Đề Ôn tập môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 2

doc 5 trang nhatle22 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề Ôn tập môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Đề Ôn tập môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì 2

  1. ÑEÀ ÔN TẬP HOÏC KÌ II Moân :Vaät lyù 7 I Trắc nghiệm : Câu 1: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không? A. Nếu thước nhựa đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện. B. Nếu thước nhựa hút các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện. C. Nếu thước nhựa hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện. D. Nếu thước nhựa không hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện Câu 2: Cọ xát thanh thủy tinh và mảnh vải khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Chúng không hút, cũng không đẩy nhau. B. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu. C. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. Câu 3: Chọn câu sai. A. Hai vật cọ xát với nhau, kết quả thu được hai vật nhiễm điên trái dấu. B. Bình thường, nguyên tử trung hòa về điện. C. Các điện tích cùng dấu hút nhau, các điện tích trái dấu đẩy nhau. D. Vật bị nhiễm điện do nó thừa hoặc thiếu êlectron. Câu 4: Trong các vật sau, vật nào là dẫn điện ? A. Vỏ máy bơm nước làm bằng kim loại. B. Vỏ dây dẫn điện. C. Ấm làm bằng sứ. D. Cây gỗ khô. Câu 5: Đang có dòng điện trong vật nào dưới đây ? A. Một mảnh ni lông đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn đã được tách riêng trên bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Câu 6: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường ? A. Ruột ấm nước điện. B. Công tắc. B. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình. D. Đèn báo của tivi. Câu 7: Chọn câu sai. A. Dòng điện đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. B. Tác dụng nhiệt trong mọi trường hợp là có ích. C. Vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao nhất định thì phát sáng. D. Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện theo một chiều nhất định. Câu 8 : Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ? A. Dòng điện làm nóng bầu quạt. B. Dòng điện làm nóng đế bàn là. C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước. D. Dòng điện làm nóng máy điều hòa. Câu 9 : Dòng điện có tác dụng hóa học vì có thể : A. Phân tích dung dịch muối đồng thành đồng nguyên chất. B. Gây ra vết bỏng trên cơ thể khi va chạm vào bàn là điện đang nóng. C. Làm biến dạng một số đồ vật làm bằng chất dẫn điện. D. Làm chân tay bị co giật, tê liệt hệ thần kinh. Câu 10 : Chọn câu đúng. A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectrôn. B. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các điện tích. D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong những câu sau : Câu 11: Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách : A. phơi thước nhựa ở ngoài trời nắng . C. cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. B. áp sát thước nhựa vào một cực của pin. D. áp thước nhựa vào một cực của nam châm.
  2. Câu 12: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện dương vì: A.vật đó mất bớt điện tích dương . C.vật đó mất bớt electron. B.vật đó nhận thêm điện tích dương . D.vật đó nhận thêm electron. Câu 13: Dòng điện là : A. dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng . C. dòng các phân tử dịch chuyển có hướng. B. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. D. dòng các điện tích dịch chuyển có hưóng. Câu 14: Hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp với nhau khi đó giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: A. bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn . B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn . C. bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn . D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn . Câu 15: Dòng điện không có tác dụng: A. làm nóng dây dẫn. B. hút các vụn nhôm. C. làm quay kim nam châm. D. làm tê liệt thần kinh . Câu 16: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi : A. Mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện. B. Mạch điện có dây dẫn ngắn. C. Mạch điện không có cầu chì . D. Mạch điện dùng acquy để thắp sáng. Câu 17: Dòng điện có chiều : A. từ cực dương qua dây dẫn qua các dụng cụ điện tới cực âm. B. từ cực âm qua dây dẫn qua các dụng cụ điện tới cực dương. C. từ cực âm sang cực dương. D. từ cực dương sang cực âm. Câu 18: Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là : A .hạt nhân. B. êlectrôn . C. hạt nhân và êlectrôn. D. êlectrôn mang điện tích dương. Câu 19: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện là: A. chuông điện. B. bóng đèn bút thử điện. C. đèn LED. D. bóng đèn dây tóc. Câu 20: Nhóm vật liệu được coi là vật dẫn điện là : A. dây đồng, dây nhựa, dây chì. B. dây len, dây nhôm, dây đồng. C. dây nhựa, dây len, dây chì. D. dây chì, dây nhôm, dây đồng . Câu 21: Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị : A vôn(V) B.Ampe(A) C.kilôgam(kg) D.Niutơn(N) Câu 22: Có hai bóng đèn giống nhau cùng loại 6v được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế hợp lí nhất của nguồn điện là: A.3V B.6V C.9V D.12V Câu 23: Dòng điện chạy qua một bóng đèn có cường độ nhỏ dần thì: A. đèn sáng mạnh dần. B. đèn sáng yếu dần. C. đèn sáng không thay đổi. D. đèn sáng có lúc mạnh, lúc yếu. Câu 24: Cường độ dòng điện qua đèn 1,2A. Ampe kế dùng để đo đo cường độ dòng điện qua đèn có GHĐ phù hợp nhất của nguồn điện là: A.1,5A B.1A C.1,15A 50.mA Câu 25: Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì: A. tiết kiệm số đèn cần dùng. C. các bóng đèn có cùng hiệu điện thế. B. có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau. D.một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng. Câu 26: Am pe kế là dụng cụ dùng để đo: A. hiệu điện thế. B. nhiệt độ. C. cường độ dòng điện. D. khối lượng. Câu 27: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,5A , I2 = 0,25. Cường độ dòng điện ( I ) chạy trong mạch chính có giá trị là: A I = 0,25A B.I = 0,5A C. I = 1A D.I = 0,75A Câu 28: Việc làm sau đây không đảm bảo an toàn về điện là: A. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
  3. B. Lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện. C. Ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện. D. Sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì. Câu 29: Cho nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V . Để mỗi bóng đèn đều sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện : A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn . B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn . C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn. D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường. Câu 30: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo: A. cường độ dòng điện. B. nhiệt độ. C. khối lượng. D. hiệu điện thế. II. Tự luận: Bài 1: làm thế nào để nhiễm điện cho một vật? Một vật nhiễm điện có đặc điểm gì? Bài 2: Vì sao trong kĩ thuật sơn, người ta thường nhiễm điện khác loại nhau cho sơn và vật cần sơn . Bài 3: Sử dụng các kí hiệu qui ước, vẽ sơ đồ mạch điện gồm : Một nguồn điện có hai pin, bóng đèn, các dây nối và một công tắc K trong hai trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều của dòng điện trong sơ đồ. Bài 4: Trên vỏ của một pin có ghi 1,5V.Số vôn(V) này có ý nghĩa gì nếu pin còn mới? Bài 5: cho mạch điện như hình vẽ. Biết trên các bóng đèn Đ1, Đ2 ,Đ3 lần lượt ghi : 1V, 2V, 3V. Số chỉ của ampe kế là I= 0,5A + a) Cường độ dòng điện chạy đèn Đ1 có giá trị băng bao nhiêu ? b) Tìm hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. biết cả ba bóng đèn sáng bình thường. Đ1 Đ2 Đ3 Bài 6: Trên một bóng đèn có ghi 6V .Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a. Hãy so sánh I1 và I2.Giải thích. b.Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
  4. Bài 7: H·y dïng c¸c kÝ hiÖu biÓu thÞ vÒ bé phËn m¹ch ®iÖn, h·y vÏ s¬ ®å m¹ch ®iÖn víi nguån ®iÖn hai pin, kho¸ K ®ãng, bãng ®Ìn. x¸c ®Þnh chiÒu dßng ®iÖn cho m¹ch ®iÖn nµy? Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều của dòng điện, hãy đánh dấu các cực của nguồn điện ? Bài 9: Khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì ta vẫn thấy có bụi vải bám vào màn hình? Bài 10: Vì sao máy bay khi hạ cánh xuống sân bay thì cần phải được nối đất? Chỉ ra biện pháp nối đất của máy bay? Bài 11: Hãy nêu các bước tiến hành để mạ vàng một chiếc quai đồng hồ ? Bài 12: Khi dòng điện qua quạt, ti vi làm chúng nóng lên.Khi đó tác dụng của dòng điện có lợi hay có hại ? Vì sao ? Bài 13: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Bài 14: Cho đèn 1 và đèn 2 cùng loại, 1nguồn điện, công tắc và dây dẫn. a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp, công tắc đóng.
  5. b) Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao? c) Mắc thêm một dụng cụ để đo hiệu điện thế của đèn 2. Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ Bài 15. Trong sơ đồ mạch điện hình vẽ Hãy cho biết khi khóa K đóng số chỉ của các vôn cho biết điều gì. Đ1 Đ2 V1 V2 V K + - Bài 16. Cho một mạch điện như hình vẽ A B a. Khi số chỉ của ampekế là 6 A, cường độ dòng điện qua các đèn Đ1 và Đ2 bằng nhau và bằng 1,8A A Hãy xác định cường độ dòng điện qua các đèn Đ3 và Đ4 Đ3 b. Mạch điện được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 15V Đ4 Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là 4,5 V Tính hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn còn lại. Đ2 Đ1 Bài 17. Cho một mạch điện như hình vẽ. Hãy vẽ lại mạch điên chỉ rõ chiều dòng điện trong các trường hợp sau. A. Khóa K mở. B. Khóa K đóng. Đ1 Đ2 Đ4 Đ5 Đ3 Đ1 Đ2 Bài 18. Cho một mạch điện như hình vẽ Đèn nào sáng, đèn nào tắt. Hãy vẽ lại mạch điên Đ3 trong các trường hợp sau K A. Khóa K đóng K mở. 2 1 2 Đ K1 4 Đ5 B. Khóa K1 mở K2 đóng.