Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

doc 8 trang nhatle22 2870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016-2017 Môn: VẬT LÝ 9 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4điểm)Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau rồi viết vào bài làm chữ cái đúng trước đáp án đó. Câu 1: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Khối lượng của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 2: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn? A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi. B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa. D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn. Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu không có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Câu 4: Từ trường tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái đất. Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó? A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó. B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó. C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó. D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó. Câu 6: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường? A. Dùng ampe kế. B. Dùng vônkế. C. Dùng áp kế. D. Dùng kim nam châm có trục quay. Câu 7: Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện? A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng. B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng. C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây. D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây. Câu 8: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng ? A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm. B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt. C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm. D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.
  2. II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Bài 1 (1đ): a. Hãy phát biểu nội dung quy tắc bàn tay trái. b. Hãy xác định chiều của lực điện từ hoặc chiều của dòng N điện hoặc tên các cực từ của nam châm trong hình vẽ sau: + S Bài 2: (2đ) Cho mạch điện gồm R1 = 2 Ω . R2 = 3 Ω mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế là 6 V . a. Vẽ sơ đồ mạch điện. b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính. c. Tính công suất tiêu thụ điện của mạch. Bài 3 (3đ) : Trên ấm điện có ghi 220V-600W được sử dụng ở U=220V. Tính: a. Cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp. b. Dùng ấm điện này đun sôi 1 lít nước từ 25 oC mất 10 phút. Tính hiệu suất của ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. c. Em hãy nêu một số quy tắc an toàn khi sử dụng ấm điện để đun nước ? Chúc các em làm bài tốt !
  3. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN MỤC TIÊU – MA TRẬN Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 1 Môn: Vật lý 9 I. MỤC TIÊU: - Đánh giá kiến thức học sinh nắm được trong phần điện: Nam châm từ trường, đường súc từ, lực điện từ. Tìm lỗ hổng kiến thức, từ đó có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng cho học sinh. - Học sinh có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN : Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đoạn mạch nối 1 1 1 4 2 1 10 tiếp, song song, công, công suất 0,5 0,5 0,5 2 2 0,5 6 dòng điện, định luật Jun-Lenxơ Nam châm, từ 4 1 1 1 1 8 trường, lực điện 2 0,5 0,5 0,5 0,5 4 từ, ống dây có dòng điện. Tổng 7 7 4 10 3,5 3,5 3 10 BGH duyệt Tổ trưởng – GV ra đề Nhóm trưởng duyệt Khúc Thị Mỹ Hạnh Trần Thị Khánh Nguyệt Phạm Thị Ngân
  4. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 1 Môn: Vật lý 9 Phần I:TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 đ. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A,B,D A,C,D B D B C Phần II: TỰ LUẬN:(6 điểm) Bài Nội dung Biểu điểm Bài 1: (1đ) a, Phát biểu đúng quy tắc bàn tay trái 0,5đ b,Biểu diễn đúng 0,5đ N + F S Bài 2: (2đ) Tóm tắt + đáp số 0,25đ Bài giải : a. Vẽ đúng sơ đồ. 0,25đ b. Tính được Rtđ = 5 Ω 0,5đ Tính được I = 1,2A 0,5đ c.Tính được P = 7,2 W 0,5đ Bài 3: (3đ) a. Tính được I = 30/11 (A) 0,5đ R = 242/3 (Ω) 0,5đ b. Tính được Qthu = 315 000(J) 0,5đ Tính được Qtỏa = 360 000(J) 0,5đ Tính được H = 87,5% 0,5đ c. Nêu được quy tắc an toàn khi sử dụng 0,5đ ấm ( ít nhất 2 quy tắc) * Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tương đương.
  5. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016-2017 Môn: VẬT LÝ 9 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (4 điểm) Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau rồi viết vào bài làm chữ cái đúng trước đáp án đó. Câu 1: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên. B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam. C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng hút về hướng Bắc Nam. D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam. Câu 2: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng? A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W. B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết. C. Cho quạt chạy khi mọi người đi khỏi nhà. D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm. Câu 3: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là A. lực hấp dẫn. B. lực từ. C. lực điện. D. lực điện từ. Câu 4: Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc ngón tay phải. Câu 5: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ? A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc nắm tay trái. C. Quy tắc bàn tay phải. D. Quy tắc bàn tay trái. Câu 6: Một nam châm vĩnh cửu không có đặc tính nào dưới đây? A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ. B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt. C. Có thể hút các vật bằng sắt. D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. Câu 7: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Vật liệu làm dây dẫn. B. Khối lượng của dây dẫn. C. Chiều dài của dây dẫn. D. Tiết diện của dây dẫn. Câu 8: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non. B. Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu. C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực điện từ của nam châm điện. D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (1đ) a, Phát biểu nội dung quy tắc nắm tay phải? b, Xác định các cực từ của các ống dây trong hình vẽ sau: - +
  6. Bài 2: (2đ) Cho mạch điện gồm R1 = 15 Ω . R2 = 10 Ω mắc song song vào mạch điện có cường độ dòng điện trong mạch chính là 1,5 A. a. Vẽ sơ đồ mạch điện. b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế mạch chính? c. Tính công suất tiêu thụ điện của mạch. Bài 3 (3đ) : Trên ấm điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng ở U=220V. Tính: a. Cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp. b. Dùng ấm điện này đun sôi 2,5 lít nước từ 35 oC mất 15 phút. Tính hiệu suất của ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. c. Em hãy nêu một số quy tắc an toàn khi sử dụng ấm điện để đun nước ? Chúc các em làm bài tốt!
  7. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN MỤC TIÊU – MA TRẬN Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 2 Môn: Vật lý 9 I. MỤC TIÊU: - Đánh giá kiến thức học sinh nắm được trong phần điện: Nam châm từ trường, đường súc từ, lực điện từ. Tìm lỗ hổng kiến thức, từ đó có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng cho học sinh. - Học sinh có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN : Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đoạn mạch nối 1 1 1 4 2 1 10 tiếp, song song, công, công suất 0,5 0,5 0,5 2 2 0,5 6 dòng điện, định luật Jun-Lenxơ Nam châm, từ 4 1 1 1 1 8 trường, lực điện 2 0,5 0,5 0,5 0,5 4 từ, ống dây có dòng điện. Tổng 7 7 4 10 3,5 3,5 3 10 BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Nhóm trưởng duyệt- GV ra đề Khúc Thị Mỹ Hạnh Trần Thị Khánh Nguyệt Phạm Thị Ngân
  8. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 2 Môn: Vật lý 9 Phần I:TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 đ. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B B C D A,B,D A,C,D B Phần II: TỰ LUẬN:(6 điểm) Bài Nội dung Biểu điểm Bài 1: (1đ) a, Phát biểu đúng quy tắc nắm tay phải 0,5đ b,Biểu diễn đúng 0,5đ Bài 2: (2đ) Tóm tắt + đáp số 0,25đ Bài giải : a. Vẽ đúng sơ đồ. 0,25đ b. Tính được Rtđ = 6 Ω 0,5đ Tính được U = 9V 0,5đ c.Tính được P = 13,5 W 0,5đ Bài 3: (3đ) a. Tính được I = 50/11 (A) 0,5đ R = 48,4 (Ω) 0,5đ b. Tính được Qthu = 682 500(J) 0,5đ Tính được Qtỏa = 900 000(J) 0,5đ Tính được H = 75,8 % 0,5đ c. Nêu được quy tắc an toàn khi sử dụng ấm (ít 0,5đ nhất 2 quy tắc) * Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tương đương.