Đề thi môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2013_2014.docx
Nội dung text: Đề thi môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2013-2014
- ĐỀ THI HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 7, QUẬN 12, TPHCM, NĂM 2013-2014 (CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT) Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: a) Mô tả sơ lược về cấu tạo nguyên tử. b) Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào? Nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào? Câu 2: Có 4 thanh A, B, C và D. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa. Hỏi các thanh A, B, C, D mang điện tích gì? Câu 3: a) Thế nào là sơ đồ mạch điện? b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, 2 đèn Đ 1 và Đ2, 2 khóa K1, K2 sao cho mỗi đèn đều có thể bật tắt riêng biệt. Câu 4: a) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên gọi là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này? b) Đổi đơn vị: 1,375A = mA 125mA = A 0,25A = mA 40mA = A Câu 5: a) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? b) Trên một bóng đèn có ghi 12V, hãy cho biết ý nghĩa của số ghi đó. c) Nếu mắc đèn 12V này vào nguồn điện có hiệu điện thế 18V thì hiện tượng gì xảy ra? Câu 6: a) Thế nào là chất dẫn điện, là chất cách điện? b) Nước nguyên chất là chất dẫn điện hay cách điện? BÀI GIẢI Câu 1: a) Mô tả sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Giải: ⦁ Sơ lược cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. b) Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào? Nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào? Giải: ⦁ Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện âm, nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện dương. Câu 2: Có 4 thanh A, B, C và D. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa. Hỏi các thanh A, B, C, D mang điện tích gì? Giải: ⦁ Theo quy ước, thanh thủy tinh D sau khi cọ xát với lụa sẽ nhiễm điện dương. ⦁ Thanh C đẩy thanh D thanh C nhiễm điện dương. ⦁ Thanh A hút thanh C thanh A nhiễm điện âm. ⦁ Thanh A đẩy thanh B thanh B nhiễm điện âm. Câu 3: a) Thế nào là sơ đồ mạch điện? Giải: 1
- ⦁ Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện trong đó các bộ phận của mạch điện được thể hiện bằng các kí hiệu. b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, 2 đèn Đ 1 và Đ2, 2 khóa K1, K2 sao cho mỗi đèn đều có thể bật tắt riêng biệt. Giải: ⦁ Sơ đồ mạch điện: + k 1 Đ1 k 2 Đ2 Câu 4: a) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên gọi là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này? Giải: ⦁ Đại lượng cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện được gọi là cường độ dòng điện. ⦁ Kí hiệu: I ⦁ Đơn vị: ampe (A) b) Đổi đơn vị: 1,375A = mA 125mA = A 0,25A = mA 40mA = A Giải: ⦁ 1,375A = 1375mA ⦁ 125mA = 0,125A ⦁ 0,25A = 250mA ⦁ 40mA = 0,04A Câu 5: a) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? Giải: ⦁ Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. b) Trên một bóng đèn có ghi 12V, hãy cho biết ý nghĩa của số ghi đó. Giải: ⦁ Số ghi 12V là hiệu định thế định mức của bóng mà tại đó bóng sáng bình thường. c) Nếu mắc đèn 12V này vào nguồn điện có hiệu điện thế 18V thì hiện tượng gì xảy ra? Giải: ⦁ Nếu mắc đèn 12V này vào nguồn điện có hiệu điện thế 18V vượt quá hiệu điện thế định mức sẽ gây cháy bóng. Câu 6: a) Thế nào là chất dẫn điện, là chất cách điện? Giải: ⦁ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. ⦁ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. b) Nước nguyên chất là chất dẫn điện hay cách điện? Giải: ⦁ Nước nguyên chất là chất cách điện, vì nước nguyên chất không chứa các điện tích. 2