Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 14 - Năm học 2016-2017

docx 3 trang nhatle22 1670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 14 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_ii_de_so_14_nam_hoc_2016.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Đề số 14 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 4 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: VẬT LÝ - LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu1: (2 điểm) Nêu tên hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều? Trong đó bộ phận quay gọi là gì, bộ phận đứng yên gọi là gì? Em hãy cho biết nhà máy điện Trị An ở Việt Nam thuộc loại nhà máy điện nào sau đây: nhà máy nhiệt điện,nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió hay nhà máy điện mặt trời? Câu 2: (2 điểm) Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều mà em đã học? Mỗi tác dụng nêu ví dụ. Câu 3: (1 điểm) Trong hình bên, một người dùng thấu kính X để hứng ánh sáng Mặt Trời đốt cháy giấy vụn. Hãy cho biết thấu kính X thuộc loại thấu kính gì? Vì sao loại thấu kính này có thể hứng ánh sáng Mặt Trời để đốt cháy giấy vụn? Câu 4: (3 điểm) Ở đầu một đường dây tải điện, người ta đặt một máy biến thế, cuộn sơ cấp có 500 vòng và cuộn thứ cấp có 11000 vòng. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy là 1000V. a/ Đây là máy tăng thế hay hạ thế? Tại sao? b/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. c/Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết công suất điện tải đi là 110 000 W và điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 100 Ω. Câu 5: (2 điểm) Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều cao của vật là 2 cm. Tiêu cự của thấu kính là 20cm. khoảng cách từ AB đến thấu kính là 30cm a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của AB (đúng tỉ lệ). b/ Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 4 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 9 (ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2016 – 2017 Câu Nội dung Điểm từng phần 1 (2đ) Hai bộ phận chính: nam châm và cuộn dây dẫn (mỗi ý 0,25 đ) 0,5 Bộ phận đứng yên là stato và bộ phận quay là roto (mỗi ý 0,5 đ) 1,0 Thuộc nhà máy thủy điện 0,5 2 (2đ) Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ và tác dụng sinh lý 1,0 Ví dụ: - Bóng đèn dây tóc sáng khi có dòng điện chạy qua (tác dụng 0,25 nhiệt). 0,25 - Bút thử điện sáng khi có dòng điện chạy qua (tác dụng quang). 0,25 - Đinh sắt bị hút vào đầu nam châm điện (tác dụng từ). 0,25 - Dòng điện qua cơ thể người và động vật gây nguy hiểm đến tính mạng (tác dụng sinh lý) .Học sinh có thể cho ví dụ khác 3 (1đ) - Thấu kính X thuộc loại thấu kính hội tụ. 0,5 - Chùm tia sáng song song từ Mặt Trời đến thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm để làm nóng và đốt cháy giấy vụn. 0,5 4 (3đ) a (1đ) a/ Ta có: n1 <n2 (500 < 11000) 0,25 U1<U2 ( U và n tỉ lệ thuận) 0,25 Đây là máy tăng thế 0,5 b(1đ) b/ U1/U2 = n1/n2 0,5 U2= U1.n2/n1 =1000.11000/500= 22000(V) 0,5 2 2 c(1đ) c/ Php= P .R/U (0.5đ) 0,5 =(110000/22000)2.100 = 2500 (W) (0.5đ) 0,5 5 (2đ) a/ Vẽ ảnh đúng (thiếu chiều truyền tia sáng -0,25đ) 1,0 b/ Ảnh thật.Vì ảnh ngược chiều với vật 1,0 HẾT