Đề thi chọn học sinh giỏi Trung học cơ sở môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Trung học cơ sở môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_trung_hoc_co_so_mon_hoa_hoc_lop_8.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Trung học cơ sở môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH HƯNG YÊN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể giao đề) (Đề gồm 02 trang) Câu I: (4,0 điểm) 1. Cho sơ đồ chuyển đổi hóa học: A → Bazơ 1 → Bazơ 2 → Bazơ 3 → Bazơ 4. Biết trong A có %mO = 28,57%. Tìm các chất phù hợp với sơ đồ trên và viết phương trình hóa học. 2. Cho biết một số tính chất hóa học của etilen: phản ứng với hiđro, phản ứng với dung dịch brom, phản ứng với dung dịch axit bromhiđric, phản ứng với nước, phản ứng trùng hợp, phản ứng đốt cháy. Viết phương trình hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có). Câu II: (4,0 điểm) 1. Cho các lọ chứa dung dịch riêng biệt không màu, mất nhãn gồm: natri sunfat, natri cacbonat, natri clorua, axit sunfuric, bari clorua, natri hiđroxit. Chỉ sử dụng thêm một dung dịch muối duy nhất và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. 2. Cho hỗn hợp gồm các khí: sunfurơ, metan, axetilen. Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách tách riêng các khí ra khỏi hỗn hợp. Câu III: (4,0 điểm) 1. Nung nóng m (gam) hỗn hợp X gồm nhôm và sắt từ oxit trong bình kín không chứa khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư, được 5,376 lít khí. - Phần 2 tác dụng với dung dịch natri hiđroxit dư, được 0,336 lít khí. a. Tìm giá trị của m. Biết thể tích các khí đo ở đktc. b. Cho m (gam) X có thành phần như trên hòa tan hết vào dung dịch axit nitric loãng dư, thu được dung dịch không chứa muối amoni và thoát ra khí nitơ oxit (sản phẩm khử duy nhất). Hãy tính khối lượng axit nitric đã phản ứng. 2. Cho hỗn hợp gồm 6,9 gam natri và 9,3 gam natri oxit vào cốc chứa 284,1 gam nước thu được dung dịch X có nồng độ x (%). Thêm tiếp a (gam) một chất khan A vào dung dịch X chỉ thu được dung dịch NaOH 20% (không có khí hay kết tủa). Xác định giá trị của x và a. Câu IV: (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 1,85 gam chất hữu cơ A thu được hỗn hợp gồm CO2, HCl và hơi nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch bạc nitrat Trang 1
- dư thấy thoát ra 1,792 lít một khí duy nhất (đktc) và xuất hiện 2,87 gam kết tủa. Sau khi hấp thụ các khí và hơi, khối lượng bình chứa tăng 2,17 gam. Biết khối lượng mol của A nhỏ hơn 180 gam/mol. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo của A. 2. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm etan (C2H6), etilen và hiđro thu được 18 gam nước. a. So sánh khối lượng mol trung bình của X với khối lượng mol của metan. b. Dẫn 18,4 gam hỗn hợp X có thành phần như trên vào dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom phản ứng. Xác định phần trăm số mol etan trong X. Câu V: (4,0 điểm) 1. Trộn 5 lít hỗn hợp gồm khí metan và etilen với 5 lít khí hiđro được hỗn hợp X có tỉ khối so với hiđro là 5,7. Nung X có bột niken xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 6,71. Biết các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định hiệu suất của phản ứng xảy ra. 2. Khử hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp gồm sắt và các oxit của sắt bằng khí cacbon oxit vừa đủ thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào 500 ml dung dịch bạc nitrat 1M, sau khi kết thúc phản ứng được 51,84 gam chất rắn. Hấp thụ hết Y vào V (lít) dung dịch gồm bari hiđroxit nồng độ 0,8M và kali hiđroxit nồng độ 0,4M thì xuất hiện 11,82 gam kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Xác định giá trị của V. Hết Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. (Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Bảng tính tan.) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 2