Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_toan_va_tieng_viet_lop_2_de_so_10.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Đề số 10
- ĐỂ 1 - LOP 2- CUỐI NĂM A. KIỂM TRA ĐỌC I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm ) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu ( 6 điểm ) (Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi : - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát : - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8: Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào? A. Xinh đẹp C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng B. Lười biếng D. Da đen sạm Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ- bia đi lúc nào? A. Sáng sớm C. Chiều tối B. Trưa D. Đêm khuya Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi
- B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo. Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia? A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo. Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo? Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Câu 7: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ- bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là: A. xinh đẹp, B. lười biếng C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ- bia Câu 8: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu: Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm ) I. Chính tả: Nghe - viết bài: " Hoa mai vàng " Tiếng Việt 2 tập 2 - trang 145.
- II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một con vật nuôi mà em thích theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Đó là con gì? b) Nó có những đặc điểm gì nổi bật? Ví dụ: - Hình dáng: bộ lông, mắt, - Hoạt động: gáy, bắt chuột, c) Tình cảm của em đối với nó như thế nào? Bài làm
- ĐỀ SỐ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Năm học 2018 - 2019 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN 1/ Bài văn tả cái gì?( M1- 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa. 2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?(M1- 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Lúa vàng gợn sóng. b. Đàn trâu ra về. c. Cả hai ý trên. 3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1- 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng : a. Lững thững - nặng nề b. Yên lặng - ồn ào c. Cổ kính - chót vót
- 4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? ( M2- 0.5) 5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M2 - 0.5) Ngọn chót vót giữa trời xanh. 6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì?(M2 - 0.5) . 7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trồng (M3 - 1) Một hôm Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ 8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (M4 – 1) 9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1) - Từ ngữ đó là: - Đặt câu: 2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, .) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: Câu hỏi gợi ý: a) Bố (mẹ, chú, dì ) của em tên là gì? làm nghề gì? b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì ) làm những việc gì? c) Những việc ấy có ích như thế nào? d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì ) như thế nào?
- ĐỀ SỐ 3 Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt (Kiến thức về từ và câu). (6đ) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Cá rô lội nước Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước. (Theo Tô Hoài) Câu 1. Cá rô có màu như thế nào? khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M1:0,5) A. Giống màu đất. B. Giống màu bùn. C. Giống màu nước Câu 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu? khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:(M1: 0,5) A. Ở các sông. B. Trong đất. C. Trong bùn ao. Câu 3. Đàn cá rô lội ngược trong mưa tạo ra tiếng động như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:(M1:0,5) A. Như cóc nhảy. B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh. C. Nô nức lội ngược trong mưa. Câu 4.Câu”Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch.” thuộc kiểu câu gì? khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M2: 0,5) A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
- Câu 5. Trong câu: “Ông em trồng cây táo để ăn quả” bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi gì?(M3:1) A. Để làm gì? B. Vì sao? C. Khi nào? Câu 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: ( M2:1) Nóng - ; yếu - ; to - ; dài - ; thấp - Câu 7. Viết lại câu sau cho đúng chính tả: chiều nay, bình có đi lao động không.(M3:1) Câu 8. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong câu sau: (M4:1) "Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét" 1. Chính tả (20 phút): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn tóm tắt bài “Bóp nát quả cam” (trang 75, sách Tiếng Việt 2- Tập 2B1). (4đ)
- ĐỀ SỐ 4 Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút) Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì? A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước. D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước. Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu? A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi. B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại. C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? A: Do dấu chân của người dân ở đó. B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành. C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành. Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?
- Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì? A: Ai làm gi? B: Ai là gì? C: Ai thế nào? D: Ai ở đâu? Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên? Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì? A: Sông hồ. C: Kênh rạch B: Ao hồ. D: Mương máng Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã . Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau . Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả-nghe viết (4 điểm) GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi đoạn từ “Mùa này đến ngày này qua ngày khác.” SGK TV 2 tập 2 trang 19. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích Bài làm
- ĐỀ SỐ 5 B. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) I. Đọc thầm văn bản sau: CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống? a. Cào tuyết trong một trường học. b. Làm đầu bếp trong một quán ăn. c. Viết báo. Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét? a. Dùng lò sưởi. b. Dùng viên gạch nường lên để sưởi. c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm. Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình . b. Để theo học đại học. c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn nói lên điều gì? a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp . b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp . c. Nói lên những gian khổ mà bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước Câu 5. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau? a) a. Mệt – mỏi
- b) b. Sáng – tối c. Mồ hôi – lạnh cóng Câu 6. (0,5 điểm) Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ? c) a. Giản dị; thương dân; yêu nước. d) b. Sáng suốt; nhút nhát; đi học đúng giờ. e) c. Hiền lành; lười biếng; thương dân. Câu 7. (0,5 điểm) Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ? M: Biết ơn; ___Hết ___ TẬP LÀM VĂN : Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về một loại quả mà em thích . Dựa vào những gợi ý sau: - Quả em thích là quả gì? - Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ , cuống , ruột ) - Quả có lợi ích gì? Bài làm
- II. Tập làm văn (3,0 điểm) (40 phút) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (Từ 3 đến 5 câu) nói về 1 loài cây mà em thích theo các gợi ý sau. - Đó là cây gì? - Cây trồng ở đâu? - Hình dáng cây như thế nào? - Cây có lợi ích gì? Bài làm Câu 2: (1 điểm) Em hãy kể tên một số con vật nuôi ở nhà. Em thích con vật nào nhất? Vì sao? MÔN :ĐỌC - HIỂU , LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 Em hãy đọc thầm bài văn sau. Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
- VOI TRẢ NGHĨA Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy.Tôi nhờ năm quản tượng tới giúp sức,kéo nó lên bờ.Nó run run quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi.Nó còn nhỏ chưa làm được việc.Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó vào rừng. Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà.Một buổi sáng , tôi đột nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở.Tôi ra rình thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến.Tôi nhận ra chú voi non ngày trước.Còn con voi lớn đi cùng chắc làmẹ nó.Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít.Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, hươ vòi trước mặt tôi.Nó nhận ra hơi quen ngày trước. Mầy hôm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản. Theo Vũ Hùng 1. Tác giả gặp voi non trong tình trạng như thế nào? ( 0,5 đ) a. Bị lạc rừng b. Bị sa xuống hố c. Bị thụt xuống đầm lầy 2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi lên ? ( 0,5 đ) a. Nhờ một người quản tượng . c. Nhờ năm người quản tượng. b. Nhờ năm người dân trong bản. d. Nhờ năm bạn học sinh. 3. Vài năm sau, một buổi sáng,tac giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì lạ? ( 0,5 đ) a. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. c. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà. b. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất. 4. Từ trái nghĩa với từ lười biếng là : ( 0.5 đ) a. lười nhác b. nhanh nhẹ. c. chăm chỉ. 5. Câu “Ngựa đau điếng” thuộc mẫu câu nào? ( 0.5 đ) a. Ai (cái gì, con gì) là gì ? b. Ai (cái gì, con gì) làm gì? c. Ai (cái gì, con gì) thế nào? 6. Bộ phận gạch chân trong câu “Đêm khuya, mẹ vẫn ngồi hát ru cho con ngủ .” trả lời cho câu hỏi nào? ( 0.5 đ) a. Là gì? b. Làm gì? c. Như thế nào? 7. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: ( 1 đ) Bé My rất xinh.Da bé trắng hồng má phinh phính môi đỏ tóc vàng hoe.Khi em cười cái miệng không răng trông yêu ơi là yêu!
- Đề Toán Bài 1 (1 điểm): a) Đọc, viết các số thích hợp vào ở bảng sau : Đọc số Viết số Chín trăm ba mươi hai Bốn trăm mười tám 502 600 b) Điền dấu > ,.< , = ? 819 □ 828 512 □ 521 908 □ 809 693 □ 693 Bài 2 (1 điểm): Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng: a) 0 : 4 = ? M1 a. 0 b . 1 c. 4 d. 40 b) 4: 1 = ? a. 0 b. 1 c. 4 d. 40 Bài 3: Đặt tính rồi tính (1 điểm): 537 + 85 100 – 65 8 x 3 36 : 4 Bài 4: Tính: (1 điểm): 36 : 4 + 56 = 4 x 8 – 17 = Bài 5 (1 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống: a) . = 1000m b) 5m = .cm
- c) 40dm + 10dm = .dm d) 39m – 20m = m. Bài 6 (2 điểm): Lớp 2A trồng được 250 cây hoa, lớp 2B trồng được ít hơn lớp 2A 50 cây hoa. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây hoa? Bài 7 (1 điểm): Bài 8 (1 điểm): Đặt tính rồi tính: 356 + 212 857 – 443 96 – 48 57 + 29 Bài 9 (1 điểm): Tìm x: a ) x + 78 = 582 b) 45 : x = 5 . Bài 10 (1 điểm): Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất và số chẵn lớn nhất có một chữ số? ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM MÔN TOÁN LỚP 2 Năm học 2016 - 2017 Câu 1: Kết quả của phép tính: 245 – 59 = ? (M1- 0.5) a. 304 b. 186 c. 168 d. 286 Câu 2: 1 m = cm ? Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là: (M2- 0.5) a . 10 cm b. 100 cm c. 1000 cm d . 1 cm
- Câu 3: 0 : 4 = ? Kết quả của phép tính là: (M1- 0,5) a. 0 b. 1 c. 4 d. 40 Câu 4: (0,5đ) Độ dài đường gấp khúc sau là: (M1- 0.5) 4cm 4cm 4 cm 4 cm a. 16 cm b. 20 cm c. 15 cm d. 12 cm Câu 5: 30 +50 20 + 60. Dấu cần điền vào ô trống là: ( M1- 0.5) a. c. = d. không có dấu nào Câu 6: Chu vi hình tứ giác sau là: ( M2- 0.5) 6cm 3cm 4cm 8cm a. 19cm b. 20cm c. 21cm d. 22cm Câu 7 : Đặt tính rồi tính ( M2- 1) a) 465 + 213 b) 857 – 432 c) 456 - 19 d) 234 + 296 Câu 8: Tính ( M1- 0.5) 5 x 0 = 32 : 4 = 21 : 3 = 45 : 5= 5 x 8 = . Câu 9: Tính (M2- 1) a)10 kg + 36 kg – 21kg = b) 18 cm : 2 + 45 cm = = = Câu 10: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp ( M3- 1) Lớp 2 C có 21 học sinh nữ. Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 6 em. Hỏi lớp 2 C có bao nhiêu học sinh nam ? Trả lời: Lớp 2C có số học sinh nam là:
- Caâu 11: Hình bên có hình tứ giác (M1- 0.5) Hình bên có hình tam giác Câu 12: Bài toán: ( M3- 2) Một bác thợ may dùng 16 m vải để may 4 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải? Bài giải Câu 13: Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất với số chẵn lớn nhất có một chữ số (M4- 1)