Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_1.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 1
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ – LỚP8 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Chuyển động cơ học là A.sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác. B.sự thay đổi phương chiều của vật. C.sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác. D.sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác. Câu 2: Một quả dừa có khối lượng 1,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 5m. Công của trọng lực là A.65J B.6,5J C.75J D.7,5J Câu 3:Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang một đoạn 0,5m. Công của trọng lực là: A.1J B.0J C.2J D.0,5 Câu 4:Ý nghĩa của vòng bi là: A.Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B.thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. C.thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. D.thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. Câu 5:Một vật chuyển động thẳng đều nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì A.hướng chuyển động của vật thay đổi. B.Vật chuyển động với tốc độ tăng dần. C.vật chuyển động với tốc độ giảm dần. D.vật giữ nguyên tốc độ như ban đầu. Câu 6:Móc một vật vào lực kế ở ngoài không khí, số chỉ của lực kế là 2,13N. Khi nhúng chìm trong nước lực kế chỉ 1,83N . Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là A.0,3N B.3,96N C.2,13N D.1,83N Câu 7: Một vật nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có A.phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N. B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ bằng 2N. C. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N. D. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ bằng 2N. Câu 8:Trong các chuyển động sau, chuyển động đều là A.chuyển động của tàu hỏa khi vào nhà ga. B.chuyển động của xe đạp xuống dốc. C.chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. chuyển động của ô tô khi khởi hành. Câu 9:Một học sinh đi bộ với vận tốc 4km/h. Biết thời gian cần thiết để bạn đó đi từ nhà đến trường là 30 phút . Khoảng cách từ nhà đến trường là A.120km B. 2km C. 34km D. 4km Câu 10:Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước . Người lái đò A.đứng yên so với bờ sông. B. chuyển động so với dòng nước C. đứng yên so với dòng nước D.chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 11. Chọn cách làm để giảm lực ma sát: A. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B.tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. C.tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D.tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. Câu 12. Một ô tô nặng 1,5 tấn có tổng diện tích các bánh xe với mặt đất là 250cm 2. Áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường là: A.15000N; 600000N/m2. B. 15000N; 6000N/m2. C. 1500N; 600000N/m2. D. 1500N; 60000N/m2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1,5đ)Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lòng. Câu 2: (1,5đ) Giải thích tại sao khi hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía? Câu 3: ( 1,5đ) Một chiếc xe chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1150N . Trong một phút công sản ra là 690 kJ.
- a. Tính quãng đường vật chuyển động. b. Tính vận tốc của xe theo đơn vị km/h. Câu 4: (2,5đ)Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 12N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7N . Biết rằng vật là khối đặc và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính : a. Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. b. Thể tích của vật. c.Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật?