Đề thi giáo viên dạy học giỏi cấp huyện môn Vật Lý Lớp 10 - Năm học 2010-2011
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy học giỏi cấp huyện môn Vật Lý Lớp 10 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giao_vien_day_hoc_gioi_cap_huyen_mon_vat_ly_lop_10_na.doc
Nội dung text: Đề thi giáo viên dạy học giỏi cấp huyện môn Vật Lý Lớp 10 - Năm học 2010-2011
- UBND HUYỆN PHÙ MỸ KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN BẬC THCS PHÒNG GD – ĐT Năm học: 2010 - 2011 ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC – Môn: Vật lý Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 09/ 12/ 2010 Câu 1 : (2,0 điểm) Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30/2009/TT - BGDĐT Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Anh ( chị) hãy cho biết chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn, tiêu chí? Trình bày chi tiết Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học. Câu 2: (1,0 điểm) Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất kém, thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lí do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con. Trong tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh? Câu 3: (2,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cách vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” để dạy bài “Nam châm vĩnh cửu” tiết 23 vật lý lớp 9. Câu 4: (2,0 điểm) Một nguồn sáng điểm đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 8cm , cách thấu kính 12cm. Giữ nguồn sáng cố định và dịch chuyển thấu kính chuyển động theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính với vận tốc 1m/s. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển với vận tốc là bao nhiêu? Câu 5: (3,0 điểm) Trên hai đĩa cân đặt hai cốc nước đầy giống nhau. Cốc A có một cục nước đá trong có lẫn một miếng bông. Cốc B có một cục nước đá bên trong có một viên chì khối lượng m = 6g. Khối lượng của riêng nước đá ở mỗi bên đều bằng M. Ban đầu, cân thăng bằng và hệ thống cân bằng nhiệt. Nếu truyền nhiệt cho cốc B thì cục nước đá chìm dần, khi nhiệt lượng truyền đạt tới 15410J thì cục nước đá ngập hoàn toàn. Bỏ qua hao phí nhiệt. a. Hãy tính nhiệt lượng cần truyền từ đầu đến khi hai cục nước đá tan hoàn toàn. b. Sau khi nước đá tan hoàn toàn, cân còn thăng bằng không? Tại sao? 3 3 3 Biết Dn = 1000kg/m ; Dn.đá = 950kg/m ; Dc = 11300kg/m ; n = 335000J/kg