Đề thi Olympic cấp huyện môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic cấp huyện môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_olympic_cap_huyen_mon_vat_ly_lop_8_de_so_3_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic cấp huyện môn Vật Lý Lớp 8 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017
- UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN KÌ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: Vật Lí – Lớp 8 Đề dự bị Ngày thi: 22/4/2017 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1. (4 điểm) Một chiếc xe dự định đi từ A đến B trong khoảng thời gian là t. Nếu xe chuyển động với vận tốc 48km/h thì xe đến B sớm hơn dự định 18 phút. Nếu xe đi với vận tốc 12km/h thì đến B chậm hơn dự định 27 phút. a) Tính chiều dài quãng đường AB và thời gia dự định t. b) Để xe đi từ A đến B đúng thời gian dự định t thì xe chuyển động trên đoạn đường AC (C thuộc AB) với vận tốc 48km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc 12km/h. Tính chiều dài quãng đường AC ? Câu 2. (4 điểm) Hai quả cầu đặc bằng nhôm lần lượt có khối lượng m1 = 500g và m2 được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không dãn vắt qua một ròng rọc. Quả cầu có khối lượng m2 được nhúng chìm trong nước như hình vẽ bên. Tính m2. Biết khối lượng riêng của nhôm m1 và nước lần lượt là 2700kg/m3; 1000kg/m3. Câu 3. (5 điểm) m2 Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 100g, chứa m2 = 400g nước 0 0 ở nhiệt độ t 1 = 10 C. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho bình nước trên tăng lên đến 60 0C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là: c1 = 900J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K b) Nếu với điều kiện bình đựng nước như lúc ban đầu, người ta thả lọt vào bình một miếng hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng M = 200g được nung nóng đến nhiệt độ 0 0 0 t 2 = 120 C. Khi đó nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 14 C. Tính khối lượng của nhôm và thiếc có trong miếng hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của thiếc là c3 = 230J/kg.K ( Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh) Câu 4. (4 điểm) Một gương phẳng hình tròn đường kính 10 cm đặt trên mặt bàn nằm ngang cách trần nhà 2m, mặt phản xạ của gương hướng lên trên. Có một bóng đèn S nằm trên đường vuông góc với gương tại tâm O của gương và cách gương 1m. ( Coi bóng đèn S là một điểm sáng) a) Tính đường kính vệt sáng trên trần nhà. b) Cần phải dịch bóng đèn về phía nào theo phương vuông góc với gương một đoạn bao nhiêu để đường kính vệt sáng trên trần nhà tăng gấp đôi. Câu 5. (3 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a) Hãy so sánh I1 với I2. Giải thích tại sao? b) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Tại sao? Hết