt Bắc? A. Pắc Bó ( Cao Bằng) B. Tân Trào ( Tuyên Quang) C. Định Hóa ( Thái Nguyên) D. Đồng Văn ( Hà Giang) Câu 2: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. Câu 3: Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp? A. Hắc Măng. B. Nhâm Tuất. C. Patơnốt. D. Giáp Tuất. Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”. Câu 5: Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Na-va là gì? A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. C. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc. D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam. Câu 6: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời. B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. C. Công nhân Ba Son bãi công. D. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Câu 7: Một trong những ý nghĩa nổi bật và bao trùm của Đại hội Đảng lần VI (12/1986) là A. Đại hội “trí tuệ - dân chủ - đoàn kết và đổi mới”. B. Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới. C. mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của lịch sử cách mạng Việt Nam. D. đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội. Câu 8: Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-1925)? A. Tìm ra con đường cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng. C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập đảng. D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 9: Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là A. đánh đế quốc. B. đánh đế quốc và đánh phong kiến C. cách mạng ruộng đất. D. đánh phong kiến. Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đã tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân? A. Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. B. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Trang 1/4 - Mã đề thi 111
  2. C. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 11: “Chính sách thực lực” của Mĩ được hiểu là A. chính sách dựa vào sức mạnh của nước Mĩ. B. chính sách xâm lược thuộc địa. C. chạy đua vũ trang với Liên Xô. D. thành lập các khối quân sự. Câu 12: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào mà Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghi Pari? A. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. B. Trong chiến tranh đặc biệt. C. Trong Viêt Nam hóa chiến tranh. D. Trong chiến tranh cục bộ. Câu 13: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. B. công nghiệp, giao thông vận tải C. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. D. thương nghiệp, giao thông vận tải Câu 14: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ A. quân ta đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. B. bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ. C. cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới. D. bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân đồng minh của Mĩ. Câu 15: Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? A. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. B. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. C. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia tự do. D. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. Câu 16: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì? A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế. B. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa. C. Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự. D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật. Câu 17: Mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chống chế độ diệt chủng. B. Chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chống chế độ độc tài thân Mĩ. D. Chống chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 18: Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây? A. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ. B. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế. C. Bãi công Ba Son. D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo. Câu 19: Chủ trương cải cách - mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra tại A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978). B. Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 - 1976). C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987). D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982). Câu 20: Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải? A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. Câu 21: Sau khi ra đời năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã có hoạt động như thế nào? A. độc lập và hoạt động thống nhất với nhau. Trang 2/4 - Mã đề thi 111
  3. B. hoạt động thống nhất, đoàn kết với nhau. C. hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động. D. hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Câu 22: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ sau ngày A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp. Câu 23: Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động. B. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. C. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ. D. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton. Câu 24: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí. B. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. C. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. D. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. Câu 25: Những quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945? A. Malaixia, Việt Nam, Lào. B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. C. Inđônêxia, Mianma, Lào. D. Inđônêxia, Philippin, Lào. Câu 26: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai? A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Đinh. Câu 27: Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào? A. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. B. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc. C. Quân đội Anh và quân đội Mĩ. D. Quân đội Anh và quân đội Pháp. Câu 28: Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế. B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản. C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân. Câu 29: Sau khi thực hiện chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” không thành công, Liên bang Nga chuyển sang thực hiện chính sách đối ngoại nào? A. “Định hướng Âu – Á”. B. Thân thiết với các nước xã hội chủ nghĩa. C. Thân thiết với Mĩ. D. Mở rộng quan hệ với các đối tác trên phạm vi toàn cầu. Câu 30: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là A. truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam. B. truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam. C. tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng. D. tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng. Câu 31: Hiện nay còn bộ phận lãnh thổ nào của Trung Quốc nhưng vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này? A. Hồng Công. B. Đài Loan. C. Ma Cao. D. Tây Tạng. Câu 32: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân là A. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. B. tuyên truyền giáo dục lý luận giải phóng dân tộc. Trang 3/4 - Mã đề thi 111
  4. C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. D. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân. Câu 33: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào? A. “ Chinh phục từng địa phương” B. “Chinh phục từng gói nhỏ” C. “ Đánh chắc, tiến chắc” D. “ Đánh lâu dài” Câu 34: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. Câu 35: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. B. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. C. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. Câu 36: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là A. thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và MĨ. B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô viết. C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa. D. phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 37: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu A. Cách mạng công nghệ thông tin. B. Cách mạng du hành vũ trụ. C. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. Cách mạng công nghiệp. Câu 38: Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần 2 là gì? A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp B. Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ D. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa Câu 39: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực bao gồm: A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. B. Liên Xô, Đức, Mĩ, Anh. C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật. D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Câu 40: Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930 – 1945 là A. Cao Bằng, Bắc Kạn. B. Lạng Sơn và Cao Bằng. C. Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng. D. Tuyên Quang và Cao Bằng. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 111