Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phương Trung

doc 5 trang nhatle22 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phương Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phương Trung

  1. Trường THCS Phương Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II; NĂM HỌC 2017 – 2018 Lớp 8 Môn: Vật lí 8 Họ Tên: Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của thầy cô giáo PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau ( từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Công thức tính công cơ học là: m A. A = F B. A = d.V C. A = D. A = F.s s V Câu 2. Minh trong 5 phút thực hiện một công cơ học là 9000J, vậy công suất của bạn Minh là: A. 30W B. 300W C. 1800W D. 45kW Câu 3. Mũi tên vừa được bắn ra khỏi cung tên, vậy mũi tên lúc này có: A. Động năng B. Thế năng hấp dẫn C. Thế năng đàn hồi D. Cả động năng và thế năng hấp dẫn Câu 4. Đổ 150cm3 rượu vào 100cm3 nước ta thu được hỗn hợp có thể tích: A. 250cm3 B. Nhỏ hơn 250cm3 C. Lớn hơn 250cm3 D. Không xác định được Câu 5. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng? A. Đồng; không khí; nước B. Nước; đồng; không khí C. Đồng; nước; không khí D. Không khí; đồng; nước Câu 6. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào? A. Chỉ ở chất khí B. Chỉ ở chất rắn C. Chỉ ở chất lỏng D. Chất khí và chất lỏng Câu 7. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2: A. Q = m.c.( t2 – t1) B. Q = m.c.( t1 – t2) C. Q = ( t2 – t1)m/c D. Q = m.c.( t1 + t2) Câu 8. Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu: A. Để dễ giặt rũ B. Vì nó đẹp C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. Vì dễ thoát mồ hôi
  2. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 9. Một máy khi hoạt động với công suất  = 1500W thì nâng được vật nặng m= 120kg lên độ cao 16m trong 20 giây. a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật? b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? c) Nêu một vài nguyên nhân dẫn đến hiệu suất của máy không đạt 100% Câu 10. Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 100 0C vào 260g nước ở nhiệt độ 58 0C làm cho nước nóng lên tới 60 0C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính: a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt. b) Nhiệt lượng nước đã thu vào? c) Nhiệt dung riêng của chì? d) Nếu muốn nước và chì nóng tới nhiệt độ 75 0C thì cần thêm vào một lượng chì ở nhiệt độ 1500C là bao nhiêu? . . . . . . . . . . . . . . . .
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Vật lí 8 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D B C D A C Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 PHẦN II: TỰ LUẬN (6điểm) Câu Nội dung Điểm 9 Tóm tắt: 0,25 (3đ) = 1500W m = 120kg h = 16m t = 20s Hỏi: a) Atp=? b) H =? c) Nguyên nhân hao phí? Lời giải: 0,75 a) Máy đã thực hiện công để nâng vật lên( đây là công toàn phần): Atp =  . t = 1500 × 20 = 30000 ( J) b) Công thực tế để nâng vật lên( đây là công có ích): 0,75 Aích = F . s = P . h = ( 10m) . h = ( 10. 120) . 16 = 19200 (J) ( Ở đây: F = P; s=h) A Vậy hiệu suất của máy là: H = ich . 100% 0,75 Atp = 19200 . 100% = 64% 30000 c) Kể một vài nguyên nhân như: do ma sát của động cơ máy; ma 0,25 sát cản của không khí Đ/s: a) 30000J 0,25 b) 64% 10 Tóm tắt: 0,25 0 (3đ) Chì: m1= 420g= 0,42kg; t1=100 C 0 Nước: m2= 260g= 0,26kg; t2=58 C ; c2= 4200J/kg.K 0 ’ 0 Nhiệt độ cân bằng : t0 = 60 C; t 0 = 75 C Hỏi: a) Nhiệt độ của chì khi xảy ra cân bằng nhiệt? b) Q2=? c) c1=? d) Khối lượng chì thêm vào m=? với t’=1500C Lời giải:
  4. a) Sau khi thả miếng chì ở 100 0C vào nước ở 58 0C làm nước nóng 0,25 lên đến 600C. Thì 600C chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt. b) Nhiệt lượng của nước đã thu vào để tăng nhiệt độ từ 580C đến 0,5 600C là: Q2 = m2 . c2 .( t0 ─ t2) = 0,26. 4200. (60 – 58) = 2184 (J) c) Nhiệt lượng của chì đã toả ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C xuống 0,5 600C là: Q1 = m1 . c1 .( t1 ─ t0) = 0,42. c1 .(100 – 60) = 16,8. c1 Theo phương trình cân bằng nhiệt Qtoả = Qthu Suy ra: Q1 = Q2 ↔ 16,8. c1 = 2184 0,5 2184 → c1 = = 130(J/kg.K ) 16,8 d) Ta có phương trình cân bằng nhiệt lúc này: Q3 = Q’1 + Q’2 0,25 ↔ m.c1. (t’ – t0’) = ( m1.c1 + m2c2). (t0’ – t0 ) ↔ m. 130.( 150 –75) = ( 0,42 .130 + 0,26 .4200). (75-60) 0,25 ↔ 9750.m = 17199 ↔ m = 17199 = 1,764 (kg) 0,25 9750 Đ/s: a) 600C b) 2184 J 0,25 c) 130J/kg.K d) 1,764 kg Lưu ý: Với câu 9; câu 10 phần tự luận nếu học sinh giải theo cách khác mà phù hợp với kiến thức hiện hành học sinh lớp 8 được học thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa tương ứng với phần đó. HẾT