Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 16 trang nhatle22 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 9 Năm học: 2020 – 2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh nêu được: - Nội dung và hệ thức của định luật Ôm. - Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song, đoạn mạch hỗn hợp. - Công dụng của biến trở. - Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, điện trở suất. - Công suất điện. Điện năng tiêu thụ. - Định luật Jun – Lenxo. 2. Kĩ năng: Học sinh: - Xác định được điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp, đoạn m - Xác định được giá trị của cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song. - Vận dụng được hệ thức định luật Ôm, định luật Jun – Lenxo để giải các bài tập liên quan. - Vận dụng được công thức tính công suất điện, điện trở của dây dẫn, điện năng tiêu thụ để giải bài tập. 3. Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: - Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tư duy, tính toán, làm việc cá nhân, tư duy logic. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm: 50% - Tự luận: 50% III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng Vận dụng (20%) Nội dung (40%) (30%) (10%) TN TL TN TL TN TL TN TL Định luật Ôm. Các 4 câu 1 câu 2 câu 1 câu 8 câu loại đoạn mạch. (1đ) (1đ) (0,5đ) (1đ) (3,5đ) Công thức tính điện 3 câu 3 câu 1 câu 6 câu trở - Biến trở (0,75đ) (0,75đ) (1đ) (2,5đ) Công. Công suất. 5 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 12 câu Điện năng. Định luật (1,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (1đ) (0,5đ) (0,5đ) (4,0đ) Jun-Lenxo. 13 câu 8 câu 2 câu 3 câu 26 câu Tổng hợp (4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) (10 đ)
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 ĐỀ 1 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn. D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Câu 2. Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: R1 R 2 R1 R 2 1 1 1 A. Rtd R1 R2 B. R td C. R td D. R1.R 2 R1.R 2 R td R1 R 2 Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì: A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần. D. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần. Câu 4. Hệ thức của định luật Ôm là U U A. U I.R B. R C. R U.I D. I I R Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về biến trở là đúng? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi hiệu điện thế. D. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch. Câu 6. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Khối lượng của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 7. Hình vẽ không dùng để kí hiệu biến trở là: A. B. C. D. Câu 8. Dòng điện có năng lượng vì A. Nó có thể thực hiện công và thay đổi nhiệt năng. B. Nó có thể chuyển thành quang năng. C. Nó có thể chuyển thành năng lượng hóa học. D. Nó có thể chuyển hóa thành cơ năng. Câu 9. Trong các công thức tính công suất điện dưới dây, công thức nào không đúng? 2 B. = UI U 2 D. = RI2 A. P = UI P C. P = P R Câu 10. Đơn vị của điện năng tiêu thụ điện là: A. Jun B. Oat C. Ampe D. Vôn Câu 11. Công suất điện cho biết : A. Khả năng thực hiện công của dòng điện . B. Năng lượng của dòng điện. C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 12. Định luật Jun –Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Nhiệt năng C. Hóa năng D. Quang năng
  3. Câu 13. Trên một biến trở có ghi 40 - 2,5A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là: A. U = 16V B. U = 37,5 V C. U = 42,5V D. U = 100V Câu 14. Hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi đó điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây? A. 1,3Ω B. 2,4Ω C. 4Ω D. 8Ω 2 Câu 15. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0.5mm và điện trở R1 = 8,5. Dây thứ hai có điện trở R2 = 12,5 , thì có tiết diện S2 là : 2 2 2 2 A. S2 = 0,9 mm B. S2 = 0,6 mm C. S2 = 0,34 mm D. S2 = 0,2 mm . Câu 16. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10- 6.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 140. B. 160. C. 170. D. 180. Câu 17. Một đoạn dây dẫn bằng nicrom dài 8m, có điện trở bằng 80Ω. Biết điện trở suất của nicrom là 1,1.10-6.m. Tiết diện của đoạn dây dẫn có giá trị nào sau đây? A. 0,11mm2 B. 0,1mm2 C.10mm2 D. 1,1m2 Câu 18. Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W. Cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đèn hoạt động bình thường là : A. 0,5 A B. 2A C. 27,5A D. 220A Câu 19. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm đi 2 lần. B. Giảm đi 4 lần. C. Giảm đi 8 lần. D. Giảm đi 16 lần. Câu 20. Trên hai bóng đèn có ghi: Đèn 1 có 220V - 60W và Đèn 2 có 220V - 75W. Biết rằng dây tóc của hai đèn này đều bằng vonfram và có tiết diện bằng nhau. Độ dài dây tóc của bóng đèn 1 bằng bao nhiêu lần độ dài dây tóc của bóng đèn 2? A. l2=1,25.l1 B. l1=1,82.l2 C. l1=1,25.l2 D. l2=1,82.l1 II. TỰ LUẬN (5 điểm) 푅1 Bài 1 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết điện trở R1 được quấn bằng dây nicrom dài 20m, tiết diện 2 -6 0,5 mm , điện trở suất của nicrom là 1,1.10 .m. 푅2 푅x a. Tính điện trở R1? b. Xét đoạn AM có điện trở R2 = 20 , cường độ dòng điện qua R1 là I1 = 0,25A. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính AB và chạy qua R2? c. Biết UAB = 15V. Tính giá trị Rx để cường độ dòng điện qua R1 là không thay đổi. Bài 2 (2 điểm): Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1500W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng mà bình nóng lạnh trên tỏa ra trong 15 phút. b) Tính điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trên khi dùng trong 1,5h. c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình nóng lạnh trên trong 30 ngày? Biết sử dụng bình nóng lạnh 1,5h/ngày và 1kWh có giá 2500 đồng. HẾT
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 ĐỀ 1 Môn: Vật Lí 9 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D C D A B C A A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B D B C B A A D A II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài Ý Đáp án Biểu điểm l 20 a. (1đ) Tính đúng R = R 1,1.10 6. 44() 1 điểm 1 S 0,5.10 6 Tính đúng U1 = I1.R1 = 0,25.44 = 11(V) 0,25 điểm Nói được mạch gồm R1 // R2 => U1 = U2 = U12 = 11 (V) 0,25 điểm b. (1đ) U2 11 Tính đúng I2 0,55(A) 0,25 điểm R2 20 Tính đúng I = I1 + I2 = 0,25 + 0,55 = 0,8 (A) 0,25 điểm Bài 1 Nói được mạch gồm (R1 // R2) nt Rx 0,25 điểm ( 3 điểm) Nói được vì I1 = 0,25A không đổi nên U1 = 11V không đổi nên U12 = U1 = 11V không đổi 0,25 điểm nên Ux = UAB – U12 = 15 – 11 = 4(V) c. (1đ) Nói được vì I1 = 0,25A không đổi nên IAB = 0,8 (A) không đổi 0,25 điểm nên Ix = IA = 0,8 (A). Ux 4 Tính đúng Rx = 5() 0,25 điểm Ix 0,8 Nói được U = Ubnl = 220V và P = P bnl = 1500W 0,25 điểm a. (1đ) Tính đúng nhiệt lượng tỏa ra của bình nóng lạnh 2 0,5 điểm Q =I .R.t = P.t1 = 1500.900 = 1.350.000 (J) Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 1,5h Bài 2 b. (0,5đ) 0,75 điểm ( 2 điểm ) A = P .t2 = 1500W. 1,5h = 2250Wh = 2,25kWh Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 30 ngày 0,25 điểm A = 30.2,25 kWh = 67,5 kWh c. (0,5đ) Tính đúng tiền điện phải trả: 0,25 điểm T = 2 500.A = 67,5 . 2500 đồng = 168 750 đồng GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Đặng Thị Phượng Nguyễn Thị Song Đăng
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 ĐỀ 2 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. Câu 1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai? A. U = U1 + U2 + + Un. B. I = I1 = I2 = = In C. R = R1 = R2 = = Rn D. R = R1 + R2 + + Rn Câu 2. Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song : I1 R1 I1 U 2 A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. D. I 2 R2 I 2 U1 Câu 3. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở? A. Vôn (V) B. Oát (W) C. Ampe (A) D. Ôm (Ω) Câu 4. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ? A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. D. Giảm khi tăng hiệu điện thế. Câu 5. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn? S S l A. R= B. R=S C. R= l D. R= l l S Câu 6. Biết điện trở suất của nhôm là 2,8. 10-8 Ωm, của vônfram là 5,5. 10-8 Ωm, của sắt là 12,0. 10-8 Ωm, của bạc là 1,6.10-8 Ωm. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất? A. Nhôm B. Vonfram C. Sắt D. Bạc Câu 7. Trên một biến trở có ghi 30Ω-2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. Câu 8. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây? A. Ampe kế B. Công tơ điện. C. Vôn kế D. Đồng hồ đo điện vạn năng Câu 9. Hệ thức của định luật Jun- Len xơ là A. A= 풫t B. A= I.R.t C. Q = I2.R.t D. Q = I.R2.t Câu 10. Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ? A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
  6. D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Câu 12. Công suất điện cho biết : A. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. B. Năng lượng của dòng điện. C. Khả năng thực hiện công của dòng điện . D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 13. Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. C. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. Câu 14. Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A. 2A B. 2,5A C. 3A D. 3,5A Câu 15. Một dây dẫn bằng constantan dài 18m, tiết diện 0,5mm2. Biết điện trở suất của constantan là 0,5.10-6.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 9. B. 18. C. 18,5. D. 36. Câu 16. Hai dây dẫn bằng vonfram có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài l1 = 12m và điện trở R1 = 8. Dây thứ hai có điện trở R2 = 15 , thì có chiều dài l2 là : A. l2 = 7m B. l2 = 8m C. l2 = 22,5m D. l2 = 23m Câu 17. Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài 160m, có điện trở bằng 40Ω. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8.m. Tiết diện của đoạn dây dẫn có giá trị nào sau đây? A. 0,068mm2 B. 4,25mm2 C.108,8mm2 D. 272 mm2 Câu 18. Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω. C. 2,0 Ω. D. 220 Ω. Câu 19. Hai bóng đèn đèn 1 có ghi 220V-25W và đèn 2 có ghi 220V-75W được mắc song song vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. So sánh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi bóng đèn A. Q2=0,5Q1. B. Q2=Q1. C. Q2=2Q1. D. Q2=3Q1. Câu 20. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất = 1,1.10-6 .m, đường kính tiết diện d1 = 0,5mm,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là: A. 3,52.10-3  . B. 35,2 . C. 3,52 . D. 352  . II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. 푅1 Biết điện trở R1 được quấn bằng dây nikelin dài 20m, tiết diện 0,2 mm2, điện trở suất của nikelin là 0,4.10 -6 .m. a. Tính điện trở R1? 푅2 푅 b. Xét đoạn AM, cho điện trở R2 = 24 , cường độ dòng x điện qua R1 là I1 = 0,3A. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính AB và chạy qua R2? c. Biết UAB = 16V. Tính giá trị Rx để cường độ dòng điện qua R1 là không thay đổi. Bài 2 (2 điểm): Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng mà bếp điện trên tỏa ra trong 25 phút. b) Tính điện năng tiêu thụ của bếp điện trên khi dùng trong 1 giờ. c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình nóng lạnh trên trong 30 ngày? Biết sử dụng bếp điện 1 giờ/ngày và 1kWh có giá 2500 đồng. HẾT
  7. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 9 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B B C D D C B C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D A B C A D D B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài Ý Đáp án Biểu điểm l 20 a. (1đ) Tính đúng R 0,4.10 6. 40() 1 điểm 1 S 0,2.10 6 Tính đúng U1 = I1.R1 = 0,3.40 = 12(V) 0,25 điểm Nói được mạch gồm R1 // R2 => U1 = U2 = U12 = 12 (V) 0,25 điểm b. (1đ) U2 12 Tính đúng I2 0,5(A) 0,25 điểm R2 24 Tính đúng I = I1 + I2 = 0,3 + 0,5 = 0,8 (A) 0,25 điểm Bài 1 Nói được mạch gồm (R1 // R2) nt Rx 0,25 điểm ( 3 điểm) Nói được vì I1 = 0,3A không đổi nên U1 = 12V không đổi nên U12 = U1 = 12V không đổi 0,25 điểm nên Ux = UAB – U12 = 16 – 12= 4(V) c. (1đ) Nói được vì I1 = 0,3A không đổi nên IAB = 0,8 (A) không đổi 0,25 điểm nên Ix = IA = 0,8 (A). Ux 4 Tính đúng Rx = 5() 0,25 điểm Ix 0,8 Nói được U = Ubếp = 220V và P = Pbếp = 1000W 0,25 điểm a. (1đ) Tính đúng nhiệt lượng tỏa ra của bình nóng lạnh 2 0,5 điểm Q =I .R.t = P.t1 = 1000.1500 = 1.500.000 (J) Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 1h. Bài 2 b. (0,5đ) 0,75 điểm A = .t = 1000W. 1h= 1000Wh = 1kWh ( 2 điểm ) P 2 Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 30 ngày 0,25 điểm A = 30.1 kWh = 30 kWh c. (0,5đ) Tính đúng tiền điện phải trả: 0,25 điểm T = 2 500.A = 30 . 2500 đồng = 75 000 đồng GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Đặng Thị Phượng Nguyễn Thị Song Đăng
  8. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 ĐỀ 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. Câu 1. Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: R1 R 2 R1 R 2 1 1 1 A. Rtd R1 R2 B. R td C. R td D. R1.R 2 R1.R 2 R td R1 R 2 Câu 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì: A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần. D. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần. Câu 3. Hệ thức của định luật Ôm là U U A. U I.R B. R C. R U.I D. I I R Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn. D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về biến trở là đúng? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi hiệu điện thế. D. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch. Câu 6. Hình vẽ không dùng để kí hiệu biến trở là: A. B. C. D. Câu 7. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Khối lượng của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 8. Trong các công thức tính công suất điện dưới dây, công thức nào không đúng? 2 B. = UI U 2 D. = RI2 A. P = UI P C. P = P R Câu 9. Công suất điện cho biết : A. Khả năng thực hiện công của dòng điện . B. Năng lượng của dòng điện. C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 10. Định luật Jun –Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Nhiệt năng C. Hóa năng D. Quang năng Câu 11. Dòng điện có năng lượng vì A. Nó có thể thực hiện công và thay đổi nhiệt năng. B. Nó có thể chuyển thành quang năng. C. Nó có thể chuyển thành năng lượng hóa học. D. Nó có thể chuyển hóa thành cơ năng. Câu 12. Đơn vị của điện năng tiêu thụ điện là: A. Jun B. Oat C. Ampe D. Vôn
  9. Câu 13. Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A. 2A B. 2,5A C. 3A D. 3,5A Câu 14. Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. C. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. Câu 15. Một dây dẫn bằng constantan dài 18m, tiết diện 0,5mm2. Biết điện trở suất của constantan là 0,5.10-6.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 9. B. 18. C. 18,5. D. 36. Câu 16. Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài 160m, có điện trở bằng 40Ω. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8.m. Tiết diện của đoạn dây dẫn có giá trị nào sau đây? A. 0,068mm2 B. 4,25mm2 C.108,8mm2 D. 272 mm2 Câu 17. Hai dây dẫn bằng vonfram có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài l1 = 12m và điện trở R1 = 8. Dây thứ hai có điện trở R2 = 15 , thì có chiều dài l2 là : A. l2 = 7m B. l2 = 8m C. l2 = 22,5m D. l2 = 23m Câu 18. Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω. C. 2,0 Ω. D. 220 Ω. Câu 19. Hai bóng đèn đèn 1 có ghi 220V-25W và đèn 2 có ghi 220V-75W được mắc song song vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. So sánh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi bóng đèn A. Q2=0,5Q1. B. Q2=Q1. C. Q2=2Q1. D. Q2=3Q1. Câu 20. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất = 1,1.10-6 .m, đường kính tiết diện d1 = 0,5mm,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là: A. 3,52.10-3  . B. 35,2 . C. 3,52 . D. 352  . II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết 푅1 điện trở R1 được quấn bằng dây constantan dài 15m, tiết diện 0,5 mm2, điện trở suất của constantan là 0,5.10 -6 .m. a. Tính điện trở R1? 푅2 푅 b. Xét đoạn AM, cho điện trở R2 = 18 , cường độ dòng điện x qua R1 là I1 = 0,6A. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính AB và chạy qua R2? c. Biết UAB = 15V. Tính giá trị Rx để cường độ dòng điện qua R1 là không thay đổi. Bài 2 (2 điểm): Một lò sưởi điện có ghi 220V – 550W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng mà lò sưởi trên tỏa ra trong 20 phút. b) Tính điện năng tiêu thụ của lò sưởi trên khi dùng trong 8 giờ. c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng lò sưởi trên trong 30 ngày? Biết sử dụng lò sưởi trên 8 giờ/ngày và 1kWh có giá 2000 đồng. HẾT
  10. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 9 ĐỀ 3 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C D B A C B A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A A D B A C D D B II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài Ý Đáp án Biểu điểm l 15 a. (1đ) Tính đúng R 0,5.10 6. 15() 1 điểm 1 S 0,5.10 6 Tính đúng U1 = I1.R1 = 0,6.15 = 9(V) 0,25 điểm Nói được mạch gồm R1 // R2 => U1 = U2 = U12 = 9 (V) 0,25 điểm b. (1đ) U2 9 Tính đúng I2 0,5(A) 0,25 điểm R2 18 Tính đúng I = I1 + I2 = 0,6 + 0,5 = 1,1 (A) 0,25 điểm Bài 1 Nói được mạch gồm (R1 // R2) nt Rx 0,25 điểm ( 3 điểm) Nói được vì I1 = 0,3A không đổi nên U1 = 9V không đổi nên U12 = U1 = 9V không đổi 0,25 điểm nên Ux = UAB – U12 = 15 – 9= 6(V) c. (1đ) Nói được vì I1 = 0,6A không đổi nên IAB = 1,1 (A) không đổi 0,25 điểm nên Ix = IA = 1,1 (A). Ux 6 60 Tính đúng Rx = 5,45() 0,25 điểm Ix 1,1 11 Nói được U = Ulò = 220V và P = Plò = 550W 0,25 điểm a. (1đ) Tính đúng nhiệt lượng tỏa ra của lò sưởi điện. 2 0,5 điểm Q =I .R.t = P.t1 = 550.1200 = 660.000 (J) Tính đúng điện năng tiêu thụ của lò sưởi điện trong 8h. Bài 2 b. (0,5đ) A = .t = 550W. 8h = 4 400Wh = 4,4kWh 0,75 điểm ( 2 điểm ) P 2 Tính đúng điện năng tiêu thụ của lò sưởi điện trong 30 ngày 0,25 điểm A = 30.4,4 kWh = 132 kWh c. (0,5đ) Tính đúng tiền điện phải trả: 0,25 điểm T = 2 000.A = 132 . 2000 đồng = 264 000 đồng GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Đặng Thị Phượng Nguyễn Thị Song Đăng
  11. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 ĐỀ 4 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. Câu 1. Hệ thức của định luật Ôm là U U A. U I.R B. R C. R U.I D. I I R Câu 2. Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: R1 R 2 R1 R 2 1 1 1 A. Rtd R1 R2 B. R td C. R td D. R1.R 2 R1.R 2 R td R1 R 2 Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì: A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần. D. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần. Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng với nội dung định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn. B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn. D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Câu 5. Hình vẽ không dùng để kí hiệu biến trở là: A. B. C. D. Câu 6. Phát biểu nào dưới đây về biến trở là đúng? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi hiệu điện thế. D. Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch. Câu 7. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Khối lượng của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 8. Dòng điện có năng lượng vì A. Nó có thể thực hiện công và thay đổi nhiệt năng. B. Nó có thể chuyển thành quang năng. C. Nó có thể chuyển thành năng lượng hóa học. D. Nó có thể chuyển hóa thành cơ năng. Câu 9. Trong các công thức tính công suất điện dưới dây, công thức nào không đúng? 2 B. = UI U 2 D. = RI2 A. P = UI P C. P = P R Câu 10. Công suất điện cho biết : A. Khả năng thực hiện công của dòng điện . B. Năng lượng của dòng điện. C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 11. Định luật Jun –Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Nhiệt năng C. Hóa năng D. Quang năng Câu 12. Đơn vị của điện năng tiêu thụ điện là: A. Jun B. Oat C. Ampe D. Vôn
  12. Câu 13. Hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi đó điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây? A. 1,3Ω B. 2,4Ω C. 4Ω D. 8Ω Câu 14. Trên một biến trở có ghi 40 - 2,5A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là: A. U = 16V B. U = 37,5 V C. U = 42,5V D. U = 100V Câu 15. Một đoạn dây dẫn bằng nicrom dài 8m, có điện trở bằng 80Ω. Biết điện trở suất của nicrom là 1,1.10-6.m. Tiết diện của đoạn dây dẫn có giá trị nào sau đây? A. 0,11mm2 B. 0,1mm2 C.10mm2 D. 1,1m2 2 Câu 16. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0.5mm và điện trở R1 = 8,5. Dây thứ hai có điện trở R2 = 12,5 , thì có tiết diện S2 là : 2 2 2 2 A. S2 = 0,9 mm B. S2 = 0,6 mm C. S2 = 0,34 mm D. S2 = 0,2 mm . Câu 17. Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 140. B. 160. C. 170. D. 180. Câu 18. Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W. Cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đèn sáng bình thường là A. 0,5 A B. 2A C. 27,5A D. 220A Câu 19. Trên hai bóng đèn có ghi: Đèn 1 có 220V - 60W và Đèn 2 có 220V - 75W. Biết rằng dây tóc của hai đèn này đều bằng vonfram và có tiết diện bằng nhau. Độ dài dây tóc của bóng đèn 1 bằng bao nhiêu lần độ dài dây tóc của bóng đèn 2? A. l2=1,25.l1 B. l1=1,82.l2 C. l1=1,25.l2 D. l2=1,82.l1 Câu 20. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm đi 2 lần. B. Giảm đi 4 lần. C. Giảm đi 8 lần. D. Giảm đi 16 lần. II. TỰ LUẬN (5 điểm) 푅1 Bài 1 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết điện trở R1 được quấn bằng dây nicrom dài 20m, tiết diện 2 -6 0,5 mm , điện trở suất của nicrom là 1,1.10 .m. 푅2 푅x a. Tính điện trở R1? b. Xét đoạn AM có điện trở R2 = 20 , cường độ dòng điện qua R1 là I1 = 0,25A. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính AB và chạy qua R2? c. Biết UAB = 15V. Tính giá trị Rx để cường độ dòng điện qua R1 là không thay đổi. Bài 2 (2 điểm): Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1500W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng mà bình nóng lạnh trên tỏa ra trong 15 phút. b) Tính điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trên khi dùng trong 1,5h. c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình nóng lạnh trên trong 30 ngày? Biết sử dụng bình nóng lạnh 1,5h/ngày và 1kWh có giá 2500 đồng. HẾT
  13. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 ĐỀ 4 Môn: Vật Lí 9 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C B C A B A A C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A B D A C B A A D II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài Ý Đáp án Biểu điểm l 20 a. (1đ) Tính đúng R = R 1,1.10 6. 44() 1 điểm 1 S 0,5.10 6 Tính đúng U1 = I1.R1 = 0,25.44 = 11(V) 0,25 điểm Nói được mạch gồm R1 // R2 => U1 = U2 = U12 = 11 (V) 0,25 điểm b. (1đ) U2 11 Tính đúng I2 0,55(A) 0,25 điểm R2 20 Tính đúng I = I1 + I2 = 0,25 + 0,55 = 0,8 (A) 0,25 điểm Bài 1 Nói được mạch gồm (R1 // R2) nt Rx 0,25 điểm ( 3 điểm) Nói được vì I1 = 0,25A không đổi nên U1 = 1V không đổi nên U12 = U1 = 11V không đổi 0,25 điểm nên Ux = UAB – U12 = 15 – 11 = 4(V) c. (1đ) Nói được vì I1 = 0,25A không đổi nên IAB = 0,8 (A) không đổi 0,25 điểm nên Ix = IA = 0,8 (A). Ux 4 Tính đúng Rx = 5() 0,25 điểm Ix 0,8 Nói được U = Ubnl = 220V và P = P bnl = 1500W 0,25 điểm a. (1đ) Tính đúng nhiệt lượng tỏa ra của bình nóng lạnh 2 0,5 điểm Q =I .R.t = P.t1 = 1500.900 = 1.350.000 (J) Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 1,5h Bài 2 b. (0,5đ) A = .t = 1500W. 1,5h = 2250Wh = 2,25kWh 0,75 điểm ( 2 điểm ) P 2 Tính đúng điện năng tiêu thụ của bình nóng lạnh trong 30 ngày 0,25 điểm A = 30.2,25 kWh = 67,5 kWh c. (0,5đ) Tính đúng tiền điện phải trả: 0,25 điểm T = 2 500.A = 135 . 2500 đồng = 168 750 đồng GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Đặng Thị Phượng Nguyễn Thị Song Đăng
  14. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 ĐỀ 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở? A. Vôn (V) B. Oát (W) C. Ampe (A) D. Ôm (Ω) Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ? A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. D. Giảm khi tăng hiệu điện thế. Câu 3. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai? A. U = U1 + U2 + + Un. B. I = I1 = I2 = = In C. R = R1 = R2 = = Rn D. R = R1 + R2 + + Rn Câu 4. Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song : I1 R1 I1 U 2 A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. D. I 2 R2 I 2 U1 Câu 5. Trên một biến trở có ghi 30Ω-2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. Câu 6. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn? S S l A. R= B. R=S C. R= l D. R= l l S Câu 7. Biết điện trở suất của nhôm là 2,8. 10-8 Ωm, của vônfram là 5,5. 10-8 Ωm, của sắt là 12,0. 10-8 Ωm, của bạc là 1,6.10-8 Ωm. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất? A. Nhôm B. Vonfram C. Sắt D. Bạc Câu 8. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây? A. Ampe kế B. Công tơ điện. C. Vôn kế D. Đồng hồ đo điện vạn năng Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ? A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Câu 10. Hệ thức của định luật Jun- Len xơ là A. A= 풫t B. A= I.R.t C. Q = I2.R.t D. Q = I.R2.t Câu 11. Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
  15. C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 12. Công suất điện cho biết : A. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. B. Năng lượng của dòng điện. C. Khả năng thực hiện công của dòng điện . D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 13. Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. C. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. Câu 14. Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A. 2A B. 2,5A C. 3A D. 3,5A Câu 15. Một dây dẫn bằng constantan dài 18m, tiết diện 0,5mm2. Biết điện trở suất của constantan là 0,5.10-6.m. Điện trở của dây dẫn là: A. 9. B. 18. C. 18,5. D. 36. Câu 16. Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài 160m, có điện trở bằng 40Ω. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8.m. Tiết diện của đoạn dây dẫn có giá trị nào sau đây? A. 0,068mm2 B. 4,25mm2 C.108,8mm2 D. 272 mm2 Câu 17. Hai dây dẫn bằng vonfram có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài l1 = 12m và điện trở R1 = 8. Dây thứ hai có điện trở R2 = 15 , thì có chiều dài l2 là : A. l2 = 7m B. l2 = 8m C. l2 = 22,5m D. l2 = 23m Câu 18. Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω. C. 2,0 Ω. D. 220 Ω. Câu 19. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất = 1,1.10-6 .m, đường kính tiết diện d1 = 0,5mm,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là: A. 3,52.10-3  . B. 35,2 . C. 3,52 . D. 352  . Câu 20. Hai bóng đèn đèn 1 có ghi 220V-25W và đèn 2 có ghi 220V-75W được mắc song song vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. So sánh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi bóng đèn A. Q2=0,5Q1. B. Q2=Q1. C. Q2=2Q1. D. Q2=3Q1. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. 푅1 Biết điện trở R1 được quấn bằng dây nikelin dài 20m, tiết diện 0,2 mm2, điện trở suất của nikelin là 0,4.10 -6 .m. a. Tính điện trở R1? 푅2 푅 b. Xét đoạn AM, cho điện trở R2 = 24 , cường độ dòng x điện qua R1 là I1 = 0,3A. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính AB và chạy qua R2? c. Biết UAB = 16V. Tính giá trị Rx để cường độ dòng điện qua R1 là không thay đổi. Bài 2 (2 điểm): Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được mắc vào hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng mà bếp điện trên tỏa ra trong 25 phút. b) Tính điện năng tiêu thụ của bếp điện trên khi dùng trong 2,5 giờ. c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện trên trong 30 ngày? Biết sử dụng bếp điện 2,5 giờ/ngày và 1kWh có giá 2500 đồng. HẾT
  16. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 9 ĐỀ 5 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước những đáp án đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C C C D D D B D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A D A B A C D B D II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài Ý Đáp án Biểu điểm l 20 a. (1đ) Tính đúng R 0,4.10 6. 40() 1 điểm 1 S 0,2.10 6 Tính đúng U1 = I1.R1 = 0,3.40 = 12(V) 0,25 điểm Nói được mạch gồm R1 // R2 => U1 = U2 = U12 = 12 (V) 0,25 điểm b. (1đ) U2 12 Tính đúng I2 0,5(A) 0,25 điểm R2 24 Tính đúng I = I1 + I2 = 0,3 + 0,5 = 0,8 (A) 0,25 điểm Bài 1 Nói được mạch gồm (R1 // R2) nt Rx 0,25 điểm ( 3 điểm) Nói được vì I1 = 0,3A không đổi nên U1 = 12V không đổi nên U12 = U1 = 12V không đổi 0,25 điểm nên Ux = UAB – U12 = 16 – 12= 4(V) c. (1đ) Nói được vì I1 = 0,3A không đổi nên IAB = 0,8 (A) không đổi 0,25 điểm nên Ix = IA = 0,8 (A). Ux 4 Tính đúng Rx = 5() 0,25 điểm Ix 0,8 Nói được U = Ubếp = 220V và P = Pbếp = 1000W 0,25 điểm a. (1đ) Tính đúng nhiệt lượng tỏa ra của bếp điện. 2 0,5 điểm Q =I .R.t = P.t1 = 1000.1500 = 1.500.000 (J) Tính đúng điện năng tiêu thụ của bếp điện trong 2,5h. Bài 2 b. (0,5đ) A = .t = 1000W. 2,5h = 2500Wh = 2,5kWh 0,75 điểm ( 2 điểm ) P 2 Tính đúng điện năng tiêu thụ của bếp điện trong 30 ngày. 0,25 điểm A = 30.2,5 kWh = 75 kWh c. (0,5đ) Tính đúng tiền điện phải trả. 0,25 điểm T = 2 500.A = 75 . 2500 đồng = 187 500 đồng GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Đặng Thị Phượng Nguyễn Thị Song Đăng