Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 9 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang nhatle22 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_ii_de_so_9_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 9 - Năm học 2016-2017

  1. UBND QUẬN THỦ ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2016-2017 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÀY KIỂM TRA: 24/4/2017 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề có 01 trang Câu 1: (2.0 điểm) Trước mặt em có hai loại thấu kính. Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. a. Dựa vào hình dạng, làm thế nào em nhận biết được đâu là thấu kính hội tụ, đâu là thấu kính phân kì? b. Đặt một vật sáng trước thấu kính phân kì cho ảnh có đặc điểm gì? Câu 2: (2.0 điểm) Mắt anh Sơn có khoảng cực cận là 15 cm và khoảng cực viễn là 50 cm. a. Mắt anh này bị tật khúc xạ gì? b. Để nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, anh này phải đeo kính thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu? c. Khi đeo kính sát mắt anh này còn nhìn thấy rõ các vật ở điểm cực cận của mắt mình nữa không? Vì sao? Câu 3: (1.0 điểm) Trên một kính lúp có ghi 10X. Em hãy cho biết: a. Số 10X ghi trên kính lúp có tên gọi là gì? b. Tiêu cự của kính lúp có giá trị bằng bao nhiêu? Câu 4: (1.0 điểm) Nhìn bong bóng xà phòng dưới ánh sáng mặt trời ta thấy có rất nhiều màu sắc khác nhau, chứng tỏ ánh sáng của Mặt Trời là ánh sáng trắng hay ánh sáng đơn sắc? Khi chiếu ánh sáng mặt trời tới vật nào ta cũng thu được hiện tượng tương tự như chiếu ánh sáng mặt trời tới bong bóng xà phòng. Câu 5: (2.0 điểm) Nguồn điện mà chúng ta sử dụng hằng ngày ở nhà và ở trường là dòng điện xoay chiều. Dòng điện này được sản xuất chủ yếu từ các nhà máy thủy điện thường ở xa khu dân cư do đó trong quá trình truyền tải điện năng đi xa sẽ có một phần điện năng bị hao phí. a. Hao phí điện năng trên đường dây tải điện là do tác dụng nào của dòng điện? b. Để giảm điện năng hao phí trên biện pháp chủ yếu đang được sử dụng hiện nay là gì? c. Ở cuối đường dây tải điện người ta dùng máy hạ thế cuộn sơ cấp có 5 000 vòng. Tính số vòng dây cuộn thứ cấp? Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp bằng 2200 V và hiệu điện thế thu được ở cuộn thứ cấp là 220 V. Câu 6: (2.0 điểm) Một vật sáng AB hình mũi tên cao 4 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm, điểm A nằm trên trục chính, vật cách thấu kính 12 cm. a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (lấy tỉ lệ tùy chọn). b. Tính chiều cao của ảnh. c. Để có được ảnh ảo ta phải đặt vật trong khoảng nào? HẾT
  2. UBND QUẬN THỦ ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2016-2017 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÀY KIỂM TRA: 24/4/2017 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm a. TKHT có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa. 0.5đ 1 TKPK có phần rìa dày hơn phần ở giữa. 0.5đ (2.0 điểm) 0.25đx4 b. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật, luôn nằm trong khoảng tiêu cự. a. Cận thị. 0.5đ b. TKPK. 0.5đ 2 f = 50 cm 0.5đ (2.0 điểm) c. Không thấy rõ các vật ở điểm cực cận nữa, vì ảnh tạo bởi TKPK gần thấu kính 0.25đx2 hơn so với vật. a. Số bội giác. 0,5đ 3 25 25 25 b. G f 2,5(cm) 0.25đx2 ( 1,0 điểm) f G 10 4 - Ánh sáng của mặt trời là ánh sáng trắng 0.5 đ (1.0 điểm) - Lăng kính (đĩa CD, ván dầu mỡ, ) 0.5 đ a. Tác dụng nhiệt. 0.5đ b. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện bằng máy biến thế. 0.5đ 5 c. Số vòng dây cuộn thứ cấp là: (2.0 điểm) U1 n1 U 2.n1 220.5000 n2 500(vòng) 0.5đx2 U 2 n2 U1 2200 6 a. Vẽ ảnh A’B’ 1.0đ (2.0 b. h’= A’B’= 8 cm. 0.5đ điểm) c. Trong khoảng tiêu cự 0.5đ Lưu ý: - Sai hoặc thiếu đơn vị - 0.25đ. Trừ tối đa 0.25đ cho cả bài. - Học sinh có thể làm cách khác nếu đúng giáo viên dựa vào thang điểm cho điểm. HẾT