Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 16 trang nhatle22 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 Năm học: 2020 - 2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh nêu được: - Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của HS trong chương I liên quan đến: + Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng – vật sáng. + Sự truyền ánh sáng. + Sự phản xạ ánh sáng. + Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. + Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. 2. Kĩ năng: Học sinh: - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để giải bài tập. - Vẽ ảnh của một vật sáng AB tạo bởi gương phẳng và vùng đặt mắt để có thể quan sát toàn bộ ảnh A’B’. 3. Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm: 50% - Tự luận: 50% III. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Vận dụng (20%) Nội dung (40%) (30%) (10%) Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Ánh sáng và sự 4 câu 1 câu 2 câu 1 câu 8 câu truyền thẳng (1đ) (1,5đ) (0,5đ) (0,25đ) (3,25đ) ánh sáng Sự phản xạ ánh 3 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 9 câu sáng. Gương (0,75đ) (0,25đ) (1đ) (0,5đ) (1đ) (3,5đ) phẳng. Gương cầu 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 9 câu (0,75đ) (0,25đ) (1đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) (3,25đ) 11 câu 6 câu 5 câu 3 câu 25 câu Tổng hợp (4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) (10 đ)
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: A. Ta nhìn thấy một vật khi mở mắt hướng về phía vật. B. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. C. Ta nhìn thấy một vật vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. Ta nhìn thấy một vật khi vật được chiếu sáng. Câu 2. Vật nào sau đây là vật hắt lại ánh sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Bóng đèn dây tóc đang sáng. C. Con đom đóm đang đi trong đêm tối. D. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. Câu 3. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng phân kì ? A. B. C. D. Câu 4. Chùm sáng song song là chùm sáng: A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. Không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 5. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là? A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ. B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ. C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ. D. Góc tới bằng góc phản xạ. Câu 6. Điền vào “ ”: Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với (1) và (2) của gương tại điểm tới. A. (1) tia tới, (2) tia thẳng đứng. B. (1) đường xiên, (2) tia tới. C. (1) tia tới, (2) đường pháp tuyến. D. (1) tia thẳng đứng, (2) tia tới. Câu 7. Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương. B. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương. C. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương. D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương. Câu 8. Đặt một viên phấn trước một gương, ta thấy ảnh của viên phấn trong gương nhỏ hơn viên phấn. Vậy gương đó là gương: A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Gương phẳng và gương cầu lồi Câu 9. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu phẳng khác nhau: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn. B. Về chiều. C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn. D. Về phương. Câu 10. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Là mặt kính lõm màu đen. C. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. D. Là mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 11. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. Bản thân bông hoa có màu đỏ. B. Bông hoa là một vật sáng. C. Bông hoa là một nguồn sáng D. Có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền đến mắt ta. Câu 12. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực? A. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng
  3. B. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng Câu 13. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây? A. hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. không hứng được trên màn. C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Câu 14. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất: A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. không truyền theo đường thẳng. Câu 15. Trong ba loại gương (gương cầu lồi (1), gương phẳng (2), gương cầu lõm (3)), sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ lớn ảnh ảo của cùng một vật: A. (2), (3), (1) B. (1), (3), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (1) Câu 16. Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần ? A. B. C. D. Câu 17. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Tìm giá trị góc tới. A. 200 B. 30o. C. 400 D. 600 Câu 18. Cho hình vẽ bên, biết tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một góc S R bằng 1000. Góc tới i có giá trị bằng: A. i = 500 B. i = 700 C. i = 800 D. i = 1000 Câu 19. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng: I A. Nhìn rõ các vật đằng sau. B. Soi hành khách ngồi đằng sau. C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn. D. Để cho đẹp. Câu 20. Vì sao người lái xe ôtô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở phía sau xe ? A. Vì gương cầu lõm cho ảnh thật phải hứng trên màn mới thấy được. B. Vì ảnh thật quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần. C. Vì ảnh trong gương cầu lõm quá lớn, chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương (không quan sát được các vật ở xa). D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá rộng. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước? Câu 2 (1,5 điểm) Cho những vật sau: Mặt Trời, Mặt Trăng, đèn điện đang sáng, cặp sách, dòng sông, núi lửa. Những vật nào là nguồn sáng, những vật nào là những vật hắt lại ánh sáng? B Câu 3 (2 điểm) Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên). A a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. b) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Hãy so sánh độ lớn của ảnh A’B’ với vật AB. Câu 4 (0,5 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? HẾT
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 7 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D B D D C A B C C D A A C D C B A C C II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm * Giống: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 0,5 điểm * Khác: 1 +Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật. 0,5 điểm +Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật. - Nguồn sáng: Mặt Trời, đèn điện, núi lửa. 0,75 điểm 2 - Những vật hắt lại ánh sáng: Mặt trăng, cặp sách, dòng sông. 0,75 điểm B a) Vẽ đúng ảnh A’B’. - Sai, thiếu một kí hiệu trừ 0,25đ. A 1,5 điểm 3 A’ B’ b) - A’B’ là ảnh ảo 0,5 điểm - A’B’ có độ lớn bằng AB. 4 Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, giúp người lái xe quan sát được nhiều hành khách phía sau xe hơn, giúp bao quát 0,5 điểm xe tốt hơn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNGDUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 ĐỀ 2 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi vật phát ra ánh sáng. B. Khi vật được chiếu sáng. C. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. D. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. C. Mặt trời. D. Đèn ống đang sáng. Câu 3. Khi nào có nguyệt thực xảy ra? A. Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất. B. Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất. C. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng. D. Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất Câu 4. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng hội tụ ? A. B. C. D. Câu 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là gì? A. Là ảnh của vật đó mà mắt ta thấy trong gương. B. Là ảnh của vật đó ở sau gương. C. Bóng của vật đó xuất hiện ở trong gương. D. Bóng của vật đó. Câu 6. Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bởi: A. Tia phản xạ và mặt gương. B. Tia tới và pháp tuyến. C. Tia phản xạ và pháp tuyến ở gương tại điểm tới. D. Tia phản xạ và tia tới. Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được. D. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là một nguồn sáng. Câu 8. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ? A. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 9. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Là mặt kính lồi màu đen. C. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. D. Là mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 10. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi khác nhau: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn. B. Về chiều. C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn. D. Về phương. Câu 11. Hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)? (1) (1) (1) (1) (2) (2) (2) (2) A. B. C. D. Câu 12. Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong nên không có ánh sáng truyền vào mắt ta.
  6. B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn. C. Ánh sáng từ dây tóc truyền đi theo ống cong nên có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại. Câu 13. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 45 0, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. 450 B. 900 C. 1200 D. 00 Câu 14. Đặt một viên phấn trước một gương, ta thấy ảnh của viên phấn trong gương lớn hơn viên phấn. Vậy gương đó là gương: A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. gương phẳng và gương cầu lồi. Câu 15. Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ quang”? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: A. Chất dạ quang giúp ta phân biệt giờ một cách dễ dàng. B. Sơn các chất dạ quang để trang trí cho đồng hồ đẹp. C. Ban đêm chất dạ quang phát sáng vì thế ta có thể biết giờ. D. Sơn các chất dạ quang để bảo vệ kim và các con số của đồng hồ. Câu 16. Cho hình vẽ bên, biết góc tới i = 400. Góc phản xạ i’ có giá trị: i i' A. i’= 400 B. i’= 600 C. i’= 500 D. i’= 700 Câu 17. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất? A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất. B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn. C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường. D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối. Câu 18. Trong ba loại gương (gương cầu lồi (1), gương phẳng (2), gương cầu lõm (3)), sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ lớn ảnh ảo của cùng một vật: A. (2), (3), (1) B. (1), (3), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (1) Câu 19. Nhờ có pha đèn, mà đèn pin (đèn ô tô, xe máy) có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì : A. Pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía sau. B. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lồi. C. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm. D. Pha đèn có tác dụng như một gương phẳng. Câu 20. Khi khám răng bác sỹ nha khoa sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn? A. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. B. Gương phẳng. D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước? Câu 2 (1,5 điểm) Cho những vật sau: Mặt Trời, đèn giao thông, bút bi, ngọn nến đang cháy, ngọn núi, bao diêm. Những vật nào là nguồn sáng, những vật nào là những vật hắt lại ánh sáng? Câu 3 (2 điểm) B Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên). A a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. b) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Hãy so sánh độ lớn của ảnh A’B’ với vật AB. Câu 4 (0,5 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? HẾT
  7. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 7 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D B A C A C A C A C B A B C C A B C C C II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm * Giống: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 0,5 điểm * Khác: 1 +Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật. 0,5 điểm +Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. - Nguồn sáng: Mặt Trời, đèn giao thông, ngọn nến đang cháy. 0,75 điểm 2 - Những vật hắt lại ánh sáng: bút bi, ngọn núi, bao diêm. 0,75 điểm a) Vẽ đúng ảnh A’B’. B - Sai, thiếu một kí hiệu trừ 0,25đ. A 1,5 điểm 3 A ’ B’ b) - A’B’ là ảnh ảo 0,5 điểm - A’B’ có độ lớn bằng AB. 4 Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, giúp người lái xe quan sát được nhiều hành khách phía sau xe hơn, giúp 0,5 điểm bao quát xe tốt hơn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNGDUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  8. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 ĐỀ 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) Câu 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi mắt ta mở. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt. Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng mặt trời. C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng mặt trời. D. Mặt trời. Câu 3. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng song song ? A. B. C. D. Câu 4. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng: A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. Không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 5. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là? A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ. B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ. C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ. D. Góc tới bằng góc phản xạ. Câu 6. Điền vào “ ”: Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với (1) và (2) của gương tại điểm tới. A. (1) tia tới, (2) tia thẳng đứng. B. (1) đường xiên, (2) tia tới. C. (1) tia tới, (2) đường pháp tuyến. D. (1) tia thẳng đứng, (2) tia tới. Câu 7. Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương. B. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương. C. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương. D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương. Câu 8. Đặt một viên phấn trước một gương, ta thấy ảnh của viên phấn trong gương nhỏ hơn viên phấn. Vậy gương đó là gương: A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Gương phẳng và gương cầu lồi Câu 9. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu phẳng khác nhau: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn. B. Về chiều. C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn. D. Về phương. Câu 10. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Là mặt kính lõm màu đen. C. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. D. Là mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 11. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. Bản thân bông hoa có màu đỏ. B. Bông hoa là một vật sáng. C. Bông hoa là một nguồn sáng D. Có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền đến mắt ta. Câu 12. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực? A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
  9. D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng Câu 13. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây? A. hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. không hứng được trên màn. C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Câu 14. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất: A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. không truyền theo đường thẳng. Câu 15. Trong ba loại gương (gương cầu lồi (1), gương phẳng (2), gương cầu lõm (3)), sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ lớn ảnh ảo của cùng một vật: A. (2), (3), (1) B. (1), (3), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (1) Câu 16. Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần ? A. B. C. D. Câu 17. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Tìm giá trị góc tới. A. 200 B. 30o. C. 400 D. 600 Câu 18. Cho hình vẽ bên, biết tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một góc S R bằng 1000. Góc tới i có giá trị bằng: A. i = 500 B. i = 600 C. i = 800 D. i = 1200 Câu 19. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng: I A. Nhìn rõ các vật đằng sau. B. Soi hành khách ngồi đằng sau. C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn. D. Để cho đẹp. Câu 20. Vì sao người lái xe ôtô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở phía sau xe ? A. Vì gương cầu lõm cho ảnh thật phải hứng trên màn mới thấy được. B. Vì ảnh thật quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần. C. Vì ảnh trong gương cầu lõm quá lớn, chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương (không quan sát được các vật ở xa). D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá rộng. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước? Câu 2 (1,5 điểm) Cho những vật sau: Mặt Trời, Mặt Trăng, đèn điện đang sáng, quyển vở, cái bàn, núi lửa. Những vật nào là nguồn sáng, những vật nào là những vật hắt lại ánh sáng? Câu 3 (2 điểm) B Cho vật sáng AB đặt song song trước một gương phẳng A (hình bên). a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. b) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Hãy so sánh độ lớn của ảnh A’B’ với vật AB. Câu 4 (0,5 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? HẾT
  10. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 7 ĐỀ 3 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C C A D C A B C C D B A C D C B B C C II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm * Giống: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 0,5 điểm * Khác: 1 +Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật. 0,5 điểm +Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật. - Nguồn sáng: Mặt Trời, đèn điện đang sáng, núi lửa. 0,75 điểm 2 - Những vật hắt lại ánh sáng: Mặt Trăng, quyển vở, cái bàn. 0,75 điểm a) Vẽ đúng ảnh A’B’. A B - Sai, thiếu một kí hiệu trừ 0,25đ. 1,5 điểm 3 A’ B’ b) - A’B’ là ảnh ảo 0,5 điểm - A’B’ có độ lớn bằng AB. 4 Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, giúp người lái xe quan sát được nhiều hành khách phía sau xe hơn, giúp 0,5 điểm bao quát xe tốt hơn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNGDUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  11. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là? A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ. B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ. C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ. D. Góc tới bằng góc phản xạ. Câu 2. Điền vào “ ”: Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với (1) và (2) của gương tại điểm tới. A. (1) tia tới, (2) tia thẳng đứng. B. (1) đường xiên, (2) tia tới. C. (1) tia tới, (2) đường pháp tuyến. D. (1) tia thẳng đứng, (2) tia tới. Câu 3. Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương. B. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương. C. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương. D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương. Câu 4. Đặt một viên phấn trước một gương, ta thấy ảnh của viên phấn trong gương nhỏ hơn viên phấn. Vậy gương đó là gương: A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Gương phẳng và gương cầu lồi Câu 5. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu phẳng khác nhau: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn. B. Về chiều. C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn. D. Về phương. Câu 6. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Là mặt kính lõm màu đen. C. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. D. Là mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 7. Chọn câu trả lời đúng: A. Ta nhìn thấy một vật khi mở mắt hướng về phía vật. B. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. C. Ta nhìn thấy một vật vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. Ta nhìn thấy một vật khi vật được chiếu sáng. Câu 8. Vật nào sau đây là vật hắt lại ánh sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Bóng đèn dây tóc đang sáng. C. Con đom đóm đang đi trong đêm tối. D. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. Câu 9. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng phân kì ? A. B. C. D. Câu 10. Chùm sáng song song là chùm sáng: A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. Không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 11. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì A. Bản thân bông hoa có màu đỏ. B. Bông hoa là một vật sáng. C. Bông hoa là một nguồn sáng D. Có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền đến mắt ta. Câu 12. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực? A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
  12. B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng Câu 13. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây? A. hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. không hứng được trên màn. C. không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Câu 14. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất: A. song song. B. hội tụ. C. phân kì. D. không truyền theo đường thẳng. Câu 15. Cho hình vẽ bên, biết tia tới SI tạo với tia phản xạ IR một góc S R bằng 1000. Góc tới i có giá trị bằng: A. i = 500 B. i = 700 C. i = 800 D. i = 1000 Câu 16. Trong ba loại gương (gương cầu lồi (1), gương phẳng (2), gương cầu lõm (3)), sắpI xếp theo thứ tự giảm dần độ lớn ảnh ảo của cùng một vật: A. (2), (3), (1) B. (1), (3), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (1) Câu 17. Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần ? A. B. C. D. Câu 18. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Tìm giá trị góc tới. A. 200 B. 30o. C. 400 D. 600 Câu 19. Vì sao người lái xe ôtô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở phía sau xe ? A. Vì gương cầu lõm cho ảnh thật phải hứng trên màn mới thấy được. B. Vì ảnh thật quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần. C. Vì ảnh trong gương cầu lõm quá lớn, chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương (không quan sát được các vật ở xa). D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá rộng. Câu 20. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng: A. Nhìn rõ các vật đằng sau. B. Soi hành khách ngồi đằng sau. C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn. D. Để cho đẹp. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước? Câu 2 (1,5 điểm) Cho những vật sau: cá phát sáng, ngôi sao, đèn laze, cặp sách, đám mây, que diêm đang cháy. Những vật nào là nguồn sáng, những vật nào là những vật hắt lại ánh sáng? B Câu 3 (2 điểm) Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên). A a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. b) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Hãy so sánh độ lớn của ảnh A’B’ với vật AB. Câu 4 (0,5 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? HẾT
  13. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 7 ĐỀ 4 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C A B C C B D B D D B A C A D C B C C II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm * Giống: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 0,5 điểm * Khác: 1 +Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật. 0,5 điểm +Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật. - Nguồn sáng: cá phát sáng, đèn laze, que diêm đang cháy. 0,75 điểm 2 - Những vật hắt lại ánh sáng: ngôi sao, cặp sách, đám mây. 0,75 điểm B a) Vẽ đúng ảnh A’B’. - Sai, thiếu một kí hiệu trừ 0,25đ. A 1,5 điểm 3 A’ B’ b) - A’B’ là ảnh ảo 0,5 điểm - A’B’ có độ lớn bằng AB. 4 Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, giúp người lái xe quan sát được nhiều hành khách phía sau xe hơn, giúp bao quát 0,5 điểm xe tốt hơn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNGDUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  14. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 ĐỀ 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là gì? A. Là ảnh của vật đó mà mắt ta thấy trong gương. B. Là ảnh của vật đó ở sau gương. C. Bóng của vật đó xuất hiện ở trong gương. D. Bóng của vật đó. Câu 2. Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bởi: A. Tia phản xạ và mặt gương. B. Tia tới và pháp tuyến. C. Tia phản xạ và pháp tuyến ở gương tại điểm tới. D. Tia phản xạ và tia tới. Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được. D. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là một nguồn sáng. Câu 4. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ? A. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 5. Ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi vật phát ra ánh sáng. B. Khi vật được chiếu sáng. C. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. D. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 6. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. C. Mặt trời. D. Đèn ống đang sáng. Câu 7. Khi nào có nguyệt thực xảy ra? A. Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất. B. Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất. C. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng. D. Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất Câu 8. Chùm sáng nào sau đây là chùm sáng hội tụ ? A. B. C. D. Câu 9. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi. B. Là mặt kính lồi màu đen. C. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm. D. Là mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. Câu 10. Ảnh ảo của cùng một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi khác nhau: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn. B. Về chiều. C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn. D. Về phương. Câu 11. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 55 0, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. 550 B. 1100 C. 1200 D. 00 Câu 12. Đặt một viên phấn trước một gương, ta thấy ảnh của viên phấn trong gương lớn hơn viên phấn. Vậy gương đó là gương: A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. gương phẳng và gương cầu lồi. Câu 13. Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ quang”? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: A. Chất dạ quang giúp ta phân biệt giờ một cách dễ dàng.
  15. B. Sơn các chất dạ quang để trang trí cho đồng hồ đẹp. C. Ban đêm chất dạ quang phát sáng vì thế ta có thể biết giờ. D. Sơn các chất dạ quang để bảo vệ kim và các con số của đồng hồ. Câu 14. Hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)? (1) (1) (1) (1) (2) (2) (2) (2) A. B. C. D. Câu 15. Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong nên không có ánh sáng truyền vào mắt ta. B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn. C. Ánh sáng từ dây tóc truyền đi theo ống cong nên có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại. Câu 16. Cho hình vẽ bên, biết góc tới i = 500. Góc phản xạ i’ có giá trị: A. i’= 400 B. i’= 600 i i' C. i’= 500 D. i’= 700 Câu 17. Trong ba loại gương (gương cầu lồi (1), gương phẳng (2), gương cầu lõm (3)), sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ lớn ảnh ảo của cùng một vật: A. (2), (3), (1) B. (1), (3), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (1) Câu 18. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất? A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất. B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn. C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường. D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối. Câu 19. Nhờ có pha đèn, mà đèn pin (đèn ô tô, xe máy) có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì : A. Pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía sau. B. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lồi. C. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm. D. Pha đèn có tác dụng như một gương phẳng. Câu 20. Khi khám răng bác sỹ nha khoa sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn? A. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. B. Gương phẳng. D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước? Câu 2 (1,5 điểm) Cho những vật sau: Mặt Trời, đèn giao thông, bút bi, ngọn nến đang cháy, ngọn núi, bao diêm. Những vật nào là nguồn sáng, những vật nào là những vật hắt lại ánh sáng? Câu 3 (2 điểm) B Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình bên). A a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. b) Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Hãy so sánh độ lớn của ảnh A’B’ với vật AB. Câu 4 (0,5 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? HẾT
  16. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 7 ĐỀ 5 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A C D B A C A C B C C B A C C B C C II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm * Giống: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. 0,5 điểm * Khác: 1 +Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật. 0,5 điểm +Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. - Nguồn sáng: Mặt Trời, đèn giao thông, ngọn nến đang cháy. 0,75 điểm 2 - Những vật hắt lại ánh sáng: bút bi, ngọn núi, bao diêm. 0,75 điểm a) Vẽ đúng ảnh A’B’. B - Sai, thiếu một kí hiệu trừ 0,25đ. A 1,5 điểm 3 A ’ B’ b) - A’B’ là ảnh ảo 0,5 điểm - A’B’ có độ lớn bằng AB. 4 Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, giúp người lái xe quan sát được nhiều hành khách phía sau xe hơn, giúp 0,5 điểm bao quát xe tốt hơn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNGDUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Ngô Mỹ Linh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng