Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019_ban.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau. Câu 1. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là: A. Vôn kế. B. Nhiệt kế. C. Tốc kế D. Am pe kế Câu 2. Một ca nô chuyển động đều từ A đến bến B với vận tốc 30 km/h, hết 45 phút. Quãng đường AB dài: A. 135 km B. 22,5 km C. 40 km D. 135 m. Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ): Chất lỏng không những chỉ gây ra áp suất lên bình, mà cả bình và các vật ở bên chất lỏng. A. Đáy, thành, trong lòng. B. Thành, đáy, trong lòng. C. Trong lòng, thành, đáy. D. Trong lòng, đáy, thành. Câu 4. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có: A. Quán tính B. Ma sát lăn C. Ma sát trượt D. Ma sát nghỉ II. Tự luận (8,0 đ). Câu 5. Một ô tô chạy xuống một cái dốc dài 30 km hết 45 phút, xe lại tiếp tục chạy thêm một quãng đường nằm ngang dài 90 km hết 3/2 giờ. Tính vận tốc trung bình (ra km/h; m/s): a) Trên mỗi quãng đường? b) Trên cả quãng đường? Câu 6. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm. a) Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 3 cm. b) Lấy một quả cầu bằng gỗ có thể tích là 4cm 3 thả vào cốc nước. Hãy tính lực cần thiết tác dụng vào quả cầu làm cho quả cầu chìm hoàn toàn trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, của gỗ là 8600N/m3. Câu 7. Một khí cầu có thể tích 10 m 3 chứa hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10kg. Khối lượng riêng của không khí D k 3 3 = 1,29 kg/m , của hiđrô là DH = 0,09kg/m .
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý - Lớp 8 I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C B A D II. Tự luận (8,0 điểm). Thang Câu Nội dung điểm 5(3,5đ) a. Đổi 45 phút = 0,75 h Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: s 30 1,0 v = 1 = 40 (km/h) 11,1 (m/s) tb1 t1 0,75 Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là: 1,0 s 90 v = 2 = 60 (km/h) 16,67 (m/s) tb2 t2 1,5 (Nếu học sinh không làm ra đơn vị m/s (hoặc đổi sai kết quả) thì trừ mỗi phần đó 0,5đ) b. Vận tốc trung bình trong cả đoàn đường dốc và nằm ngang là: s s 30 90 v = 1 2 = 53,3 (km / h) 14,8 (m / s) tb t1 + t2 0,75 1,5 1,0 Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả quãng dốc và ngang là: 53,3 km/h hay 14, m/s 0,5 6(3,5đ) a. Đổi 8cm = 8.10-2 m. Áp suất do nước gây ra ở đáy bình là: p=d.h=10000.8.10-2 = 800(N/m2) 1,0 Áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 3cm là: hA= 8 -3 = 5cm = 0,05 m 0,5 2 pA = d.hA = 10000.0,05 = 500 (N/m ) 1,0 b. Đổi 4 cm3 = 4.10-6m3 Để quả cầu gỗ chìm hoàn toàn thì ta có: P + F = FA 0,25 dg.V + F = d.V 0,25 F = 10000.4.10-6 - 8600.4.10-6 0,25 F =0,00 56 (N) 0,25 7 (1đ) Gọi mv là khối lượng lớn nhất của vật mà kinh khí cầu có thể kéo lên được. - Trọng lượng của khí hiđrô trong khí cầu: 0,25 PH = 10mH = 10.DH.VH = 9 (N) - Trọng lượng của khí cầu: Pkc = Pvỏ + PH = 10.mvỏ + 9 = 109 (N) 0,25
- - Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên khí cầu: F1A = dk.Vk = 10.Dk.Vk = 129 (N) 0,25 - Trọng lượng tối đa của vật mà khí cầu có thể kéo lên là: Pv = F1A – Pkc =20 (N) mv = Pv/10 = 2 (kg) 0,25 (Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà không sai bản chất vật lý và đúng vẫn cho điểm tối đa )