Đề thi khảo sát kiến thức Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 509 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

doc 4 trang nhatle22 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 509 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_trung_hoc_pho_thong_mon_giao_duc_c.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát kiến thức Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 509 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: GDCD ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi 509 Câu 81: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền? A. Giữ gìn an ninh trật tự. B. Giữ gìn bí mật quốc gia. C. Tiếp cận các giá trị văn hóa. D. Chấp hành quy tắc công cộng. Câu 82: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? A. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng Luật Đất đai. B. Giảm thuế, cấp miễn phí sách giáo khoa. C. Hỗ trợ nước sinh hoạt đến đồng bào dân tộc thiểu số. D. Đầu tư tài chính xây dựng trường học ở vùng xa. Câu 83: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là một nguyên tắc của chính sách A. đối nội. B. văn hóa. C. đối ngoại. D. quốc phòng. Câu 84: Công dân tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. chỗ ở. B. danh tính. C. bí mật đời tư. D. thân thể. Câu 85: Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật A. cấm. B. chỉ định. C. cho phép. D. yêu cầu. Câu 86: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền phát triển của công dân? A. Từ chối trẻ nhập học khi đến tuổi. B. Tham gia vào đời sống văn hóa. C. Được cung cấp thông tin về pháp luật. D. Chăm sóc sức khỏe khi ốm. Câu 87: Sự phân phối các yếu tố sản xuất và sức lao động giữa các ngành được gọi là A. điều tiết sản xuất. B. điều tiết tiêu dùng. C. lưu thông tiền tệ. D. lưu thông hàng hóa. Câu 88: Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật? A. Sử dụng dịch vụ truyền thông. B. Đăng kí kết hôn theo luật định. C. Xử lí thông tin liên ngành. D. Xử phạt hành chính trong giao thông. Câu 89: Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Chủ động phân luồng giao thông chống ùn tắc. B. Cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách. C. Đấu tranh sản xuất hàng giả, buôn bán hàng cấm. D. Thực hiện cứu hộ, cứu nạn tại một vụ cháy. Câu 90: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao. B. Tạo tiền đề phát triển văn hóa. C. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. D. Tăng cường quốc phòng và an ninh. Câu 91: Việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. giao dịch. B. tài sản. C. giám hộ. D. nhân thân. Câu 92: Hành vi nào dưới đây không thể hiện hoạt động bảo vệ môi trường? A. Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. B. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên. C. Phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường. D. Khai thác, sử dụng tài nguyên theo ý mình. Câu 93: Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực A. công vụ. B. văn hóa. C. hành chính. D. xã hội. Câu 94: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A. pháp lí. B. cải chính. C. giám sát. D. bồi thường. Câu 95: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ Trang 1/4 - Mã đề thi 509
  2. A. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. B. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu. C. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. cung - cầu tác động lẫn nhau. Câu 96: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền A. tự do ngôn luận. B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. tự do dân chủ. D. tham gia xây dựng đất nước. Câu 97: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là một nội dung thuộc A. biểu hiện của chủ nghĩa xã hội. B. đặc điểm của chủ nghĩa xã hội. C. hình thức của chủ nghĩa xã hội. D. đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Câu 98: Một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh là A. tuyên truyền bảo vệ an ninh quốc gia. B. tăng vốn xóa đói, giảm nghèo. C. kiềm chế gia tăng nhanh dân số. D. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Câu 99: Nhà nước ban hành các chương trình kinh tế - xã hội để trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. giáo dục. B. chính trị. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 100: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? A. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp. B. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. C. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân. D. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Câu 101: Vì muốn anh L được vào diện quy hoạch cán bộ xã, nên vợ anh L là chị X đã gợi ý để anh T bỏ phiếu cho chồng mình nhưng anh T đã từ chối. Chị X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Ủy quyền. Câu 102: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế. Câu 103: Anh S chỉ muốn chia tài sản cho các con riêng của anh và vợ trước. Bởi vậy, anh S đã ép buộc vợ sau của mình là chị Q không được sinh con nhưng chị Q không đồng ý. Hành vi của anh S đối với chị Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Phụ thuộc. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Một chiều. Câu 104: Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. D. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động. Câu 105: Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn tết theo quy định của cấp trên. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông Q đã vận động bà T, anh S thuộc diện không được trợ cấp đi phát tờ rơi để nói xấu chủ tịch xã L với nội dung chi tiền không đúng đối tượng. Sau đó, ông Q tự ý lấy điện thoại của con gái để đăng nội dung này lên mạng xã hội. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Chủ tịch xã L và bố con ông Q. B. Bố con ông Q, bà T và anh S. C. Chủ tịch xã L, anh S và bà T. D. Ông Q, bà T và anh S. Câu 106: Nhóm doanh nghiệp P, M, H hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước uống “có vị trí thống lĩnh thị trường”. Nhóm doanh nghiệp này đưa ra yêu cầu các đại lí tỉnh N phải mua hàng của họ với số lượng lớn và không được bán hàng của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp Y liền thuê ông G đến các trường học để quảng cáo, so sánh chất lượng sản phẩm của mình tốt hơn nhóm doanh nghiệp trên sau đó tặng sản phẩm cho các em học sinh. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Doanh nghiệp P, M, H, Y. B. Doanh nghiệp P, M, H và các đại lí tỉnh N. C. Doanh nghiệp M, Y và ông G. D. Doanh nghiệp Y và các em học sinh. Câu 107: Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M chụp thân thiết với chị N, chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị P lấy ảnh của N ghép với ảnh của anh T rồi tung lên mạng xã hội. Do quá ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái mình là N, nên anh M đã rủ thêm S và G Trang 2/4 - Mã đề thi 509
  3. chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Anh T, M, S và G. B. Chị Đ, chị P, anh M, S, G. C. Chị P và chị Đ. D. Chị P và chị N. Câu 108: Đại lí Q đã thu mua toàn bộ số quạt điện sưởi trên thị trường, đợi khi nhiệt độ mùa đông giảm sâu thì tự ý tăng giá lên cao để bán cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, hành vi của đại lí Q thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh? A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Triệt tiêu các đại lí cùng kinh doanh. C. Tư tưởng bành chướng thị trường. D. Dùng thủ đoạn phi pháp, bất lương. Câu 109: Được ông Q hối lộ cho một khoản tiền từ trước, nên anh T là cán bộ xã P khi được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Q và chị M, đã cử anh X và anh K đi giải quyết thay mình. Anh X và K nhận lời đến nhà chị M để ép chị phải kí vào giấy chuyển nhượng lại cho ông Q một phần đất nhằm mở rộng thêm lối đi, nhưng chị M không đồng ý. Tức giận K và X xông vào đánh chị M; đúng lúc đó anh T đến và anh T đã cùng anh K khóa trái cửa lại không cho chị M ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh T và anh K. B. Anh T và ông Q. C. Ông Q, anh T và anh X. D. Anh K, chị M và ông Q. Câu 110: Sắp đến ngày thực hiện Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, N bàn với mẹ đưa cho cô X một khoản tiền để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. Sau khi nhận tiền, cô X đồng ý giúp đỡ. Trong quá trình khám và làm hồ sơ bệnh án cô X bị anh Đ phát hiện và yêu cầu cô nộp cho anh hai mươi triệu đồng, nếu không anh sẽ tố cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện K. Cô X lo sợ nên đồng ý đưa tiền cho Đ tại nhà của mình, nhưng đã bị cơ quan chức năng bắt vì được bố N thông báo cụ thể sự việc. Những ai dưới đây không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng và anh ninh? A. Cô X và hai bố con N. B. Anh Đ, cô X và bố N. C. Hai mẹ con N, cô X và anh Đ. D. Anh Đ và hai bố con N. Câu 111: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân? A. Áp đặt quan điểm cá nhân. B. Tự do thông tin. C. Độc lập phán quyết. D. Tự do ngôn luận. Câu 112: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh S, chị X và bà V. B. Anh S và anh N. C. Anh N và bà V. D. Anh N, anh S và chị X. Câu 113: Sau khi tốt nghiệp đại học, Q quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm miến và tương vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ Q không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố Q cho rằng: làm ở đâu, nghề nào cũng được quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Chị gái Q hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. Q rủ bạn S, X cùng làm nhưng S nói: tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao, nghề nhàn. X cho rằng: mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ti lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước? A. S, X và hai chị em Q. B. Bố Q, chị gái Q và S. C. Bố Q, chị gái Q và Q. D. Mẹ Q, S và X. Câu 114: X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế? A. K và P. B. X và M. C. K, P và M. D. X, M và P Câu 115: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi Trang 3/4 - Mã đề thi 509
  4. qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh K và ông L. B. Anh X, chị H và chị P. C. Ông L và anh X. D. Anh K và anh X. Câu 116: Cục thuế tỉnh P yêu cầu doanh nghiệp K bên cạnh việc khai thác cát trên sông để bán cho người tiêu dùng thì phải nộp thuế đầy đủ cho nhà nước. Trong trường hợp này, Cục thuế tỉnh P đã thực hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên. B. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước. C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. D. Cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Câu 117: Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận văn hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên Đ. Sau đó, học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân. A. Chị Q và cô N. B. Anh L, chị Q và cô N. C. Anh L và học viên Đ. D. Chị Q và học viên Đ. Câu 118: Thị trấn N có một số quán cà phê. Quán T với diện tích nhỏ, yên tĩnh nhưng cà phê pha không ngon. Quán Y có thái độ phục vụ niềm nở, đồ uống ngon, nhưng vệ sinh chưa đảm bảo. Tuy nhiên, các chủ quán không tìm cách thay đổi không gian, nâng cao trình độ thì dần dần sẽ mất khách. Quán X và quán G biết đầu tư vào khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ nên thu hút rất nhiều khách. Những quán nào dưới đây vận dụng đúng tác động của quy luật giá trị? A. Quán X và quán T. B. Quán X và quán G. C. Quán Y và quán X. D. Quán T và quán Y. Câu 119: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K khi kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 120: Sau khi đọc nội dung khái niệm cung, bốn bạn T, K, H, P liền thảo luận với nhau về các yếu tố ảnh hưởng tới cung. Bạn T cho rằng cung trên thị trường nhiều hay ít do ảnh hưởng của số lượng dân, thị hiếu người tiêu dùng, giá cả hàng hóa. K phản đối: các yếu tố ảnh hưởng tới cung là thu nhập của người tiêu dùng, công nghệ và số lượng người sản xuất. H lắc đầu nói: tớ thấy cung bị ảnh hưởng bởi số lượng người sản xuất, công nghệ, chi phí sản xuất. P liền tiếp ứng: tớ đồng ý với H và thêm yếu tố về chính sách thuế. Những ai dưới đây hiểu đúng những yếu tố ảnh hưởng tới cung? A. Bạn T, K và H. B. Bạn H và P. C. Bạn K, P và T. D. Bạn H và T. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh: Trang 4/4 - Mã đề thi 509