Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Dân tộc Nội Trú

doc 5 trang nhatle22 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Dân tộc Nội Trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truo.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Dân tộc Nội Trú

  1. PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: Địa lí 8 Người ra đề: Bùi Thị Nguyên Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Tổ: Khoa học Xã hội Đề bài: Câu 1: (4,0 điểm) a. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời? Nêu hệ quả sự chuyển động quanh trục và quanh mặt trời của Trái Đất? b. Một trận bóng đá diễn ra ở Luân Đôn (nước Anh) – múi giờ số 0, vào lúc 7 giờ ngày 1/1/2016. Hãy tính giờ, ngày, tháng truyền hình trực tiếp tại các địa điểm sau: Vị trí Hà Nội Tokio Newdeli Hoa Kỳ Kinh độ 1050 1350 750 1200 Giờ Ngày, tháng Câu 2: (2,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm hải văn của biển Việt Nam? b. Nêu tên hai quần đảo lớn nhất nước ta và cho biết chúng thuộc tỉnh, thành phố nào? Thanh Hóa có những đảo nào? Câu 3: (2,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí em Việt Nam: a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? b. Thanh Hóa có những dạng địa hình nào? Câu 4: (3,0 điểm) a. Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa? Nêu cách phòng tránh thiên tai ở địa phương? Câu 5: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Kể tên một số hệ thống sông chính ở Thanh Hóa? Câu 6: (6,0 điểm) Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy: Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 a. Tính tỷ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn 33 triệu ha). b. Vẽ biểu đồ thíc hợp theo tỷ lệ đó. c. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÊ HỌC SINH GIỎI Môn: Địa lý 8 Câu Nội dung Điểm Câu 1: a. (4,0 đ) * Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có 0,25 đ hình elíp gần tròn. - Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là từ Tây 0,25 đ sang đông. - Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 0,5 đ 365 ngày 6 giờ. Thời gian đó gọi là năm thiên văn. - Để tiện cho việc tính lịch, người ta lấy mỗi năm là 356 ngày, vì 0,5 đ vậy mà cứ 4 năm dư ra một ngày đó là ngày 29 tháng 2, năm đó được gọi là năm nhuận. - Trong khi chuyển động trên quĩ đạo Mặt Trời, trục Trái Đất lúc 0,5 đ nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ và hướng nghiêng của trục không đổi. Gọi là sự chuyển động tinh tiến. * Hệ quả: - Chuyển động quanh trục: + Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau và giờ trên Trái Đất. 0,25 đ + Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên Trái Đất. 0,25 đ - Chuyển động quanh Mặt Trời: + Hiện tượng các mùa trên Trái Đất. 0,25 đ + Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ 0,25 đ độ. b. Tính giờ, ngày, tháng tại các địa điểm sau: Vị trí Hà Nội Tokio Newdeli Hoa Kỳ Kinh độ 1050 1350 750 1200 1,0 đ Giờ 14h 13h 10h 23h Ngày, 1/1/2016 1/1/2016 1/1/2016 31/12/2015 tháng Câu 2: a. Đặc điểm hải văn của biển Việt Nam: (2,5đ) - Dòng biển: Trong biển Đông có hai dòng biển hoạt động là 0,25 đ dòng biển nóng và dòng biển lạnh. + Mùa gió đông bắc dòng biển lạnh hoạt động mạnh, các dòng 0,25 đ biển này xuất phát từ khu vực chí tuyến chảy về khu vực xích đạo. + Gió mùa Tây Nam dòng biển nóng hoạt động mạnh, các dòng 0,25 đ biển này xuất phát từ khu vực xích đạo chảy về khu vực chí tuyến. + Cùng với các dòng biển, trong biển Việt Nam còn có các vùng 0,25 đ nước chồi, nước chìm vận động lên xuống theo chiều thẳng
  3. đứng, kéo theo sự di chuyển của sinh vật. - Thủy triều: Thủy triều là nét đặc sắc của biển Việt Nam. Vùng 0,25 đ ven bờ nước ta có chế độ triều rất phức tạp. Riêng vịnh bắc bộ có chế độ nhật triều ổn định được coi là điển hình trên thế giới. 0 - Độ muối trung bình của biển đông là 33 /00 . 0,25 đ b. 0,5 đ - Hai quần đảo lớn nhất nước ta: Quần đảo Hoàng sa thuộc thành phố Đà Nẵng; Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. 0,5 đ - Các đảo ở Thanh Hóa: Đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, Câu 3: a. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: (2,5đ) - Đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình nước ta. 0,25 đ + Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiến 85%). Đồng bẳng chiếm ¼ diện tích 0,25 đ lãnh thổ đất liền và bị núi ngăn cách thành niều khu vực + Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, 0,25 đ chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ dài 1.400km. Nhiều vùng núi ăn ra sát biển - Địa hình nước ta được Tân kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ và tạo 0,25 đ thành nhiều bậc kế tiếp nhau. + Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn cổ kiến tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các 0,25 đ vùng bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo thành những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. + Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng cao phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Núi 0,25 đ đồi - đồng bằng - thềm lục địa Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển theo hướng TB - ĐN + Địa hình nước ta có hai hướng chính là TB - ĐN và hướng 0,25 đ vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người: Tác động ngoại lực của khí 0,25 đ hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta. b. Thanh Hóa có những dạng địa hình sau: Núi đồi, đồng bằng, biển đảo Câu 4: a. Tính chất nhiệt đới gió mùa (3,0đ) - Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hòa ánh nắng, cung cấp cho 0,5 đ nước ta một nguồn nhiệt năng to lớn. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được một triệu kilô calo, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ trong năm. - Nhiệt độ trung bình năm của không khí 230c trên cả nước và 0,25 đ
  4. tăng dần từ bắc vào nam. - Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió là 0,25 đ gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. - Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình từ 1500mm – 2000mm 0,25 đ /năm và độ ẩm không khí cao trên 80%. b. * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm có những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa: - Thuận lợi: Cây cối quanh năm ra hoa kết quả, một năm có thể sản xuất từ 2 – 3 vụ, có nhiều giống cây trồng vật nuôi có giá trị 0,5 đ cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới. - Khó khăn: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường hay sảy ra thiên tai bão, lũ, hạn hán, gió tây khô nóng ở vùng đồng bằng; sói mòn, lở đất, lũ 0,5 đ quét, hạn hán, gió tây khô nóng ở vùng núi. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường gây ra các dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi như: Bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn, tai xanh, 0,25 đ H5N1, lở mồm long móng * Cách phòng tránh thiên tai ở địa phương: Nghe thông tin thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng, chằng chống nhà 0,5 đ cửa khi có bão lũ, sơ tán dân cư đến nơi an toàn, đắp đê ngăn lũ, trồng và bảo vệ rừng Câu 5: * Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: (2,0đ) - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước: Cả 0,5 đ nước có 2360 con sông dài trên 10 km (lập thành 102 hệ thống sông lục địa và hải đảo 4). Đa số sông nhỏ, ngắn và dốc. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: TB-ĐN: S.Hồng, 0,5 đ S.đà, SChảy, S.Mã, S.Cả, S.Vàm Cỏ, S.Tiền, S.Hậu, S.Ba. Hướng vòng cung: S,Gâm, S. Cầu, S.Thương, S.Lô, S.Lục Nam. và các hướng khác: S.Kỳ Cùng(ĐN-TB), S.Đồng Nai( ĐB-TN), S. Xexan (Đ-T) - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ 0,25 đ chiếm 70-80% lượng nước cả năm. - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: Tổng lượng phù sa trôi 0,25 đ theo dọng nước trên 200 triệu tấn/ năm. Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn nhất. * Các hệ thống sông chính ở Thanh Hóa: Sông Mã, sông Hoạt, 0,5 đ sông Lạch Bạng, sông Yên. Câu 6: a. Tính tỷ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm 1,0đ (6,0 đ) tròn 33 triệu ha). Năm 1943 1993 2001
  5. Độ che phủ 43,3 26 35,8 rừng (%) b. Vẽ biểu đồ cột chồng: 3,0đ Vẽ đúng, khoa học, đẹp có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ, số liệu. (Nêu sai không cho điểm; Nếu thiếu mỗi yếu tố trên trừ 0,5đ) c. Nhận xét: Về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam. 1,0đ - Giai đoạn 1943 – 1993: Diện tích rừng nước ta giảm mạnh do khai thác quá mức. 1,0đ - Giai đoạn 1993 – 2001: Diện tích rừng nước ta đã tăng lên do trồng mới song vẫn thấp hơn năm 1943.