Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành

pdf 3 trang nhatle22 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 Môn thi: GDCD Lớp 10 - Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (5,0 điểm). Em hãy phân tích quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng. Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân? Câu 2 (6,0 điểm). Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức”. Câu 3 (6,0 điểm). Thế nào là nhân nghĩa ? Em hãy nêu các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ? Là học sinh cần phải làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ? Câu 4 (3,0 điểm). Đạo đức là gì ? Thế nào được coi là một người có đạo đức ? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân. Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh (Đề gồm 01 trang; giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Thí sinh xem đáp án tại website www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn
  2. SỞ GD – ĐT BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: GDCD LỚP 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (5 điểm). Em hãy phân tích quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng. Cho ví dụ để minh họa. Qua đó, em rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân? Trả lời 1. Phân tích quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng. (2,5 điểm) * Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. (1,5 điểm) - Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. - Giới hạn mà trong đố sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ. Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách dần dần. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. - Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. * Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng(1 điểm) 2. Cho ví dụ minh họa: Thí sinh tự lấy ví dụ. (1 điểm) 3. Rút ra bài học thực tiễn cho bản thân.(1,5 điểm) - Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì và nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ. - Tích cực học tập để tích lũy tri thức nhằm tạo nên sự thay đổi về chất. - Tránh mọi hành động nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc nửa vời, vì sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Câu 2 (6 điểm) Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức”. Trả lời Giải thích quan điểm: 1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. (1.5 điểm) Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
  3. 2. Thực tiễn là động lực của nhận thức. (1.5 điểm) Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển. 3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. (1.5 điểm) Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. 4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức. (1.5 điểm) Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau. Vì vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ. Câu 3 (6 điểm) Thế nào là nhân nghĩa ? Em hãy nêu các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam ? Là học sinh cần phải làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ? 1. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. (0,5 điểm) 2. Các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam: (4 điểm) - Lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn. - Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày. - Lòng vị tha cao thượng. - Luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước. 3. Học sinh cần phải. (1,5 điểm) - Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà - Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh. - Cảm thông giúp đỡ mọi người, tham gia các hoạt động xã hội. - Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, dân tộc. Câu 4 (3 điểm) Đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân. Trả lời 1. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. (0,5 điểm) 2. Một người được coi là có đạo đức là người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội và của người khác. (1 điểm) 3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân là: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa.(1,5 điểm) Hết