Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

doc 7 trang nhatle22 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

  1. Ngày soạn: 18/4/2018 Ngày kiểm tra /05/2018 Tuần: 36. Tiết PPCT: 72 KIỂM TRA: HỌC KÌ II - Năm học: 2017 - 2018 Môn : Vật lí - Khối 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Kiểm tra khả năng nhớ nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính và điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kiểm tra khả năng thông hiểu đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ. b. Về kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải; - Kiểm tra kĩ năng nêu ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này; - Kiểm tra kĩ năng xác định thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này; - Kiểm tra kĩ năng dựng ảnh của vật qua thấu kính theo đúng tỉ lệ và tính khoảng cách của ảnh tới thấu kính. c. Về thái độ: - HS: Kiểm tra ý thức, thái độ , động cơ học tập , rút kinh nghiệm phương pháp học tập. - GV: Rút kinh nghiệm giảng dạy. 2. Chuẩn bị: a. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học ; giấy nháp, viết . b. Chuẩn bị của giáo viên: + Bảng trọng số nội dung điểm kiểm tra theo PPCT Tổng Tỉ lệ thực Trọng số của Số lượng Nội dung số Lý dạy bài kiểm tra câu Điểm Tổng (Chủ đề) tiết thuyết LT VD LT (%) VD(%) LT VD số số câu Điện từ học 8 7 4,9 3,1 15,31 9,69 1 0,5 2,5 1,5 Quang học 24 15 10,5 13,5 32,81 42,18 2 2,5 7,5 4,5 Tổng 32 22 15,4 16,6 48,12 51,87 3 3 10 6 + Ma trận: Cấp độ Nhận biết Thông Vận dụng Cộng Chủ đề hiểu Thấp Cao Điện từ học Nêu được Nêu được Tính được công nguyên tắc điều kiện suất hao phí trên cấu tạo xuất hiện đường dây của máy dòng điện truyền tải điện
  2. phát điện cảm ứng (Câu 6a) xoay chiều (Câu 1b) (Câu 1a) Số câu 0,5 0,5 0,5 1,5 Số điểm 0,75 0,75 1 2.5 tỉ lệ % 30% 30% 40% 25% Quang học Nêu được Mô tả được Nêu được ví dụ Dựng được khái niệm đường thực tế về tác ảnh của vật trục chính, truyền của dụng sinh học qua thấu quang tia sáng của ánh sáng và kính theo tâm, tiêu đặc biệt chỉ ra được sự đúng tỉ lệ điểm, tiêu qua thấu biến đổi năng Tính được cự của kính phân lượng trong tác khoảng thấu kính. kỳ. (Câu 3) dụng này(Câu 4) cách của (Câu 2) Xác định được ảnh tới thấu thấu kính hội tụ kính(Câu 5) qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này (Câu 6b) Số câu 1 1 1,5 1 4,5 Số điểm 2 1,5 1,5 2.5 7.5 Tỉ lệ % 20% 27% 20% 33% 75% Tổng số câu 1,5 1,5 2 1 6 Tổng số điểm 2,75 2,25 2,5 2,5 10 Tỉ lệ % 27,5% 22,5% 25% 25% 100 % + Đề bài Câu 1 (1,5 điểm). a) Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? b) Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Câu 2 (2điểm). Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ. Câu 4 (1 điểm). Nêu sự biến đổi năng lượng trong tác dụng sinh học của ánh sáng? cho ví dụ? Câu 5 (2,5 điểm). Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng d = 12cm, tiêu cự của thấu kính f = 20cm. a) Vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. Ta thu được ảnh có đặc điểm gì? b) Ảnh cách thấu kính một khoảng d’ bằng bao nhiêu? Câu 6 (1,5 điểm). a) Truyền tải một công suất 2,2kW trên dây dẫn có điện trở 2Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 110V. b) Làm thế nào xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này?
  3. + Đáp án - Thang điểm: Câu Đáp án T.Điểm a) Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là 1 nam châm và cuộn dây dẫn. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto. 0,75đ b) Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên (tăng lên hoặc giảm đi). 0,75đ 2 Quang tâm (O) là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới 0,5đ điểm đó đều truyền thẳng. Trục chính ( ) là đường thẳng đi qua quang tâm của thấu kính 0,5đ và vuông góc với mặt của thấu kính. Tiêu điểm (F) là điểm hội tụ trên trục chính của chùm tia ló khi chiếu chùm tia tới song song với trục chính. Mỗi thấu kính 0,5đ có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. Tiêu cự (f) là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm. 0,5đ 3 Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì : 0,5đ + Tia tới song song với trục chính thì tia ló hướng ra xa trục chính và có phương đi qua tiêu điểm. + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. 0,5đ + Tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính. 0,5đ 4 Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong tác dụng này, năng lượng của ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho sinh vật. 0,75đ Ví dụ: Cây cối cần có sự quang hợp khi đó năng lượng của ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng hữu cơ cần 0,25đ thiết tạo thành rễ, thân, vỏ, lá, để phát triển. 5 Vẽ ảnh A’B’ của vật AB 0,75đ OA = d = 12cm OF = OF’ = f = 20cm B’ B I ∆ O A’ F A F’ Ta thu được ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật 0,25đ A' B' A'O 0,25đ Ta có ∆A’B’O ∽ ∆ABO (g-g) => (1) AB AO
  4. A' B' A' F' Lại có ∆A’B’F’ ∽ ∆OIF’ (g-g) => OI OF' A' B' A'O OF' => (2) (do OI = AB và A’F’ = A’O + OF’) 0,25đ AB OF' A'O A'O OF' Từ (1) và (2) suy ra: (*) 0,25đ AO OF' A'O A'O 20 Thay AO = 12cm và OF’ = 20cm vào (*), ta có: 0,5đ 12 20  20.A’O = 12.A’O + 12.20  8A’O = 240  A’O = 30 Vậy ảnh cách thấu kính một khoảng d’ = 30cm. 0,25đ 6 2 R2 22002 0,75đ a) Từ biểu thức : hp = . 2. 800(W ) P P U 2 1102 Vậy công suất hao phí trên đường dây là 800W 0,25đ b) Các thấu kính hội tụ thường dùng có phần giữa dày hơn phần rìa mép của thấu kính. 0,5đ Người ra đề PHAN THỊ HỒNG LAN
  5. Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA: HỌC KÌ II - Năm học: 2017 - 2018 Trường THCS Bình Giang Môn: Vật lí Khối: 9 Lớp / Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1 (1,5 điểm). a) Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? b) Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Câu 2 (2điểm). Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ. Câu 4 (1 điểm). Nêu sự biến đổi năng lượng trong tác dụng sinh học của ánh sáng? cho ví dụ? Câu 5 (2,5 điểm). Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng d = 12cm, tiêu cự của thấu kính f = 20cm. a) Vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. Ta thu được ảnh có đặc điểm gì? b) Ảnh cách thấu kính một khoảng d’ bằng bao nhiêu? Câu 6 (1,5 điểm). a) Truyền tải một công suất 2,2kW trên dây dẫn có điện trở 2Ω thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 110V. b) Làm thế nào xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này? Bài làm
  6. GIỚI HẠN RA ĐỀ MÔN VẬT LÍ 9 – HK II Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Bài 34: Máy phát điện xoay chiều. Bài 37: Máy biến thế Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Bài 44: Thấu kính phân kỳ Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng Người ra giới hạn PHAN THỊ HỒNG LAN