Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2013-2014
- PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG THI TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: Giáo dục công dân ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 22/11/2013 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang. Câu 1 (3.0 điểm): Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình, nhà trường và xã hội ? Hãy nêu trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam? Bản thân em đã thực hiện bổn phận của mình như thế nào? Câu 2 (3.0 điểm): Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân như thế nào? Câu 3 (3.0 điểm): Để phòng ngừa và hạn chế tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, nhà nước ta đã có những quy định như thế nào? Là công dân học sinh, em cần phải làm gì để hạn chế và phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Câu 4 (3.0 điểm): Thế nào là chí công vô tư ? Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần phải làm gì ? Em hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư và cho biết ý nghĩa của việc làm ấy ? Câu 5 (5.0 điểm): Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Cho ví dụ? Hãy nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta ? Tại sao hiện nay Đảng và Nhà nước ta vừa tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới vừa coi trọng việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Câu 6 (3.0 điểm): Cho tình huống sau : Hòa là một cô bé 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Bích. Chứng kiến cảnh Hòa bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập, Bích rất thương Hòa nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Hồng can ngăn và nói: ‘‘Chúng mình còn nhỏ làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này là bình thường mà’’. Câu hỏi : 1. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hồng không ? Vì sao ? 2. Nếu được chứng kiến cảnh của Hòa, em sẽ làm gì? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- ĐÁP ÁN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 * Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (3đ) - Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà 0,25đ nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. - Quyền được chăm sóc: + Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức 0,25đ khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình + Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ 0,25đ trong việc điều trị, phục hồi chức năng. + Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức 0,25đ chăm sóc, nuôi dạy. - Quyền được giáo dục + Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ 0,25đ + Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động 0,25đ văn hóa, thể thao * Bổn phận của trẻ em + Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha 0,5đ mẹ, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. + Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, 0,5đ đoàn kết với bạn bè + Đối với xã hội: Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng 0,5đ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế Câu 2 - Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với 1,0đ (3đ) tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm : Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. - Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân: + Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật 0,5đ quyền sở hữu của công dân + Quy định các biện pháp và các hình thức xử lý đối với các hành 1,0đ vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. + Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu 0,5đ của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Câu 3 * Những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, (4,5đ) cháy, nổ và các chất độc hại. + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại 1,0đ vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- + Chỉ những cơ quan tổ chức cá nhân được nhà nước giao nhiệm 1,0đ vụ và cho phép mới được giữ, chuyên trở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy chất phóng xạ và chất độc hại. + Cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên trở 1,0đ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn. * Là công dân học sinh em cần phải : - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về 0,5đ phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung 0,5đ quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm 0,5đ các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Câu 4 - Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, 1,0đ (3,0đ) tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 0,5đ - Học sinh nêu được ít nhất 2 biểu hiện đúng. - Con người cần phải biết tự chủ vì: 0,5đ + Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa. 0,5đ + Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ. 0,5đ + Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực. Câu 5 - Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ 1,0đ (3,5đ) trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. Học sinh nêu được ví dụ. * Giải thích: - Ý nghĩa của hợp tác quốc tế: + Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe 0,5đ dọa sự sống còn của toàn nhân loại (như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. + Liên hệ Việt Nam: 0,5đ - Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của 0,5đ dân tộc: Vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. - Kết luận chung: HS trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu 1,0đ cần đạt được những nội dung cơ bản sau: Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp
- thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại. Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sức riêng của mình và không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác. Câu 6 - Em không đồng ý với ý kiến của An. 0,5đ (3đ) - Bởi vì: + Dân tộc Việt nam có truyền thống lâu đời, chúng ta có thể tự hào 0,5đ về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm như ý nghĩ của An. + Học sinh kể thêm một số truyền thống đáng tự hào của dân tộc. 0,5đ - HS trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu cần đạt những 1,5đ nội dung cơ bản sau: Giải thích cho An hiểu chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà còn có nhiều truyền thống đáng tự hào Khuyên An nên tìm hiểu thêm về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế chúng ta phỉa bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.